ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG DƯỢC LÝ HỌC (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN CHĂN NUÔI THÚ Y)

59 1.7K 2
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG  DƯỢC LÝ HỌC   (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN CHĂN NUÔI THÚ Y)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG DƯỢC LÝ HỌC (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN CHĂN NUÔI THÚ Y) Mã số môn học: CN2315 Số tín chỉ: 03 Lý thuyết: 30 tiết Thực hành: 15 tiết Phú Thọ, năm 2012 MỤC LỤC i BÀI MỞ ĐẦU Số tiết: 01 tiết (Lý thuyết: 01, bài tập, thảo luận: 0) A) MỤC TIÊU - Kiến thức: Sau khi học xong sinh viên hiểu được: + Khái niệm, lịch sử phát triển, nhiệm vụ và vị trí của môn học. + Mối liên quan với các môn học khác. - Kỹ năng: + Vận dụng được kiến thức đã học để biết phương pháp học tập môn dược lý học từ đó nâng cao hiệu quả trong phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi. - Thái độ: + Có thái độ nghiêm túc. + Tích cực trong học tập chủ động và chú ý nghe giảng. B) NỘI DUNG 1. Lịch sử phát triển của môn học Lịch sử phát triển môn dược lý học được bắt đầu từ khi xuất hiện loài người. Nó luôn luôn tồn tại và phát triển song song cùng với lịch sử đấu tranh sinh tồn của con người với thiên nhiên trong phòng chống dịch bệnh cho người và động vật nuôi. Các danh y nổi tiếng của nhân loại: Hyppocrate (640 trước công nguyên), Aristote (384 - 322 trước công nguyên), Galien (131 – 201 trước công nguyên) đã để lại nhiều công trình khoa học có giá trị về thuốc, những luận điểm, cũng như những lời chỉ giáo quí báu cho việc hành nghề y dược chữa bệnh cứu người. Nền công nghiệp dược phẩm được phát triển rất mạnh vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 và những năm đầu của thể kỷ 21. Ngày càng có thêm nhiều loại thuốc (dược phẩm) được nghiên cứu và đưa ra điều trị cho hiều quả cao. Hiện nay, việc theo dõi tác dụng của thuốc trong lâm sàng diễn biến rất phức tạp. Do vậy khi dùng thuốc, chúng ta không chỉ biết khai thác triệt để các mặt có lợi, mà cần biết đầy đủ các tác dụng phụ không mong muốn do thuốc gây ra trên cơ sở đó có biện pháp phòng trị kịp thời. Người có chuyên môn giỏi phải biết kết hợp tốt các khâu: chẩn đoán đúng bệnh, chọn đúng thuốc, điều trị kịp thời 2. Đối tượng, nhiệm vụ, vị trí của môn học - Môn học này giúp cho sinh viên thuộc lĩnh vực chăn nuôi thú y của các ngành nông- lâm nghiệp nắm được các kiến thức cơ bản về thuốc. Trên cơ sở đó áp dụng thuốc trong điều trị từng bệnh cụ thể. Đồng thời cũng biết được cách đề phòng, trị những tác dụng có hại của thuốc trong điều trị. - Biết cách kê hay thực hiện pha chế được các đơn thuốc theo đúng nguyên tắc, đúng chuyên môn trong điều trị bệnh cho động vật nuôi. - Môn học này sẽ giúp người học có đủ kiến thức cơ bản về thuốc để học tiếp các môn học chuyên môn như: chẩn đoán, nội khoa, ngoại khoa và đặc biệt là các môn truyền nhiễm và ký sinh trùng, những bệnh lây lan chung giữa người và động vật. 1 - Ngoài ra, môn dược lý học còn có liên quan đến các môn: dược liệu, hoá dược, để biết được mối liên quan giữa tính chất lý hoá học với tác dụng dược lý của thuốc. Môn độc chất học để biết được mối liên quan giữa tác dụng dược lý, trúng độc và cách giải độc cho động vật nuôi. C) TÀI LIỆU HỌC TẬP 1. Bùi Thị Tho, Nghiêm Thị Anh Đào (2005), Giáo trình Dược lý thú y, Nxb Nông nghiệp. 2. Phạm Đức Chương, Cao Văn, Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Kim Lan (2003), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp (1997), Dược lý học thú y, Nxb Nông nghiệp. D) CÂU HỎI, NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Lịch sử phát triển dược lý học ? 2. Sự liên quan dược lý học với các môn học khác ? 2 CHƯƠNG 1 Dược lý học đại cương Số tiết: 08 tiết (Lý thuyết: 08; bài tập, thảo luận: 0) A) MỤC TIÊU - Kiến thức: Sau khi học xong sinh viên hiểu được: + Đặc điểm về sự hấp thu thuốc của cơ thể qua các con đường khác nhau: sự vận chuyển thuốc qua màng sinh học, sự hấp thu thuốc theo đường tiêm, đường tiêu hóa. + Sự phân bố của thuốc trong huyết tương, trong cơ quan đáp ứng, chuyển hóa và thải trừ của thuốc trong cơ thể. + Cơ chế tác dụng của thuốc: cơ chế tạo chelat, cơ chế tác dụng do ảnh hưởng đến vận chuyển qua màng sinh học, cơ chế tác dụng do thay đổi sinh hoá. + Các cách tác dụng của thuốc: tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân, tác dụng hồi phục và không hồi phục, tác dụng chọn lọc, tác dụng đối kháng, tác dụng hiệp đồng. + Các yếu tố bên trong cơ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc: sự hấp thu thuốc, nhịp điệu thải trừ thuốc, đường cho thuốc, trạng thái bệnh lý, tuổi, loài, giống gia súc. + Các yếu tố bên ngoài cơ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc: các yếu tố thuộc về môi trường, các yếu tố thuộc về thuốc. - Kỹ năng: + Vận dụng được các kiến thức đã học, hiểu rõ về dược động học của thuốc. + Nắm được những ưu nhược điểm của các con đường sử dụng thuốc. + Vận dụng được kiến thức đã học về cơ chế và các cách tác dụng của thuốc khi sử dụng để sử dụng một cách linh hoạt các loại thuốc trong điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm. - Thái độ: + Sinh viên có thái độ nghiêm túc. + Chủ động trong học tập. B) NỘI DUNG 1.1. Dược động học của thuốc 1.1.1. Hấp thu thuốc 1.1.1.1. Sự vận chuyển thuốc qua màng sinh học * Cấu tạo màng sinh học: - Là những phân tử lipoprotein, ở hai phía trong và ngoài màng là những phân tử protein, ở giữa là lớp phân tử kép phospholipid. - Xen kẽ với các phần tử lipoprotein trên bề mặt màng còn có các khe hở còn gọi là các lỗ lọc. - Các phân tử thuốc đi qua màng sinh học theo các cách sau: + Qua lỗ lọc. + Qua lớp màng lipoprotein. * Vận chuyển thụ động - Lọc: + Vận chuyển nhiều chất có phân tử lượng nhỏ có cực và không có cực, hoà tan trong nước. + Khả năng lọc phụ thuộc vào đường kính các lỗ lọc trên màng, kích thước và bản chất hoá học của thuốc. 3 - Khuếch tán thụ động: + Vận chuyển thuốc theo sự chênh lệch nồng độ, không tiêu tốn năng lượng của tế bào. + Là cơ chế quan trọng nhất đối với sự vận chuyển thuốc qua màng. - Sự vận chuyển thuốc do carrier điều khiển: + Thực hiện nhờ chất vận chuyển (carrier) nằm ở màng sinh học. + Chất vận chuyển có ái lực cao với thuốc, tạo phức với thuốc, dẫn dắt thuốc từ bên này màng sang bên kia màng. Sau đó chất vận chuyển quay lại nơi cũ để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ như trên. 1.1.1.2. Sự hấp thu thuốc theo các đường đưa thuốc * Theo đường tiêu hoá - Miệng: Thuốc qua niêm mạc miệng theo tĩnh mạch lưỡi và tĩnh mạch hàm trong, tĩnh mạch cảnh ngoài rồi đến tĩnh mạch chủ trên đổ về tim để vào đại tuần hoàn. - Dạ dày: Dạ dày thường có môi trường acid do vậy thuốc là acid yếu ở dạng không ion hóa nhiều sẽ dễ hấp thu. - Ruột non: Là nơi hấp thu thuốc rất tốt vì: + Niêm mạc ruột non có bề mặt rộng lớn, có van ngang. + Niêm mạc được tưới máu nhiều. + Nhu động ruột thường xuyên nhào nặn, phân phối thuốc đều trên diện tích rộng lớn đó. - Ruột già: Nguyên tắc hấp thu ở đây giống ruột non, nhưng khả năng hấp thu kém hơn. + Niêm mạc nhẵn do không có van ngang và nhung mao như ruột non + Khi sử dụng thuốc qua trực tràng thuốc có thể được hấp thu tốt, nhưng vì trực tràng chứa rất ít dịch, nên nồng độ thuốc ở đây đậm đặc. * Cho thuốc theo đường tiêm: - Tiêm tĩnh mạch: + Đưa thuốc trực tiếp vào máu. + Có thể dự đoán được nồng độ của thuốc trong huyết tương và thường cho một đáp ứng ngay về tác dụng dược lý do thuốc được chuyển nhanh về cơ quan cảm ứng thuốc và các tế bào cảm thụ thuốc. - Tiêm bắp và tiêm dưới da: + Thuốc hấp thu tương đối nhanh. + Tốc độ hấp thu phụ thuộc vào tình trạng mạch quản ở vị trí tiêm và diện tích bề mặt hấp thu tiếp xúc với thuốc. - Phương pháp tiêm khác: + Tiêm phúc mạc. + Tiêm xương. + Tiêm bao khớp. + Tiêm tuỷ sống. + Tiêm động mạch. + Tiêm cạnh dây thần kinh. + Tiêm phong bế đám rối thần kinh * Theo các đường khác: - Qua đường hô hấp: Thuốc được hấp thu tốt do: + Diện tích trao đổi khí của nhu mô phổi lớn. + Tính thấm cao và được tưới máu nhiều. 4 - Qua da: + Da có lớp bảo vệ thuốc khó ngấm qua, khi da tổn thương thuốc dễ bị hấp thu. + Các thuốc hoà tan trong lipid có thể hấp thu qua da, thuốc hoà tan trong nước ít hoặc không hấp thu qua da. 1.1.2. Phân bố thuốc Thuốc sau khi hấp thu, nó được phân phối trong phần dịch thể của cơ thể như: máu, dịch lâm ba, dịch nội, ngoại bào và được vận chuyển tới các mô, cơ quan, tổ chức, nơi đáp ứng. 1.1.2.1. Thuốc trong huyết tương - Sau khi hấp thu vào huyết tương tồn tại dưới hai dạng: + Dạng kết hợp với protein huyết tương. + Dạng tự do. - Thuốc được gắn với albumin hoặc globulin, tạo thành những phức hợp không thấm qua được màng của mạch máu và tổ chức. 1.1.2.2. Thuốc ở trong các cơ quan đáp ứng - Thuốc tự do trong huyết tương đến các cơ quan đáp ứng, tại đây một phần thuốc ở dạng tự do, phần quan trọng là thuốc kết hợp với chất liệu của tổ chức đó (các receptor). - Tác dụng của thuốc mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào mối liên kết giữa thuốc và receptor, độ bền của phức này được đảm bảo bởi các liên kết: liên kết hydro, liên kết ion, liên kết lưỡng cực - lưỡng cực, tương tác kỵ nước, liên kết cộng hoá trị. - Aceptor chỉ là nơi kết hợp với thuốc, không tạo ra hoạt tính. - Chất chủ vận (agonist): là chất gây ra một tác dụng sinh lý. + Chất chủ vận hoàn toàn (full agonist). + Chất chủ vận không hoàn toàn (partial agonist). - Chất đối kháng (antagonist): là chất ức chế đáp ứng do chất chủ vận gây ra. Chất đối kháng chỉ có ái lực với receptor nhưng phức này không tạo nên hiệu lực. + Đối kháng cạnh tranh (competitive antagonism). + Đối kháng không cạnh tranh (non - competitive antanogism). - Receptor dự trữ (spare receptor): khái niệm này đề cập đến sự sản sinh ra một đáp ứng tối đa của tổ chức khi chỉ một phần trong tổng số của các receptor bị chiếm chỗ. 1.1.2.3. Thuốc ở nơi tích luỹ Thuốc tự do được đưa đến nơi dự trữ, đó là các tổ chức mỡ, gan, thận thuốc được gắn với protein hoặc những yếu tố khác và được giữ lại. Từ các cơ quan dự trữ, thuốc được di chuyển trở lại máu. - Sự di chuyển này phụ thuộc vào nồng độ thuốc trong huyết tương. - Nồng độ thuốc trong huyết tương phụ thuộc sự khử hoạt tính và sự thải trừ của thuốc. Cũng như kết hợp với protein huyết tương, có hai khả năng cần quan tâm đến: + Dự trữ (dự trữ sắt, dự trữ vitamin ). + Khả năng gây độc cho cơ thể, với khả năng này chúng ta đặc biệt quan tâm đến thuốc hoà tan trong lipid, như DDT, 666 Được dự trữ rất lâu trong cơ thể và gây độc, tử vong khi cơ thể có những biến đổi đột ngột. 1.1.3. Chuyển hoá thuốc 1.1.3.1. Phản ứng pha I (những phản ứng giáng hoá) - Quá trình oxy hoá: Quá trình oxy hoá nhất thiết phải có oxy và enzime oxy hoá xúc tác. - Quá trình khử: ít xảy ra hơn các quá trình khác. 5 - Quá trình thuỷ phân: Xảy ra trong máu hoặc trong dịch tổ chức. Quá trình thuỷ phân thuốc do các enzyme esterase đặc hiệu xúc tác. - Quá trình trung hoà: Trong dạ dày, natribicacbonate bị trung hòa bởi HCl dịch vị. 1.1.3.2. Phản ứng pha II (những phản ứng liên hợp) Sau khi đã giáng hóa, chất chuyển hóa có thể liên hợp với các chất để tăng tính phân cực, dễ thải trừ và hết độc, cụ thể: - Liên hợp với acid acetic. - Liên hợp với acid sulfuric. - Liên hợp với acid mecapturic. - Liên hợp với glycocol (glycin). - Liên hợp với acid glucuronic. 1.1.3.3. Ý nghĩa của chuyển hóa thuốc - Qua chuyển hóa thuốc mất tác dụng - đây là trường hợp thông thường. - Qua chuyển hóa, thuốc bắt đầu mới có tác dụng. - Qua chyển hóa, thuốc vẫn giữ được tác dụng của chất mẹ. - Qua chuyển hóa, thuốc sẽ tăng độc tính. - Đa số thuốc được khử hoạt tính ở gan, khi dùng thuốc luôn chú ý trạng thái của gan. - Đa số các phản ứng khử độc đều cần oxy. - Các chất vừa được chuyển hoá thường có tính phân cực cao, ít tan trong lipid, nhưng lại dễ tan trong nước, dễ thải trừ qua nước tiểu hay dịch mật hơn chất mẹ. 1.1.4. Thải trừ thuốc Đại đa số thuốc đều là chất lạ đối với cơ thể. Vì vậy các tế bào sẽ tìm cách đào thải chúng. Có nhiều đường thải trừ các thuốc. Quan trọng nhất là thận, đường tiêu hóa. 1.1.4.1. Thải trừ qua thận Thải trừ qua thận là quan trọng nhất. Thải thuốc ở thận phụ thuộc vào ba quá trình: - Lọc qua mao mạch cầu thận: + Hầu hết các thuốc được lọc ở đây. + Những chất thay huyết tương và những chất đang còn gắn với protein huyết tương không lọc ở cầu thận. - Thải qua tế bào của biểu mô ống thận. - Tái hấp thu qua tế bào biểu mô ống thận. pH nước tiểu có liên quan tới tái hấp thu và thải thuốc. 1.1.4.2. Thải trừ qua bộ máy tiêu hóa - Qua nước bọt: + Nhiều loại gia súc tiết nước bọt rất lớn, như trâu, bò và ngựa có thể lên tới 10 lít/ ngày. + Một số thuốc qua nước bọt: iodid, salixilat, paracetamol, sulfamid, penicilin…. - Qua dạ dày: Các thuốc khó hấp thu ở dạ dày, ruột sẽ thải trừ qua đường này. 1.1.4.3. Thải trừ qua mật - Các chất có phân tử lượng lớn hơn 300 và có mặt các nhóm có cực. - Thải trừ qua mật là cơ chế thải trừ quan trọng đối với các cation và anion hữu cơ quá phân cực, không tái hấp thu ở ruột. 1.1.4.4. Thải trừ qua cơ quan khác - Tuyến sữa: + Thuốc qua sữa có thể chữa bệnh cho con đang bú, cũng có thể gây độc cho con. 6 + Thuốc qua sữa làm giảm chất lượng sữa, tạo ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc, ảnh hưởng tới hiệu quả của các quá trình chế biến các sản phẩm từ sữa (format, sữa chua)… + Các thuốc hòa tan tốt trong lipoid được thải trừ mạnh qua sữa. Các loại thuốc qua được tuyến vú vào sữa: +Kháng sinh: benzylpenicilin, ampicilin, cephalosporin, tetracyclin… + Hóa dược trị liệu như một số sulfamid + Các ancaloid: atropin, quinin, strychnin và một số chất diệt côn trùng như DDT, 666. - Thải qua phổi: Gồm một số loại thuốc: + Các thuốc bay hơi tốt, được đưa vào cơ thể qua đường hô hấp. + Một số dịch thể như cồn, para andehyt, chất rắn như long não (comphora) - Qua mồ hôi: nhiều chất được thải trừ qua mồ hôi như quinin, hợp chất kim loại nặng, các tinh dầu, sulfamid, nhiều chất vi lượng. - Qua da, sừng, lông, tóc: hợp chất chứa As, F 1.2. Cơ chế tác dụng và các cách tác dụng của thuốc 1.2.1. Cơ chế tác dụng của thuốc 1.2.1.1. Cơ chế tác dụng do tính chất lý hoá không đặc hiệu - Gồm các thuốc có tác dụng bằng những hiện tượng vật lý và phản ứng hóa học thông thường. các thuốc này hoàn toàn không có ái lực với một kết cấu sinh hóa nào trong tế bào và thường đòi hỏi nồng độ cao trong cơ thể. - Một số thuốc có tính chất lý hóa không đặc hiệu thường gặp như: + Thuốc tẩy chứa các ion Mg ++ , SO 4 ++ , PO 4 . + Thuốc lợi niệu. + Các chất hập phụ như than hoạt tính, cao lanh. 1.2.1.2. Cơ chế tạo chelat - Hiện nay hay dùng các chất tạo chelat – “chất càng cua”. - Các chất này đều chứa các nhóm có cực: -OH, -SH, -NH 2 hay chứa ion hóa như: -O-, COO-, khi vào cơ thể sẽ tham gia phản ứng tạo phức mới. - Các phức mới này sẽ không qua được màng sinh học, dễ thải, giảm độc như chất EDTA calci – dinatri với Pb. - Các thuốc kháng sinh cũng có cơ chế tạo chelat như: + Tetracycline. + Một số thuốc thuộc nhóm Quinolon. 1.2.1.3. Cơ chế tác dụng do ảnh hưởng đến vận chuyển qua màng sinh học Các thuốc tê ngăn cản sự xâm nhập của ion Na + vào trong tế bào, làm ổn định nạng tế bào thần kinh tại Synap. Do đó xung động không được truyền đi. 1.2.1.4. Cơ chế tác dụng do thay đổi sinh hoá - Thuốc ức chế enzym: các thuốc chống viêm phi steroid khi vào cơ thể ức chế enzym cyclorxygenase làm giảm sự tổng hợp prostaglandin nên có tác dụng hạ sốt, giảm đau. - Thuốc hoạt hóa enzym: các thuốc thuộc nhóm phenobarbital gây cảm ứng enzym cytocrom P 450 của tế bào gan, nên đã làm tăng quá trình oxy hóa của thuốc warfarin hay làm tăng phản ứng glucoro – hợp của sắc tố mật – bilirubin dùng trong điều trị bệnh vàng da. - Các thay đổi khác: các thuốc ngủ làm tăng GABA và glycocol trong não. 1.2.2. Các cách tác dụng của thuốc 1.2.2.1. Tác dụng tại chỗ và tác dụng toàn thân 7 - Tác dụng tại chỗ là tác dụng xuất hiện ngay tại chỗ ở nơi mà ta cho thuốc: + Các thuốc sát khuẩn. + Thuốc bôi vết thương. + Các thuốc gây tê cục bộ. + Thuốc bọc đường tiêu hóa. + Tuy nhiên, vẫn có một phần nhỏ thuốc sẽ hấp thu vào máu và đi đến các khí quan khác. - Tác dụng toàn thân là tác động đến toàn bộ cơ thể: + Gồm những thuốc có cơ chế tác dụng trên những hệ cơ quan điều khiển hoạt động sống của toàn cơ thể. + Ví dụ: Morphine, strychnin, caphein… 1.2.2.2. Tác dụng chính và tác dụng phụ - Tác dụng chính là tác dụng điều trị của thuốc. - Tác dụng phụ là tác dụng không cần khi điều trị, thậm chí có thể gây hại cho cơ thể. Ví dụ: + Chloralhydrat: Tác dụng chính là gây ngủ. Tác dụng phụ là kích ứng niêm mạc dạ dày và tá tràng. + Ephedrin: Tác dụng chính làm giãn phế quản. Tác dụng phụ là làm mất ngủ, bồn chồn. - Trong điều trị tìm cách giữ tác dụng chính và làm giảm tác dụng phụ. 1.2.2.3. Tác dụng hồi phục và không hồi phục - Tác dụng phục hồi: Sau khi đưa thuốc vào cơ thể dẫn đến biến đổi trạng thái cơ thể, nhưng sau một thời gian lại khôi phục trạng thái bình thường. Ví dụ: Dùng novocain gây tê dây thần kinh cảm giác, tác dụng gây tê chỉ xảy ra nhất thời trong một khoảng thời gian ngắn, hết thuốc tê cơ thể sẽ trở lại trạng thái ban đầu. - Tác dụng không phục hồi: Sau khi cơ thể biến đổi trạng thái bởi thuốc, cơ thể không trở lại trạng thái ban đầu. Ví dụ: Nitrat bạc làm cháy da, đốt các tổ chức thịt lồi ra ở ngoài mặt da. 1.2.2.4. Tác dụng chọn lọc - Tác dụng chọn lọc: là tác dụng của thuốc với một cơ quan nào đó mặc dù khi được hấp thu vào máu thuốc được phân bố khắp cơ thể. Ví dụ: Oxytoxin tác dụng ưu tiên lên tử cung. - Tác dụng đặc hiệu là tác dụng dược lý của thuốc thông qua sự kết hợp đặc hiệu giữa thuốc với receptor giống như khóa với chìa. - Tác dụng không đặc hiệu gồm: những thuốc có tác dụng dược lý do đặc tính vật lý hay phản ứng hóa học. Những thuốc này hoàn toàn không có ái lực với một kết cấu sinh học nào và thường đòi hỏi nồng độ cao. 1.2.2.5. Tác dụng đối kháng - Tác dụng đối kháng cạnh tranh: Hai chất chủ vận và chất đối kháng cạnh tranh nhau trên cùng một nơi với receptor. Ví dụ: Pilocarpin và atropin. - Tác dụng đối kháng không cạnh tranh: Chất đỗi kháng tác dụng khác nơi trên receptor với chất chủ vận, nếu tăng liều lượng của chất chủ vận lên cũng không đạt được hiệu lực. Ví dụ: Phối hợp penicillin và tetracyclin. 8 [...]... dưỡng - Điều kiện nuôi nhốt - Thời điểm dùng thuốc C) TÀI LIỆU HỌC TẬP 1 Bùi Thị Tho, Nghiêm Thị Anh Đào (2005), Giáo trình Dược lý thú y, Nxb Nông nghiệp 2 Phạm Đức Chương, Cao Văn, Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Kim Lan (2003), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 3 Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp Dược lý học thú y Nxb Nông nghiệp, 1997 4 Bùi Thị Tho (2003), Thuốc kháng sinh và nguyên tắc... người) C) TÀI LIỆU HỌC TẬP 1 Bùi Thị Tho, Nghiêm Thị Anh Đào (2005), Giáo trình Dược lý thú y, Nxb Nông nghiệp 25 2 Phạm Đức Chương, Cao Văn, Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Kim Lan (2003), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 3 Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp Dược lý học thú y, Nxb Nông nghiệp, 1997 4 Bùi Thị Tho (2003), Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp... (2005), Giáo trình Dược lý thú y, Nxb Nông nghiệp 2 Phạm Đức Chương, Cao Văn, Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Kim Lan (2003), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 3 Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp Dược lý học thú y, Nxb Nông nghiệp, 1997 4 Bùi Thị Tho (2003), Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp 5 Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2000) Thuốc thú y và cách sử... tác dụng dược lý, ứng dụng điều trị của nhóm kháng sinh β - lactamin, Macrolid, Chloramphenicol, Tetracyclin, nhóm kháng sinh chống nấm + Sulfamid: tác dụng dược lý, ứng dụng điều trị - Kỹ năng: + Vận dụng được kiến thức đã học về các loại thuốc vào điều trị bệnh có hiệu quả cho vật nuôi + Biết cách phối hợp hai hay nhiều loại kháng sinh khi điều trị bệnh + Nắm được nguyên lý sử dụng kháng sinh khi điều... kéo dài và mất nước - Liều dùng: Đại gia súc: 0,02 – 0,1 g; tiểu gia súc: 0,005 – 0,05g/con/ngày - Chú ý: không sử dụng cho gia súc nhai lại vì dễ gây tắt dạ lá lách, liệt dạ cỏ C) TÀI LIỆU HỌC TẬP 1 Bùi Thị Tho, Nghiêm Thị Anh Đào (2005), Giáo trình Dược lý thú y, Nxb Nông nghiệp 2 Phạm Đức Chương, Cao Văn, Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Kim Lan (2003), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà... Thời gian làm bài: 1 tiết (50 phút) 22 CHƯƠNG 3 Thuốc tác dụng trên hệ tuần hoàn, tiết niệu Số tiết: 02 tiết (Lý thuyết: 02; bài tập, thảo luận: 0) A) MỤC TIÊU - Kiến thức: Sau khi học xong sinh viên cần hiểu được: + Thuốc tác dụng trên tuần hoàn: tác dụng dược lý, ứng dụng điều trị cảu thuốc tác dụng trên tim mạch, thuốc tác dụng trên máu + Thuốc tác dụng trên hệ tiết niệu: tác dụng dược lý, ứng dụng... Thuốc kháng sinh Thuốc kháng sinh là những hợp chất có cấu tạo hoá học phức tạp, phần lớn trong số đó lúc đầu do xạ khuẩn, vi khuẩn và nấm sản sinh ra Kháng sinh chỉ gồm những chất ở nồng độ thấp đã có tác dụng (cả invitro và invivo) ức chế hay tiêu diệt sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật gây bệnh 4.2.1 Đại cương * Phân loại - Dựa vào khả năng tác dụng: + Kháng sinh diệt khuẩn + Kháng sinh kìm... Chloramphenicol + Nhóm Tetracyclin + Nhóm kháng sinh da – peptid + Nhóm kháng sinh chống nấm + Nhóm thuốc hoá học trị liệu có cơ chế tác dụng như kháng sinh * Nguyên tắc sử dụng kháng sinh 28 - Chỉ dùng kháng sinh khi chắc chắn đấy là bệnh nhiễm khuẩn - Khi chọn thuốc nên dựa vào các yếu tố: phổ tác dụng, hiệu lực, độ an toàn… - Dùng thuốc càng sớm càng tốt - Dùng ngay liều tấn công (liều cao) tránh hiện... (1997) Dược lý học thú y, Nxb Nông nghiệp 4 Bùi Thị Tho (2003), Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp 5 Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2000) Thuốc thú y và cách sử dụng, Nxb Nông nghiệp D) CÂU HỎI, NỘI DUNG ÔN TẬP CỦA CHƯƠNG 1 Những hiểu biết của anh (chị) về thuốc mê? Ứng dụng trong điều trị bệnh? 2 Các thuốc giảm đau thường sử dụng trong điều trị cho vật nuôi và... nhóm kháng sinh chủ yếu hiện nay? 3 Những hiểu biết của anh (chị) về kháng sinh nhóm Penicillin và Cephalosporins? 4 Tác dụng dược lý, cơ chế tác dụng, ứng dụng điều trị của nhóm kháng sinh Amiloglycosid? 5 Các kháng sinh thường sử dụng thuộc nhóm Macrolid? Ứng dụng trong điều trị bệnh 6 Những hiểu biết của anh (chị) về kháng sinh nhóm Chloramphenicol? Một số kháng sinh cấm sử dụng trong chăn nuôi hiện . trong cơ thể. - Một số thuốc có tính chất lý hóa không đặc hiệu thường gặp như: + Thuốc tẩy chứa các ion Mg ++ , SO 4 ++ , PO 4 . + Thuốc lợi niệu. + Các chất hập phụ như than hoạt tính, cao. động vật. 1 - Ngoài ra, môn dược lý học còn có liên quan đến các môn: dược liệu, hoá dược, để biết được mối liên quan giữa tính chất lý hoá học với tác dụng dược lý của thuốc. Môn độc chất học. được: + Khái niệm, lịch sử phát triển, nhiệm vụ và vị trí của môn học. + Mối liên quan với các môn học khác. - Kỹ năng: + Vận dụng được kiến thức đã học để biết phương pháp học tập môn dược lý học

Ngày đăng: 04/01/2015, 17:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DƯỢC LÝ HỌC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan