Nghiên cứu tình hình sử dụng cây thuốc để chữa các bệnh thông thường của người dân huyện Long Mỹ

60 2K 5
Nghiên cứu tình hình sử dụng cây thuốc để chữa các bệnh thông thường của người dân huyện Long Mỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Từ xa xưa, thuốc nam đã gắn liền với cuộc sống của các gia đình người dân Việt Nam, thuốc nam được sử dụng rộng rải để chữa hầu hết các căn bệnh trước khi tây y thâm nhập và phát triển ở nước ta, trong quá trình phát triển đất nước, cũng như sự phát triển của y học Việt Nam, nhân dân ta đã đúc kết được nhiều bài thuốc quý, phát hiện ra nhiều cây thuốc cạnh nhà chữa bệnh có tác dụng tốt, người dân đã có nhiều kinh nghiệm quý báo trong việc sử dụng nó, đó là hệ thống y Dược học cổ truyền lúc bấy giờ. Y dược học cổ truyền (YDHCT) là hệ thống y dược duy nhất, có vai trò và tiềm năng rất lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong suốt hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước[7]. Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà Nước đã có các Nghị quyết, chỉ thị, chỉ đạo Ngành y tế phối hợp với các ngành, các tổ chức xã hội nghiên cứu, bảo tồn và phát triển YDHCT, kết hợp YDHCT với Y học hiện đại (YHHĐ) nhằm xây dựng nền y dược học Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng, đưa công tác YDHCT có vị trí trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân trong hệ thống ngành y tế [7]. Việc phát triển YDHCT được ngành y tế quan tâm, khám chữa bệnh bằng YDHCT là một bộ phận không thể thiếu của các đơn vị y tế, các đơn vị y tế có trách nhiệm truyên truyền hướng dẫn nhân dân trong việc trồng và sử dụng thuốc Nam chữa các bệnh thông thường tại nhà, phải có vườn thuốc nam mẫu tại đơn vị mình và tỉ lệ lượt khám bệnh bằng YDHCT phải đạt từ 20% trở lên giai đoạn 2001-2010 và 30% trở lên giai đoạn 2011- 2020 trên tổng số lượt khám bệnh tại cơ sở [4],[6]. 1 Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước, mạng lưới y tế cũng có bước phát triển vượt bật, các cơ sở hành nghề y dược tư nhân mọc lên khắp địa bàn, tạo điều kiện thuận hơn cho việc khám chữa bệnh cho nhân dân với các mặt hàng thuốc đa dạng, trang thiết bị hiện đại, kỷ thuật tiên tiến thì việc tuyên truyền vận động nhân dân trồng và sử dụng thuốc nam rất kém hiệu quả. và cũng từ đó, các kinh nghiệm sử dụng các cây thuốc quanh nhà dùng để chữa các bệnh thông thường không còn được quan tâm, các kinh nghiệm sử dụng dần mai một. Để tìm hiểu thực trạng vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu tình hình sử dụng cây thuốc để chữa các bệnh thông thường của người dân huyện Long Mỹ, với các mục tiêu: 1.Xác định tỉ lệ người dân sử dụng cây thuốc chữa các bệnh thông thường tại nhà. 2. Xác định tỉ lệ người dân có kiến thức tốt về sử dụng cây thuốc để chữa bệnh thông thường. 3. Tìm hiểu một số cây thuốc sẳn có thông dụng tại hộ gia đình và một số yếu tố liên quan đến kiến thức về sử dụng cây thuốc của người dân. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Lịch sử về sử dụng cây thuốc 1.1.1. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, công tác nghiên cứu về cây thuốc được tiến hành từ rất sớm, gắn liền với tên tuổi của các danh y nổi tiếng như: Tuệ Tĩnh hay Nguyễn Bá Tĩnh (thế kỹ XIV). Ông còn để lại tài liệu “Nam dược trị nam nhân’’. Về việc chữa trị ông chú trọng việc phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngoài việc sử dụng thuốc nam để phục vụ rộng rải mọi tầng lớp nhân dân, ông đã vận dụng trung y một cách sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam. Ông còn viết sách bằng chử nôm cho mọi người dễ nhớ, dễ hiểu, có thể tự học thuốc và học cách chữa bệnh bằng các dược liệu có sẳn. Tuệ Tỉnh là người có công rất lớn trong việc mở rộng y học đại chúng, nêu cao tinh thần dân tộc độc lập và ý thức tự lực cánh sinh. Vì những công trạng trên, nên được nhân dân tôn ông là tổ sư của ngành dược Việt Nam [35]. Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác (1721-1792) là một danh y nổi tiếng, ông chú trọng đến 3 vấn đề là y đức, thuốc nam và phương pháp chữa bệnh. Ông chủ trương dùng những phương pháp chữa bệnh đơn giản để có thể phổ biến rộng rãi, chú trọng đến những phương pháp không dùng thuốc như xông hơi, chăm cứu. Ông chuyển sang dùng thuốc nam và thu thập những kinh nghiệm dùng thuốc trong nhân dân để làm ra những bài thuốc mới có giá trị hơn. Ông đã biên soạn trong 26 năm bộ sách thuốc “Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh” gồm 28 tập, 68 quyển, ông được nhân dân tôn là ông tổ của Ngành y Việt Nam [35]. 3 1.1.2. Trên thế giới: Từ 2000 năm trước đã có một nền y học uyên bác, được truyền lại bằng các tài liệu có giá trị. “Bản thảo” của Thần Nông được xem là y văn cổ xưa nhất của Trung Hoa và của cả thế giới. Ông cũng được nhân dân tôn vinh là chúa tể của nền Y dược học cổ truyền Trung Quốc. Lý Thời Trân (1518-1593) là một nhà dược học rất uyên bác, ông đã có những công trình nghiên cứu rất đáng khâm phục và có giá trị đến ngày nay. Trong bản thảo cương mục ông đã nghiên cứu 1871 vị thuốc trong đó có 1074 về thực vật, ông còn nhiều công trình nghiên cứu, siêu tầm về dược liệu làm phong phú thêm cho kho tàng thảo dược của Trung Quốc[35]. Thời kỳ Pháp thuộc, các nhà nghiên cứu Phương Tây như Crévost, Pétélot đã xuất bản bộ “Catalogue des produits de L’Indochine” (1928- 1935) và bộ “Les plantes de médicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam”, gồm 4 tập đã thống kê 1482 vị thuốc thảo mọc trên ba nước Đông Dương. 1.2.Các thuật ngữ: Thuốc đông y (bao gồm cả thuốc nam và thuốc bắc) là những vị thuốc theo kinh nghiệm của ông cha ta, có tác dụng chữa bệnh tốt, dễ kiếm, lại rẻ tiền, việc sử dụng tương đối dễ dàng, nhưng việc sử dụng chỉ mới dựa vào kinh nghiệm, phần lớn chưa được giải thích bằng cơ sở khoa học hiện đại[23]. Thuốc nam là những dược liệu có sẳn tại nước ta được người việt ta dùng làm thuốc gọi là thuốc nam. Thuốc bắc là những dược liệu được người phương bắc như Trung Quốc chế biến dùng làm thuốc và du nhập vào nước ta được các cụ gọi là thuốc bắc, tuy nhiên, không phải thuốc nào từ Trung Quốc cũng là thuốc 4 bắc như: đương quy, bạch truật, hoàng kỳ…là thuốc bắc, còn như penicillin là thuốc tây nhập từ Trung Quốc [23]. Có người gọi thuốc nam là thuốc sản xuất trong nước ta, thực sự ta cũng lại chia ra thuốc sản xuất trong nước ra thuốc tây bào chế ở Việt Nam và thuốc nam thực sự. Thuốc nam theo định nghĩa ở trên được nhân dân ở một số nơi ở miền nam gọi là thuốc vườn, vì có thể kiếm quanh vườn[23]. Thuốc tây có nguồn gốc tổng hợp, bán tổng hợp được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại, được du nhập vào nước ta vào thế kỹ 18, đầu thế kỹ 19 từ các nước phương tây nên gọi là thuốc tây. 1.3. Sự phổ biến của cây thuốc ở Việt Nam: Ở nước ta, lĩnh vực y học nhân dân rất rộng lớn, những kinh nghiệm sử dụng cây con làm thuốc nằm rải rác trong nhân dân, nhiều thuốc có tác dụng chữa bệnh rõ rệt mà ta chưa chứng minh, giải thích được bằng khoa học hiện đại. Phương châm kết hợp đông y và tây y của Đảng và của Ngành đề ra đòi hỏi chúng tác phải vừa áp dụng những kinh nghiệm chữa bệnh của ông cha bằng thuốc nam, vừa tiến hành nghiên cứu; điều quan trọng là phải biết phân biệt kinh nghiệm thưc sự và kinh nghiệm đã bị xuyên tạc, thần bí hóa. Một đặc điểm của thuốc nam hiện nay là tên gọi các vị thuốc, cây thuốc chưa thống nhất, cùng một cây nhưng mỗi nơi gọi một tên khác nên cũng gây khó khăn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu cũng như vận động mọi người trồng và sử dụng. Việc nghiên cứu thuốc nam cũng rất khó khăn, không chỉ riêng ở nước ta do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, mà còn chung đối với nhiều nước trên thế giới có nền khoa học tiên tiến, vì đối tượng nghiên cứu là những cây thuốc, động vật làm thuốc là những sinh vật còn chứa đựng nhiều bí mật chưa được khám phá, Vì vậy bên cạnh các loại thuốc được 5 biết rõ cấu tạo, cơ chế tác dụng thì còn rất nhiều thuốc được nhân dân tiếp tục sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền mà người ta thường gọi là y học nhân dân[23]. 1.4. Một số thành tựu của công tác y dược học cổ truyền Viêt Nam. Kiên trì thực hiện đường lối của Đảng, Nhà Nước, Ngành y tế đã đạt được một số thành tựu trên các mặt như kế thừa, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, phòng bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc, nuôi trồng dược liệu góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, xây dựng nền y tế, y học nước nhà và nâng cao vị thế của YDHCT Việt Nam trên thế giới [8][9][12]. YDHCT có vị trí trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, có hệ thống tổ chức từ trung ương đến các địa phương. Đến năm 2003, cả nước có 5 viện nghiên cứu, 46 bệnh viện YHCT cấp tỉnh; có khoa hoặc tổ YHCT ở 80% viện, bệnh viện YHHĐ cấp quận, huyện; 30% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT; có trên 10000 cơ sở YDHCT tư nhân. Đã đào tạo được đội ngũ thầy thuốc YHCT và kết hợp YDHCT với YDHHĐ gồm 35 tiến sĩ, 100 thạc sĩ, 100 bác sĩ chuyên khoa cấp 2; 500 bác sĩ chuyên khoa cấp 1; 2000 bác sĩ YHCT; 5000 cán bộ YDHCT[7]. Công tác xã hội hóa về YDHCT cũng được đẩy mạnh, Ngành y tế phối hợp với Hội đông y tổ chức tuyên truyền và vận động nhân dân trồng, sử dụng những cây thuốc có sẳn ở địa phương, những bài thuốc đơn giản để phòng và chữa một số bệnh thông thường, không những góp phần tích cực thực hiện chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Hàng năm, tuy số cơ sở YDHCT còn ít, nhưng lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngày một nhiều. Có khoảng 30% số bệnh nhân trong cả nước được khám và điều trị bằng YHCT nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều 6 khó khăn. YHCT đã góp phần thực hiện chính sách xã hội và công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân[7]. Công tác YDHCT được thực hiện trên nguyên tắc cơ bản là kế thừa và phát triển nền YDHCT dân tộc[36]. Đã tổ chức kế thừa được nhiều bài thuốc hay, cây thuốc quý của các lương y trên mọi miền đất nước. Nhiều địa phương như: Lạng Sơn, Thanh Hóa, Sóc Trăng, Thái Nguyên … đã sưu tầm và lưu lại hàng ngàn cây thuốc, bài thuốc theo kinh nghiệm của đồng bào các dân tộc ít người, tổ chức nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu kết hợp, từng bước phát huy được tiềm năng của YDHCT phục vụ cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Hợp tác quốc tế cũng ngày càng được mở rộng, uy tính của các phương pháp chữa bệnh của YHCT Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, hiện tại Việt Nam có quan hệ hợp tác về YHCT với hơn 40 nước [7]. 1.5. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước về YDHCT Quan điểm của Hồ Chủ Tịch về xây dựng nền y tế nước ta là nền y tế nhân dân. Bác nói “ Xây dựng một nền y học của ta”thể hiện quan điểm rất sâu sắc về nền y học mang bản sắc Việt Nam, bản sắc nhân dân; xuất phát từ nhân dân, của dân, vì dân. Quan điểm đó còn được Hồ Chủ tịch chỉ rõ “…xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta, y học cũng phải dựa trên nguyên tắc; Khoa học, dân tộc và đại chúng”[15]. Chỉ thị 226/CT-TW của Ban Bí Thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa IV (1976) đã nêu: “ ….y tế theo đúng hướng y học dự phòng, kết hợp YHHĐ với YHCT dân tộc, dựa vào quần chúng, lấy tự lực là chính đồng thời tranh thủ sự viện trợ và mở rộng hợp tác quốc tế”. Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986), Nghị quyết đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thức VII (1991) đều chỉ đạo: Phát triển các 7 hoạt động y tế bằng khả năng của nhà nước và của nhân dân, theo hướng dự phòng là chính, kết hợp y học hiện đại với YHCT dân tộc”[15]. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân Việt Nam là những văn bản pháp lý cao nhất cũng đã đề cập đến những quan điểm chỉ đạo về phát triển và kết hợp YDHCT với YDHHĐ. Hiện nay, Đảng và Nhà nước đề ra năm quan điểm cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân để tập trung chỉ đạo thực hiện. Trong đó có quan điểm thức ba đề cập về YDHCT: “ Thực hiện chức năng chăm sóc sức khỏe toàn diện; gắn phòng bệnh với chữa bệnh, phục hồi chức năng và luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. Phát triển đồng thời y tế phổ cập và y tế chuyên sâu; kết hợp Đông y và Tây y”[15]. Trong năm quan điểm của Đảng và của Nhà Nước thì quan điểm thứ ba thể hiện sự coi trọng lĩnh vực đông y, cây thuốc của Việt Nam, sự kết hợp Đông y và Tây y trong quan điểm của Đảng là không thay đổi[2]. Kết hợp YHHĐ với YHCT dân tộc là lồng ghép, phối hợp giữa các xu hướng khác nhau về y học trong nước ta. Đó là sự kết hợp giữa ưu điểm của nền YHHĐ và nền YHCT dân tộc, sự soi sáng cho nhau cả về lý luận khoa học, thực tiễn và kinh nghiệm trong công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng và dược. YHCT là một di sản quí của dân tộc cần được bảo vệ, phát huy và phát triển. Triển khai mạnh mẽ việc nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hóa YHCT kết hợp với YHHĐ, nhưng không làm mất đi bản sắc của YHCT Việt Nam. Nền y học Việt Nam sau năm 1945 là nền y học tổng hợp cả YHHĐ với YHCT dân tộc ta vẫn gọi là Tây y và Đông Y [15]. 8 Thực tiển cho thấy nền YDHCT của nước ta rất phong phú, đa dạng và có giá trị lâu dài về nhiều mặt mà chúng ta cần phải kế thừa và phát triển[7]. Đảng và Nhà Nước rất coi trọng việc phát triển nền Đông Y Việt Nam, Từ năm 2003 Thủ Tướng Chính Phủ có quyết định số 222/2003/QĐ- TTg ngày 3/11/2003 về ban hành chiến lược phát triển y Dược học cổ truyền giai đoạn đến năm 2010, cần khuyến khích đầu tư và phát triển y học cổ truyền bằng các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong việc nuôi trồng, chế biến và sử dụng đông y ở nông thôn. Cần có kế hoạch khôi phục lại vườn thuốc nam và chữa bệnh thông thường bằng thuốc nam, chăm cứu, xoa bóp tại các Trạm y tế và thôn bản[19]. Tuy nhiên sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có và yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đến năm 2008 Trung Ương ban hành chỉ thị phát triển nền Đông Y Việt Nam và Hội Đông y trong tình hình mới để nâng cao vị trí vai trò của nền Đông y Việt Nam[3]. Gần đây nhất Chính Phủ phê duyệt chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó đề ra nhiệm vụ triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách quốc gia về y dược học cổ truyền và kế hoạch hành động về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020; đẩy mạnh sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và dược liệu. Củng cố hệ thống tổ chức y dược cổ truyền từ trung ương đến địa phương, phát triển các bệnh viện y dược cổ truyền tại các tỉnh với quy mô hợp lý; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các khoa y học cổ truyền tại các bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện; tăng cường hoạt động y học cổ truyền tại các trạm y tế. Tại tỉnh Hậu Giang, các cấp lãnh đạo cũng rất quan tâm đến công tác YDHCT, Ủy ban Nhân Dân tỉnh có quyết định phê duyệt kế hoạch nâng 9 cao năng lực hệ thống y học cổ truyền tỉnh hậu Giang đến năm 2020. Để từ đó có chính sách ưu đãi xây dựng các các cơ sở sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, khuyến khích phát triển thị trường dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu để đáp ứng tốt nhu cầu khám và chữa bệnh bằng y học cổ truyền, khuyến khích nguyên cứu, ứng dụng thuốc nam, thuốc dân gian, thuốc gia truyền để đưa vào ứng dụng trong công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân.[42] Từ những chính sách trên cần xây dựng quy trình kỹ thuật điều trị bằng y dược cổ truyền và quy trình điều trị kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại đối với một số chứng bệnh. Ban hành phác đồ điều trị bằng y dược cổ truyền đối với một số bệnh mà y dược cổ truyền có khả năng điều trị đạt kết quả tốt. Tiêu chuẩn hóa thuốc bán thành phẩm và thuốc thành phẩm y học cổ truyền; tăng cường công tác quản lý thị trường thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và dược liệu[11]. Song song với những quan điểm, chính sách chỉ đạo, chính phủ đề ra nhiều nhóm giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển YDHCT. Trong đó các giải pháp về phát triển dược liệu và thuốc YHCT, xã hội hóa, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trong lĩnh vực YDHCT có liên quan trực tiếp đến việc sử dụng cây thuốc của nhân dân ở cộng đồng, như đẩy mạnh việc trồng cây làm thuốc ở các cơ sở của Ngành y tế, các địa phương và từng gia đình để tăng cường nguồn thuốc tự túc phục vụ phòng và chữa bệnh, đồng thời phát triển nuôi trồng tập trung với quy nô lớn. Phối hợp với các hội Đông y tổ chức tập huấn, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhằm vận động, khuyến khích nhân dân trồng và sử dụng thuốc nam sẳn có ở địa phương để tự phòng và chữa một số bệnh thông thường tại cộng đồng, thực hiện thầy thuốc tại chổ, thuốc tại vườn [3],[7]. 10 [...]... thức sử dụng cây thuốc để trị bệnh thông thường tại nhà 29 2.4 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU Chúng tôi nghiên cứu tình hình sử dụng cây thuốc để chữa các bệnh thông thường của người dân huyện Long Mỹ, trong quá trình phỏng vấn người dân để thu thập số liệu thì người dân tham gia, trả lời phỏng vấn một cách tự nguyện, việc phỏng vấn không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe, danh dự của người trả lời phỏng vấn Các thông. .. trị bằng thuốc tây và thuốc Đông y +Sử dụng cây thuốc để điều trị -Mức độ thường xuyên sử dụng cây thuốc để trị bệnh (ở những người có sử dụng cây thuốc để trị bệnh) +Thường xuyên ( Mỗi ngày trong thời gian bệnh) +Thỉnh thoảng ( có sử dụng nhưng ít hoặc rất ít) +Không bao giờ (chưa dùng cây thuốc để chữa bệnh lần nào) 2.2.5.3 Kiến thức về cây thuốc chữa bệnh thông thường: Dựa vào danh mục thuốc thiết... chữa bệnh thông thường: *Kiến thức về những cây thuốc: Biết hoặc không biết tên của 40 cây thuốc thông thường *Kiến thức về tác dụng trị bệnh của những cây thuốc thông thường: Biết hoặc không biết tác dụng trị bệnh của 10 cây thuốc thông thường -Kiến thức chung về sử dụng cây thuốc trị bệnh: 75% +Tốt ≥ 8, kể tác dụng được từ 8 cây thuốc trị bệnh +Chưa tốt ≤ 7, kể tác dụng được từ ≤ 7 cây thuốc trị bệnh. .. lần V của Bộ Y tế ban hành và sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đổ Tất Lợi để làm căn cứ xác định tên cây thuốc thông thường và tác dụng điều trị của các cây thuốc nghiên cứu[ 5],[23] Bệnh hay ốm đau được định nghĩa là tình trạng bất thường về sức khỏe kéo dài ít nhất từ nữa ngày đến một ngày, những bệnh thông thường là những bệnh người dân thường mắc phải tại địa phương, người dân có... 8, kể tên được từ 8 cây thuốc trị bệnh +Chưa tốt ≤ 7, kể tên được từ ≤ 7 cây thuốc trị bệnh -Mối liên quan đến kiến thức người dân sử dụng cây thuốc trị bệnh +Sự liên quan giữa kiến thức sử dụng cây thuốc và giới tính +Sự liên quan giữa kiến thức sử dụng cây thuốc và tuổi +Sự liên quan giữa kiên thức sử dụng cây thuốc với trình độ học vấn +Sự liên quan giữa kiến thức sử dụng cây thuốc và kinh tế gia... liên quan đến kiến thức người dân sử dụng cây thuốc trị bệnh +Sự liên quan giữa kiến thức sử dụng cây thuốc và giới tính +Sự liên quan giữa kiến thức sử dụng cây thuốc và tuổi +Sự liên quan giữa kiên thức sử dụng cây thuốc với trình độ học vấn +Sự liên quan giữa kiến thức sử dụng cây thuốc và kinh tế gia đình 2.2.4.4 Tìm hiểu một số cây thuốc sẳn có thông dụng tại hộ gia đình Cây thuốc hiện có quanh nhà... với các chứng bệnh thông thường, So với khám chữa bệnh bằng tây y, thì chữa bằng đông y, cây thuốc có rất nhiều ưu điểm, cây dễ trồng, dễ kiếm và thường được dùng như các loại rau, trái cây, gia vị Việc xây dựng vườn thuốc nam mẫu có ý nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ giới thiệu về cây thuốc nam và cách sử dụng mà còn khuyến khích người dân trồng các loại cây này trong vườn nhà mình để chữa các bệnh thông. .. +Rau má +Cây râu mèo +Cỏ tranh +Cỏ Chỉ (hay cỏ ống) +Râu ngô (bắp) -Nhóm cây thuốc đau nhức-tê thấp +Cây lá lốt +Cây nhàu -Nhóm cây thuốc chữa bệnh phụ nữ 27 +Cây ích mẫu +Cây ngãi cứu *Kiến thức về tác dụng trị bệnh của những cây thuốc thông thường: Biết hoặc không biết tác dụng trị bệnh của 10 cây thuốc thông thường sau đây[1],[5],[23]: tính tần suất và tỉ lệ +Tần dầy lá (Húng chanh) chữa bệnh ho,... có thể tự điều trị tại nhà Mức độ bệnh sẽ quyết định sự lựa chọn cách thức chữa bệnh của người dân Khi bệnh nhẹ như cảm cúm, nhức đầu thông thường thì người dân có thể chọn cách giải quyết là tư mua thuốc điều trị hoặc dụng các cây thuốc thông thường sẳn có tại vườn nhà để điều trị mà chưa cần đến sự can thiệp của thầy thuốc 25 Cây thuốc ở quanh nhà là những cây thuốc có thể được trộng hoặc mọc hoang... trong nhân dân chỉ dựa vào thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng và hơn nữa là chỉ truyền miệng, chỉ hay giới thiệu qua lại giữa các người dân với nhau, nên sự hiểu biết của người dân về tác dụng, công dụng của các cây thuốc quanh vườn cũng chưa nhiều, chưa tạo ra được phong trào, ý thức tốt trong nhân trồng và sử dụng thuốc nam chữa bệnh, Tuy vậy, việc sử dụng cây thuốc chữa bệnh được đẩy . hoa ngoài màu xanh lục vàng chia thành 3 thùy, thùy trên to hơn, quả nang có 3 ngăn, mở bằng 3 van. Hạt có áo hạt. Nghệ được trồng khắp nơi trong nước để làm gia vị và làm thuốc. 1.7.3. Cỏ Nhọ. trồng ở khắp nơi để lấy quả ăn trầu. 1.7.10. Muồng Trâu: Tên khoa học là Cassia alata thuộc họ vang Caesalpiniaceae. Muồng trâu là một nhỡ, cao chừng 1,5m. lá có kích thước lớn gồm một cuống

Ngày đăng: 02/01/2015, 15:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan