Khả năng sản xuất và giá trị giống của dòng lợn đực VCN03

178 290 0
Khả năng sản xuất và giá trị giống của dòng lợn đực VCN03

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trong ngành chăn nuôi lợn thường được thực hiện thông qua 2 phương pháp, đó là chọn lọc nhân thuần và lai tạo. Các thành tựu nghiên cứu đạt được là đã tạo ra nhiều giống, dòng lợn, nhiều tổ hợp lợn lai có năng suất chất lượng cao để đáp ứng cho sản xuất và người tiêu dùng. Trong đó nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến trong công tác giống lợn, công tác nhân giống lợn ở Việt Nam cũng đi theo hướng chọn lọc nhân thuần và lai tạo các tổ hợp lợn lai từ năm 1960 đến nay. Các thành tựu đạt được là cải tạo năng suất chất lượng một số giống lợn nội (tăng sinh trưởng, giảm tiêu tốn thức ăn, tăng tỉ lệ nạc, giảm tuổi xuất chuồng), thích nghi các giống lợn cao sản nhập nội, duy trì và chọn lọc các giống, dòng nhập nội tạo ra nhiều tổ hợp lợn lai kinh tế (nội x ngoại), lai (ngoại x ngoại) có năng suất và chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất và tiêu thụ nội địa. Trong nhiều năm qua công tác chọn lọc giống lợn ở nước ta phần lớn là dựa vào giá trị kiểu hình của cá thể và mặt khác nhiều cơ sở chăn nuôi còn hạn chế về quy mô đàn nên việc ghép phối tập trung trước hết là tránh cận huyết nên hiệu quả chọn lọc và nhân giống còn hạn chế. Bắt đầu từ năm 2001, ở nước ta đã có một số tác giả đã áp dụng công nghệ tiên tiến BLUP của thế giới, sử dụng giá trị giống ước tính (GTGUT) để phục vụ công tác chọn lọc trên một số đàn lợn ở phía Nam, như Kiều Minh Lực (2001) đã xác định giá trị giống cho đàn lợn thuần ở trại lợn Phú Sơn; Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2001) xác định giá trị giống cho tính trạng dày mỡ lưng và số con sơ sinh sốngổ; Trịnh Công Thành và Dương Nhật Minh (2005) đã đánh giá giá trị giống qua 3 thế hệ chọn lọc và qua từng năm cho đàn lợn thuần tại xí nghiệp lợn giống Đông Á, xí nghiệp chăn nuôi lợn giống Cấp I, Phú Sơn và Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi Bình Thắng. Một số cơ sở chăn nuôi phía Bắc cũng đã sử dụng GTGUT trong công tác chọn lọc, như Ta Thi Bich Duyen và Nguyen Van Duc (2001) đã sử dụng phương pháp BLUP để xác định giá trị giống cho mỗi cá thể lợn về số con sơ sinh sốngổ; Tạ Thị Bích Duyên và cs. (2007) đã đánh giá giá trị giống của một số tính trạng kinh tế quan trọng của đàn lợn giống nuôi tại Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương; Phạm Thị Kim Dung và Tạ Thị Bích Duyên (2009) đã ước tính giá trị giống về tính trạng số con sơ sinh sốnglứa của 5 dòng lợn cụ kỵ nuôi tại Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng còn khiêm tốn vì sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải có hệ thống công tác giống lợn tương đối hoàn chỉnh, chế độ ghi chép số liệu về kiểm tra năng suất đầy đủ với một quần thể đủ lớn, đồng thời phải có máy tính hiện đại kèm theo phần mềm của các chương trình tính toán thích hợp. Năm 1997, tập đoàn PIC của Anh đã đưa vào Việt Nam chương trình lai 5 dòng lợn tổng hợp. Đây là 5 dòng lợn cụ kị: Dòng Yorkshire tổng hợp L11, dòng Landrace tổng hợp L06, dòng đực Duroc trắng L19, dòng đực Petrain tổng hợp L64 và dòng cái tổng hợp L95 có gen giống lợn Meishan. Hiện nay, 5 dòng lợn cụ kị trên được đổi tên tương ứng là VCN01, VCN02, VCN03, VCN04, VCN05. Dòng lợn đực VCN03 (L19 Duroc trắng) giữ vai trò then chốt trong chương trình lai tạo của PIC, là dòng đực giống được sử dụng để sản xuất lợn bố mẹ trong hệ thống giống PIC Việt Nam. Hơn 10 năm phát triển dòng lợn đực VCN03 đã ổn định, đến nay đã sản xuất được khoảng 65.000 lợn cái giống bố mẹ phục vụ cho sản xuất ở 32 tỉnh thành. Dòng lợn đực VCN03 đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chương trình nạc hoá đàn lợn ở Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ và hệ thống tới việc xác định các tham số di truyền và xác định giá trị giống ước tính đối với một số tính trạng sản xuất và chất lượng thịt trên dòng lợn đực VCN03. Để phục vụ cho công tác chọn lọc dòng lợn đực VCN03 đạt được hiệu quả cao hơn, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi lợn nói chung, trong hệ thống nhân giống lợn PIC Việt Nam nói riêng, việc nghiên cứu “Khả năng sản xuất và giá trị giống của dòng lợn đực VCN03” tại Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp là cấp thiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Chọn lọc nhằm ổn định và nâng cao được năng suất và chất lượng dòng lợn đực VCN03 để sản xuất ra lợn nái bố mẹ trong hệ thống nhân giống lợn có nguồn gốc PIC. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá được năng suất sinh sản của lợn nái dòng VCN03; số lượng và chất lượng tinh dịch của lợn đực dòng VCN03; khả năng sinh trưởng, năng suất và cho thịt của lợn đực dòng VCN03. Xác định được hệ số di truyền và giá trị giống ước tính về một số chỉ tiêu đặc trưng cho năng suất sinh sản của lợn nái dòng VCN03; khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn đực dòng VCN03.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP &PTNT VIỆN CHĂN NUÔI TRỊNH HỒNG SƠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ GIÁ TRỊ GIỐNG CỦA DÒNG LỢN ĐỰC VCN03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP &PTNT VIỆN CHĂN NUÔI TRỊNH HỒNG SƠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ GIÁ TRỊ GIỐNG CỦA DÒNG LỢN ĐỰC VCN03 CHUYÊN NGÀNH: Di truyền và Chọn giống vật nuôi MÃ SỐ: 62.62.01.08 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Nguyễn Quế Côi 2. PGS.TS. Đinh Văn Chỉnh i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, chính xác và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2014 Nghiên cứu sinh Trịnh Hồng Sơn ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Quế Côi và PGS.TS. Đinh Văn Chỉnh là hai thầy hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tập thể Ban Giám đốc Viện Chăn Nuôi, Phòng Đào tạo và Thông tin, các thầy giáo, cô giáo đã giúp đỡ về mọi mặt, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận án. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương, Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp, Bộ môn Di truyền và chọn giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã luôn ủng hộ, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình hoàn thành luận án. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 2014 Nghiên cứu sinh Trịnh Hồng Sơn iii iv MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ……………………………….… ……………………… i LỜI CẢM ƠN …………………………… … …………………………… ii MỤC LỤC………………… …………….…………………………………iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT……………………………… ……………….ix DANH MỤC BẢNG……………………………… …… …………… …xi DANH MỤC ĐỒ THỊ ………………………………………………… …xiv HÀ NỘI - 2014 I HÀ NỘI - 2014 I Thành phần giá trị dinh dưỡng 48 Thành phần các chất dinh dưỡng 89 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - A : Hoạt lực tinh trùng (%) - a* : Giá trị màu đỏ - b* : Giá trị màu vàng - BQ24 : Bảo quản sau 24 giờ giết mổ - C : Nồng độ tinh trùng (triệu/ml) - CB24 : Chế biến sau 24 giờ giết mổ - cs : Cộng sự - Du (D) : Duroc - DuPi : Tổ hợp lai đực Duroc x nái Pietrain - GTG : Giá trị giống - GTGUT : Giá trị giống ước tính - h 2 : Hệ số di truyền - HP : Hampshire - K : Tỉ lệ tinh trùng kì hình (%) - L* : Giá trị màu sáng - pH 24 : Giá trị pH sau 24 giờ giết mổ - pH 45 : Giá trị pH sau 45 phút giết mổ - Pi : Pietrain - PiDu : Tổ hợp lai đực Pietrain x nái Duroc - PiDu25 : PiDu 25% gen Pietrain và 75% gen Duroc - PiDu50 : PiDu 50% gen Pietrain và 50% gen Duroc - PiDu75 : PiDu 75% gen Pietrain và 25% gen Duroc - PL : Tổ hợp lai đực Pietrain x nái Landrace - R 2 : Hệ số xác định - r : Độ chính xác vi - V : Thể tích tinh dịch (ml) - VAC: Tổng số tinh trùng tiến thẳng (tỉ/lần) - Y : Yorkshire - KLCSC : Khối lượng cai sữa/con - KLCSO : Khối lượng cai sữa/ổ - KLSSSC : Khối lượng sơ sinh sống/con - KLSSSO : Khối lượng sơ sinh sống/ổ - L : Landrace - LP : Tổ hợp lai đực Landrace x nái Pietrain - LSM : Trung bình bình phương nhỏ nhất - Lw : Large white - Max : Giá trị lớn nhất - Mean : Số trung bình - Min : Giá trị nhỏ nhất - n : Dung lượng mẫu - MS : Meishan - SCCSO : Số con cai sữa/ổ - SCSSSO : Số con sơ sinh sống/ổ - SD : độ lệch chuẩn - SE : Sai số tiêu chuẩn - TĂ : Thức ăn - TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản lợn nái dòng VCN03… 48 Bảng 2: Năng suất sinh sản của lợn nái dòng VCN03 50 Bảng 3: Năng suất sinh sản của lợn nái dòng VCN03 qua các thế hệ …… 51 Bảng 4: Số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ qua các lứa đẻ 55 Bảng 5: Khối lượng sơ sinh sống/ổ, khối lượng sơ sinh sống/con, khối lượng cai sữa/ổ và khối lượng cai sữa/con qua các lứa đẻ 57 Bảng 6: Số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ qua các năm 59 Bảng 7: Khối lượng sơ sinh sống/ổ, khối lượng sinh sống/con, khối lượng cai sữa/ổ và khối lượng cai sữa/con qua các năm 61 Bảng 8: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến phẩm chất tinh dịch lợn đực dòng VCN03 ……………………………………………….…… 70 Bảng 9: Số lượng và chất lượng tinh dịch của lợn đực dòng VCN03 71 Bảng 10: Số lượng và chất lượng tinh dịch của lợn đực dòng VCN03 qua các mùa 74 Bảng 11: Số lượng và chất lượng tinh dịch của lợn đực dòng VCN03 qua các năm 76 Bảng 12: Số lượng và chất lượng tinh dịch của lợn đực dòng VCN03 qua hai thế hệ …… 77 viii Bảng 13: Khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn đực dòng VCN03 86 Bảng 14: Sinh trưởng của lợn đực dòng VCN03 qua hai thế hệ ……… 90 Bảng 15: Năng suất thân thịt của đực dòng VCN03 qua hai thế hệ …… 91 Bảng 16: Chất lượng thịt của lợn đực dòng VCN03 93 Bảng 17: Chất lượng thịt của lợn đực dòng VCN03 qua hai thế hệ ……… 96 Bảng 18: Phương sai di truyền cộng gộp (), phương sai di truyền theo mẹ (), phương sai ngoại cảnh (), phương sai kiểu hình() hệ số di truyền cộng gộp và hệ số di truyền theo mẹ của các tính trạng năng suất sinh sản ở lợn nái dòng VCN03 …………… 105 Bảng 19. Phương sai di truyền (), phương sai ngoại cảnh (), phương sai kiểu hình() và hệ số di truyền của tính trạng khối lượng 60 ngày tuổi, khối lượng kết thúc thí nghiệm, tăng khối lượng theo ngày tuổi, độ dày mỡ lưng, dày cơ thăn và tỉ lệ nạc 108 Bảng 20. GTGUT về số con sơ sinh sống của các nhóm từ 5% đến 50% cá thể tốt nhất ở đàn lợn nái VCN03 109 Bảng 21. GTGUT về số con cai sữa của các nhóm từ 5% đến 50% cá thể tốt nhất ở đàn lợn nái dòng VCN03 111 Bảng 22. GTGUT đối với tính trạng khối lượng sơ sinh sống/ổ của các nhóm từ 5% đến 50% cá thể tốt nhất ở đàn lợn nái dòng VCN03 112 Bảng 23. GTGUT về khối lượng sơ sinh sống/con của các nhóm từ 5% đến 50% cá thể tốt nhất ở đàn lợn nái dòng VCN03 113 Bảng 24. GTGUT về khối lượng cai sữa/ổ của các nhóm từ 5% đến 50% cá thể tốt nhất ở đàn lợn nái dòng VCN03 113 Bảng 25. GTGUT về khối lượng cai sữa/con của các nhóm từ 5% đến 50% cá thể tốt nhất ở đàn lợn nái dòng VCN03 115 [...]... tính trạng sản xuất và chất lượng thịt trên dòng lợn đực VCN03 Để phục vụ cho công tác chọn lọc dòng lợn đực VCN03 đạt được hiệu quả cao hơn, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả chăn nuôi lợn nói chung, trong hệ thống nhân giống lợn PIC Việt Nam nói riêng, việc nghiên cứu Khả năng sản xuất và giá trị giống của dòng lợn đực VCN03 tại Trạm nghiên... dòng VCN03; khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của lợn đực dòng VCN03 Lần đầu tiên dòng lợn đực VCN03 được xác định hệ số di truyền và giá trị giống ước tính về năng suất sinh sản của lợn nái, khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn đực Ứng dụng giá trị giống ước tính của một số tính trạng sản xuất vào chọn lọc nâng cao năng. .. Ứng dụng giá trị giống ước tính về một số chỉ tiêu đặc trưng cho năng suất sinh sản của lợn nái, khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn đực dòng VCN03 vào chọn lọc nhằm ổn định và nâng cao năng suất và chất lượng dòng lợn đực VCN03 Chọn lọc được nhóm lợn nái dòng VCN03 có năng suất sinh sản tốt và nhóm lợn đực có khả năng sinh trưởng và cho thịt... nhằm ổn định và nâng cao được năng suất và chất lượng dòng lợn đực VCN03 để sản xuất ra lợn nái bố mẹ trong hệ thống nhân giống lợn có nguồn gốc PIC 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được năng suất sinh sản của lợn nái dòng VCN03; số lượng và chất lượng tinh dịch của lợn đực dòng VCN03; khả năng sinh trưởng, năng suất và cho thịt của lợn đực dòng VCN03 - Xác định... truyền và giá trị giống ước tính về một số chỉ tiêu đặc trưng cho năng suất sinh sản của lợn nái dòng VCN03; khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn đực dòng VCN03 1.3 Tính mới của đề tài 4 Lần đầu tiên tại Việt Nam công bố công trình khoa học có hệ thống về: năng suất sinh sản của lợn nái dòng VCN03; số lượng và chất lượng tinh dịch của lợn đực... năng suất và chất lượng dòng lợn đực VCN03 1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 1.4.1 Ý nghĩa khoa học Luận án cung cấp thêm một số thông tin kỹ thuật khả năng sản xuất, hệ số di truyền và giá trị giống ước tính về một số chỉ tiêu đặc trưng cho năng suất sinh sản của lợn nái, khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn đực dòng VCN03 1.4.2... lợn đực dòng VCN03 có năng suất và chất lượng cao để sản xuất lợn nái bố mẹ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn 5 Chương II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở khoa học 2.1.1 Năng suất sinh sản của lợn nái và các yếu tố ảnh hưởng 2.1.1.1 Các chỉ tiêu năng suất sinh sản của lợn nái Có nhiều chỉ tiêu sinh học đánh giá năng suất sinh sản của. .. dòng nguyên chủng được xếp vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá Các giống chuyên dụng dòng bố” như Duroc (Du), Pietrain (Pi), Landrace Bỉ, Hampshire (HP) và Poland - China có năng suất sinh sản trung bình nhưng năng suất thịt cao Các giống dòng bố” thường có năng suất sinh sản thấp hơn so với các giống đa dụng Ngoài ra chúng có chiều hướng kém về khả năng nuôi con, điều này được minh chứng... (Blasco và cs., 1995) Các giống chuyên dụng dòng mẹ”, đặc biệt một số giống nguyên sản của Trung Quốc như Taihu (điển hình là Meishan) có năng suất sinh sản đặc biệt cao nhưng năng suất thịt kém Cuối cùng là nhóm 7 các giống “nguyên sản có năng suất sinh sản cũng như năng suất thịt thấp nhưng chúng có khả năng thích nghi tốt với môi trường riêng của chúng Lợn thuộc các giống khác nhau thì sự thành... cái tổng hợp - L95 có gen giống lợn Meishan Hiện nay, 5 dòng lợn cụ kị trên được đổi tên tương ứng là VCN01, VCN02, VCN03, VCN04, VCN05 Dòng lợn đực VCN03 (L19 - Duroc trắng) giữ vai trò then chốt trong chương trình lai tạo của PIC, là dòng đực giống được sử dụng để sản xuất lợn bố mẹ trong hệ thống giống PIC Việt Nam Hơn 10 năm phát triển dòng lợn đực VCN03 đã ổn định, đến . thống nhân giống lợn PIC Việt Nam nói riêng, việc nghiên cứu Khả năng sản xuất và giá trị giống của dòng lợn đực VCN03 tại Trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp. truyền và giá trị giống ước tính về một số chỉ tiêu đặc trưng cho năng suất sinh sản của lợn nái dòng VCN03; khả năng sinh trưởng và cho thịt của lợn đực dòng VCN03. 1.3 đực dòng VCN03. Lần đầu tiên dòng lợn đực VCN03 được xác định hệ số di truyền và giá trị giống ước tính về năng suất sinh sản của lợn nái, khả năng sinh trưởng và cho

Ngày đăng: 31/12/2014, 19:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • HÀ NỘI - 2014

  • HÀ NỘI - 2014

    • LỜI CAM ĐOAN ……………………………….…..………………………..i

    • Loại thức ăn

    • Thành phần giá trị dinh dưỡng

      • Loại cám

      • Thành phần các chất dinh dưỡng

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan