Nghiên cứu thực tế việc tổ chức triển khải hoạt động theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện một số chương trình, dự án ở Việt Nam

71 440 2
Nghiên cứu thực tế việc tổ chức triển khải hoạt động theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện một số chương trình, dự án ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu thực tế việc tổ chức triển khải hoạt động theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện một số chương trình, dự án ở Việt Nam. Nghiên cứu thực tế việc tổ chức triển khải hoạt động theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện một số chương trình, dự án ở Việt Nam

TỔNG CỤC THỐNG KÊ VIỆN KHOA HỌC THỐNG KÊ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ VIỆC TỔ CHỨC TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG THEO DÕI, GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHƢƠNG TRÌNH, DỰ ÁN Ở VIỆT NAM THUỘC ĐỀ TÀI Biên soạn bộ tài liệu hƣớng dẫn thực hiện Khung theo dõi và đánh giá thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Mã số đề tài: 2.1.3-B12-13 Nhóm nghiên cứu: CN. Nguyễn Hữu Thoả CN. Phan Thị Ngọc ThS. Trần Thị Thu Trang Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Đăng Quyết Cơ quan chủ trì: VIỆN KHOA HỌC THỐNG KÊ Hà Nội, tháng 6 năm 2012 1 MỤC LỤC I. Tổng quan kinh nghiệm thực tế việc tổ chức triển khai hoạt động theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện một số chương trình, dự án ở Việt Nam. 2 1.1 Sự cần thiết của công tác đánh giá các chương trình, dự án 2 1.2 Theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA 3 1.3 Theo dõi, đánh giá chương trình phòng chống HIV/AIDS Quốc gia 8 1.4 Giám sát & Đánh giá thực hiện dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc giai đoạn 2 12 1.5 Theo dõi, đánh giá thực hiện Chương trình “Tăng cường năng lực tổng thể ngành Thanh tra giai đoạn 2009 - 2014” 15 II. Các khái niệm, thuật ngữ, nguyên tắc, tính chất của hoạt động theo dõi và đánh giá một dự án, chương trình hay chiến lược 18 2.1. Các khái niệm, thuật ngữ 18 2.2. Nguyên tắc, tính chất của hoạt động theo dõi và đáng giá 19 2.3 Mô hình 10 bước cho xây dựng Hệ thống Theo dõi và Đánh giá dựa trên Kết quả 22 III. Chủ thể, đối tượng theo dõi và đánh giá đối với việc thực hiện chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam 32 3.1 Chủ thể theo dõi và đánh giá 32 3.2 Đối tượng theo dõi và đánh giá 34 3.3 Đề xuất hệ thống theo dõi và đánh giá, phương pháp, quy trình thu thập thông tin cho hệ thống theo dõi và đánh giá thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam 2011-2020 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 Phụ lục 1: các thuật ngữ, khái niệm 46 2 I. Tổng quan kinh nghiệm thực tế việc tổ chức triển khai hoạt động theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện một số chƣơng trình, dự án ở Việt Nam. 1.1 Sự cần thiết của công tác đánh giá các chƣơng trình, dự án Đánh giá dự án là hoạt động cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả và tính bền vững của các chương trình, dự án. Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực thiết lập hệ thống theo dõi và đánh giá các chương trình dự án ODA ở cấp quốc gia, ban hành đồng bộ các văn bản pháp quy hiện về theo dõi và đánh giá ODA. Ngoài ra, Bộ KH&ĐT cũng đã ban hành các sổ tay hướng dẫn kỹ thuật kèm theo bộ công cụ về theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA. Theo các quy định hiện hành, tất cả các ngành, các cấp chịu trách nhiệm về công tác theo dõi và đánh gía. Về công tác đánh giá, Chủ dự án chịu trách nhiệm về đánh giá ở cấp dự án (đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc), Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm đánh giá đột xuất và đánh giá tác động, Bộ KH&ĐT chịu trách nhiệm chủ trì và điều phối các hoạt động đánh giá ở cấp quốc gia. Để hoàn thành tốt trách nhiệm của mình, việc nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực của các ngành, các cấp về công tác theo dõi và đánh giá có vai trò rất quan trọng. Để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong bối cảnh phân cấp theo tinh thần của Nghị định 131/2006/NĐ- CP, Chính phủ đã giao cho Bộ KH&ĐT nhiệm vụ xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá ODA ở cấp quốc gia. Đến nay, ba trụ cột của hệ thống theo dõi và đánh giá quốc gia đã được Bộ KH&ĐT phát triển bao gồm: (i) Khung thể chế và chính sách (kế hoạch chiến lược, nghị định, thông tư, quyết định,…); (ii) Công cụ (công nghệ thông tin, sổ tay thực hành theo dõi và đánh giá); (iii) Tăng cường năng lực (đặc biệt đào tạo qua công việc thực tế). Cùng với một số các đánh giá thí điểm (đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc và đánh giá tác động), Bộ KH&ĐT đã chủ trì phối hợp 3 đánh giá chung với các nhà tài trợ. Một trong những hoạt động đánh giá chung được nổi bật và thành công nhất theo đúng tinh thần của Tuyên bố Pari và Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ là Chương trình đánh giá chung Việt Nam - Nhật Bản do JBIC (nay là JICA), Bộ KH&ĐT và các cơ quan liên quan phía Việt Nam phối hợp thực hiện. Những lợi ích mang lại từ hoạt động đánh giá chung này bao gồm một quy trình đánh giá chuẩn mực được xây dựng, các đối tượng thụ hưởng được huy động tham gia rộng rãi và năng lực của đánh giá của Việt Nam được nâng cao,… và điều này đã giúp cho các bên có được những báo cáo đánh giá chất lượng cao với những bài học kinh nghiệm và khuyến nghị quý báu đối với Chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản cho các dự án ODA tương tự trong tương lai. 1.2 Theo dõi và đánh giá chƣơng trình, dự án ODA Để hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2006 - 2010, Đảng và Nhà nước Việt Nam chủ trương tiếp tục thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đi đôi với việc nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo đảm khả năng trả nợ. Các nhà tài trợ tiếp tục cam kết mạnh mẽ cung cấp ODA cho Việt Nam, nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tại Quyết định số 150/2006/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện “Chiến lược quốc gia về vay và trả nợ nước ngoài đến năm 2010”, trong đó Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng “Khung theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006 - 2010”; xây dựng phương pháp luận và quy trình đánh giá tác động của các dự án đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành. Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ đã đề ra nhiệm vụ xây dựng, vận hành và hoàn thiện hệ thống quốc gia về theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA; chia sẻ thông tin với các cơ quan liên quan và nhà tài trợ, khai thác có hiệu quả hệ thống này. 4 Trên cơ sở đánh giá thực trạng theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA trong thời gian qua, những kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm rút ra trong quá trình triển khai thí điểm việc thiết lập hệ thống theo dõi và đánh giá ODA ở một số Bộ, ngành và địa phương, tham khảo kinh nghiệm về theo dõi và đánh giá dự án của một số nước trên thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng Khung theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA, kèm theo Kế hoạch hành động nhằm thiết lập và vận hành Hệ thống quốc gia về theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006 - 2010. Ngày 30/10/2007 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ra Quyết định số 1248/2007/QĐ-BKH về việc ban hành Khung theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006 – 2010. Khung theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA được xây dựng trên cơ sở: - Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010; - Định hướng Quản lý nợ nước ngoài đến năm 2010 (theo Quyết định số 135/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ); - Đề án “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thời kỳ 2006 - 2010” (theo Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ); - Kế hoạch hành động thực hiện Đề án “Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thời kỳ 2006 - 2010” ban hành kèm theo Quyết định số 94/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ; - Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức; - Thông tư số 04/2007/TT-BKH ngày 30 tháng 7 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 131/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về quản lý và sử dụng ODA; 5 - Quyết định số 803/2007/QĐ-BKH ngày 30 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA; - Những kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm rút ra trong quá trình triển khai thí điểm thiết lập hệ thống theo dõi và đánh giá ODA tại 6 Bộ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế) và 7 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bắc Ninh, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi). Mục tiêu tổng thể của Khung theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA là xác định những định hướng chiến lược của công tác theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA và những hoạt động chủ yếu cần thực hiện nhằm xây dựng, vận hành và hoàn thiện hệ thống quốc gia về theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006-2010. Để đạt được mục tiêu trên, Khung theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006-2010 bao gồm hai nội dung chủ yếu sau đây: 1. Định hướng chiến lược theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006-2010 bao gồm 7 mục tiêu: Mục tiêu 1. Xây dựng hệ thống thông tin thống nhất để đảm bảo vận hành hệ thống quốc gia về theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA. Mục tiêu 2: Lựa chọn và sử dụng các phương pháp, công cụ theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA tiên tiến và thường xuyên cập nhật để phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Mục tiêu 3. Chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ làm công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA. Mục tiêu 4. Đảm bảo ngân sách cho các hoạt động theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA. 6 Mục tiêu 5. Phối hợp với các nhà tài trợ trong công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA. Mục tiêu 6. Sử dụng kết quả theo dõi và đánh giá để quản lý theo kết quả phát triển. Mục tiêu 7. Lồng ghép và sử dụng công cụ, kỹ năng, kinh nghiệm của hệ thống theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA để hỗ trợ phát triển hệ thống theo dõi và đánh giá đầu tư công. 2. Chương trình hành động thực hiện Định hướng chiến lược trong thời kỳ 2006-2010. Chương trình hành động đề ra những hoạt động, vai trò và trách nhiệm, thời hạn cũng như đầu ra dự kiến để hỗ trợ hệ thống quốc gia về Theo dõi và Đánh giá các chương trình, dự án ODA với 6 đầu ra chủ yếu dưới đây: Đầu ra 1. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin ODA thống nhất để đưa hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA vào vận hành (thời gian hoàn thành đến quý II/2008). Đầu ra 2. Phát triển công cụ theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA ở cả 3 cấp: Cấp chủ dự án; Cấp cơ quan chủ quản và Cấp cơ quan quản lý nhà nước về ODA (thời gian hoàn thành đến quý III/2008). Đầu ra 3. Phát triển năng lực theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA theo hướng chuyên nghiệp và bền vững (thời gian hoàn thành đến quý II/2009). Đầu ra 4. Bảo đảm tài chính cho công tác theo dõi và đánh giá dự án (thời gian hoàn thành đến quý II/2008). Đầu ra 5. Đánh giá tác động một số chương trình, dự án ODA và hiệu quả thu hút và sử dụng ODA 5 năm 2006 – 2010 (thời gian hoàn thành đến quý I/2010). Đầu ra 6. Sử dụng kết quả hoạt động của hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA hỗ trợ phát triển hệ thống theo dõi và đánh giá đầu tư công (thời gian hoàn thành đến quý I/2010). 7 Cam kết Hà Nội khẳng định một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ là nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam. Để điều đó trở thành hiện thực công tác quản lý ODA phải có hiệu quả và có tính chuyên nghiệp. Một hệ thống theo dõi và đánh giá đủ năng lực ở cả ba cấp dự án, chương trình và chính sách là không thể thiếu đối với quản lý ODA. Dự án “Tăng cường Năng lực Theo dõi và Đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia - Giai đoạn II” (VAMESP II) 2004 - 2007 do AusAID tài trợ đã được Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai thực hiện. Mục đích của VAMESP II là hỗ trợ Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng một hệ thống theo dõi và đánh giá quốc gia vận hành có hiệu quả để thực hiện Nghị định 131/2006/NĐ-CP nhằm phát huy tối đa lợi ích của ODA ở Việt Nam. Hệ thống theo dõi quốc gia được thiết lập, bao gồm: • Hệ thống theo dõi cấp Ban QLDA và Chủ dự án - các đơn vị thực hiện dự án ODA chịu trách nhiệm theo dõi các nguồn lực được sử dụng, tiến độ thực hiện, thời gian hoàn thành theo kế hoạch, chất lượng và số lượng các sản phẩm đầu ra và tình hình thực hiện thực tế của dự án so với kế hoạch. Công cụ theo dõi thống nhất (AMT) được xây dựng để giúp các Ban QLDA chuẩn bị các báo cáo quý, báo cáo năm và tổng hợp dữ liệu theo dõi nhằm hỗ trợ các nhà lãnh đạo quản lý hướng tới các kết quả phát triển. • Hệ thống theo dõi cấp cơ quan chủ quản – các Bộ và tỉnh quản lý ODA chịu trách nhiệm giám sát các quy trình và theo dõi những thay đổi so với kế hoạch về tình hình giải ngân, đấu thầu, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội; kiểm tra tình hình thực hiện bao gồm chất lượng và số lượng đầu ra. Các cơ quan chủ quản cần tổng hợp dữ liệu từ một số AMT để theo dõi danh mục dự án tư. Công cụ theo dõi danh mục dự án (PMT) được xây dựng để giúp các cơ quan chủ quản chuẩn bị các báo cáo tổng hợp hàng quý thông qua việc tổng hợp và phân tích các dữ liệu theo dõi. 8 • Hệ thống theo dõi cấp quốc gia – các phòng, ban của cơ quan quản lý Nhà nước về ODA chịu trách nhiệm giám sát các dự án ODA, giám sát các quy trình và theo dõi những thay đổi so với kế hoạch về tình hình giải ngân, tiến độ và tình hình thực hiện danh mục dự án ODA quốc gia. Các đơn vị này phải tổng hợp dữ liệu từ tất cả các AMT, sử dụng công cụ theo dõi quốc gia (NMT) để chuẩn bị báo cáo tổng hợp 6 tháng và báo cáo năm thông qua việc tổng hợp và phân tích dữ liệu theo dõi từ các cấp ngành, cơ quan chủ quản và nhà tài trợ. Các chuyên gia và cán bộ VAMESP II căn cứ vào yêu cầu thực tiễn của công tác theo dõi và đánh giá ở Việt Nam, đồng thời tham khảo những thông lệ theo dõi và đánh giá tốt nhất của quốc tế đã biên soạn cuốn “Cẩm nang Theo dõi và Đánh giá Quốc gia”. Cẩm nang gồm 4 mô-đun: Hướng dẫn xây dựng và vận hành hệ thống TD&ĐG tại Việt Nam – Tài liệu phục vụ cấp lãnh đạo, Thực hành theo dõi, Thực hành đánh giá và Tài liệu đào tạo TD&ĐG tại Việt Nam. Cẩm nang cung cấp không những những nguyên tắc, khái niệm cơ bản, phương pháp và công cụ thực hiện theo dõi và đánh giá mà còn minh họa bằng những ví dụ cụ thể (nghiên cứu tình huống) do các chuyên gia và cán bộ VAMESP II thực hiện. Cẩm nang là một tài liệu tham khảo tốt cho cả cán bộ quản lý và hoạch định chính sách ODA cũng như cán bộ kỹ thuật thực hiện theo dõi và đánh giá. 1.3 Theo dõi, đánh giá chƣơng trình phòng chống HIV/AIDS Quốc gia Sự cam kết trong công tác phòng chống đại dịch HIV/AIDS đã được Đảng và Chính phủ Việt Nam thể hiện trong “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”. Việc ban hành bản Chiến lược quốc gia cũng như việc thành lập Cục phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam, là cơ quan điều phối các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên toàn quốc đã thể hiện rõ cam kết của Chính phủ trong việc tuân theo nguyên tắc “Ba Thống nhất” do Liên Hiệp Quốc khởi xướng vào tháng 4 năm 2004. Một trong những nguyên tắc của “Ba thống nhất” chính là 9 xây dựng thống nhất một hệ thống Theo dõi, Đánh giá chương trình phòng chống HIV/AIDS Quốc gia. Cục phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam đã soạn thảo Chương trình Giám sát HIV/AIDS, Theo dõi, Đánh giá chương trình; trong đó, Bộ chỉ số theo dõi đánh giá chương trình phòng chống HIV/AIDS Quốc gia là một thành tố quan trọng của chương trình hành động. Bộ chỉ số được xây dựng dựa trên 8 chương trình hành động được xác định trong Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS và được nhóm lại thành 3 nhóm chính là: • Nâng cao năng lực, nguồn lực, theo dõi và đánh giá; • Dự phòng; và • Chăm sóc và điều trị Để thực hiện nhiệm vụ này, Cục phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam đã thành lập Nhóm kỹ thuật xây dựng Khung theo dõi, đánh giá Quốc gia cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Mục đích của việc xây dựng Khung Theo dõi, Đánh giá này là: • Tạo cơ sở nền tảng cho hoạt động theo dõi, đánh giá dịch HIV tại Việt Nam; • Cung cấp những số liệu bằng chứng giúp cho việc hoạch định chính sách phòng chống HIV hiệu quả; • Thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả chương trình theo dõi và đánh giá để cải thiện hệ thống báo cáo tại tất cả các cấp; • Bảo đảm minh bạch trong việc sử dụng nguồn lực; • Sử dụng số liệu thu thập được để theo dõi tiến trình thực hiện dựa trên những mục tiêu mà UNGASS và Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đề ra. • Hướng dẫn việc thu thập các thông tin chiến lược từ nhiều nguồn khác nhau; • Xác định những thông tin thiếu hụt hiện thời và cách thức thu thập những thông tin thiếu hụt đó; [...]... nước xây dựng hệ thống và năng lực TD&ĐG của riêng họ III Chủ thể, đối tƣợng theo dõi và đánh giá đối với việc thực hiện chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam 3.1 Chủ thể theo dõi và đánh giá Dựa trên các khái niệm và xem xét việc theo dõi và đánh giá chương trình dự án, việc thực hiện bất cứ một dự án hay chiến lược đều cần phải có những cán bộ theo dõi và đánh giá với chức năng, vai trò và nhiệm... tin theo dõi do lãnh đạo và các quy định và thủ tục hiện hành yêu cầu Như vậy, chủ thể theo dõi và đánh giá việc thực chiến lược phát triển thống kê Việt Nam là những người trực tiếp làm nhiệm vụ theo dõi và đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển thống kê Việt Nam Chủ thể theo dõi đánh giá cần phải là người độc lập, được đào tạo nghiệp vụ theo dõi và đánh giá không tham gia trực tiếp vào việc thực. .. quả phát hiện 10 Duy trì hệ Hệ thống TD&ĐG trong Tổ chức Việc thực hiện theo dõi và giám sát dự án của Viện Nam được thực hiện 9 bước theo dõi để thực hiện nhiệm vụ theo dõi mộtdự án ODA, bao gồm: Bƣớc 1: Xây dựng và điều chỉnh khung logic của dự án đƣợc theo dõi Bước đầu tiên là xây dựng hoặc điều chỉnh khung lôgíc làm cơ sở cho việc thiết lập và sử dụng hệ thống theo dõi dự án Khung lôgíc là một công... vụ giám sát Chi phí cho các hoạt động giám sát thường xuyên sẽ lấy từ Ngân sách quản lý dự án (nguồn vốn vay) ở các cấp tỉnh, huyện, xã Công tác giám sát nêu trên bao gồm (1) công tác giám sát trong hợp phần Ngân sách phát triển xã, (2) giám sát và báo cáo 13 về tài chính và tiến độ thực hiện, (3) kiểm toán dự án, và (4) giám sát về an toàn Nguồn vốn đồng tài trợ của DFID sẽ được sử dụng cho (5) giám. .. dẫn và đào tạo về hệ thống GSĐG; ii) Giám sát và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án; iii) Ủy nhiệm và thực hiện các nghiên cứu đặc biệt; iv) Tổng hợp các báo cáo giữa năm, báo cáo hàng năm và báo cáo kết thúc dự án trình Ban Chỉ đạo dự án Quốc gia Cán bộ dự án của các Ban QLDATW, Ban QLDA tỉnh, huyện chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện. .. công tác Giám sát & Đánh giá; Chương 10 công tác môi trường và an toàn xã hội Hệ thống Giám sát và đánh giá (GSĐG) gắn liền với Khung logic dự án Hệ thống này sẽ bao gồm tám cấu phần chính như sau: i) Công tác giám sát ở cấp xã (cho các công việc trong Hợp phần Ngân sách phát triển xã) ii) Giám sát và báo cáo tiến độ thực hiện (các tiến độ tài chính và thực hiện các kế hoạch) iii) Kiểm toán (kiểm tra... dự án và Chương trình Đánh giá có 2 mục đích cơ bản: đánh giá hiệu quả của hoạt động can thiệp và học tập kinh nghiệm từ sự can thiệp này với mục đích sử dụng trong các trường hợp tương tự khác Hình thức đánh giá chung nhất là đánh giá giữa kỳ Việc này được tiến hành khi Chương trình, dự án đã thực hiện được khoảng một nửa thời gian; được dùng để kiểm tra việc thiết kế dự án, đánh giá những việc đã... ngẫu nhiên về chất lượng và sự tuân thủ các quy định về tài chính và thủ tục) iv) Giám sát an toàn (đền bù, môi trường, người thiểu số) v) Giám sát quá trình (chất lượng của các hoạt động, đầu ra và các thủ tục quản lý) vi) Đánh giá tác động (đánh giá các tác động của dự án) vii) Giám sát từ bên ngoài (giám sát toàn bộ dự án và sự tuân thủ các chính sách an toàn) viii) Phổ biến và phản hồi thông tin (đến... thống trong tổ chức 10 bƣớc xây dựng Hệ thống Theo dõi và Đánh giá dựa trên Kết quả, cụ thể: 1 Thực hiện Đánh giá tính sẵn sàng 2 Thoả thuận về Kết quả để Theo dõi và Đánh giá 3 Chọn chỉ số chính để Theo dõi Kết quả 4 Dữ liệu cơ sở về chỉ số - HIện nay chúng ta đang ở đâu? 5 Lập kế hoạch Cải thiện - Chọn các Mục tiêu kết quả 6 Theo dõi kết quả 7 Vai trò của Đánh giá 8 Báo cáo Kết quả phát hiện 9 Sử dụng... Công việc đánh giá thường do một cá nhân hoặc một tổ chức, công ty tiến hành mà trước đó không có bất kỳ lợi ích nào từ Chương trình /Dự án trong suốt giai đoạn lập kế hoạch hoặc giai đoạn thực hiện Điều này sẽ giúp cho việc đánh giá được khách quan và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ lợi ích nào từ dự án Trong năm thực hiện đầu tiên, BQL sẽ xây dựng kế hoạch đánh giá tổng thể cho toàn bộ thời gian thực hiện

Ngày đăng: 29/12/2014, 10:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan