Phương pháp sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng trong gia đình

10 3.1K 40
Phương pháp sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng trong gia đình

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ BỘ MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO KHOA HỌC Tên đề tài: “Phương pháp sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng trong gia đình” Sinh viên thực hiện: Trần Phước An MSSV: 13D520201003 Lớp: Điện tử 8 Giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Chí Thắng Cần Thơ, ngày 26 tháng 12 năm 2014 I. Đặt vấn đề: a/ Lý do chọn đề tài - Điện là dạng năng lượng phổ biến, thiết yếu, ích lợi trong sản xuất và sinh hoạt gia đình, rất cần sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả. Sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả giúp mọi người, gia đình, hộ sản xuất ít trả tiền điện hơn nhưng vẫn hưởng được đầy đủ các lợi ích và sự thoải mái mà mọi người mong muốn khi sử dụng điện. - Ngày nay gần như tất cả các hộ gia đình đều sử đụng điện năng để thắp sáng và hoạt động sản xuất, nhưng nếu không sử dụng một cách hợp lý và an toàn thì chính nguồn năng lượng này sẽ gây hại đến tài sản và nhất là sức khỏe con người. Xuất phát từ nhận định như vậy, em đã chọn đề tài “Phương pháp sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng trong gia đình” nhằm phần nào đó mang đến cho các hộ gia đình những kiến thức để sử dụng điện năng hợp lý, tiết kiệm và an toàn hơn. b/ Khách thể và đối tượng nghiên cứu: - Khách thể nghiên cứu: Các gia đình sử dụng điện năng trong nhà. - Đối tượng nghiên cứu: Mạch điện truyền tải, các thiết bị điện sử dụng trong nhà. c/ Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các phương pháp an toàn và tiết kiệm trong việc sử dụng điện năng của các hộ gia đình. II. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu: a. Mục đích: - Nghiên cứu về phương pháp sử dụng điện năng sao cho an toàn và tiết kiệm trong hộ gia đình. - Nghiên cứu về phương pháp sử dụng điện để bảo vệ sức khỏe và tài sản của con người ! b. Mục tiêu: - Hướng dẫn cách sử dụng điiện an toàn, tiết kiệm. - Giảm tối đa thương vong và mất mát tài sản của hộ gia đình sử dụng điện năng. III. Giả thuyết nghiên cứu: - Nghiên cứu các phương pháp sử dụng điện an toànvà tiết kiệm trong hộ gia đình. - Lợi ích cũng như mặt trái của việc sử dụng điện năng. IV. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau: đọc sách báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo khoa học, các đề tài nghiên cứu, truy cập các thông tin trên Internet và những tài liệu khác có liên quan. - Phương pháp thông kê: dùng để thu thập các số liệu đã thu thập được trong quá trình thực nghiệm, từ đó có cơ sở để phân tích, so sánh các nội dung cần tìm hiểu. V. Nội dung dự kiến: 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI Tổng quan về các phương pháp sử dụng điện an toàn và tiết kiệm: - Sử dụng điện năng trong nhà thì rất dễ, nhưng sử dụng sau cho an toàn và tiết kiệm thì không phải gia đình nào cũng nắm bắt được. Có thể chỉ vì một chút lơ là là tất cả gia tài hoặc thậm chí là những người thân của bạn xãy ra chuyện. - Có nhiều cách sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả như chỉ bật, mở thiết bị điện hoạt động khi cần sử dụng và tắt khi không sử dụng; Một so sánh đơn giản như khi buổi tối bạn quây quần cùng gia đình tại phòng khách thì chúng ta tắt bớt các đèn chiếu sáng ở nhà bếp, phòng ngủ… hay khi ta mở các cửa sổ và không khí dịu mát thì tắt các quạt điện đang hoạt động; Hoặc không để tất cả thiết bị điện (động cơ) hoạt động tối đa như ban đầu khi đã giảm nguyên liệu đưa vào trong quá trình sản xuất; Sơ chế sản phẩm v.v… Tắt nguồn điện hoặc thiết bị khi không sử dụng - Các hộ gia đình dùng dây dẫn điện phải đảm bảo chất lượng, tiết diện dây phải phù hợp với công suất sử dụng, tránh sự cố đứt hoặc gây chập, cháy dây dẫn đến tai nạn, cháy nhà. Cầu dao, cầu chì, automat, công tắc, ổ cắm trong gia đình phải đặt ở nơi khô ráo, nên đặt ở vị trí cao hơn 1m40, để an toàn cho trẻ nhỏ và tránh khả năng ngập nước. - Chỉ được sửa chữa điện trong nhà sau khi đã cắt nguồn điện. Những mối nối giữa hai dây dẫn phải chắc chắn và được băng cách điện kỹ để tránh rò điện. Khi lắp đặt dụng cụ, máy móc sử dụng điện phải thực hiện đúng hướng dẫn của nhà chế tạo, lưu ý phải nối đất an toàn cho vỏ thiết bị máy bơm nước, bình đun nước nóng bằng điện… - Cắt ngay nguồn điện khi mạng điện của gia đình có nguy cơ bị ngập nước do úng, lụt. - Không chạm đến bất kỳ dụng cụ điện nào khi tay còn ướt hoặc đi chân trần trên nền ẩm ướt. Khi có người bị điện hạ áp giật, phải nhanh chóng cắt cầu dao, cầu chì, automat gần nhất. Phải hô to để mọi người đến trợ giúp. Ngắt nguồn điện khi có người bị điện giật - Trường hợp chưa cắt được nguồn điện thì dùng sào tre hay gỗ khô gạt dây điện ra khỏi nạn nhân. Đứng trên bàn (bằng gỗ) túm quần áo khô của nạn nhân để kéo ra khỏi nguồn điện hoặc dùng dao búa có cán gỗ, chặt đứt dây điện. Tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào nạn nhân khi chưa tách nguồn điện. Tránh xa những dây điện bị đứt rơi xuống đất. Khi phát hiện, dây tải điện bị đứt, cây cối đổ vào đường dây, trạm điện, cột điện bị đổ, vỡ sứ, phóng điện, trạm điện bị ngập nước, cần báo ngay cho Tổng công ty Điện lực, hoặc chính quyền, công an địa phương, đơn vị quản lý điện gần nhất để xử lý cắt điện. - Ngày hè nắng nóng, lượng gia đình sử dụng các thiết bị điện tăng vọt, nhất là máy điều hòa nhiệt độ khiến cho hệ thống dây dẫn điện quá tải, làm cầu dao hoặc automat đứt dây chì hoặc tự ngắt, có thể chập cháy gây hỏa hoạn hoặc hỏng, cháy các thiết bị điện. Để đảm bảo an toàn điện, nên chọn cầu dao hoặc automat của các hãng và đơn vị sản xuất có uy tín, chất lượng, tránh mua tại thị trường trôi nổi, dễ chọn phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Khi sử dụng cần có chế độ kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị điện trong nhà, tránh khô dầu, thiết bị quá cũ, không an toàn… Các thiết bị điện có nguy cơ cháy cao: - Các loại đồ điện gia dụng có khả năng gây rò rỉ, cháy nổ điện cao là bàn ủi, bếp điện, lò nướng điện, nồi cơm điện, ấm điện, bình thủy điện, máy nước nóng - Nguyên lý hoạt động chung của các thiết bị này là đều sử dụng dây đốt (điện trở) để làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp, nên nguy cơ rò rỉ điện rất cao nếu nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu không bảo đảm chất lượng hoặc lắp ráp không đúng kỹ thuật. Dây dẫn sử dụng vỏ bọc bằng nhựa kém chất lượng, không đúng kỹ thuật dễ dẫn đến giòn, nứt hoặc bị chảy. - Dây dẫn điện không đạt chuẩn dẫn đến tình trạng quá tải gây nóng, chảy, chạm mạch. - Dây đốt sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, lắp ráp không đúng kỹ thuật sẽ chạm vào thành bao, hoặc mâm nhiệt gây chập điện. Do sử dụng trong môi trường nhiệt cao, các linh kiện dễ bị lão hóa, gỉ sét cũng dẫn đến chập điện. - Ngoài ra, việc sử dụng và bảo quản không đúng cách cũng làm cho các thiết bị điện trở nên kém an toàn. Các thiết bị có nguy cơ rò rỉ, chạm chập điện: - Các loại bếp điện, lẩu điện, lò nướng, lò vi ba đều được sản xuất bằng kim loại, nếu điện bị rò rỉ sẽ tác động nhanh chóng đến người sử dụng. - Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có bán khá nhiều loại bình nấu nước siêu nhanh, chỉ mất khoảng 3 phút nước sẽ sôi. Do loại bình này có công suất lớn đến 2.000W nên nếu ổ cắm, dây dẫn không bảo đảm chất lượng rất dễ gây chập điện. Sử dụng thiết bị điện an toàn: - Lắp đặt và sử dụng thiết bị điện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. - Đối với các thiết bị có tỏa nhiệt như tủ lạnh, máy lạnh, bếp điện, lò nướng, luôn giữ khoảng cách thông thoáng tối thiểu theo yêu cầu của nhà sản xuất - Sử dụng đế lót bàn ủi cách điện cách nhiệt giúp chống cháy khi ủi quần áo. - Đối với quạt điện cần phải kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, tránh trường hợp cánh quạt bị kẹt không quay được làm cho cuộn dây bên trong động cơ nóng lên làm chạm chập điện và có thể gây cháy. - Cần phải kiểm tra dây dẫn điện thường xuyên, xem có khả năng chịu tải được hay không. Có thể sử dụng bút thử điện để kiểm tra các thiết bị điện xem có bị rò rỉ điện, nếu cần đem thiết bị điện đến thợ điện tử kiểm tra bằng đồng hồ đo điện để khắc phục. - Tuyệt đối không nên sử dụng nếu thiết bị có biểu hiện bị rò rỉ điện. - Khi nấu, nướng xong nên ngắt nguồn điện. - Khi ra ngoài nên tắt hết tất cả các thiết bị điện để tránh rủi ro. - Một số biện pháp phòng ngừa khác là các bảng điện cần phải có cầu chì, công tắc tự động ngắt điện để đề phòng trườc hợp chạm điện, sử dụng ổ, phích cắm 3 chấu được nối đất đúng kỹ thuật. - Cầu dao, cầu chì, áptômát, công tắc, ổ cắm trong gia đình phải đặt ở nơi khô ráo, thuận tiện cho việc sử dụng và tránh được tầm với trẻ em, tránh được mực nước xâm phạm. Khuyến khích mỗi gia đình nên lắp đặt thiết bị chống giật để đảm bảo an toàn. Lắp đặt cầu giao chống giật để đảm bảo an toàn - Đối với các khách hàng sử dụng điện có đường dây điện kéo ra chuồng trại, nuôi trồng thủy sản, cho các hộ khác câu nhờ phải thường xuyên kiểm tra, nếu phát hiện đường dây mất an toàn như: Sử dụng điện bằng cách lấy điện một pha (dây nóng), còn dây nguội nối xuống đất, sông, ao hồ; Sử dụng dây có tiết diện nhỏ; Kéo vượt đường, vượt sông võng thấp; Trụ đỡ bằng tre gỗ mục hoặc câu kéo lên cây xanh,…phải tạm ngưng sử dụng đến khi được sửa chữa đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Các phương pháp sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng trong gia đình hoàn toàn có thể thực hiện được ở tất cả các hộ gia đình. - Mọi người có thể thực hiện các phương pháp mà không quá tốn kém hay gây bất tiện cho gia đình. 3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI - Hạn chế của các phương pháp trên nằm chính ở nhận thức và tác phong của chính các hộ gia đình. Nếu thực hiện tốt các phương pháp trên thì sẽ hạn chế tối đa rủi ro cho chính bản thân và gia đình. Ngược lại nếu lười nhát, không tìm hiểu và thực hiện các phương pháp sử dụng hợp lý điện năng trong gia đình thì sẽ tăng tỷ lệ nguy hiểm thiệt hại về người và tài sản. VI. Kết luận: - Hiện nay đã có rất nhiều tai nạn nghiêm trọng mà do sử dụng điện không đúng phương pháp gây ra như bị điện giật gây tử vong, chập diện dẫn đến cháy lớn gây thiệt hại lớn về cả người và tài sản. Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng cũng là một trong những vấn đề nóng trong xã hội. Vì tất cả lý do đó mà chúng ta cần có thái độ nghiêm túc nhất về vấn đề sử dụng điện năng để bảo vệ bản thân cũng như bảo vệ nguồn năng lượng thiết yếu này. - “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hãy tự trang bị cho mình những kiến thức về sử dụng điện năng để bảo vệ sức khỏe và tài sản của mình và cộng đồng. Trên đây là toàn bộ bài báo cáo của em về đề tài “Phương pháp sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng trong gia đình”. Bài báo cáo của em còn nhiều sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy ! MỤC LỤC I. Đặt vấn đề: 2 a/ Lý do chọn đề tài 2 b/ Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 2 II. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu: 2 a. Mục đích: 2 b. Mục tiêu: 3 III. Giả thuyết nghiên cứu: 3 IV. Phương pháp nghiên cứu: 3 V. Nội dung dự kiến: 3 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 3 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8 3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 9 VI. Kết luận: 9 . đề tài Phương pháp sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng trong gia đình nhằm phần nào đó mang đến cho các hộ gia đình những kiến thức để sử dụng điện năng hợp lý, tiết kiệm và an toàn hơn. . ĐỀ TÀI Tổng quan về các phương pháp sử dụng điện an toàn và tiết kiệm: - Sử dụng điện năng trong nhà thì rất dễ, nhưng sử dụng sau cho an toàn và tiết kiệm thì không phải gia đình nào cũng nắm. các phương pháp an toàn và tiết kiệm trong việc sử dụng điện năng của các hộ gia đình. II. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu: a. Mục đích: - Nghiên cứu về phương pháp sử dụng điện năng sao cho an

Ngày đăng: 28/12/2014, 18:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Đặt vấn đề:

    • a/ Lý do chọn đề tài

    • b/ Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

    • II. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu:

      • a. Mục đích:

      • b. Mục tiêu:

      • III. Giả thuyết nghiên cứu:

      • IV. Phương pháp nghiên cứu:

      • V. Nội dung dự kiến:

        • 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

        • 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

        • 3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

        • VI. Kết luận:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan