tìm hiểu tâm lý các bạn học sinh chưa ngoan và một số biện pháp giải quyết

22 3.4K 16
tìm hiểu tâm lý các bạn học sinh chưa ngoan và một số biện pháp giải quyết

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN QUỐC OAI HUYỆN QUỐC OAI ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP THÀNH PHỐ LẦN THỨ TƯ (NĂM HỌC 2014 - 2015). Tên đề tài: TÌM HIỂU TÂM LÍ CÁC BẠN HỌC SINH CHƯA NGOAN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT Lĩnh vực: Khoa học xã hội hành vi NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Cô Phan Thị Hải Yến Đơn vị công tác: Trường THCS Thị Trấn Quốc Oai huyện Quốc Oai. TÁC GIẢ: 1 Tạ Thị Diệu Linh lớp 9C Trường THCS Thị Trấn Quốc Oai huyện Quốc Oai. 2.Đỗ Thị Nhật Quyên lớp 9C Trường THCS Thị Trấn Quốc Oai huyện Quốc Oai. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Đề tài nghiên cứu khoa học MỤC LỤC -Phần I: Lý do chọn đề tài trang 3 -Phần II: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và điểm mới, sáng tạo của đề tài trang 4 -Phần III: Quá trình nghiên cứu và kết quả. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN trang 5 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN trang 6 1/ Nguyên nhân khách quan:. a) Nguyên nhân về phía gia đình: b)Nguyên nhân về phía nhà trường : trang 6 c)Nguyên nhân về phía môi trường xã hội: trang 7 2) Nguyên nhân chủ quan về phía bản thân chúng em: trang 8 III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU trang 8 IV: NỘI DUNG NGHIÊN CƯÚ trang 8 1/.Biện pháp thứ nhất: Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên trong lớp để từ đó nắm được hoàn cảnh, tâm tư của các bạn trên cơ sở đó đề ra biện pháp thích hợp giúp bạn tiến bộ trang 9 2/. Biện pháp thứ hai: Phát huy sức mạnh của tập thể, đưa các bạn vào các hoạt động chung của trường, của lớp để các bạn chưa ngoan có thể đóng góp sức lực vào phong trào chung trang 11 3/.Phối hợp với các thầy cô giáo chủ nhiệm và thầy cô giáo bộ môn trang 11 4/. Biện pháp thứ tư: Thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt tập thể trong lớp, trong trường để giúp các bạn nhận ra các mỗi nguy hại, những cám dỗ cần tránh xa trong cuộc sống hiện tại trang 17 5/.Biện pháp thứ năm: Giúp các bạn động lực để vươn lên bởi vì sự tiến bộ của mỗi người chỉ thực sự bền vững khi thực sự có sự cầu tiến trang 18 V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU trang 20 VI. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: trang 20 VII. KẾ HOẠCH TIẾP THEO: .trang 21 Phần IV: Kết luận: trang 21 Tài liệu tham khảo trang 22 2 Đề tài nghiên cứu khoa học PHẦN I: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục đạo đức cho học sinh đặc biệt là việc hạn chế tỉ lệ học sinh học sinh chưa ngoan, giúp các bạn học sinh có những vấn đề tồn tại trong ý thức học tập và đạo đức thực sự tiến bộ từ lâu nay vẫn vấn đề thiết yếu của nhà trường. Các thầy cô thường xuyên bám lớp, tìm ra các biện pháp để giúp các học sinh tiến bộ. Đã có rất nhiều sáng kiến kinh nghiệm của các thầy cô giáo bàn về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh song vấn đề học sinh chưa ngoan vẫn là vấn đề nhức nhối của nhiều lớp, nhiều trường. Trong thực tế, các học sinh trong trường, trong lớp lại có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tác động tích cực tới chiều hướng tiến bộ của những học sinh chưa ngoan. Chúng em có nhiều điều kiện để gần gũi với bạn hơn vì có cùng một độ tuổi với bạn nên chúng em hiểu được tâm tư, nguyện vọng của bạn. Tuổi của chúng em thích bắt chước, từ cái hay lẫn cái dở nên hoàn toàn có thể dựa vào vai trò của bạn bè để giúp các bạn chưa ngoan thực sự tiến bộ. Bên cạnh đó, chúng em nhận thấy thực trạng học sinh chưa ngoan không chỉ là vấn đề ảnh hưởng tới nhà trường, tới các thầy cô giáo chủ nhiệm và bộ môn mà thực sự người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất lại là chúng em- những học sinh của những lớp học có nhiều các bạn chưa ngoan. Có thể nói hạn chế tỉ lệ học sinh chưa ngoan là vấn đề sống còn đối với việc học tập của chúng em. Có ít, hoặc không có những bạn học sinh chưa ngoan, các thầy cô giáo khi trên lớp sẽ có nhiều thời gian và đặc biệt là có một trạng thái tâm lí tốt để truyền thụ kiến thức. Chúng em sẽ có một môi trường lành mạnh để học tập và tu dưỡng đạo đức. Thế nhưng thực tế trong các trường THCS hiện nay có một bộ phận không nhỏ học sinh cá biệt. Dường như trường nào cũng có, lớp nào cũng có và năm nào cũng có. Chúng em rất băn khoăn, trăn trở bởi do đâu mà số các bạn học sinh chưa ngoan có chiều hướng tăng.Và chúng em cũng nhận thấy việc giáo dục các bạn học sinh chưa ngoan, giúp các bạn thực sự tiến bộ là một công việc vô cùng khó khăn về mọi mặt. Công việc này không thể chỉ là trách nhiệm chung của cả nhà trường, của các thầy cô giáo chủ nhiệm, các thầy cô giáo bộ môn mà còn có vai trò không thể thiếu của chúng em- những cán sự và cả những học sinh trong lớp. Sau nhiều năm học tập và được làm cán sự, đặc biệt năm học 2014-2015, em đã quan sát một cách có hệ thống về các bạn học sinh cá biệt ở các lớp thuộc trường THCS Thị Trấn nói chung và lớp 9C mà em đang học nói riêng. Qua tìm tòi học hỏi ở các bạn, tham khảo phương pháp giáo dục trên các tạp chí giáo dục, trên truyền hình, vận dụng vào quá trình công tác làm cán bộ lớp, bản thân em cũng rút ra được một số kinh nghiệm. Trong phạm vi đề tài này, em xin được trao đổi với các bạn , các thầy cô giáo với mong ước được góp một phần nhỏ bé của mình nhằm hạn chế tỉ lệ các bạn học sinh chưa ngoan, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục hiện nay. 3 Đề tài nghiên cứu khoa học Phần II: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và điểm mới, sáng tạo của đề tài. Thực hiện đề tài, nhóm chúng em đã tìm hiểu những biểu hiện chưa ngoan của các bạn trong trường, trong lớp- những biểu hiện này là vô cùng phong phú nhưng chủ yếu xét về ý thức, thái độ của các bạn khi thực hiện những hành vi đó. Sau đó, chúng em đã đi tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện đó ở nhiều phía khác nhau: bản thân, gia đình, bạn bè, nhà trường. Với đề tài ”Tìm hiểu tâm lí các bạn học sinh chưa ngoan”, nhóm chúng em mạnh dạn đưa ra những ý tưởng nhằm kéo các bạn vốn có những vấn đề nổi cộm trong lớp, trong trường thành những những thành viên bình thường và xa hơn nữa là tích cực trong các hoạt động thi đua của tập thể. Và hơn hết qua đề tài này, chúng em được nói lên những mong muốn của chúng em đối với gia đình, nhà trường, thầy cô giáo, lực lượng xã hội để tìm ra con đường hiệu quả nhất giúp các bạn chưa ngoan thực sự tiến bộ, để trả lại môi trường giáo dục lành mạnh cho tất cả chúng em. Trong suy nghĩ của hầu như tất cả mọi người thì giáo dục học sinh chưa ngoan thường được coi là công việc của gia đình, nhà trường, của các thầy cô giáo, của các lực lượng giáo dục. Song tục ngữ đã có câu “Học thầy không tày học bạn”, học ở đây không chỉ là về kiến thức mà quan trọng là học tập về ý thức đạo đức, thái độ tu dưỡng, rèn luyện bản thân của bạn bè. Là những học sinh thường xuyên gần gũi, tiếp xúc với các bạn chưa ngoan, chúng em hiểu được những lợi thế riêng trong việc các bạn bè trong lớp cùng giúp đỡ nhau tiến bộ để cha mẹ và thầy cô giáo không còn phiền lòng về các bạn đó nữa. Từ trước đến nay không ít người cho rằng với những bạn học sinh chưa ngoan hay nói chính xác hơn là những học sinh cá biệt thì tốt nhất ta nên tránh xa, càng xa càng tốt. Tục ngữ đã có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Gần gũi, tiếp xúc, thân thiết với những bạn bị coi là mực đen ấy là không tốt bởi không sớm thì muộn sẽ nhiễm những thói hư tật xấu của bạn. Đặc biệt là về phía gia đình chúng em, bố mẹ thường tìm mọi cách ngăn cản để các con không làm bạn với những học sinh làm đau đầu cha mẹ và nhà trường. Kết quả lại không như bố mẹ chúng em mong đợi bởi những bạn học sinh không ngoan vì bị xa lánh nên càng phá phách hơn, nghịch ngợm hơn. Môi trường giáo dục của tất cả lớp và rộng ra của cả nhà trường ngày càng xuống cấp thì ảnh hưởng tới tất cả các thành viên. Với đề tài này, chúng em đưa ra những giải pháp là phải gần gũi, thân thiện, giúp đỡ bạn để bạn tiến bộ từ đó môi trường học tập của tất cả các thành viên trong lớp trong trường đều được cải thiện. 4 Đề tài nghiên cứu khoa học Phần III: Quá trình nghiên cứu và kết quả. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Ở lứa tuổi chúng em, lứa tuổi đang có sự mất cân bằng về mặt tâm sinh lý, việc chúng em mong muốn trở thành người lớn trong khi chúng em chưa có sự hiểu biết tương ứng cộng với hoàn cảnh sống mỗi bạn một khác nhau, có bạn may mắn nhận được sự tư vấn kịp thời của cha mẹ khi ở trong trạng thái thiếu cân bằng ấy, có bạn không được sự quan tâm đúng mức, có bạn thì lại được quá chiều chuộng Từ sự khác biệt trên nảy sinh ra những hiện tượng cá biệt trong các bạn học sinh và chính một bộ phận các bạn học sinh này đã gây không ít khó khăn cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Những biểu hiện cá biệt của các bạn học sinh lại rất khác nhau về mặt hình thức cũng như mức độ nên các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp cũng rất khó trong việc phát hiện và có biện pháp xử lý thích hợp. Bên cạnh đó, không ít người cho rằng việc giáo dục các bạn học sinh chưa ngoan là một công việc vô cùng khó khăn, có lúc cho rằng đó là bản chất của các bạn học sinh đó. Song như Bác Hồ đã nói: “ Hiền dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên". Bản chất con người - học sinh là lương thiện, nhưng do những yếu tố khác nhau làm ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý của học sinh nên các bạn đó có những biểu hiện khác nhau như vậy. Để có được sự thành công trong việc giáo dục các bạn, giúp các bạn thực sự chuyển biến, em nghĩ cần có tâm huyết, có sự năng động, sáng tạo đồng thời có sự kiên trì, nhất định chúng ta sẽ thành công. Để tìm hiểu tâm lí các bạn học sinh chưa ngoan, ta cần có hiểu thế nào là học sinh chưa ngoan? Học sinh chưa ngoan chính là học sinh phá vỡ những mối liên hệ bình thường của chính bạn đó với gia đình, nhà trường và xã hội. Trong ngôn ngữ thường ngày, học sinh chưa ngoan còn gọi là học sinh “cá biệt”, “chậm tiến” Những biểu hiện của học sinh chưa ngoan có thể là: • Học sinh có những hành vi chống đối vô lối với thầy cô giáo. • Học sinh có thái độ xung đột kéo dài với những người xung quanh, xu hướng giải quyết xung đột với bạn bè bằng vũ lực. • Học sinh có những hành động kỳ quặc, khiến cho lớp học luôn trong trạng thái bất ổn. • Học sinh có thái độ xem thường bạn bè, thầy cô • Học sinh thường xuyên ăn nói thô tục • Học sinh thường xuyên không tham gia vào các hoạt động học tập và các hoạt động khác của lớp Nói chung đó là những bạn học sinh mà tầm hiểu biết hạn chế còn kinh nghiệm xấu trong cuộc sống hàng ngày lại phong phú. 5 Đề tài nghiên cứu khoa học II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Tính cách con người chịu ảnh hưởng của môi trường, hoàn cảnh, như vậy những hiện tượng của các bạn học sinh cá biệt được nêu trên đây không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên hoặc tình cờ mà có, tất cả đều có những nguyên nhân nhất định. Có thể rút ra được một số nguyên nhân chủ quan và khách quan cơ bản sau đây: 1/ Nguyên nhân khách quan: a) Nguyên nhân về phía gia đình: Phải nói rằng thời gian mà chúng em sống với gia đình là khoảng thời gian dài nhất, chính vì thế môi trường sống của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với chúng em. Sau khi điều tra hoàn cảnh gia đình của các bạn, chúng em đã tìm ra một số nguyên nhân hình thành nên tính cách chưa đúng chuẩn mực của các bạn đó là: Thứ nhất: Những thái độ, hành vi, cách cư xử trong gia đình sẽ hình thành cho chúng em nền móng để chúng em tiếp xúc với xã hội bên ngoài. Trong các bạn chưa ngoan có nhiều bạn thiếu may mắn sinh ra trong gia đình cha mẹ bất hoà, cách cư xử của cha mẹ thô bạo, rượu chè bê bết. Điều đã đã tạo cho các bạn một ấn tượng không tốt, có thể dẫn đến tình trạng các bạn trở nên lầm lì, ít nói, có bạn dần nhiễm những thói quen không tốt dẫn đến những hành vi cử xử không tốt với mọi người. Thứ hai: Một số bạn có hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt, đời sống khó khăn, bố mẹ các bạn thường gửi các bạn cho ông bà hoặc họ hàng hoặc anh chị em tự quản, để đi làm xa quê hương kiếm sống. Các bạn ở nhà không có sự quản lí chặt chẽ nên dễ sinh hư. ( Cô giáo và nhà trường cũng khó có thể gặp được bố mẹ các bạn, trong các cuộc họp phụ huynh thường kì thường có ông bà, chú bác đi họp hộ). Thứ ba: Một số bạn thường được bố mẹ quá nuông chiều thay vì được giáo dục nghiêm khắc. Các bạn đó thường chơi bời, đua đòi dần dần quên mất nhiệm vụ học tập và xa lánh khỏi tập thể. b)Nguyên nhân về phía nhà trường : Đây là ngôi nhà thứ hai của chúng em, nơi để bố mẹ gởi gắm niềm tin vào việc giáo dục con cái của mình, từ đây chúng em được học tập, được hiểu biết, được lớn lên về mọi mặt. Nhưng để đạt được đúng như điều vừa nêu cũng không phải là dễ. Em xin mạnh dạn được trình bày những suy nghĩ của mình, trong thực tế cũng có một vài trường, lớp chưa thực hiện được chức năng là ngôi nhà thứ hai của chúng em, bởi vẫn còn đâu đó có những thầy cô giáo chưa nhiệt tình, chưa thật sự yêu nghề, chưa có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục nên chưa nhiệt tình với chúng em, chưa thật sự là nơi đáng tin cậy. Cũng có một vài thầy cô giáo do cách 6 Đề tài nghiên cứu khoa học cư xử chưa phù hợp nên đâu đó cũng xúc phạm học sinh, đối xử thiếu công bằng với chúng em, ngại khó khi phải giáo dục những bạn chưa ngoan, cáu giận, sỉ nhục học sinh đã làm mất lòng tin ở chúng em, tạo ra một khoảng cách không đáng có giữa thầy và trò và chính điều này đã dẫn đến biểu hiện chống đối lại từ phía HS. c)Nguyên nhân về phía môi trường xã hội: Ngoài môi trường gia đình và nhà trường ra, chúng em còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường xã hội. Hiện nay do sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của mạng lưới thông tin hiện đại, sự du nhập của nhiều loại hình văn hoá khác nhau đã ảnh hưởng không ít đến tầng lớp thanh thiếu niên. Các loại hình dịch vụ như Internet, bi-a, karaoke đã lôi kéo không ít các bạn học sinh vào những trò chơi vô bổ đó. Hiện tượng các bạn học sinh trốn học để chơi điện tử, bi-a, đánh bạc là chuyện thường ngày, có cả các bạn hết tiền nảy sinh hành vi trộm cắp, cướp giật Trường THCS Thị Trấn nằm trên trục đường lớn, gần với trung tâm của Thị Trấn Quốc Oai, là trung tâm của văn hóa, nơi có nhiều quán Internet, game, bi-a, nhà hàng ăn uống và cũng là nơi có nhiều tệ nạn. Ở vào vị trí nửa chợ nửa quê, các bạn vừa sống trong một điều kiện gia đình khó khăn, lại tiếp xúc với cách sống của một số người sống theo kiểu thành thị nên nảy sinh ra hiện tượng học đòi. (điều tốt thì khó nạp nhưng cái xấu thì lại dễ tiêu). Chính vì thế một bộ phận các bạn học sinh mà theo em là nhạy cảm với vấn đề xã hội này các bạn dễ bị lôi cuốn bởi những thói hư, tật xấu của môi trường xã hội chung quanh là điều tất yếu. 7 Đề tài nghiên cứu khoa học 2) Nguyên nhân chủ quan về phía bản thân chúng em: Nhiều người cho rằng chúng em "Ăn chưa no, lo chưa đến". Suy nghĩ của chúng em còn non nớt, nhận thức chưa cao chính vì thế chúng em có những hành vi thiếu chuẩn xác là điều không thể tránh khỏi. Những bạn HS chưa ngoan thường gặp phần lớn là những bạn có năng lực học tập yếu kém, điều đó cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi nhận thức của các bạn kém thì làm sao có hành động tốt được. Việc hạn chế trong tiếp thu kiến thức của các bạn cũng dẫn đến sự lười biếng, chán nản, muốn phá phách, nhất là đối với các bạn học sinh nam. Xét ở một khía cạnh khác thì cũng có thể các bạn vì tự ái về sự chê cười của thầy cô và bè bạn, các bạn muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng mình học không tốt nhưng mình có thể nổi trội hơn về mặt khác, hoặc các bạn muốn thầy cô chú ý mình hơn chẳng hạn, chính vì thế mà các bạn có những hành động vượt ra khỏi những quy định chung. Bên cạnh đó, một số bạn đã bước đầu có những tiến bộ, đã có ý thức cầu tiến song do định kiến của một số bạn bè, thầy cô và xã hội. Họ đã vô tình đối xử không công bằng với bạn học sinh đó, đồng nghĩa với việc làm cho các bạn chán nản nên lâm vào tình cảnh “Ngựa quen đường cũ”. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Là những thành viên trong ban cán sự lớp 9C trường THCS Thị Trấn Quốc Oai, chúng em đã đề ra các giải pháp để thực hiện trong phạm vi của lớp mình phụ trách. Được nhà trường nhất trí mở rộng đề tài, chúng em đã phổ biến những kinh nghiệm với các chi đội khác trong cuộc họp liên đội để có thực hiện trong toàn trường. IV: NỘI DUNG NGHIÊN CƯÚ Chúng em đã tiến hành khảo sát tâm lí của các bạn học sinh chưa ngoan và các bạn khác trong lớp bằng nhiều câu hỏi. Nghe các bạn trả lời, chúng em đã phần nào hiểu được tâm lí của các bạn. Một số câu hỏi mà chúng em đưa ra đối với các bạn là: 1.Vì sao mà bạn nói dối thầy cô?(VD nói dối về việc không làm bài tập, nói dối về lí do không học bài cũ, nói dối về việc nghỉ học, về việc không thực hiện các nội quy của nhà trường) 2. Bạn đã bao giờ có hành động quậy phá trong lớp, trong trường không? 3.Theo bạn để trở thành một học sinh ngoan có quá khó không? Bạn đã có những việc làm gì để trở thành một học sinh ngoan của lớp mình? 4.Bạn có thái độ như thế nào đối với những bạn học sinh chưa ngoan trong lớp, trong trường mình? Thái độ của bạn sẽ có tác dụng hay tác hại đối với bạn và 8 Đề tài nghiên cứu khoa học cũng là đối với tập thể lớp, từ đó quyền lợi của bạn có bị ảnh hưởng không? Vậy trách nhiệm của bạn đối với những bạn học sinh chưa ngoan là gì? 5.Trước những khuyết điểm của mình, bạn muốn thầy cô giáo có thái độ như thế nào? Nếu bị quát mắng và bị thầy cô thực hiện những biện pháp thật cứng rắn, bạn cảm thấy như thế nào? 6.Theo bạn, bạn bè có vai trò như thế nào đối với sự tiến bộ của những bạn học sinh chưa ngoan. 7.Những học sinh chưa ngoan ở trong lớp bạn trong trường bạn có nhiều không? Theo bạn là bao nhiêu phần trăm? 8.Theo bạn có nhiều trường hợp các bạn học sinh chưa ngoan nhưng lại biết cách che giấu để thầy cô không biết có nhiều không? 9.Những bạn học sinh chưa ngoan sợ nhất điều gì khi ở nhà trường? Từ việc nghiên cứu các bạn tâm lí các bạn học sinh chưa ngoan và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấy, em đã tìm ra những phương pháp tối ưu để từng bước tìm hiểu các bạn, giúp các bạn tiến bộ . Sau đây là một vài kinh nghiệm của bản thân em về vấn đề này. Em xin trao đổi cùng các thầy cô và các bạn qua đề tài này. 1.Biện pháp thứ nhất: Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên trong lớp để từ đó nắm được hoàn cảnh, tâm tư của các bạn trên cơ sở đó đề ra biện pháp thích hợp giúp bạn tiến bộ. Các bạn trong cùng một lớp là sẽ có nhiều điều kiện để thân thiết, gần gũi với nhau. Tuyệt đối không vì bạn có nhiều nhược điểm mà ta lánh xa bạn. Nếu làm như vậy bạn ngày càng phá phách hơn. Tuyệt đối không nên xem thường bạn hoặc phê phán bạn một cách thái quá hay gay gắt dẫn đến mâu thuẫn chỉ vì thi đua của lớp quá thấp. Các bạn chưa ngoan phần lớn là các bạn có lực học yếu kém dẫn đến bất mãn, không thiết tha gì đến học tập hay nói cách khác không có động cơ, ý thức học tập. Chính vì vậy các bạn ở trong lớp sẽ phải là những người gần gũi, trực tiếp quan tâm, động viên các bạn để các bạn không chán nản mà sinh ra phá phách. Các bạn trong lớp phải giúp bạn tìm thấy niềm vui khi đến trường từ đó có được động cơ, ý thức đúng đắn trong rèn luyện đạo đức và học tập. Trước mỗi biểu hiện không ngoan của các bạn, với tư cách là một thành viên trong lớp, là một lớp trưởng, em đã gần gũi với bạn để tìm hiểu nguyên nhân. Ví dụ: bạn Quang Huy lớp 9C đã từng cãi bướng với cô giáo trong giờ trả bài môn ngữ văn. Trong giờ kiểm tra trước đó, bạn đã không nộp bài vào đúng thời gian quy định. Bạn đã tự ý giữ lại bài kiểm tra thêm hai tiết để làm thêm sau đó mới nộp và cô giáo đã không thu bài. Khi trả bài cô giáo đã phê bình bạn trước lớp nhưng bạn lại lại cho rằng mình bị oan vì “em nộp bài mà cô giáo lại không thu”. Cô đã yêu cầu bạn nộp bản kiểm diểm để thành khẩn nhận lỗi song bạn lại có thái độ không tâm phục khẩu phục cô giáo. 9 Đề tài nghiên cứu khoa học Trong giờ ra chơi, với tư cách là một lớp trưởng, em đã gọi bạn ra ngoài hành lang để phân tích giúp bạn nhận ra cái sai của chính bạn. Em đã nói với bạn “Sao bạn lại cãi cô giáo như vậy? Bạn thì nghĩ xem nếu cô giáo thu bài của bạn thì có còn gì là công bằng với các bạn khác trong lớp. Mình nghĩ là bạn nên gặp trực tiếp xin lỗi cô giáo càng sớm càng tốt.”. Sau đó, bạn Huy đã hiểu ra cái sai của mình và đã thành khẩn nhận lỗi với cô giáo. Trong lớp học của chúng em, các bạn thường ở nhiều thôn khác nhau. Ở mỗi thôn, chúng em cử ra nhóm trưởng để nắm bắt hoàn cảnh, tình hình gia đình của các bạn, để có được một cách kịp thời những thông tin về sự thay đổi trong cuộc sống của các bạn. Có bạn đi học chỉ vì bố mẹ bắt buộc, có bạn muốn bỏ học nhưng bố mẹ không cho, các bạn đó đi học cho có mặt chứ không nhận thức được học để làm gì, học có tác dụng như thế nào đối với cuộc sống của mình. Có bạn gia đình biết là có cho đến trường thì con em họ cũng chẳng học hành được gì nhưng cứ cho đến trường, nhà trường quản lí hộ dẫu sao còn đỡ hơn là cho ở nhà. Những bạn này thường có thái độ bất cần, bất chấp nội quy của lớp, của trường và cũng chẳng sợ bất cứ một hình thức kỉ luật nào kể cả đuổi học. Việc phê phán bạn một cách thái quá gay gắt, đặt ra những yêu cầu đối với bạn như đối với các thành viên bình thường khác trong lớp chỉ mang lại kết quả không mong muốn. Với những bạn đó, yêu cầu chấp hành nội quy của lớp cũng phải được hạ thấp hơn sau đó nâng lên từ từ. Đối với những bạn này, việc gần gũi với các bạn quả là một vần đề không đơn giản, nếu thiếu tế nhị một chút thì khó mà có thể gần gũi với các bạn được, chẳng hạn thường xuyên phê bình, dùng nhiều lời xúc phạm đến các bạn đều có thể làm tổn thương đến mối quan hệ bạn bè. Hơn nữa vì các bạn thường xuyên vi phạm nên các bạn càng lẩn tránh tiếp xúc với các thành viên tích cực trong lớp, với ban cán sự lớp. Điều quan trọng là phải tìm ra được ưu điểm của bạn. Bạn có nhiều nhược điểm song không có nghĩa là không có ưu điểm gì. Bạn Trần Long lớp 9C trong các giờ học thường xuyên không ghi bài, vở bài tập thì dường như bỏ trắng. Trong giờ sinh hoạt, tổ trưởng và lớp trưởng không chú ý phê bình bạn mà lại tìm cách tuyên dương bạn. Tuy học yếu song bạn lại rất có tinh thần tập thể, trong các giờ thực hành bạn đều xung phong chuẩn bị các vật dụng cần thiết. Sau lần tuyên dương ấy bạn Long có một thái độ khác, em nhận thấy bạn Long có mong muốn gần gũi với mọi người hơn. Thế là trong buổi lao động hôm thứ 5, em đã tìm cách để nói chuyện với bạn cùng bạn. Dần dần mối quan hệ giữa em và bạn Long ngày thêm gần gũi, lúc đó bạn Long mới thật sự thổ lộ hết tâm tư của mình. Đó là vì bạn học yếu nên chán học và không muốn đi học nữa. Và em đã nói với bạn là: “Mình và các bạn khác trong lớp sẵn sàng giúp đỡ bạn để bạn có thể vươn lên trong học tập. Điều quan trọng là bạn có thực sự quyết tâm không?”. Sau đó, bạn Long đã thực sự có những tiến bộ rõ rệt, bạn không còn nằm trong danh sách học 10 [...]... hơn và việc giúp các bạn tiến bộ càng trở nên khó khăn hơn Cho nên chúng em thiết nghĩ tất cả các học sinh cần phải được đối xử bình đẳng không có sự phân biệt Điều này sẽ tạo ra động lực để các bạn phấn đấu Để có thể tìm hiểu tâm lí và có tác động tích cực tới các bạn chưa ngoan thì cần: - Điều tra nắm rõ nguyên nhân của các biểu hiện chưa ngoan của từng bạn - Nắm rõ tâm lý của từng bạn để đề ra biện. .. cầu tiến Mỗi bạn học sinh chưa ngoan phải tự ý thức được việc làm của mình như mục đích của việc đi học là gì, với các bạn trong lớp em là vấn đề con đường sắp tới của bạn là gì? Làm thế nào để thực hiện được điều đó? Xác định được những vấn đề đó, các bạn sẽ có ý thức quyết 18 Đề tài nghiên cứu khoa học tâm thực hiện và khi đã là một học sinh có lực học khá thì các bạn vốn trước chưa ngoan không còn... giúp các bạn nhận ra các mỗi nguy hại, những cám dỗ cần tránh xa trong cuộc sống hiện tại Theo em nghĩ cần đẩy mạnh các hoạt động giáo dục thông qua các tiết sinh hoạt lớp, sinh họat Đội, 15 phút đầu buổi, các hoạt động ngoại khoá để giáo dục hạnh kiểm các bạn học sinh Tuy vậy đối với các bạn chưa ngoan ngoài những biện 16 Đề tài nghiên cứu khoa học pháp giáo dục chung thì cần tổ chức các buổi sinh. .. Vi phạm nặng nhất của học sinh chưa ngoan là việc không chấp hành những quy định ,những yêu cầu của các thầy cô giáo Trên lớp nhiều thầy cô mải giảng bài nên không quan sát được hết những hành động nghịch ngợm, phá quấy của các bạn và cũng một phần là do các bạn tìm cách che giấu thầy cô Là những học sinh cùng học trong một lớp, nhiều bạn biết một cách tường tận hành động của bạn Cho nên điều cần làm... cần phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các hành động thiếu chuẩn xác, khi đã xác định được nguyên nhân chúng ta mới tìm ra biện pháp giáo dục phù hợp Khái niệm học sinh chưa ngoan chỉ có tính chất tương đối hoặc không nên phân định một cách rạch ròi Mỗi một bạn học sinh đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng Cho nên thái độ ác cảm, coi học sinh này thuộc từng nhóm khác nhau sẽ làm cho các bạn trở... khoa học sinh chưa ngoan trong sổ theo dõi của nhà trường nữa, cô giáo chủ nhiệm đã chính thức xóa tên bạn trong danh sách Để thấy được hết cá tính của các bạn học sinh chưa ngoan, các thành viên trong lớp cần tạo đựơc mối quan hệ gần gũi với các bạn, thật sự là chỗ dựa đáng tin cậy nhất của các bạn Với các bạn đó, chúng ta phải luôn cởi mở, chân tình Khi có được mối quan hệ tốt, những bạn chưa ngoan. .. phát sinh bởi tâm lí con người là lĩnh vực phức tạp và tế nhị nhất Chúng em sẽ cùng nhau thảo luận để tìm cách khắc phục những thiếu xót để hoàn thiện đề tài hơn nữa Em kính mong các thầy cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến thêm để em có thể bổ sung và hoàn thiện hơn công việc tìm hiểu tâm lí các bạn chưa ngoan và có thêm các biệ pháp tác động Em có mong muốn có nhiều điều kiện, thời gian để tiếp tục tìm. .. của các bạn một cách tự nhiên, không hề gượng ép Nó tạo ra sự hòa đồng giữa tất cả các bạn trong lớp chứ hoàn toàn không phải là chỉ hướng về các bạn học sinh chưa ngoan Sau những buổi sinh hoạt, thảo luận này, các bạn tự nhận thấy được thấy được trách nhiệm của mình để từ đó thay đổi suy nghĩ, nhận thức, hành động cho đúng với chuẩn mực 17 Đề tài nghiên cứu khoa học 5 .Biện pháp thứ năm: Giúp các bạn. .. tục tìm hiểu các bạn chưa ngoan, giúp các bạn điều chỉnh lại nhận thức, hành vi của mình góp phần xây dựng tập thể lớp và nhà trường vững mạnh Trên đây là một vài kinh nghiệm nho nhỏ của em trong quá trình làm cán sự của lớp 9C Trong phần trình bày chắc hẳn không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn PHẦN IV: KẾT LUẬN: Cảm hóa, giúp các bạn học sinh chưa ngoan. .. đề phù hợp để giúp các bạn tránh xa các trò chơi vô bổ Vào giờ sinh hoạt lớp em đã cùng nhau thảo luận về các chủ đề Game và các tác hại khôn lường của nó, chủ đề Vai trò của bạn bè trong cuộc sống, chủ đề chủ đề Làm thế nào để học tập tốt một bộ môn học nào đó Khi trao đổi các bạn đã nói lên những hiểu biết của mình về những vấn đề liên quan Nếu hiểu biết nào lệch lạc thì các bạn khác sẽ có ý kiến . hành khảo sát tâm lí của các bạn học sinh chưa ngoan và các bạn khác trong lớp bằng nhiều câu hỏi. Nghe các bạn trả lời, chúng em đã phần nào hiểu được tâm lí của các bạn. Một số câu hỏi mà. không? 9.Những bạn học sinh chưa ngoan sợ nhất điều gì khi ở nhà trường? Từ việc nghiên cứu các bạn tâm lí các bạn học sinh chưa ngoan và những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấy, em đã tìm ra những. ngợm, phá quấy của các bạn. và cũng một phần là do các bạn tìm cách che giấu thầy cô. Là những học sinh cùng học trong một lớp, nhiều bạn biết một cách tường tận hành động của bạn. Cho nên điều

Ngày đăng: 27/12/2014, 19:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan