XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ ĐỂ BẢO TỒN SẾU ĐẦU ĐỎ Ở KIÊN LƯƠNG KIÊN GIANG

70 12.3K 6
XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ ĐỂ BẢO TỒN SẾU ĐẦU ĐỎ Ở KIÊN LƯƠNG  KIÊN GIANG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sếu đầu đỏ là loài chim quí hiếm, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và Thế giới, đang bị đe dọa tuyệt chủng toàn cầu. Theo tín ngưỡng dân gian, Sếu đầu đỏ còn được gọi là chim Hạc là linh vật gắn liền với nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Mục tiêu chính của đề tài là xác định liệu người dân có sẵn lòng đóng góp tiền để bảo tồn loài sếu quý hiếm mang giá trị văn hóa dân tộc này hay không. Qua điều tra 160 hộ dân ở huyện Kiên Lương (Kiên Giang) và TP.HCM, sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM), đề tài đã đánh giá được nhận thức của người dân, xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả, ước lượng mức sẵn lòng đóng góp bình quân của người dân cho việc bảo tồn sếu đầu đỏ. Mặc dù việc trả tiền cho các giá trị môi trường khó nhìn thấy như việc bảo tồn những loài có nguy cơ tuyệt chủng còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy người dân sẵn sàng đóng góp tiền để bảo tồn sếu đầu đỏ. Mức đóng góp của người dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tín ngưỡng, thu nhập, trình độ học vấn… Áp dụng các kĩ thuật hồi quy và phương pháp toán học, đề tài xác định được mức đóng góp trung bình của người dân ở Kiên Lương và TP.HCM là 16.260 VNDthánghộ để bảo tồn sếu đầu đỏ. Khi loại bỏ những câu trả lời phản đối và không chắc chắn mức đóng góp trung bình là 21.815 VNDthánghộ. Tổng mức đóng góp của người dân ở Kiên Lương (Kiên Giang) và TP.HCM là 22.858.129.140 VNDtháng. Khi loại bỏ những câu trả lời phản đối và không chắc chắn tổng mức đóng góp là 30.667.287.035 VNDtháng. Đây chỉ mới là con số từ hai địa phương, nếu tính cho tất cả các địa phương trong cả nước, thì lợi ích thu được từ việc bảo tồn sếu đầu đỏ sẽ lớn hơn rất nhiều. Kết quả của đề tài là cơ sở cho các nhà làm chính sách tham khảo khi ra các quyết định để phát triển bền vững các vùng đồng cỏ ngập nước theo mùa.

NỘI DUNG TÓM TẮT BÙI QUANG THỊNH. Tháng 06 năm 2009. “Xác Định Mức Sẵn Lòng Trả Để Bảo Tồn Sếu Đầu Đỏ Ở Kiên Lương, Kiên Giang” BUI QUANG THINH. June 2009. “Willingness To Pay For Sarus Crane Conservation In Kien Luong District, Kien Giang Province” Sếu đầu đỏ là loài chim quí hiếm, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và Thế giới, đang bị đe dọa tuyệt chủng toàn cầu. Theo tín ngưỡng dân gian, Sếu đầu đỏ - còn được gọi là chim Hạc - là linh vật gắn liền với nền văn hóa dân tộc Việt Nam. M ục tiêu chính của đề tài là xác định liệu người dân có sẵn lòng đóng góp tiền để bảo tồn loài sếu quý hiếm mang giá trị văn hóa dân tộc này hay không. Qua điều tra 160 hộ dân ở huyện Kiên Lương (Kiên Giang) và TP.HCM, sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM), đề tài đã đánh giá được nhận thức của người dân, xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả, ước l ượng mức sẵn lòng đóng góp bình quân của người dân cho việc bảo tồn sếu đầu đỏ. Mặc dù việc trả tiền cho các giá trị môi trường khó nhìn thấy như việc bảo tồn những loài có nguy cơ tuyệt chủng còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy người dân sẵn sàng đóng góp tiền để bảo tồn sếu đầu đỏ. Mức đóng góp c ủa người dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tín ngưỡng, thu nhập, trình độ học vấn… Áp dụng các kĩ thuật hồi quy và phương pháp toán học, đề tài xác định được mức đóng góp trung bình của người dân ở Kiên Lương và TP.HCM là 16.260 VND/tháng/hộ để bảo tồn sếu đầu đỏ. Khi loại bỏ những câu trả lời phản đối và không chắc chắn mức đóng góp trung bình là 21.815 VND/tháng/hộ. Tổng m ức đóng góp của người dân ở Kiên Lương (Kiên Giang) và TP.HCM là 22.858.129.140 VND/tháng. Khi loại bỏ những câu trả lời phản đối và không chắc chắn tổng mức đóng góp là 30.667.287.035 VND/tháng. Đây chỉ mới là con số từ hai địa phương, nếu tính cho tất cả các địa phương trong cả nước, thì lợi ích thu được từ việc bảo tồn sếu đầu đỏ sẽ lớn hơn rất nhiều. Kết quả của đề tài là cơ sở cho các nhà làm chính sách tham khảo khi ra các quyết định để phát triển bền vững các vùng đồng cỏ ngập nước theo mùa. v MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii DANH MỤC CÁC BẢNG ix DANH MỤC CÁC HÌNH x DANH MỤC PHỤ LỤC xi CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1. Phạm vi không gian 3 1.3.2. Phạm vi thời gian 3 1.4. Bố cục luận văn 4 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 5 2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan 5 2.1.1 Nghiên cứu “Định giá giá trị kinh tế của việc bảo tồn loài cò thìa mặt đen ở Macao” 5 2.1.2. Nghiên cứu “Sẵn lòng trả cho việc bảo tồn cá nhám voi tại Sorsogon, Philippines” 6 2.1.3. Nghiên cứu “ Ước lượng mức sẵn lòng trả cho bảo tồn tê giác Việt Nam” 7 2.1.4. Nghiên cứu “Định giá việc bảo tồn đa dạng sinh học tại vùng di sản thế giới: Giá trị không sử dụng của người dân đối với bãi đá ngầm Tubbataha thuộc công viên biển quốc gia Philippines” 7 2.2 Tổng quan địa điểm nghiên cứu 9 2.2.1. Vị trí địa lý 9 2.2.2. Dân số 9 2.2.3. Khí hậu thời tiết 9 2.2.4. Diện tích, địa hình và thủy văn 9 2.2.5. Đa dạng sinh học 10 vi 2.2.6. Lịch sử hình thành 11 2.2.7. Các vấn đề về bảo tồn 12 2.2.8. Giá trị du lịch 13 CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1. Cơ sở lý luận 15 3.1.1 Khái niệm loài có nguy cơ tuyệt chủng 15 3.1.2 Sách đỏ 15 3.1.3 Thông tin về loài sếu đầu đỏ 18 3.1.4 Tổng giá trị kinh tế 21 3.1.5. Các kỹ thuật định giá giá trị không có thị trường 23 3.1.6. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) 24 3.2. Phương pháp nghiên cứu 31 3.2.1. Tiến trình thực hiện nghiên cứu 31 3.2.2. Công cụ khảo sát 31 3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 33 3.2.4. Phương pháp phân tích 34 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37 4.1. Đánh giá nhận thức, thái độ của người dân về sự quan tâm đến môi trường và về việc bảo tồn những loài có nguy cơ tuyệt chủng 37 4.1.1. Đánh giá thái độ và sự quan tâm đến môi trường 37 4.1.2. Nhận thức về việc bảo tồn những loài có nguy cơ tuyệt chủng 38 4.2. Đánh giá nhận thức của người dân về loài sếu đầu đỏ. 40 4.2.1. Hiểu biết của người dân về loài sếu đầu đỏ 40 4.2.2. Nguồn tiếp nhận thông tin 41 4.2.3. Đánh giá yếu tố văn hóa tín ngưỡng. 42 4.3. Thông tin chung về người phỏng vấn 42 4.3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội 42 4.3.2. Thống kê nghề nghiệp người được phỏng vấn 43 4.3.3. Thống kê tôn giáo người được phỏng vấn 44 4.3.4. Mức sẵn lòng trả 45 4.3.5. Lý do sẵn lòng trả 45 vii 4.3.6. Lý do không đồng ý trả 47 4.4. Sự hiệu chỉnh câu trả lời phản đối và không chắc chắn. 47 4.4.1. Hiệu chỉnh câu trả lời phản đối 47 4.4.2. Hiệu chỉnh câu trả lời không chắc chắn. 48 4.5. Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình 49 4.5.1. Mô hình hồi quy logit chưa hiệu chỉnh. 49 4.5.2. Mô hình hồi quy logit đã hiệu chỉnh. 54 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57 5.1. Kết luận 57 5.2. Kiến nghị 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTTN Bảo tồn thiên nhiên CV Định giá ngẫu nhiên CVM Phương pháp định giá ngẫu nhiên HST Hệ sinh thái ICF Hội Sếu Quốc tế IUCN Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn STTNSV Sinh thái và Tài nguyên sinh vật TCM Phương pháp chi phí du hành TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân VND Việt Nam đồng WTA Mức sẵn lòng nhận đền bù WTP Mức sẵn lòng trả ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Phân loại khoa học 19 Bảng 3.2. Số lượng sếu đầu đỏ ở Việt Nam và Campuchia năm 2001-2007 21 Bảng 3.3. Các Biến Đưa Vào Mô Hình 35 Bảng 4.1. Những Vấn Đề Môi Trường Được Người Trả Lời Quan Tâm 37 Bảng 4.2. Nhận Thức về Loài Có Nguy Cơ Tuyệt Chủng 38 Bảng 4.3. Nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo tồn những loài có nguy cơ tuyệt chủng 39 Bảng 4.4. Lý Do Bảo Tồn Những Loài Có Nguy Cơ Bị Tuyệt Chủng 40 Bảng 4.5. Hiểu Biết của Người Dân về Loài Sếu Đầu Đỏ 40 Bảng 4.6. Nguồn Tiếp Nhận Thông Tin 41 Bảng 4.7. Đánh Giá Nhận Thức của Người Dân về Giá Trị Văn Hóa Tâm Linh 42 Bảng 4.8. Đặc Điểm Kinh Tế Xã Hội của Người được Phỏng Vấn 43 Bảng 4.9. Thống Kê Nghề Nghiệp Người được Phỏng Vấn 44 Bảng 4.10. Tôn Giáo của Người Được Phỏng Vấn 44 Bảng 4.11. Thống Kê Số Lượng Người Sẵn Lòng Trả 45 Bảng 4.12. Thống Kê Lý Do Sẵn Lòng Trả 46 Bảng 4.13. Thống kê Lý Do Không Sẵn Lòng Trả 47 Bảng 4.14. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit chưa hiệu chỉnh. 49 Bảng 4.15. Khả Năng Dự Đoán Của Mô Hình Hồi Quy Chưa Hiệu Chỉnh 51 Bảng 4.16. Bảng Thống Kê Đặc Điểm Các Biến Mô Hình Chưa Hiệu Chỉnh. 52 Bảng 4.17. Đánh giá về phương thức chi trả 53 Bảng 4.18. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit Đã Hiệu Chỉnh 54 Bảng 4.19. Khả Năng Dự Đoán của Mô Hình Hồi Quy Đã Hiệu Chỉnh 55 Bảng 4.20. Bảng Thống Kê Đặc Điểm Các Biến Mô Hình Hồi Quy Đã Hiệu Chỉnh 55 x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1 Các Cấp Đánh Giá theo Sách Đỏ IUCN 17 Hình 3.2 Sếu đầu đỏ 19 Hình 3.3 Tình trạng bảo tồn sếu đầu đỏ 19 Hình 3.4. Sơ Đồ Lượng Giá Tổng Giá Trị Kinh Tế và Xu Hướng Ít Tính Đến 22 xi DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục A. Mô Hình Hồi Quy Logit Chưa Hiệu Chỉnh 63 Phụ lục B. Mô Hình Hồi Quy Logit Đã Hiệu Chỉnh 65 Phụ lục C. Phiếu điều tra 67 Phụ lục D. Những hình ảnh liên quan đến sếu đầu đỏ 78 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng trong sự tiến hóa, duy trì hệ thống tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, đa dạng sinh học ở nhiều quốc gia trên thế giới đang bị suy giảm nghiêm trọng bởi các hoạt động của con người. Ước tính gần đây mỗi ngày trên thế giới có khoảng 40-100 loài bị tuyệt chủng (Chambers và Whitehead, 2003). Theo Kế Hoạch Hành Động Quốc Gia Về Đa Dạng Sinh Học, tốc độ tuyệt chủng các loài bị đe dọa ở Việt Nam trong thập niên vừa qua cao hơn cao hơn 1.000 lần tốc độ tuyệt chủng tự nhiên. Thực tiễn ở nhiều nơi cho thấy việc xác định giá trị kinh tế từ việc bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng có ý nghĩa quan trọng. Nó giúp cho các nhà quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, các nhà hoạch định chính sách, các cấp chính quyề n, cả xã hội và từng người dân ý thức được giá trị kinh tế của việc bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng (IUCN, 2008) từ đó có những quyết định đầu tư, hỗ trợ, đóng góp, cũng như tìm được nguồn tài chính để tài trợ cho việc bảo tồn này. Để định rõ hiệu quả kinh tế của các chương trình bảo tồn cụ thể, cần phải so sánh chi phí với lợ i ích của việc bảo tồn (Chambers và Whitehead, 2003). Chi phí bảo tồn nói chung có thể dễ ước tính. Tuy nhiên, việc lượng giá lợi ích từ việc bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng là không đơn giản vì dịch vụ bảo tồn động vật hoang dã không được mua bán trên thị trường. Phương pháp định giá ngẫu nhiên CVM (Mitchell và Carson, 1989) được sử dụng phổ biến nhất để lượng giá giá trị kinh tế của hàng hóa môi trường, như bảo tồ n loài hoang dã, bằng cách tạo ra thị trường giả định để xác định mức sẵn lòng trả (WTP). Mặt thuận lợi của CVM là nó có thể ước tính tổng giá trị kinh tế của các tiện nghi môi trường bằng câu hỏi (Bandara và Clem, 2004) 2 Huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang là một trong những khu vực có hệ động thực vật vô cùng phong phú, đặc biệt là sếu đầu đỏ. Đây là loài chim quí hiếm, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và Thế giới, bị đe dọa tuyệt chủng toàn cầu. Sếu đầu đỏ là nguồn gen quý, có giá trị khoa học và thẩm mỹ (IUCN, 2000). Theo dân gian Việt Nam, Sếu đầu đỏ - còn được gọi là chim Hạc - là linh vật gắn liền với nền văn hóa dân tộ c Việt Nam. Trong các đình, chùa và trên nhiều bàn thờ của gia đình người Việt Nam có thờ chim Hạc. Tuy nhiên, số lượng sếu hằng năm giảm đi rõ rệt. Điển hình là ở Hòn Chông (Kiên Lương), nếu như năm 2002, đàn sếu về đây là 336 con thì đến tháng tư năm 2007 chỉ còn 15 con (Hội Sếu Quốc Tế, 2007). Nguyên nhân chính làm giảm số lượng sếu đầu đỏ là do các hoạt động của con người nh ư chuyển đổi rầm rộ các đồng cỏ ngập nước theo mùa thành vuông tôm, ruộng lúa, phát triển đô thị, xây dựng các nhà máy xí nghiệp…khiến môi trường sống của Sếu đầu đỏ bị xâm hại nghiêm trọng. Tìm kiếm nguồn tài chính cho việc bảo tồn vùng đồng cỏ tự nhiên là quan trọng, “nếu không khẩn cấp bảo tồn vùng đồng cỏ tự nhiên ở Kiên Lương thì chuyện sếu biến mấ t là khó tránh khỏi” (Trần Triết, 2006). Bởi vì ngân sách chính phủ đầu tư để bảo tồn các loài bị đe dọa thường không đầy đủ và ổn định, nên việc tiến hành một nghiên cứu xác định mức sẵn lòng đóng góp của người dân để bảo tồn sếu đầu đỏ ở Kiên Lương là cần thiết. Từ đó giúp chính quyền địa phương có cơ sở cho việc lập kế hoạ ch phát triển, đầu tư tài chính và đặc biệt là việc bảo tồn và tái tạo cảnh quan môi trường của Kiên Lương để khai thác và phát triển một cách bền vững, cũng như tìm được nguồn tài chính để tài trợ cho việc bảo tồn loài sếu đầu đỏ. Vì thế, được sự chấp thuận của khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TP.HCM, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG TRẢ ĐỂ BẢO TỒN SẾU ĐẦU ĐỎ Ở KIÊN LƯƠNG, KIÊN GIANG” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Xác định mức sẵn lòng trả để bảo tồn loài sếu đầu đỏ ở Kiên Lương, Kiên Giang bằng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM), từ đó giúp chính quyền địa phương có cơ sở cho việc lập kế hoạch phát triển, đầu tư tài chính và đặc biệt là bảo [...]... thuyết, mức sẵn lòng trả và nhận đền bù có giá trị tương đương nhưng thực tế khác nhau hoàn toàn Khi hỏi về mức sẵn lòng trả người được hỏi thường trả lời mức sẵn lòng trả tối thiểu nhưng khi hỏi về mức sẵn lòng nhận đền bù họ sẽ trả lời mức nhận đền bù tối đa vì mức sẵn lòng trả chịu ảnh hưởng bởi giới hạn thu nhập của người được phỏng vấn còn mức sẵn lòng nhận đền bù 26 thì không bị ảnh hưởng Điều... như: việc bảo tồn các khu rừng tự nhiên, các khu vực hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài Bowker và Stoll (1988) đã ước lượng rằng các cá nhân có thể trả 22$/năm để bảo tồn loài sếu châu Mỹ, Boyle và Bishop (1987) chỉ ra rằng các cá nhân sẽ trả 11$/năm để bảo tồn đại bàng trọc… Sau đây là các nghiên cứu tiêu biểu về xác định mức sẵn lòng trả cũng như giá trị kinh tế của việc bảo tồn loài... phỏng vấn các cá nhân thì cho kết quả cao hơn, cụ thể là 437 PhP ở Quezon , 285 PhP ở Cebu và 498 PhP ở Puerto Princesa Tổng mức sẵn lòng trả của toàn xã hội được xem là lợi ích xã hội của việc bảo tồn đa dạng sinh học ở khu bảo tồn quốc gia về san hô ở Tubbataha thì được tính bằng cách cộng các mức sẵn lòng trả ở mỗi nơi Tổng mức sẵn lòng trả của toàn xã hội tại ba khu vực nghiên cứu theo cách tiếp cận... triệu PhP (hay 2,5 triệu USD) mỗi năm Còn mức sẵn lòng trả của toàn xã hội tính theo phương pháp phỏng vấn cá nhân là 269 triệu PhP Như vậy, thông qua việc tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan, đề tài này cũng sẽ áp dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để xác định mức sẵn lòng trả của người dân cho việc bảo tồn loài Sếu đầu đỏ ở Kiên Lương, Kiên Giang Điều mới mẻ của đề tài là đánh giá xem... người dân cho việc bảo tồn sếu đầu đỏ - Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản lý và bảo tồn sếu đầu đỏ 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài chọn địa bàn huyện Kiên Lương để tiến hành nghiên cứu vì đây là nơi tập trung lượng sếu đầu đỏ nhiều nhất ở Việt Nam trong mùa khô Nhưng trong những năm gần đây, môi trường sống của sếu đầu đỏ bị xâm hại nên số lượng sếu giảm đi rõ... lại Ví dụ: Thay vì 25 trả lời mức sẵn lòng trả cho việc cải thiện chất lượng môi trường nước của một đoạn sông, người được điều tra có thể đưa ra giá trị sẵn lòng trả cho việc cải thiện chất lượng môi trường nước của cả dòng sông đó - Sai lệch giữa mức sẵn lòng trả và sẵn lòng nhận đền bù - Sai lệch do điểm khởi đầu (Starting point bias) khi xây dựng các bảng điều tra mức sẵn lòng trả Bên cạnh đó cũng... thiệt hại sẽ sẵn lòng trả tiền để ủng hộ việc bảo tồn trong khu bảo tồn và nguồn nước xung quanh Hầu hết người dân sẵn sàng trả để bảo tồn vùng gần bờ biển cho các thế hệ mai sau Bằng phương pháp định giá ngẫu nhiên với việc phỏng vấn các tổ chức, kết quả thu được về mức sẵn lòng trả trung bình một năm ở Quezon là 233 PhP, Cebu là 135 PhP và Puerto Princesu là 278 PhP Và cũng dùng phương pháp định giá... biết mức sẵn lòng trả là bao nhiêu để trả lời - Payment Card Một loạt các mức giá được viết lên thẻ và người trả lời được yêu cầu chọn một mức giá Cách hỏi này thường đem lại mức sẵn lòng trả thấp, vì trong một loạt mức giá được ghi trên thẻ thì các mức giá thấp thường được người trả lời chú ý hơn - Bidding Games Phỏng vấn viên đưa ra mức giá đầu tiên và yêu cầu người được phỏng vấn trả lời Nếu được trả. . .tồn và tái tạo cảnh quan môi trường của Kiên Lương để khai thác và phát triển một cách bền vững 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá nhận thức, thái độ của người dân về sự quan tâm đến môi trường và về việc bảo tồn những loài có nguy cơ tuyệt chủng - Đánh giá nhận thức của người dân về loài sếu đầu đỏ - Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng đóng góp - Ước lượng mức sẵn lòng đóng góp... yếu tố văn hóa tâm linh có ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của người dân Việt Nam để bảo tồn loài sếu đầu đỏ hay không 8 2.2 Tổng quan địa điểm nghiên cứu 2.2.1 Vị trí địa lý Huyện Kiên Lương nằm phía Tây Bắc tỉnh Kiên Giang, giáp vịnh Thái Lan và có chung biên giới với Campuchia Huyện có 1 thị trấn: thị trấn Kiên Lương, 10 xã: Bình An, Bình Trị, Dương Hoà, Hoà Điền, Kiên Bình, Phú Lợi, Phú Mỹ, Tân Khánh . thành lập một liên doanh với một Công ty Đài Loan. Liên doanh này có tên là Kiên Tài được phép quản lý 60.000 ha rừng sản xuất, trong đ ó có 33.868 ha thuộc thị xã Hà Tiên. Liên doanh này đã tiến. Bảng 4.11. Thống Kê Số Lượng Người Sẵn Lòng Trả 45 Bảng 4.12. Thống Kê Lý Do Sẵn Lòng Trả 46 Bảng 4.13. Thống kê Lý Do Không Sẵn Lòng Trả 47 Bảng 4.14. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit chưa. một hệ thống kênh rạch chằng chịt và do vậy mang một số đặc trưng nước lợ. Đất ở đây ưu thế là đất phèn rất dễ bị acid hoá nếu bị phơi khô, chẳng hạn do tăng cường thoát nước theo các hệ thống

Ngày đăng: 27/12/2014, 15:26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan