DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN TẠI TỈNH TIỀN GIANG

29 1.2K 8
DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN TẠI TỈNH TIỀN GIANG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Trong thời gian gần đây rất nhiều nước thành công và phát triển trong lĩnh vực du lịch. Trong đó quan trọng nhất là dịch vụ du lịch sinh thái, đây là vấn đề không những chỉ tồn tại như một khái niệm mà còn là một đề tài đáng để suy ngẫm. Tuy vậy một vài nơi nó xuất hiện không thường xuyên và khá yếu ớt, ít được chú ý tới. Song ở nhiều nơi khác trên thế giới vấn đề phát triển du lịch sinh thái lại rất được Chính phủ quan tâm, thường xuất hiện trên các bản tin chính hay các quảng cáo thương mại công cộng nhằm thu hút mọi người. Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm năng về nguồn lực du lịch cả về tự nhiên lẫn nhân văn. Khách nước ngoài đến Việt Nam đều đánh giá cao vẻ đẹp đất nước ta. Hàng loạt các địa danh có thể sử dụng phục vụ khách du lịch, bên cạnh đó nhiều điểm vẫn còn chưa được khai thác. Thật khó mà liệt kê hết tất cả những điểm có sức thu hút khách. Cùng với sự phát triển của du lịch nói chung, trong những năm gần đây du lịch sinh thái Việt Nam cũng phát triển nhanh chóng. Bên cạnh những tiềm năng và triển vọng, sự phát triển của du lịch sinh thái ở Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức to lớn. Đặc biệt là các tỉnh miền Tây Nam Bộ hay đổng bằng sông Cửu Long có rất nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, con người để xây dựng các địa điểm du lịch sinh thái đặc biệt là du lịch miệt vườn thu hút các du khách gần xa biết được nhiều hơn về các vùng thiên nhiên,con người miền quê Việt Nam. Chính vì vậy nhóm chúng em với mong muốn được tìm hiểu thêm nhiều kiến thức cả về kinh tế, chính trị, xã hội tạo ra giá trị lợi nhuận và tạo ra các giá trị xã hội cao hơn đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái tự nhiên cũng như đầu tư phát triển du lịch quảng bá cho nước nhà đã quyết định thực hiện dự án: “DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI - MIỆT VƯỜN TẠI TỈNH TIỀN GIANG” DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI- MIỆT VƯỜN TẠI TỈNH TIỀN GIANG I. DU LỊCH SINH THÁI. 1. Khái niệm: - Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái: "Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm tại các điểm tự nhiên, kết hợp với bảo vệ môi trường và cải thiện phúc lợi của người dân địa phương" (Lindberg và Hawkins, 1993). - Theo Tổ chức bảo vệ thiên nhiên thế giới (IUCN) đưa ra định nghĩa này cụ thể hơn cho rằng "Du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hoá đó tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra ích lợi cho những người dân địa phương tham gia tích cực" (Ceballos-Lascuráin, 1996). 2. Những yêu cầu cơ bản. - Yêu cầu đầu tiên: Để có thể tổ chức được du lịch sinh thái cũng như du lịch miệt vườn là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao. Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu và động thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp (agri-cultural ecology), sinh thái khí hậu (ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human ecology). Như vậy có thể nói du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên (natural - based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại và phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng và tính đa dạng sinh học cao nói chung, phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên, những khu rừng đa dạng và ở các vùng nông thôn, miền quê sông nước tự nhiên như các tỉnh miền Tây Nam Bộ hoặc các trang trại điển hình. - Yêu cầu thứ hai: Có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ở 2 điểm:  Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách du lịch sinh thái, người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am hiểu cac đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương. Ngoài ra điều cần thiết phải cộng tác với người dân địa phương để có được những hiểu biết tốt nhất, lúc đó người hướng dẫn viên chỉ đóng vai trò là một người phiên dịch giỏi cho những du khác nước ngoài.  Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyên tắc. Các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý quang cảnh tự nhiên, giá trị xã hội. Ngược lại, các nhà điều hành du lịch sinh thái phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và khung cảnh, văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và du khách. - Yêu cầu thứ ba: Nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạt động du lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó du lịch sinh thái cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”. Khái niệm “ sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội. Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lượng khách đến một địa điểm vào cùng một thời điểm. Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa khách du lịch mà khu vực có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn về không gian đối với mỗi du khách cũng như nhu cầu sinh hoạt của họ. Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đời sống văn hoá-xã hội, kinh tế-xã hội của khu vực. Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập. Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giói hạn này thì năng lực quản lý ( lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý ) của khu du lịch sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội. - Yêu cầu thứ tư: Là thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết của khách du lịch. Việc thoả mãn mong muốn này của khách du lịch sinh thái về những kinh nghiệm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành du lịch sinh thái. Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì mà họ quan tâm. 3. Nguyên t c c b n.ắ ơ ả - Phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trường, tăng cường và khuyến khích trách nhiêm đạo đức đối với môi trường tự nhiên. - Không được làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường, những nguyên tắc về môi trường không những chỉ áp dụng cho những nguồn tài nguyên bên ngoài (tự nhiên và văn hoá) nhằm thu hút khách mà còn bên trong của nó. - Tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúc đẩy sự công nhận các giá trị này . - Các nguyên tắc về môi trường và sinh thái cần phải đặt lên hàng đầu do đó mỗi người khách du lịch sinh thái sẽ phải chấp nhận tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp nhận sự hạn chế của nó hơn là làm biến đổi môi trường cho sự thuận tiện cá nhân. - Phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa phương và đối với ngành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, văn hoá, xã hội hay khoa học). - Phải đưa ra những kinh nghiệm đầu tay khi tiếp xúc với môi trường tự nhiên, đó là những kinh nghiệm được hoà đồng làm tăng sự hiểu biết hơn là đi tìm cái lạ cảm giác mạnh hay mục đích tăng cường thể trạng cơ thể. - Cần có sự đào tạo và phối hợp đối với tất cả các ban nghành chức năng: địa phương, chính quyền, tổ chức đoàn thể, hãng lữ hành và các khách du lịch (trước, trong và sau chuyến đi). 4. Các đặc điểm thiên nhiên miền tây thuận lợi. Đối với Việt Nam, du lịch sinh thái được xem là một loại hình du lịch đặc thù, có tiềm năng và được ưu tiên phát triển trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam khi bước vào thế kỉ XXI. Các loại hình của du lịch sinh thái mà du lịch Việt Nam đã và đang khai thác: - Du lịch sông nước, miệt vườn. - Du lịch sinh thái chữa bệnh. - Du lịch văn hóa nghỉ dưỡng. - Du lịch sinh thái vùng núi, vùng biển. - Du lịch sinh thái khám phá vùng cao. Trong đó du lịch sinh thái miệt vườn là hình thức du lịch có tiềm năng và có khả năng khai thác tận dụng tối đa thuận lợi của các tỉnh miền Tây. Du lịch miệt vườn hay homestays là cách du lịch thực tế và trải nghiệm cuộc sống, trải nghiệm chính mình trên mảnh đất quê hương thanh bình, trực tiếp nghỉ và trải nghiệm tại nhà dân, xem cách họ sinh hoạt hằng ngày, được đi thuyền trên sông, ăn trái cây tại vườn, câu cá, thưởng thức những điều dân gian giản dị ở đây Du lịch sinh thái homestay gắn liền với sự phát triển của cộng động địa phương, cộng đồng cùng nhau tham gia hoạt động du lịch, vừa sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, nền văn hóa bản địa nhưng luôn chú ý bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giữ nền văn hóa địa phương mình không bị đồng hóa với những nền văn minh khác, như vậy du lịch sinh thái mới có thể phát triển bền vững được. Trách nhiệm của khách du lịch homestay cũng chính là trách nhiệm của khách du lịch sinh thái, chính vì khách có những hiểu biết và quan tâm đến môi trường tự nhiên nên tham gia cùng ăn ở, sinh hoạt với người dân địa phương, vì vậy họ không đòi hỏi quá cao trong ăn uống, ngủ nghỉ, họ cần một không gian thật gần với tự nhiên. II. TÓM TẮT DỰ ÁN. - Tên dự án: ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI- MIỆT VƯỜN TẠI TỈNH TIỀN GIANG - Đơn vị lập dự án: Nhóm SaigonFire, lớp D11CQQT01, trường Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông thành phố Hồ Chí Minh. - số 97 Man Thiện, Phường Hiệp Phú, Q.9, TP.HCM. - Đặc điểm đầu tư: Loại hình du lịch sinh thái miệt vườn sông nước. - Địa điểm: Tỉnh Tiền Giang. - Mục tiêu, nhiêm vụ chủ yếu: Mang lại lợi nhuận cho công ty, giá trị kinh tế xã hội cao, tạo ý thức bảo vệ thiên nhiên tươi đẹp.  Phát triển khu vực,tạo giá trị kinh tế cho các tỉnh, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.  Giúp người dân khu vực nâng cao đời sống, kết nối các khu vực.  Thỏa mãn tối đa nhu cầu khách du lịch,đáp ứng đúng tính chất của du lịch sinh thái.  Bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên miền quê phát triển nhưng không mất vẻ tự nhiên vốn có. - Dịch vụ chủ yếu:  Nghỉ tại nhà người dân khu vực, xem cách người dân làm việc hằng ngày.  Được ăn thử trái cây tại các vườn tự trồng ở nhà dân và được mua với giá ưu đãi.  Được đi thuyền trên sông tham quan chợ nổi miền Tây, được câu cá, tôm, cua, thư giãn và thưởng thức các món ăn dân dã cho chính mình làm hoặc người dân làm.  Được tham quan những khu rừng tự nhiên xung quanh, khám phá những khung cảnh hoang sơ chưa được khai phá  Được nghe các làn điệu dân ca, cải lương đậm chất quê hương Việt Nam - Công suất thực hiện: 85-95%. - Hiệu suất thực hiện: 65-80% . - Nguồn nguyên liệu: Sử dụng tối đa nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên, nguồn nhân lực điều động. - Hình thức đầu tư: Góp vốn của các thành viên , kêu gọi thêm các nhà đầu tư vừa và nhỏ hỗ trợ, vay ngân hàng. - Giải pháp thực hiện dự án:  Tất cả từ những thứ người dân đã có sẵn.  Đầu tư bổ sung thêm để hoàn thiện:  Hệ thống xuồng, thuyền mới, những người có kinh nghiệm chèo lái.  Phát triển nhà ở người dân phù hợp, gắn thêm quạt, giường, mở rộng nơi ở.  Xây cầu để thận tiện đi lại giữa các nơi, trang trí khu du lịch phù hợp, thuận lợi.  Nâng cấp hệ thống nhà vệ sinh, trang thiết bị y tế, làm sạch môi trường xung quanh khu du lịch để tạo cảnh quan đẹp hơn và vệ sinh hơn, chống muỗi, ký sinh.  Hệ thống kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm thực hiện việc thi cộng, có các hướng dẫn viên du lịch nhiệt tình, giỏi ngoại ngữ, địa lý hoặc có thể nhờ những người dân trực tiếp làm hướng dẫn và có người hỗ trợ ngoại ngữ.  Trang phục miền tây cho du khách hòa hợp với thiên nhiên, con người ở đây, tạo trải nghiệm thực hơn  Thuê các chuyên gia nông nghiệp hỗ trợ người dân trồng trọt, nuôi thủy sản có khoa học để có sản lượng tốt đáp ứng nhu cầu khách du lịch.  Nâng cao ý thức người dân, trình độ giao tiếp, tiếp xúc trực tiếp khách du lịch, tạo ra mối quan hệ vui vẻ.  Xây dựng các phòng ban quản lí khu du lịch. - Thời gian bắt đầu và hoàn thành: Bắt đầu từ 30/112013 và hoàn tất đưa vào phục vụ tháng 1/6/2014. - Tổng vốn đầu tư và nguồn cung cấp tài chính: 8 tỷ đồng ( chi phí dự trù 6 tỷ). - Thị trường tiêu thụ:  Khách du lịch trong nước (đặc biệt thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hà Nội )  Khách du lịch nước ngoài. - Ảnh hưởng của dự án tới nền kinh tế- xã hội nước ta:  Phát triển kinh tế ở các địa phương thực hiện.  Tạo ra công ăn việc làm tốt, nâng cao đời sống người dân khu vực.  Mang lại sự thỏa mãn, hài lòng cho du khách. Làm việc hiệu quả tốt hơn sau một chuyến du lịch bổ ích.  Mang văn hóa miền Tây giới thiệu khắp nơi trong nước và cả nước ngoài. Cơ hội giới thiệu và kinh doanh được trái cây, thủy sản trong nước và xuất khẩu cao.  Cơ sở pháp lý thực hiện: - Luật doanh nghiệp của Việt Nam năm 2005. - Giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp. - Luật đầu tư của Việt Nam số 59 /2005/QH11 ngày 29/11/2005. - Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp. - Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật của luật doanh nghiệp năm 2005. - Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/09/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng - Nghị định số 124/2008/NĐ-CP của chính phủ ngày 11/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế thu nhập nghiệp. - Thông tư số 130/2008/TT-BTC của bộ tài chính ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hướng dẫn nghị định 124/2008/NĐ- CP ngày 11/12/2008 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp. - Thông tư 141/2013/TT-BTCvề việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 92/2013/NĐ- CP ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng. - Quyết định 34/2006/QĐ-UBND về việc xác định các địa điểm cấm và khu vực cấm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành. - Quyết định 40/2011/QĐ-UBND phê duyệt đơn giá thuê đất, khung giá thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành. - Quyết định 40/20 12 /QĐ-UBND ban hành Quy định về khuyến khích, hỗ trợ và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành. - Quyết định 46/2011/QĐ-UBND quy định về giá đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2012 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành. - Quyết định 48/2011/QĐ-UBND quy định giá tính thuế tài nguyên đối với tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành. III. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG Tỉnh Tiền Giang là tỉnh vừa ven biển thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, vừa nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70 km theo quốc lộ 1Avà cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc. Đất Tiền Giang được khai phá đồng thời với vùng đất Biên Hoà, Gia Định ở miền Đông. Ngay từ thế kỷ XVII, vùng đất này đã được nhiều người biết đến với tên gọi Mỹ Tho đại phố, cùng với Cù lao Phố ở Biên Hòa, Mỹ Tho là một trong hai thương cảng lớn nhất của Nam Bộ bấy giờ. Năm 1731, vùng đất Mỹ Tho đại phố được đặt làm đạo Trường Đồn, năm 1772 được đổi thành huyện Kiến An và năm 1802 trở thành trấn Định Tường. Năm 1832, trấn Định Tường được đổi thành tỉnh Định Tường. Năm 1867, Pháp chia tỉnh Định Tường thành hai tỉnh Mỹ Tho và Gò Công. Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Mỹ Tho và tỉnh Gò Công thời Pháp hợp nhất thành tỉnh Định Tường, đồng thời chính quyền Sài Gòn lập thêm tỉnh Gò Công mới. Sau 30-04-1975, tỉnh Định Tường và tỉnh Gò Công hợp nhất thành tỉnh Tiền Giang. Ngày nay, Tiền Giang là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của cả nước. Tỉnh có nhiều nông sản có giá trị cao như: lúa gạo, trái cây, thủy hải sản Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2012 của tỉnh đạt 8239 tỷ VNĐ (theo Tổng cục Thống kê), đứng thứ 4 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (sau các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp). Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 của tỉnh đạt 7982,6 tỷ VNĐ (theo Tổng cục Thống Kê), đứng thứ 7 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (sau thành phố Cần Thơ, tỉnh Long An, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Cà Mau và tỉnh Sóc Trăng). Là một trong những vùng đất có lịch sử khai phá lâu đời, Tiền Giang có nhiều lễ hội, di tích lịch sử - văn hoá đặc sắc, tiêu biểu cho lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Nam Bộ. Chỉ riêng về di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc, hiện Tiền Giang có 20 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia. Do đó, việc gắn kết du lịch với văn hoá - quảng bá văn hoá là một tiềm năng cần quan tâm. 1. Đặc điểm tự nhiên. A) Vị trí địa lý Tiền Giang là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, có tọa độ địa lý từ 10 o 12'20'' - 10 o 35'26'' vĩ Bắc và 105 o 49'07'' - 106 o 48'06'' kinh Đông; Bắc giáp tỉnh Long An; Nam giáp sông Tiền, ngăn cách với tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Bến Tre; Tây giáp tỉnh Đồng Tháp; Đông Bắc giáp thành phố Hồ Chí Minh còn Đông Nam giáp biển Đông với chiều dài 32 km. Lãnh thổ Tiền Giang nằm trải dọc theo bờ Bắc của sông Tiền với chiều dài 120 km, nằm án ngữ ngay cửa ngõ phía Nam của thành phố Hồ Chí Minh với 3 tuyến đường giao thông huyết mạch là quốc lộ 1A, quốc lộ 30 và quốc lộ 50. Ngoài ra, tuyến đường thủy quan trọng từ các tỉnh miền Tây lên thành phố Hồ Chí Minh cũng đi qua kênh Chợ Gạo nằm trên địa bàn tỉnh này. Với vị trí như trên, Tiền Giang có nhiều lợi thế trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát triển sản xuất hàng hoá và giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong vùng và với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuy nhiên, vị trí này cũng mang lại nhiều thách thức cho tỉnh trong việc cạnh tranh, thu hút chất xám, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển sản xuất công nghiệp. B) Địa hình Tỉnh Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích hợp cho nhiều loại giống cây trồng và vật nuôi. Bờ biển dài 32km với hàng ngàn ha bãi bồi ven biển, nhiều lợi thế trong nuôi trồng các loài thủy hải sản (nghêu, tôm, cua…) và phát triển kinh tế biển.độ dốc nhỏ hơn 1%, cao từ 0 - 1,6 m so với mặt nước biển, độ cao phổ biến từ 0,8 - 1,1 m. Nhìn chung, địa hình tỉnh được chia thành các khu vực như sau: - Khu vực đất cao ven sông Tiền (đê sông tự nhiên): kéo dài từ xã Tân Hưng (huyện Cái Bè) đến xã Xuân Đông (huyện Chợ Gạo), cao trung bình từ 0,9 - 1,3 m. Riêng, khu vực Nam quốc lộ 1A từ Hoà Hưng đến thị trấn Cái Bè do hầu hết đã lên vườn nên có cao trình lên đến 1,6 - 1,8 m. - Khu vực giới hạn giữa kinh Nguyễn Văn Tiếp và dãy đất cao ven sông Tiền: cao trung bình từ 0,7 - 1,0 m và có khuynh hướng thấp dần về kinh Nguyễn Văn Tiếp. Trên khu vực có 2 giồng cát là giồng Cai Lậy (bao gồm Bình Phú, Thanh Hoà, Long Khánh, thị trấn Cai Lậy, Tân Bình, Nhị Mỹ) và giồng Nhị Quý (kéo dài từ Nhị Quý đến gần Lonh Định) có độ cao trung bình trên 1,0 m thích hợp với các vườn cây ăn trái. Khu vực nằm giữa hai giồng này là dãy đất cao ven sông Tiền (bao gồm khu vực Long Tiên, Mỹ Long, Bàn Long, Bình Trung) có cao trình thấp hơn nên khó tiêu thoát nước. - Khu vực trũng phía Bắc Đồng Tháp Mười (bao gồm hầu hết huyện Tân Phước): cao trung bình từ 0,60 - 0,75 m, cá biệt tại xã Tân Lập 1 và Tân Lập 2 có cao trình thấp đến 0,4 - 0,5 m. Đây là khu vực ngập nặng nhất tỉnh vào mùa lũ hằng năm của sông Cửu Long. - Khu vực giữa quốc lộ 1A và kênh Chợ Gạo: cao trung bình từ 0,7 - 1,0 m, là vùng đồng bằng bằng phẳng nằm kẹp giữa giồng Phú Mỹ, Tân Hương, Tân Hiệp (huyện Châu Thành) ở phía Tây và giồng Bình Phục Nhất, Bình Phan (huyện Chợ Gạo) phía Đông. - Khu vực Gò Công: có độ cao thấp dần từ 0,8 - 0,4 m, từ phía Đông kênh Chợ Gạo đến biển Đông; có hai vùng trũng cục bộ tại xã Thạnh Trị, Yên Luông, Bình Tân (huyện Gò Công Tây) và Tân Điền, Tân Thành (huyện Gò Công Đông). Trên địa bàn có nhiều giồng cát biển hình cánh cung nổi lên so với xung quanh do tác động của quá trình bồi lắng phù sa ở cửa sông Soài Rạp và cửa sông Tiền, độ cao phổ biến từ 0,9 - 1,1 m. C) Khí hậu Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nội chí tuyến cận xích đạo, gió mùa nóng ẩm. Nền nhiệt độ trung bình cao và ổn định quanh năm từ 27 - 29 o C. Chênh lệch nhiệt độ giữa [...]... thủy sản, cây ăn trái - Phát triển mô hình du lịch sinh thái, du lịch biển, thực hiện liên kết phát triển du lịch trong nước và quốc tế, đa dạng hoá các loại hình và sản phẩm du lịch Thu hút đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí tổng hợp, các khu nghỉ dưỡng, các địa điểm có tiềm năng du lịch như: các cù lao trên sông Tiền, vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười; tập trung ưu tiên đầu tư cù lao Thới Sơn, bãi... B) Tình hình du lịch Hoàn thành công tác lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tiền Giang giai đoạn 2013 -2020, tầm nhìn đến năm 2030; tổ chức công bố Quyết định số 184/QĐ-UBND ngày 25/01/2013 về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết phát triển du lịch cù lao Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang; hỗ trợ huyện Cái Bè và thị xã Gò Công xây dựng Đề án phát triển du lịch của địa... Thiên nhiên và con người Tiền Giang mang đặc trưng của nền văn minh sông nước Nam Bộ, tỉnh có 32 km bờ biển và 120 km chiều dài sông Tiền, có khả năng thu hút du khách theo hướng du lịch sinh thái, du lịch lịch sử - văn hoá và lễ hội dân gian Tính đến tháng 06-2012, Tiền Giang có 20 di tích lịch sử, văn hoá được xếp hạng cấp quốc gia, 80 di tích được xếp hạng cấp tỉnh Hàng năm, tỉnh có khoảng 17 lễ hội... tục triển khai các hoạt động thuộc Dự án “Hỗ trợ phát huy vai trò cộng đồng trong phát triển du lịch bền vững thông qua du lịch di sản” do Tổ chức JICA - Nhật Bản tài trợ tại xã Đông Hòa Hiệp - huyện Cái Bè; hỗ trợ Doanh nghiệp tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2013 và Ngày Hội Du lịch, Liên hoan “Ẩm thực Đất Phương Nam” năm 2013 tại TP.Hồ Chí Minh… Số khách tham quan du lịch. .. 23-11 dương lịch hàng năm, tại đình Long Hưng, huyện Châu Thành Các năm chẵn, lễ hội được tổ chức quy mô lớn, có cắm trại, mít tinh, biểu diễn văn nghệ, thi làm bánh v.v 6 Thực trạng du lịch A) Tài nguyên du lịch Với lợi thế miệt vườn, cảnh quan sông nước hữu tình, lại không ở quá xa thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang là một trong những địa phương có ngành du lịch phát triển mạnh nhất ở các tỉnh Đồng... lòng sông thấp hẳn về phía Tiền Giang và độ dốc mái bờ tại khúc này bé Sông Tiền tại Tiền Giang có lưu lượng nước từ 563 - 1.900 m3/s; mùa lũ (tháng 9), lưu lượng trung bình đạt từ 10.406 - 16.300 m3/s - Sông Vàm Cỏ: chảy qua địa phận huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang trước khi đổ vào cửa Soài Rạp để ra biển, dài khoảng 39 km (trên đất Tiền Giang) Nơi rộng nhất (3.100 m) tại chỗ hợp lưu với sông Nhà... các di tích văn hoá lịch sử Chỉ số giá cả có nhiều thay đổi làm ảnh hưởng ít nhiều đến các hoạt động kinh tế, đầu tư: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2013 tăng 3,69% so với tháng 12 năm 2012, bình quân 1 tháng tăng 0,62% Như vậy lạm phát 6 tháng đầu năm là 3,69%, bình quân chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng năm 2013 tăng 6,13% so với bình quân 6 tháng năm 2012 Chỉ số giá 6 tháng đầu năm tăng chậm nhưng... trồng trọt chỉ giới hạn trong mùa mưa (không kể những các cây chịu mặn) Tỉnh đã được Trung ương đầu tư kinh phí thực hiện dự án “Ngọt hoá Gò Công” Dự án hy vọng mở ra thời cơ và vận hội mới cho người dân vùng ven biển chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu Thời gian đầu, dự án đã phát huy hiệu quả rõ nét: nước mặn được khống chế, đất đai vùng ngọt hóa... dục Hệ thống giáo dục của tỉnh Tiền Giang bao gồm đầy đủ các cấp học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tại thời điểm 30-09-2012, tỉnh Tiền Giang có 387 trường học ở các cấp phổ thông, đứng thứ 7 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long Tiền Giang có các trường tiêu biểu như: Trường Đại học Tiền Giang, Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang, Trường Cao đẳng... 2011, tỉnh có 757 bác sĩ, 805 y sĩ, 907 y tá, 387 nữ hộ sinh, 60 dược sĩ cao cấp, 617 dược sĩ trung cấp và 96 dược tá Theo thông tin từ Website Đài phát thanh và truyền hình Tiền Giang, đầu năm 2010, ngành y tế Tiền Giang có trên 4.000 y bác sĩ, toàn tỉnh có 169/178 trạm y tế có bác sĩ, 168 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật y tế từ tỉnh đến cơ sở được đầu tư . đất rất tốt. Cây họ trám, cây cóc cũng mọc thành rừng, hiện nay còn địa danh Truông Cóc. Cây tra bông đỏ, gỗ dùng làm cán dao, vỏ dùng làm dây buộc, lá sắc gội đầu chống chí (chấy), chữa ghẻ chốc trạng sử dụng đất : Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Tiền Giang thời điểm 01-01-2013 Danh mục Tổng diện tích (nghìn ha) Đất nông nghiệp (nghìn ha) Đất lâm nghiệp (nghìn ha) Đất chuyên dùng. nhân văn. Khách nước ngoài đến Việt Nam đều đánh giá cao vẻ đẹp đất nước ta. Hàng loạt các địa danh có thể sử dụng phục vụ khách du lịch, bên cạnh đó nhiều điểm vẫn còn chưa được khai thác.

Ngày đăng: 26/12/2014, 16:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan