Giáo án phụ đạo ngữ văn 12

38 3.7K 8
Giáo án phụ đạo ngữ văn 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 12 – Năm học 2013-2014 Tiết: 1, 2: Ngày soạn: 06/09/2013 Ngày giảng: /09/2013 ÔN TẬP NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11. A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức: HS hệ thống lại những kiến thức cơ bản của chương trình Ngữ văn 11, làm tiền đề cho chương trình Ngữ văn 12. 2. Kĩ năng: Tổng hợp, khái quát, phân tích 3. Thái độ: Ý thức được việc nắm kiến thức môn Ngữ văn một cách có hệ thống. B. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của thầy: Đọc TL, SGK 11, soạn giáo án 2. Chuẩn bị của trò: Ôn lại kiến thức Ngữ văn 11, soạn bài. C. HOẠT ĐỘNG: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS. 2. Giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ YÊU CẦU CẦN ĐẠT Hoạt động 1: GV giúp HS ôn lại những kiến thức phần văn học lớp 11. GV: VHVN giai đoạn 1900 - 1945 có mấy bộ phận? Vì sao có sự phân hóa phức tạp đó? GV: Trình bày những hiểu biết về bộ phận vh công khai, hợp pháp? GV: Bộ phận VH không công khai phát triển như thế nào? Thành tựu chủ yếu? GV: Thế nào là HĐH văn học: I. PHẦN VĂN HỌC: 1. Các bộ phận , khuynh hướng: a. Bộ phận VH công khai,hợp pháp: có các xu hướng chính. - VH lãng mạn. + Tiếng nói cá nhân, khẳng định cái tôi, chống lễ giáo PK. + Các tác giả tiêu biểu: Huy Cận( Tràng Giang), Xuân Diệu( Vội vàng, Đây mùa thu tới), Thạch Lam(Hai đứa trẻ)… - VH hiện thực, phê phán. + Phản ánh hiện thực một cách khách quan: XH thuộc địa, tố cáo tội ác của tầng lớp thống trị… + Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Nam Cao( Chí Phèo, Lão Hạc), Vũ Trọng Phụng ( Số đỏ, Giông tố) Ngô Tất Tố ( Tắt đèn) b. Bộ phận văn học không hợp pháp: - VH yêu nước CM, nhà văn là chiến sĩ, ngòi bút là vũ khí. - Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Phan Bội Châu ( Hải ngoại huyết thư ) Nguyễn Ái Quốc ( Vi hành), Tố Hữu ( Từ ấy) 2. Quá trình hiện đại hóa văn học: - Hiện đại hóa là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại, đổi mới theo hình thức văn học Phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học thế giới - Bối cảnh lịch sử: TDP xâm lược nước ta 1858, từ đầu thế kỉ XX củng cố ách thống trị; Nhà giáo Nguyễn Đức Khuynh, THPT Sáng Sơn, Vĩnh Phúc 1 Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 12 – Năm học 2013-2014 GV: Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình HĐH văn học: GV: Quá trình HĐH diễn ra trong mấy chặng đường? GV: So sánh văn học trung đại và văn học hiện đại? - Hết tiết 1 chuyển sang tiết 2- GV: Cho HS tìm hiểu một số tác phẩm cụ thể GV: Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm? GV: Yêu cầu HS đọc thuộc lòng một số bài thơ. XH Việt Nam có những biến đổi sâu sắc; chịu ảnh hưởng sâu sắc nền văn hóa phương Tây, xuất hiện tầng lớp trí thức Tây học; chữ Quốc ngữ thay thế cho chữ Hán, Nôm, báo chí, nghề in, phong trào dịch thuật phát triển mạnh mẽ. - Quá trình đổi mới văn học trải qua 3 giai đoạn: + Giai đoạn thứ nhất: Từ đầu thế kỉ XX đến khoảng 1920. + Giai đoạn thứ hai: Khoảng từ năm 1920 đến năm 1930. + Giai đoạn thứ ba: Từ 1930 đến 1945. 3. So sánh thơ Trung đại và thơ mới. + Thơ mới nảy sinh trong hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến. + Tác giả thơ mới: tri thức Tây học (thơ trung đại: Nho sĩ và quan lại) + Thơ mới thể hiện cái tôi cá nhân một cách tuyệt đối (thơ trung đại tính phi ngã) + Thơ mới ảnh hưởng thi pháp văn học Phương Tây (thơ trung đại ảnh hưởng thi pháp văn học trung đại Trung Hoa) Định hướng: học sinh bám vào nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm, để lập bảng so sánh. 3. Một số tác phẩm cụ thể: * ĐÂY THÔN VĨ DẠ(HÀN MẶC TỬ) - Tình cảm thiết tha với đời, với người. Nỗi buồn bâng khuâng, với bao uẩn khúc trong lòng. - Giàu hình ảnh thể hiện nội tâm, ngôn ngữ tinh tế, giàu sức gợi liên tưởng * TRÀNG GIANG(HUY CẬN): - Cái tôi cô đơn trước thiên nhiên, tình yêu quê hương - Màu sắc cổ điển; Giọng điệu gần gũi, thân thuộc * VỘI VÀNG (XUÂN DIỆU): - Sự giao cảm hết mình với thiên nhiên, con người, cuộc đời. Quan niệm mới mẻ về nhân sinh, nỗi buồn về sự trôi chảy của thời gian, để từ đó có cách sống vội vàng. - Giọng điệu say mê, sôi nổi, có nhiều sáng tạo về ngôn ngữ và hình ảnh. * CHIỀU TỐI(HỒ CHÍ MINH): - Tinh thần lạc quan, vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt, Tình yêu thiên nhiên tha thiết mãnh liệt. Nhà giáo Nguyễn Đức Khuynh, THPT Sáng Sơn, Vĩnh Phúc 2 Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 12 – Năm học 2013-2014 GV: Yêu cầu HS tóm tắt, nêu giá trị nội dung của một số tác phẩm văn xuôi? Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS ôn lại phần Tiếng Việt. Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS ôn lại phần làm văn. - Vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại Sự vận động của tư tưởng, hình ảnh, cảm xúc. * TỪ ẤY (TỐ HỮU): - Niềm vui khi đón nhận lí tưởng của Đảng, lời tâm nguyện chân thành, thiết tha, rạo rực - Vận động về tâm trạng thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, nhạc điệu (ảnh hưởng của thơ mới) . * HAI ĐỨA TRẺ (THẠCH LAM) * CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NG TUÂN) * CHÍ PHÈO (NAM CAO) II. PHẦN TIẾNG VIỆT: 1. Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội 2. Lời nói là sản phẩm của các nhân vì: 3. Ngữ cảnh: Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc vận dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung, ý nghĩa của lời nói. 4. Nghĩa sự việc; Nghĩa tình thái. III. PHẦN LÀM VĂN: 1. Nắm các kiến thức, kĩ năng làm bài văn nghị luận: - Các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bình luận, bác bỏ. - Sự kết hợp các thao tác lập luận. - Bản tin, cách viết bản tin. - Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. 3. Củng cố: HS nắm hệ thống lại những kiến thức cơ bản nhất của chương trình Ngữ văn 11. Nhà giáo Nguyễn Đức Khuynh, THPT Sáng Sơn, Vĩnh Phúc 3 Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 12 – Năm học 2013-2014 Tiết: 3, 4 Ngày soạn: 06/09/2013 Ngày giảng: /09/2013 KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: HS hệ thống lại và nâng cao thêm những kiến thức về bài khái quát văn học Việt Nam . 2. Kĩ năng: Phân tích, khái quát, tổng hợp 3. Thái độ: Ý thức được ý nghĩa của bài khái quát đối với quá trình tìm hiểu các văn bản cụ thể. B. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của thầy: Đọc TL, SGK, soạn giáo án 2. Chuẩn bị của trò: Ôn lại kiến thức bài khái quát. C. HOẠT ĐỘNG: 1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra công việc chuẩn bị ở nhà của HS. 2. Giới thiệu bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của VHVN gđ 1945-1975: GV: VHVN giai đoạn 1945-1975 trải qua mấy giai đoạn phát triển? GV yêu cầu HS trình bày những thành tựu chủ yếu của VHVN gđ 1945 - 1975? GV: Yêu cầu HS đọc thuộc lòng một số bài thơ minh họa. I. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945-1975. 1. Các giai đoạn phát triển: - GĐ 1: Từ 1945 1954 - GĐ 2: Từ 1955-1964 - GĐ 3: Từ 1965-1975 2. Thành tựu chủ yếu: - CĐ1: Từ 1945 1954 +Truyện và kí mở đầu cho văn xuôi chống Pháp với tác phẩm của các tác giả tiêu biểu như: Đôi mắt (Nam Cao); Đất nước đứng lên ( Nguyên Ngọc); Truyện Tây Bắc ( Tô Hoài) + Thơ ca đạt được những thành tựu xuất sắc: Cảnh khuya ( Hồ Chí Minh); Bên kia sông Đuống ( Hoàng Cầm); Tây Tiến ( Quang Dũng), Đất nước ( Nguyễn Đình Thi); Việt Bắc ( Tố Hữu) + Kịch. LLPB chưa phát triển - CĐ2: Từ 1955-1964 + Văn xuôi mở rộng đề tài: Đề tài về cuộc kháng chiến chống Pháp; Đề tài về hiện thực cuộc sống trước CM; Đề tài về công cuộc xây dựng CNXH. + Thơ ca có được mùa gặt bội thu, tiêu biểu như: Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên - CĐ3: Từ 1965-1975 + Văn xuôi đạt được những thành tựu rực rỡ. + Thơ ca: Đạt được những thành tựu xuất sắc, đội ngũ đông đảo, xuất hiện các nhà thơ trẻ đầy Nhà giáo Nguyễn Đức Khuynh, THPT Sáng Sơn, Vĩnh Phúc 4 Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 12 – Năm học 2013-2014 Hết tiết 3, chuyển tiết 4 Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS nắm những đặc điểm cơ bản của VHVN gđ 1945-1975: GV: Yêu cầu HS nêu và trình bày hiểu biết về những đặc điểm cơ bản của VHVN 45-75? GV: Khuynh hướng chủ đạo của nền văn học cách mạng là gì? GV: Văn học giai đoạn này tập trung vào những đề tài nào? GV: Tại sao nói nền văn học giai đoạn 1945- 1975 là nền văn học hướng về đại chúng? GV: Khuynh hướng sử thi được thể hiện ở những phương diện nào trong các tác phẩm văn học? Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS nắm sự đổi mới của văn học sau 1975: tài năng tâm huyết. Tiêu biểu như: Ra trận; Máu và Hoa ( Tố Hữu); Những bài thơ đánh giặc ( Chế Lan Viên), Đất ngoại ô ( Nguyễn Khoa Điềm); Gió Lào cát trắng ( Xuân Quỳnh) + Kịch, LLPB có những thành tựu đáng ghi nhận. II. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM 1945-1975: 1. Nền VH chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của dân tộc: - Văn học phục vụ cho cách mạng, kháng chiến, bám sát nhiệm vụ trong từng chặng đường lịch sử của dân tộc. - Đề tài Tổ quốc: bảo vệ đất nước, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. - Đề tài về chủ nghĩa xã hội: đó là công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người mới. - Hai đề tài gắn bó mật thiết với nhau, làm nên diện mại cho nền văn học Việt Nam. 2. Nền văn học hướng về đại chúng: - Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học - Hình thành quan niệm mới: Đất nước của nhân dân - Quan tâm đến đời sống nhân dân lao động, niềm vui và nỗi buồn của họ - Tác phẩm ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, hình thức nghệ thuật quen thuộc, ngôn ngữ bình dị, trong sáng, dễ hiểu. 3. Nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: + Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc + Nhân vật chính: Là những con người tiêu biểu cho thời đại, là những người anh hùng. + Lời văn: mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp tráng lệ, hào hùng. - Cảm hứng lãng mạn: + Ngợi ca cuộc sống mới, con người mới, + Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM + Tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước. III. SỰ ĐỔI MỚI CỦA VHVN GIAI ĐOẠN 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX Nhà giáo Nguyễn Đức Khuynh, THPT Sáng Sơn, Vĩnh Phúc 5 Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 12 – Năm học 2013-2014 GV: Yêu cầu HS chỉ ra những điểm đổi mới của văn học sau 1975? GV: Chứng minh bằng những tác phẩm cụ thể? - Sự đổi mới về ý thức nghệ thuật của người cầm bút, xa dần khuynh hướng chính trị hóa trong nghệ thuật. - Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân văn, nhân bản sâu sắc. - Văn học phát triển đa dạng hơn hơn về đề tài, chủ đề, phong phú sáng tạo mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật. - Phát huy cá tính sáng tạo của nhà văn. - Đổi mới cách nhìn nhận, cách tiếp cận con người và hiện thực đời sống. - Mang tính chất hướng nội, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp của đời thường. 3. Củng cố: HS cần nắm vững thành tựu, đặc điểm của VHVN gđ 1945-1975 và sự đổi mới của VHVN sau 1975. 4. Luyện tập: BT- Những biểu hiện của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Tây Tiến của Quang Dũng? Nhà giáo Nguyễn Đức Khuynh, THPT Sáng Sơn, Vĩnh Phúc 6 Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 12 – Năm học 2013-2014 Tiết: 5, 6, 7 Ngày soạn: 16/09/2013 Ngày giảng: /09/2013 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VÀ LUYỆN TẬP A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Nắm vững hơn các thao tác lập luận, cách làm bài nghị luận xã hội: Tìm hiểu đề, lập dàn ý, viết bài, sửa chữa bài Nắm đặc điểm nội dung, hình thức của bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng: Phân tích đề, lập dàn ý, và viết bài văn nghị luận xã hội. 3. Thái độ: Có ý thức hơn đối các vấn đề xã hội xung quanh mình. B CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của thầy: Đọc tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án. 2. Chuẩn bị của trò: Ôn tập lại các thao tác lập luận, cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống C. HOẠT ĐỘNG: 1. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét về nghệ thuật lập luận trong Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc? 2. Giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về những đặcđiểm cơ bản của bài văn nghị luận xã hội. GV: Em hãy chỉ ra những đặc điểm cơ bản của bài văn nghị luận? GV: Gợi ý HS phát biểu về các yếu tố: vấn đề bàn bạc, luận điểm, luận cứ và cách lập luận. * Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS ôn tập lại các thao tác lập luận: GV: Thế nào là thao tác ll giải thích: Nêu cách giải thích? I. Đặc điểm cơ bản của bài văn nghị luận xã hội: - Vấn đề bàn bạc: Những vấn đề liên quan đến đời sống xã hội như: đạo đức, nhân cách, phẩm chất, lố sống, môi trường, dịch bệnh - Luận điểm: Là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết, là linh hồn của bài viết. - Luận cứ: Lí lẽ và dẫn chứng. Luận cứ phải xác thực, đúng đắn, tiêu biểu. - Lập luận: Là cách tổ chức, sắp xếp, trình bày các luận điểm, luận cứ một cách rõ ràng, chặt chẽ, lô gic. II. Các thao tác lập luận: 1. Thao tác lập luận giải thích: - Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề. - Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm. - Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời. 2. Thao tác lập luận phân tích: Nhà giáo Nguyễn Đức Khuynh, THPT Sáng Sơn, Vĩnh Phúc 7 Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 12 – Năm học 2013-2014 GV: Thế nào là thao tác ll phân tích? Nêu cách phân tích? GV: Thế nào là thao tác ll chứng minh? Nêu cách chứng minh? GV: Thế nào là thao tác ll so sánh? Nêu cách giải thích? GV: Thế nào là thao tác ll bình luận? Nêu cách bình luận? GV: Thế nào là thao tác ll bác bỏ? Nêu cách bác bỏ? * Hoạt động 3: Hướng dẫn HS năm kĩ năng cơ bản của bài văn nghị luận XH GV: Theo em cần nắm vững những kĩ năng nào trong quá trình làm bài văn nghị luận XH ? Hết tiết 8 chuyển sang tiết 9 -Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng. - Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định. 3. Thao tác lập luận chứng minh: - Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng. - Cách chứng minh: Xác định vấn đè chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí. 4. Thao tác lập luận so sánh: - Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác. - Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết. 5. Thao tác lập luận bình luận: - Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề . - Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của mình. 6. Thao tác lập luận bác bỏ: - Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai . - Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần. III. Các kĩ năng: - Kĩ năng phân tích đề,lập dàn ý. - Kĩ năng vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận. - Kĩ năng vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt. IV. Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: 1. Tìm hiểu đề, tìm ý: - Đọc kĩ đề ra, gạch chân những từ quan trọng. - Nội dung tư tưởng nêu trong bài thường được đúc kết trong một danh ngôn, tục ngữ do đó phải tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh Nhà giáo Nguyễn Đức Khuynh, THPT Sáng Sơn, Vĩnh Phúc 8 Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 12 – Năm học 2013-2014 GV: Nêu cách tìm hiểu đề bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí? GV: Lưu ý một số kĩ năng tìm hiểu đề. GV: Cách lập dàn ý của bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí? GV: Lưu ý HS một số nội dung cơ bản của dàn ý bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí. GV: Lưu ý cách viết bài và sửa chữa lại bài: GV: Tổng kết lại kiến thức về bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí. GV: Cho HS thực hành. GV: Ra đề GV yêu cầu HS tìm hiểu đề tìm hiểu các yêu cầu của đề ra? GV: Từ vấn đề, tìm ý cho bài viết. để xác định vấn đề bàn bạc. - Xác định chính xác những yêu cầu của đề: vấn đề bàn bạc, giới hạn về TTLL, dẫn chứng - Đặt ra hệ thống câu hỏi tìm ý. 2. Lập dàn ý: A. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tư tưởng đạo lí cần bàn luận. - Nêu vấn đề ( luận đề ) bàn bạc. B. Thân bài: - Giải thích tư tưởng, đạo lí: nghĩa đen- nghĩa bóng; nghĩa gần-nghĩa xa; nghĩa rộng- nghĩa hẹp. - Phân tích, chứng minh các mặt, các khía cạnh của vấn đề. Bài viêt - Bàn bạc sâu rộng về vấn đề. C. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề. - Bài học nhận thức và hành động. 3. Viết bài: - Diễn đạt ý mạch lạc, rõ ràng, chuẩn xác. - Trình bày sạch, đẹp, tránh sửa chữa trong bài viết. 4. Sửa bài: - Dành 5 phút để sửa chữa lại bài. * Bài tập thực hành: Đề ra: Nhà văn Nga Lép - tôn - xtoi nói: " Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống". Anh/chị hãy viết bài bàn về vấn đề trên./. * Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý: - Vấn đề bàn bạc: Vai trò của lí tưởng đối với mọi người trong cuộc sống. - Các ý: + Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, không có lí tưởng thì không có cuộc sống. + Nâng vai trò của lí tưởng lên tầm cao của cuộc sống. + Mối liên hệ giữa lí tưởng với ngọn đèn, phương hướng và cuộc sống. - Giới hạn: + TTLL: Giải thích, chứng minh, bình luận. + Tư liệu: Từ thực tế đời sống. * Bước 2: Lập dàn ý: A. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về vấn đề. Nhà giáo Nguyễn Đức Khuynh, THPT Sáng Sơn, Vĩnh Phúc 9 Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 12 – Năm học 2013-2014 GV: Yêu cầu HS lập dàn ý cho đề bài? GV: Gọi 1 - 2 HS trình bày dàn ý GV: Gọi HS nhận xét. GV: Tổng hợp hướng dẫn HS lập dàn ý. GV: Yêu cầu HS trình bày lại cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống GV: Lưu ý các nội dung cơ bản - Nêu vấn đề bàn bạc: Vai trồ của lí tưởng đối với mọi người. B. Thân bài: - Giải thích lí tưởng. - Lí tưởng và ý nghĩa cuộc sống. - Lí tưởng tốt đẹp có vai trò chỉ đường. - Lí tưởng riêng của mỗi người. C. Kết bài: - Khẳng định lại vấn đề: Vai trò của lí tưởng đối với mọi người. - Bài học nhận thức và hành động. * Bước 3: Viết bài * Bước 4: sửa chữa lại bài. V. Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống: + Mở bài: - Dẫn dắt - Nêu hiện tượng - Chuyển ý + Thân bài - Giải thích tóm tắt - Đánh giá (đ/s) - Nguyên nhân - Giải pháp + Kết bài - Tóm lược - Nâng cao 3. Củng cố: GV yêu cầu HS nắm vững cách làm bài nghị luận về mọt tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống. Tiết: 8, 9 Nhà giáo Nguyễn Đức Khuynh, THPT Sáng Sơn, Vĩnh Phúc 10 [...]... nhân đạo: Nhà giáo Nguyễn Đức Khuynh, THPT Sáng Sơn, Vĩnh Phúc 31 Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 12 – Năm học 2013-2014 hiểu khái niệm về giá trị hiên thực và giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học GV: Thế nào là giá trị hiện thực trong tác 1 Giá trị hiện thực: phẩm văn học? - Là bức tranh hiện thực cuộc sống mà nhà văn phản ánh vào trong tác phẩm văn học GV: Thế nào là giá trị nhân đạo? 2 Giá trị nhân đạo: .. .Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 12 – Năm học 2013-2014 Ngày soạn: 19/09/2013 Ngày giảng: /10/2013 THƠ CA THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1 Kiến thức: Giúp HS hệ thống hóa và nắm chắc hơn những bài thơ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp trong chương trình Ngữ văn 12 2 Kĩ năng: Khái quát, tổng hợp, phân tích, đánh giá thơ 3 Thái độ: Giáo dục lòng... Nhận xét, đánh giá chung về bài viết của HS GV: Yêu cầu HS về nhà viết thành bài văn hoàn chỉnh 3 Củng cố: GV yêu cầu HS nắm vững giá trị nội dung, nghệ thuật của các bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 12 Tiết: 10, 11, 12 Nhà giáo Nguyễn Đức Khuynh, THPT Sáng Sơn, Vĩnh Phúc 16 Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 12 – Năm học 2013-2014 Ngày soạn: 16/10/2013 Ngày giảng: /11/2013 CÁCH LÀM BÀI NGHI LUẬN VĂN HỌC... động cảnh tỉnh những ai lơ là, coi nhẹ văn hóa, nghệ thuật + Lời dặn của Hồ Chí Minh có tác dụng nâng cao tinh thần cảnh giác, ý chí chiến đấu cho những người làm văn hóa, nghệ thuật; dùng ngòi bút của mình phụng sự kháng chiến Có những nhà thơ, nhà văn đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ Nhà giáo Nguyễn Đức Khuynh, THPT Sáng Sơn, Vĩnh Phúc 20 Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 12 – Năm học 2013-2014 GV: Cho HS viết... ảnh: Mồ viễn xứ của mình + Sử dụng những từ ngữ Hán Việt: viễn xứ, áo bào, độc hành -> Giọng thơ trang trọng, giảm nhẹ bi thương, đậm chất bi tráng + Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh: Nhà giáo Nguyễn Đức Khuynh, THPT Sáng Sơn, Vĩnh Phúc 13 Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 12 – Năm học 2013-2014 HS: Trình bày lý tưởng xả thân vì nước + Sông Mã gầm lên: khúc ca hùng tráng của núi sông đã bất tử hóa sự hy sinh... ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp đạt GV yêu cầu HS nêu những thành tựu cơ bản được những thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp? Yêu - Tiêu biểu như: Cảnh khuya, Rằm tháng cầu HS đọc thuộc lòng những bài thơ đã giêng của Hồ Chí Minh; Bên kia sông học? Đuống của Hoàng Cầm; Tây Tiến của Quang Nhà giáo Nguyễn Đức Khuynh, THPT Sáng Sơn, Vĩnh Phúc 11 Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 12 – Năm học 2013-2014... bừng lên, khèn lên, về, xây - Sử dụng hô ngữ: Kìa em biểu lộ thái độ ngạc nhiên, hào hứng trước cái lạ của xứ lạ: trang phục lạ, vũ điệu lạ - Hình ảnh hội đuốc hoa vừa tả thực vừa mang ý nghĩa hàm ẩn về nghi thức lễ cưới hỏi, đêm tân hôn - Âm thanh: nhạc, khèn vang vọng, tha thiết, Nhà giáo Nguyễn Đức Khuynh, THPT Sáng Sơn, Vĩnh Phúc 12 Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 12 – Năm học 2013-2014 đầm ấm tình quân... đội Nhà giáo Nguyễn Đức Khuynh, THPT Sáng Sơn, Vĩnh Phúc 35 Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 12 – Năm học 2013-2014 bằng được để đánh giặc trả thù cho ba má - Nghe lời má - Khi ở chiến trường cả hai chị em đều ghi được GV: Ngoài những điểm giống nhau đó, ở nhiều chiến công hai chi em có những điểm nào khác nhau? b Khác nhau: * Chiến: - Ba má mất sớm, một mình gánh vác việc nhà, chăm sóc các em - Vóc dáng, tính... KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12 A MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1 Kiến thức: Giúp HS hệ thống hóa và nắm chắc hơn những bài thơ trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ trong chương trình Ngữ văn 12 2 Kĩ năng: Khái quát, tổng hợp, phân tích, đánh giá thơ 3 Thái độ: Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước B CHUẨN BỊ: 1 Chuẩn bị của thầy: Đọc tài liệu, SGK, SGV, soạn giáo án 2 Chuẩn bị của trò: Ôn tập lại các... hướng sử thi và cảm hứng Nhà giáo Nguyễn Đức Khuynh, THPT Sáng Sơn, Vĩnh Phúc 21 Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 12 – Năm học 2013-2014 lãng mạn - Mở rộng, đào sâu chất liệu hiện thực, tăng cường sức khái quát, chất suy tưởng và chính luận - Về sau đậm cảm hứng anh hùng ca GV yêu cầu HS nêu những thành tựu cơ bản 3 Thành tựu: của thơ ca kháng chiến chống Mĩ? Yêu cầu - Thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Mĩ đạt HS . của các bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 12. Tiết: 10, 11, 12 Nhà giáo Nguyễn Đức Khuynh, THPT Sáng Sơn, Vĩnh Phúc 16 Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 12 – Năm học 2013-2014 Ngày soạn: 16/10/2013. ngôn, tục ngữ do đó phải tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh Nhà giáo Nguyễn Đức Khuynh, THPT Sáng Sơn, Vĩnh Phúc 8 Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 12 – Năm học 2013-2014 GV: Nêu cách tìm hiểu đề bài văn nghị. trình Ngữ văn 11. Nhà giáo Nguyễn Đức Khuynh, THPT Sáng Sơn, Vĩnh Phúc 3 Giáo án Phụ đạo Ngữ văn 12 – Năm học 2013-2014 Tiết: 3, 4 Ngày soạn: 06/09/2013 Ngày giảng: /09/2013 KHÁI QUÁT VĂN HỌC

Ngày đăng: 26/12/2014, 13:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan