tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng lực tài chính của các nhtmcp trên địa bàn tp hcm

84 240 0
tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng lực tài chính của các nhtmcp trên địa bàn tp hcm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B B Ộ Ộ G G I I Á Á O O D D Ụ Ụ C C V V À À Đ Đ À À O O T T Ạ Ạ O O T T R R Ư Ư Ờ Ờ N N G G Đ Đ Ạ Ạ I I H H Ọ Ọ C C K K I I N N H H T T Ế Ế T T P P . . H H Ồ Ồ C C H H Í Í M M I I N N H H - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - PHAN THỊ BÍCH TUYỀN TÁI CƠ CẤU THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – 2013 B B Ộ Ộ G G I I Á Á O O D D Ụ Ụ C C V V À À Đ Đ À À O O T T Ạ Ạ O O T T R R Ư Ư Ờ Ờ N N G G Đ Đ Ạ Ạ I I H H Ọ Ọ C C K K I I N N H H T T Ế Ế T T P P . . H H Ồ Ồ C C H H Í Í M M I I N N H H - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - PHAN THỊ BÍCH TUYỀN TÁI CƠ CẤU THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRƯƠNG THỊ HỒNG TP.Hồ Chí Minh – 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu mang tính độc lập của cá nhân. Luận văn được hoàn thành sau quá trình học tập, nghiên cứu thực tiễn, kinh nghiệm bản thân và dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trương Thị Hồng. Số liệu trong luận văn này được thu thập từ nguồn thực tế. Tác giả: Phan Thị Bích Tuyền MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký tự, chữ viết tắt LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 2 4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu 3 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3 6. Kết cấu của luận văn 4 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 5 1.1. Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 5 1.1.1. Khái niệm và sự cần thiết tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 5 1.1.2. Mục tiêu tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 11 1.1.3. Nội dung tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 12 1.1.4. Dự báo khả năng tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 13 1.2. Một số tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của NHTMCP 14 1.2.1. Yếu tố định lượng 15 1.2.2. Yếu tố định tính 19 1.3. Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của một số nước trong khu vực 22 1.3.1. Trung Quốc 22 1.3.2. Thái Lan 28 1.3.3. Malaysia 31 1.4. Bài học kinh nghiệm về tái cơ cấu của một số nước trong khu vực 34 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 41 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM 41 2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực tài chính của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM 43 2.2.1. Quy mô vốn 43 2.2.2. Chất lượng tài sản 46 2.2.3. Khả năng thanh toán 51 2.2.4. Khả năng sinh lời 53 2.2.5. Trình độ công nghệ 57 2.2.6. Chất lượng nguồn nhân lực 60 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 65 3.1 Định hướng và giải pháp chung để tái cơ cấu hệ thống NHTMCP Việt Nam . 65 3.1.1. Định hướng 65 3.1.2. Giải pháp chung 66 3.2 Một số giải pháp tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng lực tài của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM 70 3.2.1. Đối với NHTMCP 71 3.2.2. Đối với NHNN và các cơ quan nhà nước 73 KẾT LUẬN 76 Danh mục tài liệu tham khảo DANH MỤC CÁC KÝ TỰ, CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ATM Máy rút tiền tự động BIDV NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam HĐQT Hội đồng quản trị NHNN (VN) Ngân hàng Nhà nước (Việt Nam) NHTM(VN) Ngân hàng thương mại (Việt Nam) NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTW Ngân hàng Trung ương TCTD Tổ chức tín dụng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh USD Đồng dollar Mỹ VĐL Vốn điều lệ Vietcombank NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam Vietinbank NHTMCP Công Thương Việt Nam VND Đồng Việt Nam 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hệ thống các tổ chức tín dụng của Việt Nam hiện nay đã và đang phát triển rất nhanh về số lượng, quy mô, đa dạng về loại hình và sở hữu. Tính đến nay, hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam bao gồm 1 ngân hàng chính sách xã hội, 5 ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại có cổ phần chi phối của Nhà nước, 34 ngân hàng thương mại cổ phần, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh, 18 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính, 1 Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương, 968 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và 1 tổ chức tài chính vi mô. Có thể thấy rằng hệ thống tổ chức tín dụng hiện nay thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện an sinh xã hội. Do đó sự an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống các tổ chức tín dụng là nhân tố quan trọng đối với sự ổn định hệ thống tài chính quốc gia và kinh tế vĩ mô. Mặc dù tăng nhanh về số lượng và tổng tài sản, hệ thống tổ chức tín dụng nước ta vẫn chưa thực sự phát triển, một bộ phận ngân hàng thương mại cổ phần là những ngân hàng quy mô nhỏ, quản trị rủi ro kém và rất dễ bị tổn thương trước những cú sốc. Tín dụng ngân hàng vẫn đóng vai trò chủ chốt cung cấp vốn cho sự vận hành của nền kinh tế và gắn với khu vực doanh nghiệp và các thị trường tài sản. Những đặc điểm này khiến hệ thống tài chính – ngân hàng đang đối diện với một số rủi ro lớn như: rủi ro thanh khoản; rủi ro đạo đức (hành vi thiếu trách nhiệm) đi kèm với rủi ro nợ xấu; rủi ro chéo với các thị trường tài sản… Với những rủi ro trên, hệ thống các tổ chức tín 2 dụng Việt Nam hiện nay trở nên rất nhạy cảm và dễ tổn thương trước những cú sốc vĩ mô bất lợi. Vì vậy, tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng lực tài chính của hệ thống các tổ chức tín dụng là bước đi cần thiết. Quá trình tái cơ cấu ngân hàng đã diễn ra ở nhiều nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia…sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997 – 1998. Thông qua việc giải thể một số ngân hàng yếu kém, tiến hành sáp nhập một số ngân hàng yếu hơn vào ngân hàng khoẻ mạnh và củng cố lại hoạt động của các ngân hàng còn lại trong hệ thống để đảm bảo rằng sau khi tiến hành tái cơ cấu, hệ thống ngân hàng sẽ hoạt động an toàn và hiệu quả hơn. Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định thực hiện đề tài: “Tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM”. 2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu luận văn là năng lực tài chính của các NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn TP.HCM. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích năng lực tài chính của các NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn TP.HCM (14 ngân hàng), thời kỳ nghiên cứu là 3 năm (từ năm 2010-2012). 3. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống lại những vấn đề lý luận cơ bản về việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Tìm hiểu kinh nghiệm về việc tái tổ chức hệ thống ngân hàng tại một số nước trong khu vực. Nêu lên một số tiêu chí để đánh giá năng lực tài chính của hệ thống NHTMCP Việt Nam hiện nay. 3 - Đánh giá những tồn tại và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn TP.HCM hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp giúp cho việc tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP trên địa bàn được hiệu quả. 4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận Luận văn vận dụng các vấn đề về lý luận cơ bản của việc tái cơ cấu ngân hàng, dựa vào bài học kinh nghiệm trong việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của một số nước trong khu vực, phân tích năng lực tài chính của các NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn TP.HCM. Từ đó, luận văn đề xuất một số giải pháp liên quan đến việc nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM. 4.2 Phương pháp: Luận văn kết hợp các phương pháp mô tả thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh và coi trọng phương pháp đúc kết thực tiễn bài học kinh nghiệm về tái cơ cấu ngân hàng của một vài nước trong khu vực để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài nghiên cứu góp phần hoàn thiện lý luận về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và năng lực tài chính của các NHTMCP. Qua đó, đưa ra được các giải pháp để giúp các nhà quản trị ngân hàng tham khảo, xem xét để xây dựng định hướng nhằm nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng mình để nâng cao khả năng cạnh tranh trong môi trường hoạt động mới đầy khó khăn và thách thức, giúp các cơ quan nhà nước có cái nhìn tổng thể về hoạt động ngân hàng trong giai đoạn hiện nay để có những giải pháp chỉ đạo, quản lý phù hợp 4 nhằm góp phần thành công trong công cuộc tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài danh mục các ký tự, chữ viết tắt, danh mục các bảng số liệu, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có 76 trang được trình bày theo kết cấu chính sau: Phần mở đầu. Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Chương 2: Thực trạng năng lực tài chính của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM. Chương 3: Giải pháp tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM. Kết luận. [...]... quá nếu không được định hướng đúng đắn và tuyên truyền đầy đủ về các chủ trương, chính sách về tái cơ cấu ngân hàng 1.2 Một số tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của NHTMCP Năng lực tài chính của một NHTM phải được hiểu khác với năng lực tài chính của một doanh nghiệp Bởi vì, năng lực tài chính của một doanh nghiệp là nguồn lực tài chính của bản thân doanh nghiệp, là khả năng tạo tiền, tổ chức lưu... nhập, tái cơ cấu hoặc đóng cửa các định chế tài chính + Sự can thiệp quá sâu của các cấp chính quyền địa phương: Một số định chế tài chính cần phải tái cơ cấu do chính quyền địa phương quản lý toàn bộ hoặc một phần lớn; do vậy, các chính quyền địa phương thường chỉ định ban giám đốc các định chế tài chính đó hoặc can thiệp quá nhiều vào hoạt động kinh doanh của các định chế này Mặc dù các chính quyền địa. .. toàn Trong đó tái cơ cấu tài chính hướng đến việc phục hồi khả năng thanh toán bằng cách cải thiện bảng cân đối của các ngân hàng thông qua các biện pháp như tăng vốn, giảm nợ xấu hoặc nâng giá trị tài sản Tái cơ cấu hoạt động hướng tới mục tiêu nâng mức lợi nhuận bằng cách chú trọng hơn đến chiến lược hoạt động, cải thiện hiệu quả năng lực quản trị và hệ thống kế toán, nâng cao năng lực thẩm định... một cách mạnh mẽ Nhiệm vụ quan trọng của chương trình cải cách tài chính năm 1997 tại Trung Quốc là tái cơ cấu các định chế tài chính đang gặp khó khăn thanh khoản, bị thua lỗ và mất khả năng thanh toán, nhằm giảm thiểu rủi ro tài chính và tìm ra các biện pháp cho phép các định chế tài chính yếu kém nhất rút ra khỏi thị trường Do vậy, công cuộc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng không chỉ hướng đến các. .. cung cấp nguồn lực cho việc sáp nhập, tái cơ cấu, đóng cửa hoặc cho phá sản các định chế tài chính, nhưng họ thường can thiệp vào tất cả mọi công việc trong quy trình tái cơ cấu để phục vụ cho lợi ích riêng của mình Ngoài ra, việc tái cơ cấu các định chế tài chính 28 không thể thực hiện một cách công minh, bởi vì các ban ngành luật pháp thường phải tuân thủ chỉ thị của các cấp chính quyền địa phương +... thống ngân hàng chính sách và ngân hàng phát triển và hệ thống các TCTD vi mô Xét theo nghĩa hẹp, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng chỉ bao gồm việc giải quyết những vấn đề của một trong những cấu phần nói trên của hệ thống, hoặc thậm chí là một ngân hàng có nguy cơ đỗ vỡ ngay trong điều kiện hệ thống ngân hàng vẫn hoạt động hiệu quả Tái cơ cấu ngân hàng bao gồm tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu hoạt động... sinh lời, cải thiện năng lực hoạt động của toàn hệ thống để làm tròn trách nhiệm của một trung gian tài chính và khôi phục lòng tin của công chúng (Claudia Dziobek, Ceyla Pazarbasioglu, 1998) Đối tượng của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thường hiểu theo hai nghĩa rộng và hẹp Xét theo nghĩa rộng, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là quá trình tái cấu trúc tất cả các bộ phận cấu thành của hệ thống, bao gồm:... doanh Nhìn chung, năng lực tài chính của một NHTM được đánh giá dựa trên hai yếu tố, đó là yếu tố định lượng và yếu tố định tính 15 + Yếu tố định lượng thể hiện nguồn lực tài chính hiện có của một NHTM, bao gồm các chỉ tiêu sau: quy mô vốn, chất lượng tài sản, khả năng thanh toán và khả năng sinh lời + Yếu tố định tính thể hiện khả năng khai thác, quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính của một NHTM,... ra trong chương trình tổng thể tái cơ cấu đầu tư và tái cơ cấu doanh nghiệp để thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế Mục đích cơ cấu lại các ngân hàng là vì lợi ích quốc gia, dân tộc chứ không vì lợi ích nhóm cục bộ Do đó, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhận được sự quyết tâm và đồng thuận cao về mặt chính trị - xã hội Các ngân hàng ý thức rõ ràng về sự cần thiết phải tái cơ cấu để hoạt động an toàn và hiệu...5 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 1.1 Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 1.1.1 Khái niệm và sự cần thiết tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 1.1.1.1 Khái niệm về tái cơ cấu ngân hàng Đối với mỗi quốc gia, việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, nhất là đối với các NHTM, không phải là hoạt động có tính chất thực hiện theo định kỳ mà chỉ tiến hành khi có những vấn . nguồn nhân lực 60 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TÁI CƠ CẤU THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM 65 3.1 Định hướng và giải pháp chung để tái cơ cấu hệ thống NHTMCP Việt. TRẠNG NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM 41 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTMCP trên địa bàn TP. HCM 41 2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực tài chính. tái cơ cấu theo hướng nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP trên địa bàn TP. HCM. Kết luận. 5 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÁI CƠ

Ngày đăng: 25/12/2014, 19:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan