Tổng thuật các tài liệu trong nước đề cập tới tính HDI

35 554 3
Tổng thuật các tài liệu trong nước đề cập tới tính HDI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng thuật các tài liệu trong nước đề cập tới tính HDI; chỉ số phát triển con người (HDI) ở Việt NamNghiên cứu áp dụng công nghệ nhận dạng của công ty ReadSoft; Nghiên cứu các vấn đề về thiết kế, in, ghi phiếu khi áp dụng công nghệ quét, nhận dạng trong xử lý điều tra

1 TỔNG CỤC THỐNG KÊ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu hoàn thiện phƣơng pháp tính và xây dựng quy trình tính chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) ở Việt Nam” TỔNG THUẬT CÁC TÀI LIỆU TRONG NƢỚC ĐỀ CẬP TỚI TÍNH HDI CN. Hoàng Thị Kim Chi Chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế Tổng cục Thống kê HÀ NỘI, 6 - 2008 2 MỤC LỤC Nội dung Trang Phần I: Đặt vấn đề 3 Phần II: Điểm qua các nghiên cứu phát triển con ngƣời ở Việt Nam 4 1. Một số bài giới bài giới thiệu và hƣớng dẫn 4 2. Một số Hội thảo, lớp tập huấn có đại diện Việt Nam dự 6 3. Một số công trình nghiên cứu ứng dụng HDI 7 4. Một số kết quả về phƣơng pháp tính các chỉ số 9 5. So sánh quốc tế 16 Phần III: Một số kết luận và khuyến nghị 20 1. Kết luận 20 2. Khuyến nghị 21 Phụ lục: Tóm tắt các tài liệu có nội dung đƣa vào tổng luận 23 Tài liệu tham khảo khác 34 3 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Cho tới nay, nhiều ngƣời, kể cả các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các học giả, đều đã ít nhiều hiểu biết về tầm quan trọng của Chỉ số phát triển con ngƣời trong việc đề ra các chính sách phát triển, phân tích, đánh giá về chất lƣợng cuộc sống, chất lƣợng dân số, so sánh quốc tế trình độ phát triển của đất nƣớc ta với các nƣớc khác trong cộng đồng quốc tế, thậm chí so sánh các vấn đề phát triển giữa tỉnh nọ với tỉnh kia, giữa các vùng, các địa phƣơng với nhau. Xuất phát từ công dụng, tính cấp thiết của Chỉ số phát triển con ngƣời HDI, việc tính toán chỉ số này ở nƣớc ta đã đƣợc triển khai dƣới các góc độ và nhiệm vụ khác nhau, đã có lúc rộ lên nhƣ một “phong trào”. Song cho tới nay, từ thực tiễn, và với một cách nhìn khách quan, thẳng thắn, thì có thể nói rằng, việc tính toán vẫn chƣa đi vào nền nếp, quy củ, vẫn chƣa đều khắp, và có thể nói là còn thiếu tính chủ động. Vậy thì lý do tại sao? Có phải do thiếu thông tin số liệu? Làm thế nào để khắc phục đƣợc tình trạng này? Cứ với điều kiện thông tin số liệu hiện có nhƣ ngày nay, thì có thể tính toán HDI đƣợc không? Mục đích của bài này là muốn đóng góp một phần ý kiến và quan điểm vào giải quyết vấn đề đã nêu, dựa trên phƣơng châm: mạnh dạn; không cầu toàn; nhƣng phải theo đúng phƣơng pháp luận do Liên hợp quốc đề ra để đảm bảo tính so sánh quốc tế (tính chất này đã đƣợc quy định trong Luật thống kê); và đảm bảo tính thống nhất từ trung ƣơng tới địa phƣơng để có thể so sánh đƣợc giữa các địa phƣơng với nhau theo cả không gian lẫn thời gian; việc hoàn thiện sẽ đƣợc tiến hành thực hiện dần dần với quá trình tiếp tục nghiên cứu các cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp luận. 4 PHẦN II: ĐIỂM QUA CÁC NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI Ở VIỆT NAM 1- MỘT SỐ BÀI GIỚI THIỆU VÀ HƢỚNG DẪN Khi HDR đầu tiên của UNDP đƣợc công bố về HDI 1990, thì trên Tạp chí Thống kê số 3/91 cũng xuất hiện ngay bài viết giới thiệu “Chỉ số phát triển con ngƣời HDI” của tác giả Hoàng Tích Giang thể hiện sự nhậy bén của các nhà thống kê nƣớc ta đối với những vấn đề mới trong lĩnh vực này. Bài này giới thiệu sơ qua về HDI với tƣ cách là một chỉ số để xếp hạng các nƣớc theo chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân chứ không phải là khối lƣợng GNP bình quân đầu ngƣời mà trƣớc đó ngƣời ta vẫn thƣờng coi là thành công hay thất bại của sự điều hành nền kinh tế. Thu nhập cao chƣa hẳn trùng khớp với phát triển con ngƣời cao. Và tác giả đã phê phán so sánh sự phát triển giữa các nƣớc chỉ thông qua GNP và khuyến cáo HDI cần đƣợc hoàn chỉnh thêm vì nó chƣa phân biệt đƣợc nông thôn và thành thị, nam và nữ, giàu và nghèo. Tạp chí Thống kê số 2/93 công bố bài viết “Phƣơng pháp tính chỉ số HDI để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia” của tác giả PGS. PTS Phạm Ngọc Kiểm có giới thiệu sâu hơn về cách tính HDI và dẫn chứng ví dụ cụ thể việc UNDP tính HDI cho nƣớc ta. Nếu theo GNP bình quân đầu ngƣời thì Việt Nam thuộc nhóm nƣớc chậm phát triển, nhƣng theo HDI thì lại không nhƣ vậy, vì Việt Nam có đƣờng lối đúng đắn về chăm sóc y tế và sức khoẻ, trình độ dân trí, chính sách xã hội, Tạp chí Thông tin khoa học Thống kê số 2/97 công bố bài “Giới thiệu phƣơng pháp tính chỉ số phát triển nguồn nhân lực HDI” của tác giả Phạm Sơn, ngoài giới thiệu sâu còn đƣa lý thuyết và ví dụ tính toán cụ thể HDI. 5 Ngoài ra, tác giả Phạm Sơn đã giới thiệu “Phƣơng pháp tính chỉ số liên quan đến giới (GDI) và chỉ số đo vai trò của giới (GEM)” liên tục trong tạp chí Thông tin khoa học Thống kê các số 6/97 và 1/98. Năm 1996, việc tính HDI đƣợc đƣa vào giáo trình đại học, nhƣng chỉ là mục nhỏ giới thiệu công thức tính trong Chƣơng “Phƣơng pháp so sánh và đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội” (Giáo trình phân tích kinh tế - xã hội và lập trình, Phạm Ngọc Kiểm, Nhà xuất bản Giáo dục, 1996). Năm 1997, PTS. Nguyễn Quán đã cho ra mắt công trình tuyển chọn và giới thiệu "Chỉ tiêu và Chỉ số Phát triển con ngƣời" (Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội - 1 - 1995) của UNDP, với phần giải thích đầy đủ, chi tiết hơn, phân tích kỹ hơn, việc tính toán không dừng ở ví dụ minh hoạ mà đã là kết quả cụ thể của 165 quốc gia. Ấn phẩm nhiều nghìn bản này tiêu thụ nhanh, chứng tỏ đƣợc quan tâm nhiều, và đƣợc các nhà chuyên môn đánh giá cao. Năm 1999, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân cũng đƣa vấn đề tính toán HDI vào giáo trình giảng dạy dƣới dạng một phần nhỏ trong Chƣơng Thống kê mức sống dân cƣ, nhằm giới thiệu phƣơng pháp và công thức tính (Thống kê kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, Bộ môn Lý thuyết thống kê, Chủ biên: Tô Phi Phƣợng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1999). Năm 2000, Khoa Thống kê trƣờng Đại học kinh tế quốc dân cũng đƣa vấn đề tính HDI vào giáo trình của khoa và chỉ giới thiệu công thức tính (Thống kê kinh tế, trƣờng Đai học Kinh tế quốc dân, Khoa Thống kê, bộ môn Thống kê kinh tế, Chủ biên: Phan Công Nghĩa, NXB Thống kê, Hà Nội, 2000). 6 2- MỘT SỐ HỘI THẢO, LỚP TẬP HUẤN CÓ ĐẠI DIỆN VIỆT NAM THAM DỰ Từ 20 đến 31.5.2002, Tổng cục Thống kê (TCTK) phối hợp cùng Viện Thống kê châu Á - Thái Bình Dƣơng (SIAP) tổ chức tại Hà Nội một lớp tập huấn soạn thảo Báo cáo Phát triển con ngƣời Quốc gia (NHDR - National Human Development Report) với sự tham gia của 38 chuyên viên và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc TCTK, UNDP và các cơ quan khác nhằm bổ trợ kiến thức về HDI cho mọi ngƣời. Các chuyên đề đƣợc tập huấn là:  Các khái niệm về Phát triển con ngƣời;  Báo cáo Phát triển con ngƣời của UNDP;  Báo cáo quốc gia về Phát triển con ngƣời (NHDR);  Cơ sở thống kê của HDR;  Xây dựng các bảng biểu trong HDR;  HDI: phƣơng pháp tính toán và ví dụ minh hoạ;  Những vấn đề khác có liên quan tới HDI và HDR. Từ 7 - 9.8.2002, SIAP đã tổ chức Hội thảo quốc tế tại Băng-cốc, mời đại diện Thống kê các nƣớc ASEAN, trong đó có Việt Nam, để xem xét tình hình thu thập số liệu phục vụ soạn thảo NHDR ở mỗi nƣớc. Từ 27 - 29.10.2002, SIAP tổ chức Hội thảo quốc tế tại Tô-ki-ô, mời Lãnh đạo cơ quan Thống kê các nƣớc khu vực ESCAP, trong đó có Việt Nam, để xem xét những vƣớng mắc, khó khăn của từng quốc gia trong việc soạn thảo NHDR ở nƣớc mình. Năm 2001, Ban Khoa giáo Trung ƣơng có Chƣơng trình cấp Nhà nƣớc KX - 05 nghiên cứu về vấn đề phát triển nguồn nhân lực nƣớc ta phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, trong đó có đề tài cấp Nhà nƣớc KX - 05 - 05 nghiên cứu về việc tính toán HDI. Trong khuôn khổ đề tài này, tháng 10.2002, hai đợt tập huấn nghiệp vụ và hội thảo tại Hà Nội 7 và TP. Hồ Chí Minh đƣợc tổ chức với sự tham dự của gần 350 ngƣời, gồm cán bộ lãnh đạo tỉnh, thành phố, Cục Thống kê, nhiều chuyên gia đầu ngành thống kê, giáo dục, y tế, tuyên huấn của các tỉnh, thành phố, kể cả một số cán bộ cấp huyện, chứng tỏ vấn đề tính HDI, tầm quan trọng của nó trong đề ra chính sách, đã đƣợc phổ cập khá rộng rãi trên phạm vi toàn quốc. 3- MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG HDI Với sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật, chuyên môn cũng nhƣ về mặt tài chính của UNDP, Việt Nam cũng đã xây dựng đƣợc 2 NHDR: năm 1998 với chủ đề "Mở rộng lựa chọn cho ngƣời nghèo nông thôn", đây có thể coi là sự thử nghiệm do các chuyên gia UNDP tại Hà Nội thực hiện, nhằm làm cơ sở cho xây dựng NHDR quy mô đầy đủ hơn. NHDR năm 2001 với chủ đề "Đổi mới và sự nghiệp Phát triển con ngƣời" là công trình Báo cáo quốc gia về phát triển con ngƣời đầu tiên của Việt Nam do chính ngƣời Việt Nam tự xây dựng, đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ viết lời tựa, có tiếng vang lớn và đƣợc các nhà chuyên môn trên thế giới đánh giá cao, đƣợc UNDP trao giải thƣởng. Trong khuôn khổ đề tài cấp Nhà nƣớc KX - 05 - 05 nghiên cứu về việc tính toán HDI, đã có ba ấn phẩm đƣợc công bố [1. PGS. TS. Đặng Quốc Bảo, TS. Trƣơng Thị Thuý Hằng (Đồng chủ biên): "Chỉ số phát triển kinh tế trong HDI – Cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu" (Sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2005; *** 2. PGS. TS. Đặng Quốc Bảo, TS. Trƣơng Thị Thuý Hằng (Đồng chủ biên): "Chỉ số tuổi thọ trong HDI – Một số vấn đề thực tiễn Việt Nam" (Sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2005; *** PGS. TS. Đặng Quốc Bảo, TS. Đặng Thị Thanh Huyền (Đồng chủ biên): "Chỉ số phát triển giáo dục trong HDI – cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu" (Sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2005]. Thực ra đây là tập hợp những báo cáo chuyên đề của các tác giả, những nhà nghiên cứu, nhà quản lý và hoạt động thực tiễn tham gia nghiên cứu đề tài KX.05.05 có liên quan tới khía cạnh kinh tế, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục trong HDI. 8 Thành công lớn nhất của đề tài KX.05.05 là đã dấy lên phong trào rộng khắp toàn quốc các công trình tính HDI cho địa phương tỉnh/thành phố, thậm chí cả cấp huyện, với những báo cáo phân tích, so sánh mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Đó cũng là dịp để các chuyên viên địa phương nâng cao nhận thức của mình về một vấn đề mới của thế giới áp dụng ở nước ta, và được thực hành trong điều kiện cụ thể của các địa phương. Tuy nhiều mặt tích cực không thể phủ nhận được, dẫu sao những ấn phẩm trên phần lớn chỉ nêu về mặt lý thuyết, còn điều kiện áp dụng thì ít được đề cập. Những tài liệu ấy nặng về giới thiệu khái niệm, chỉ số tổng hợp mới, mà còn ít sự phân tích điểm yếu, điểm mạnh, chưa vạch ra hướng vận dụng vào bối cảnh cụ thể, điều kiện số liệu cụ thể của nước ta. Ngoài ra, các vấn đề về thống kê phục vụ Báo cáo phát triển con người, nguồn thông tin, quy trình tính toán và đường đi của thông tin hầu như chưa được đề cập tới, kể cả chưa hề có các phần đánh giá độ tin cậy của số liệu cũng như khả năng đảm bảo thông tin. Để làm rõ hơn khía cạnh lý luận và ứng dụng HDI trong hoàn cảnh thực trạng của số liệu thống kê nƣớc ta, góp phần vào công tác chuẩn bị soạn thảo Báo cáo Phát triển con ngƣời của Việt Nam tại TCTK, nơi mà Ban chỉ đạo đã đƣợc thành lập, tuy rằng các hoạt động cụ thể còn chƣa đƣợc tiến hành nhiều, Viện nghiên cứu khoa học thống kê phối hợp với Vụ Tổng hợp và Thông tin triển khai đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu ứng dụng phƣơng pháp tính Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) theo thực trạng số liệu của Việt Nam" (chủ nhiệm: CN. Nguyễn Văn Phẩm), và đề tài đó đƣợc Trung tâm Thông tin tƣ liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy Chứng nhận số 4503/KQNC chứng nhận Đăng ký kết quả đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ, số đăng ký Báo cáo: 2003-98-168/KQ. 9 Tiếp theo, năm 2003, Trung tâm Thông tin khoa học thống kê đã xây dựng chuyên đề tổng luận “Các Chỉ số phát triển con ngƣời và thực tế tính HDI ở Việt Nam" (CN. Nguyễn Thái Hà) điểm lại một số công trình nghiên cứu trong nƣớc liên quan tới HDI, có nhận xét, kết luận và kiến nghị. Năm 2006, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam cho ra đời ấn phẩm thứ hai (thực ra là phần I của Báo cáo quốc gia 2006 về Phát triển con ngƣời Việt Nam, tiếp theo Báo cáo đầu tiên năm 2001) với tên gọi "Phát triển con ngƣời Việt Nam 1999 - 2004: Những thay đổi và xu hƣớng chủ yếu", trình bày kỹ lƣỡng những phƣơng pháp và tính toán cũng nhƣ số liệu chi tiết về các Chỉ số phát triển con ngƣời HDI, Chỉ số nghèo khổ tổng hợp HPI, và chỉ số phát triển giới GDI, đồng thời tính lại kết quả cho năm 1999. 4- MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH CÁC CHỈ SỐ 4.1. PHƢƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ GIÁO DỤC (I giáo dục ) Công thức tính chỉ số giáo dục là: I giáo dục = (2/3) I biết chữ + (1/3) I nhập học Trong đó: I nhập học là chỉ số nhập học tổng hợp các cấp giáo dục; I biết chữ là chỉ số biết chữ của ngƣời lớn từ 15 tuổi trở lên; Công thức trên cho thấy trọng số của tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ chiếm 2, và tỷ lệ nhập học chiếm 1 trong tổng số 3 phần của chỉ số giáo dục. X nhập học thực - X nhập học min I nhập học = X nhập học max - X nhập học min 10 Với: X nhập học max là mức độ tối đa của tỷ lệ nhập học tổng hợp; X nhập học min là mức độ tối thiểu của tỷ lệ nhập học tổng hợp; X nhập học thực là mức độ thực tế của tỷ lệ nhập học tổng hợp. X biết chữ thực - X biết chữ min I biết chữ = X biết chữ max - X biết chữ min Với: I biết chữ là chỉ số của thành phần tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ; X biết chữ max là mức độ tối đa tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ (= 100); X biết chữ min là mức tối thiểu tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ (= 0); X biết chữ thực là mức độ thực tế của tỷ lệ ngƣời lớn biết chữ. 4.2. PHƢƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ THU NHẬP (I GDP ) Công thức tính chỉ số thu nhập nhƣ sau: Log(X GDP thực ) – Log(X GDP min ) I GDP = Log(X GDP max ) – Log(X GDP min ) Với: I GDP là chỉ số thu nhập; X GDP max là mức tối đa của GDP bình quân đầu ngƣời; X GDP min là mức tối thiểu của GDP bình quân đầu ngƣời; X GDP thực là mức độ thực tế của GDP bình quân đầu ngƣời; Log là phép toán lô-ga-rit cơ số 10. 4.3. PHƢƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ TUỔI THỌ (I tuổi thọ ) X tuổi thực - X tuổi min I tuổi thọ = X tuổi max - X tuổi min [...]... tăng cƣờng nghiên cứu các phƣơng pháp gián tiếp để có đủ số liệu cho tính toán HDI các cấp Cần có hƣớng dẫn chính thức từ cơ quan trung ƣơng có trách nhiệm trong việc tính toán chỉ số HDI cho các địa phƣơng, kể cả về phƣơng diện phƣơng pháp luận và chất lƣợng, phạm vi, để thống nhất số liệu và phƣơng pháp tính HDI cũng nhƣ các chỉ số thành phần của HDI ở các tỉnh, thành phố, các địa phƣơng, mới đảm... Kết luận: HDI có nhiều công dụng thiết thực trong việc đề ra chƣơng trình, chính sách phát triển ở các cấp lãnh đạo và quản lý; về mặt phƣơng pháp hoàn toàn có thể tính toán đƣợc HDI ở cấp toàn quốc và cấp địa phƣơng, nhƣng còn bất cập về số liệu - Kiến nghị: trong khi thống kê trực tiếp còn bất cập, cần tăng cƣờng nghiên cứu các phƣơng pháp gián tiếp để có số liệu cho tính toán HDI các cấp 7 Tổng cục... đích của tổng luận này là cung cấp cho những ngƣời quan tâm một số thông tin chủ yếu về chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) Nội dung chính của tổng luận đề cập tới: - Một số các chỉ số liên quan tới phát triển con ngƣời, cụ thể: những vấn đề về báo cáo phát triển con ngƣời; chỉ số HDI; GDI; GEM; HPI-1; HPI-2; TAI - Một số kết quả tính toán HDI của Liên hợp quốc; - Thực tế tính HDI ở Việt Nam, trong đó... các nƣớc là chuyên đề đề cập tới lý thuyết chung và quá trình xây dựng bảng sống cụ thể ở Việt Nam, nhấn mạnh tới việc tính toán tuổi thọ trung bình cho các tỉnh và thành phố - một vấn đề rất quan trọng cho việc tính toán HDI ở cấp tỉnh và các địa phƣơng (TS Đoàn Minh Lộc; CN Nguyễn Văn Phái); - Phƣơng pháp gián tiếp tính tuổi sống dân số – một chuyên đề rất bức thiết trong bối cảnh các địa phƣơng chƣa... giới liên quan tới khía cạnh tuổi thọ trong 24 HDI với mục đích góp thêm tƣ liệu làm sáng tỏ hơn phƣơng pháp luận và kỹ thuật tính toán HDI trong hoàn cảnh đặc thù Việt Nam, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, phục vụ yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nƣớc ta Tài liệu này đƣợc biên soạn trong quá trình thực hiện đề tài KX.05.05 "Nghiên cứu, phân tích các chỉ số phát... Vụ Tổng hợp và Thông tin Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu ứng dụng phƣơng pháp tính Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) theo thực trạng số liệu của Việt Nam" Hà Nội, 12-2002 (Chủ nhiệm đề tài: CN Nguyễn Văn Phẩm Đề tài đó đƣợc Trung tâm Thông tin tƣ liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy Chứng nhận số 4503/KQNC chứng nhận Đăng ký kết quả đề tài. .. nhiệm đề tài: KS Phan Duy Tuyên Báo cáo đề tài khoa học về xây dựng Chỉ số phát triển con ngƣời tỉnh Bạc Liêu năm 2003 Bạc liêu, 6-2004 Mục tiêu: Xác định phƣơng pháp xây dựng HDI của tỉnh Bạc Liêu để tiến tới có thể đo đạc đƣợc một cách có hệ thống; thông qua HDI, đề xuất các giải pháp chính sách nhằm phát triển toàn diện nguồn nhân lực Bạc Liêu Kết quả chính: Đề cập tới phƣơng pháp luận tính toán HDI: ... công dụng của HDI; công thức tính toán HDI và các yêu cầu kèm theo về số liệu; Những thuận lợi và khó khăn cần khắc phục khi xác định HDI của Bạc Liêu; một số biện pháp cần tiếp cận trong đo đạc HDI Bạc Liêu năm 2003; Thực hiện tính toán HDI Bạc Liêu năm 2003, phân tích, đối chiếu với HDI các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long để xác định vị thế so sánh Kết luận, kiến nghị: HDI là một vấn đề mới của thế... đề xuất các giải pháp chính sách nhằm duy trì, nâng cao HDI và các chỉ số thành phần tƣơng ứng, nhằm củng cố và đẩy mạnh sự nghiệp phát triển con ngƣời ở nƣớc ta; - Trình bày những hạn chế liên quan tới số liệu thống kê phục vụ tính toán HDI và các chỉ số khác trong điều kiện hiện nay ở nƣớc ta 6 Tổng cục Thống kê Viện Khoa học Thống kê Tổng luận Các Chỉ số phát triển con ngƣời và thực tế tính Chỉ... thành công chung của đề tài quốc gia KX.05.05, đã hình thành đƣợc đội ngũ cán bộ có thể tiếp tục đảm trách đƣợc công việc tính toán HDI cho địa phƣơng trong các năm tới Đây mới là bƣớc đầu có nhiều khó khăn, các cơ quan trung ƣơng cần thống nhất các vấn đề phƣơng pháp luận chung cho các tỉnh, thành phố; cơ quan thống kê quốc gia cần đứng ra gánh trách nhiệm tính toán và công bố chỉ tiêu HDI cho cả nƣớc, . nghiên cứu phát triển con ngƣời ở Việt Nam 4 1. Một số bài giới bài giới thiệu và hƣớng dẫn 4 2. Một số Hội thảo, lớp tập huấn có đại diện Việt Nam dự 6 3. Một số công trình. cho nƣớc ta. Nếu theo GNP bình quân đầu ngƣời thì Việt Nam thuộc nhóm nƣớc chậm phát triển, nhƣng theo HDI thì lại không nhƣ vậy, vì Việt Nam có đƣờng lối đúng đắn về chăm sóc y tế và sức khoẻ,. ngƣời" là công trình Báo cáo quốc gia về phát triển con ngƣời đầu tiên của Việt Nam do chính ngƣời Việt Nam tự xây dựng, đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ viết lời tựa, có tiếng vang lớn và đƣợc các

Ngày đăng: 25/12/2014, 16:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan