Thử nghiệm phần mềm quản lý dữ liệu vi mô vào lưu trữ và quản lý dữ liệu của tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006

26 381 0
Thử nghiệm phần mềm quản lý dữ liệu vi mô vào lưu trữ và quản lý dữ liệu của tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thử nghiệm phần mềm quản lý dữ liệu vi mô vào lưu trữ và quản lý dữ liệu của tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006. Thử nghiệm phần mềm quản lý dữ liệu vi mô vào lưu trữ và quản lý dữ liệu của tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỔNG CỤC THỐNG KÊ CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC THỬ NGHIỆM PHẦN MỀM QUẢN LÝ DỮ LIỆU VI MÔ VÀO LƯU TRỮ VÀ QUẢN LÝ DỮ LIỆU CỦA TỔNG ĐIỀU TRA NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN NĂM 2006 Người thực hiện: CN. Lê Trung Hiếu Ths. Đặng Văn Phẩm Đơn vị công tác: Vụ TK Nông, lâm nghiệp và thủy sản Hà Nội, tháng 11 năm 2008 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, xã hội ngày càng đòi hỏi nhiều thông tin thống kê cả về số lượng, chất lượng và chu kỳ. Để đáp ứng yêu cầu này, bên cạnh việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê, Tổng cục Thống kê còn tập trung thực hiện tốt các cuộc điều tra ở nhiều các lĩnh vực như: Công nghiệp và xây dựng; nông, lâm nghiệp và thủy sản; thương mại, dịch vụ và giá cả; xã hội và môi trường; tài khoản quốc gia…. Với mục đích nâng cao chất lượng thông tin, phục vụ tốt hơn yêu cầu của các đối tượng dùng tin đòi hỏi các cuộc điều tra thống kê cần tăng số lượng các chỉ tiêu thống kê, mở rộng số lượng mẫu thích hợp. Bên cạnh các cuộc điều tra mẫu được tiến hành hàng năm, Tổng cục còn tiến hành các cuộc tổng điều tra như: Tổng điều tra dân số và nhà ở tiến hành theo chu kỳ 10 năm 1 lần; 2 cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản cùng cuộc tổng điều tra các cơ sở kinh tế được tiến hành theo chu kỳ 5 năm 1 lần. Với số lượng lớn các cuộc điều tra, cùng rất nhiều các chỉ tiêu thống kê của mỗi cuộc điều tra như vậy thì công tác xử lý, lưu trữ và quản lý số liệu là đặc biệt quan trọng, đòi hỏi phải có các phần mềm chuyên dụng cũng như chương trình quản trị dữ liệu thống nhất giữa các cuộc điều tra để giúp cho người dùng tin dễ dàng truy cập, khai thác, sử dụng số liệu ở cấp vĩ mô cũng như vi mô. Công tác lưu trữ và quản lý số liệu thống kê là một hoạt động khá quan trọng của công tác thống kê, kết quả của các cuộc điều tra thống kê rất cần được lưu trữ theo thời gian để giúp cho việc thiết kế các cuộc điều tra khác tốt hơn đồng thời cũng cho phép so sánh kết quả thu được của các cuộc điều tra ở các thời điểm khác nhau. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều các phần mềm được xây dựng để phục vụ cho công tác lưu trữ và quản lý số liệu, trong chuyên đề này chúng tôi xin được giới thiệu một công cụ quản lý số liệu vi mô mới được phát triển bởi bộ phận dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho hệ thống các cuộc điều tra hộ gia đình quốc tế. Phần mềm này nhằm mục đích thúc đẩy các ứng dụng của tiêu chuẩn quốc tế vào việc lập các tài liệu hướng dẫn, phổ biến và lưu trữ dữ liệu giúp cho người sử dụng thông tin có thể biết rõ về cuộc điều tra cũng như hiểu rõ nội dung các chỉ tiêu thống kê của cuộc điều tra. 2 I. Tiếp cận phần mềm quản lý số liệu vi mô (Microdata Management toolkit) Để thiết lập và quản lý các bản siêu dữ liệu, bộ phận dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho hệ thống các cuộc điều tra hộ gia đình quốc tế đã nghiên cứu, phát triển phần mềm quản lý dữ siêu dữ liệu. Phần mềm này được viết ra nhằm mục đích thúc đẩy các ứng dụng của tiêu chuẩn quốc tế cho việc lập tài liệu hướng dẫn, phổ biến và lưu trữ dữ liệu. Phần mềm này được chia làm 3 công cụ sau: (1). Công cụ thứ nhất được gọi là “Metadata Editor” được sử dụng để chuẩn hóa các tài liệu có liên quan theo tiêu chuẩn quốc tế về dữ liệu vi mô (DDI và Dublin Core), công cụ này cho phép người dùng có thể dưa vào số liệu vi mô của cuộc điều tra cùng các hướng dẫn, giải thích qui trình, quá trình điều tra; giải thích các chỉ tiêu trong phiếu điều tra cùng những tài liệu có liên quan khác. Đồng thời với công cụ này có thể cho ra được báo cáo đầy đủ những nội dung đã khai báo về cuộc điều tra dưới dạng file Acrobat. (2). Công cụ thứ hai được gọi là “Nesstar Explor” được dùng để đọc các file do “Metadata Editor” tạo ra, công cụ này có thể cho phép người sử dụng có thể xem được số liệu vi mô và các tài liệu liên quan đến hệ thống số liệu đồng thời nó cũng có thể chiết xuất dữ liệu ra các định dạng file phổ biến như Stata, SPSS… Hai công cụ “Metadata Editor” và “Nesstar Explor” hình thành dựa trên công nghệ Nesstar và được phát triển bởi Trung tâm dịch vụ số liệu khoa học xã hội Na Uy (NSD). (3). Công cụ thứ 3 là “CD-ROM Builder” được sử dụng để tạo ra các sản phẩm số liệu đầu ra thân thiện với người sử dụng như là đĩa CD-Rom, đĩa DVD, trang WEB… Metadata Editor là công cụ tạo lập các bảng siêu số liệu hoàn hảo, nó được sử dụng để chuyển đổi, giải thích, biên tập và phổ biến số liệu vi mô. cả hai công cụ CD-ROM Builder và Metadata Editor có thể sử dụng để phổ biến số liệu cùng những tài liệu giải thích của cuộc điều tra mẫu và những tài liệu liên quan thông qua đĩa CD, DVD hoặc trang thông tin điện tử. Nó cũng có thể sử dụng để phổ biến số liệu vi mô cùng với những tài liệu đi kèm lưu trữ trên Server của Nesstar và thông qua hệ thống mạng Internet người sử dụng có thể tạo các bảng biểu và phân tích số liệu trực tuyến. Ngày nay, nguồn tài liệu điện tử phát triển nhanh chóng và phân tán nên không thể xử lý được một cách thủ công. Để xử lý được hết tài liệu điện tử phân tán, người ta phải áp dụng các phương pháp tự động, sử dụng các chương 3 trình đặc biệt. Do tài liệu điện tử được tạo ra, thông thường không tuân thủ những quy định xuất bản truyền thống, không có những quy tắc nhất định giúp cho phép nhận dạng tự động được các yếu tố mô tả thông thường như tác giả, địa chỉ về xuất bản, thông tin về khối lượng nên cần thiết phải có những quy định thống nhất để các chương trình tự động nhận dạng và xử lý chúng theo các yêu cầu nghiệp vụ. Những quy định như vậy được gọi là những quy định về siêu dữ liệu. Có thể thấy hiện nay, do nhiều chương trình máy tính chỉ định chỉ số dựa vào một số thành phần hạn chế như nhan đề hoặc toàn văn nên không hỗ trợ những tìm kiếm đặc thù (ví dụ theo tác giả, theo chủ đề, theo lĩnh vực ). Vì thế để tạo điều kiện cho các chương trình có thể đinh chỉ số tự động theo một số yếu tố xác định, người ta phải đưa thêm vào tài liệu điện tử những thuộc tính bổ sung để tăng cường mô tả tài nguyên thông tin. Các công cụ định chỉ số tự động sẽ được lập trình để nhận dạng các thuộc tính này và định chỉ số chúng, từ đó hỗ trợ tìm kiếm những thuộc tính đặc thù. Như vậy một bản ghi metadata bao gồm một tập hợp những thuộc tính hoặc tập hợp những phần tử cần thiết để mô tả các tài nguyên thông tin theo yêu cầu nghiệp vụ. Thông thường trong hoạt động nghiệp vụ thông tin, thư viện bao gồm các yếu tố như: Nhan đề tài liệu, tác giả, thông tin về xuất bản, nơi/vị trí lưu giữ, kiểu/dạng tài liệu Công cụ Metadata Editor được sử dụng để tạo ra các bảng siêu dữ liệu cùng với các khai báo, các tài liệu có liên quan đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế về dữ liệu vi mô, như Data Documentation Initiative và Dublin Core (DDI và DC). Đây là hai sơ đồ chuẩn về siêu dữ liệu hiện nay trên thế giới trong việc thiết lập các siêu dữ liệu chuẩn. Nội dung của việc chuẩn hóa các siêu dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế có những ưu điểm sau: + Tạo lập và sử dụng dễ dàng: cho phép những người không chuyên nghiệp có thể tạo các bản ghi mô tả đơn giản cho các tài nguyên thông tin và truy xuất chúng trên môi trường mạng một cách dễ dàng. + Ngữ nghĩa dễ hiểu, sử dụng đơn giản: Việc khai thác thông tin trên mạng internet diện rộng thường gặp trở ngại bởi những sự khác nhau về thuật ngữ và sự mô tả thực tế. Việc chuẩn hóa trong tạo lập bảng siêu dữ liệu sẽ giúp những người dò tìm thông tin không chuyên có thể tìm thấy vấn đề mình quan tâm bằng cách hỗ trợ một tập hợp các phần tử thông dụng mà ngữ nghĩa của chúng được hiểu phổ biến. + Phạm vi phổ biến: Tập hợp các phần tử được chuẩn hóa lúc đầu được phát triển bằng tiếng Anh, nhưng hiện nay nó được câp nhật thêm với khoảng 25 ngôn ngữ khác nhau (Nhưng chưa có tiếng Việt) + Tính mở rộng: Những nhà phát triển đã cung cấp một cơ chế cho việc mở rộng tập các phần tử chuẩn hóa, phục vụ nhu cầu khai thác các tài nguyên 4 bổ sung. Các phần từ Metadata từ những tập các phần tử khác nhau có thể liên kết với metadata chuẩn hóa. Điều này cho phép các tổ chức khác nhau có thể dùng các phần tử đã chuẩn hóa để mô tả thông tin thích hợp cho việc sử dụng tài nguyên trên Internet. + Giúp nâng cao độ chính xác của định chỉ số + Có khả năng liên tác (Interoperability), sử dụng lẫn nhau + Mở rộng thuận lợi Mỗi yếu tố chuẩn thường được đặt tên (Element Name) và quy định nhãn (label) để sử dụng ghi vào trong thẻ meta. Mỗi yếu tố được định nghĩa cụ thể để mô tả đối tượng và có chú thích rõ ràng. Các yếu tố chuẩn trong việc khai báo tạo bảng siêu dữ liệu gồm: 1. Nhan đề (Title): Nhan đề của tài liệu 2. Tác giả (Creator): Tác giả của tài liệu, bao gồm cả tác giả cá nhân và tác giả tập thể. 3. Chủ đề (Subject): Chủ đề tài liệu đề cập dùng để phân loại tài liệu. Có thể thể hiện bằng từ, cụm từ/(Khung chủ đề), hoặc chỉ số phân loại/ (Khung phân loại). 4. Tóm tắt (Description): Tóm tắt, mô tả nội dung tài liệu. Có thể bao gồm tóm tắt, chú thích, mục lục, đoạn văn bản để làm rõ nội dung 5. Nhà xuất bản (Publisher): Nhà xuất bản, nơi ban hành tài liệu có thể là tên cá nhân, tên cơ quan, tổ chức, dịch vụ 6. Tác giả phụ (Contributor): Tên những người cùng tham gia cộng tác đóng góp vào nội dung tài liệu, có thể là cá nhân, tổ chức 7. Ngày tháng (Date): Ngày, tháng ban hành tài liệu. Có thể dùng chuẩn ISO 8601 8. Loại (kiểu) (Type): Mô tả bản chất của tài liệu. Dùng các thuật ngữ mô tả phạm trù kiểu: trang chủ, bài báo, báo cáo, từ điển 9. Khổ mẫu (Format): Mô tả sự trình bày vật lý của tài liệu, có thể bao gồm; vật mang tin, kích cỡ độ dài, kiểu dữ liệu (.doc, .html, .jpg, xls, phần mềm ) 10. Định danh (Identifier): Các thông tin về định danh tài liệu, các nguồn tham chiếu đến, hoặc chuỗi ký tự để định vị tài nguyên: URL (Uniform Resource Locators) (bắt đầu bằng http://), URN (Uniform Resource Name), ISBN (International Standard Book Number), 5 ISSN (International Standard Serial Number), SICI (Serial Item & Contribution Identifier), 11. Nguồn (Resource): Các thông tin về xuất xứ của tài liệu, tham chiếu đến nguồn mà tài liệu hiện mô tả được trích ra/tạo ra, nguồn cũng có thể là: đường dẫn (URL), URN, ISBN, ISSN 12. Ngôn ngữ (Language): Các thông tin về ngôn ngữ, mô tả ngôn ngữ chính của tài liệu 13. Liên kết (Relation): Mô tả các thông tin liên quan đến tài liệu khác. có thể dùng đường dẫn (URL), URN, ISBN, ISSN 14. Diện bao quát (Coverage): Các thông tin liên quan đến phạm vi, quy mô hoặc mức độ bao quát của tài liệu. Phạm vi đó có thể là địa điểm, không gian hoặc thời gian, tọa độ 15. Bản quyền (Right): Các thông tin liên quan đến bản quyền của tài liệu Công cụ tạo lập siêu dữ liệu (Metadata Editor) sẽ ghi các dữ liệu hoặc siêu dữ liệu ở các file đơn lẻ với định dạng file Nesstar, file này không thể mở được bởi các phần mềm tiêu chuẩn hiện có, bởi vậy đi kèm với phần mềm tạo lập siêu dữ liệu là một modul đọc file Nesstar miễn phí gọi là Nesstar Explorer. Modul này cung cấp cho người sử dụng để xem các bảng siêu dữ liệu và có thể xuất siêu dữ liệu ra các định dạng file thống kê phổ biến như SPSS, STATA, SAS… Công cụ không cho phép người sử dụng sửa đổi dữ liệu hoặc siêu dữ liệu. Nhưng người sản xuất dữ liệu lại muốn có sự thân thiện hơn với người dùng số liệu vì vậy sản phẩm không chỉ có dữ liệu hoặc siêu dữ liệu mà cần có các các tài liệu liên quan đến việc hình thành dữ liệu, các bản giải thích các chỉ tiêu của bảng dữ liệu… Để giải quyết vấn đề này cùng với phần mềm sẽ có thêm một modul là CD-ROM Builder CD-ROM Builder như là một công cụ để người sản xuất số liệu đóng gói toàn bộ sản phẩm tạo ra qua Metadata Editor. Từ những khai báo cho bảng dữ liệu hoặc siêu dữ liệu theo chuẩn Dublin Core Metadata, công cụ này sẽ tổng hợp các khai báo đó và tạo ra siêu văn bản (HTML), cùng với bảng siêu dữ liệu sẽ được phổ biến đến người sử dụng dữ liệu thông qua đĩa CD-ROM, DVD, intranet hoặc Internet. Mặc dù ban đầu nó được thiết kế như một công cụ cho phổ biến số liệu vi mô, nhưng nó cũng có thể sử dụng cho việc lưu trữ dữ liệu và siêu dữ liệu. 6 II. Đánh giá thực trạng việc quản lý dữ liệu vi mô của một số cuộc điều tra trong Tổng cục Thống kê Hiện nay, mối quan hệ giữa sản xuất thông tin thống kê và người dùng tin không chỉ là quan hệ phiến diện, một chiều, trong đó người sản xuất chỉ sản xuất mà không quan tâm thông tin đó được sử dụng như thế nào, hoặc có được sử dụng hay không, hay người dùng tin chỉ biết đưa ra yêu cầu đòi hỏi phải được đáp ứng mà không cần biết khả năng và điều kiện hiện có của người sản xuất. Thông tin thống kê trở thành một loại hàng hoá công cộng, có cung và cầu xác định. Do đó, chất lượng thông tin được xác định bởi mức độ phù hợp, tính chính xác, tính kịp thời, tính đầy đủ, tính chặt chẽ, sự minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin. Để có những thông tin thống kê có chất lượng, phục vụ tốt cho đa dạng các đối tượng dùng tin thì đòi hỏi Tổng cục Thống kê cần cải thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc cung cấp thông tin cho người sử dụng trên phạm vi toàn quốc. Những năm gần đây, Tổng cục thống kê đã có những bước đi quan trọng theo hướng đẩy mạnh ứng dụng các kỹ thuật tin học vào việc xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) cho ngành ở các lĩnh vực và từng bước đưa các CSDL này phục vụ cho các yêu cầu về thông tin thống kê đang ngày một đa dạng của các đối tượng dùng tin. Từ năm 1997, Trung tâm Tin học thống kê đã phối hợp với các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê từng bước xây dựng và phát triển các cơ sở dữ liệu thống kê chạy trong mạng LAN thuộc mạng GSOnet. Hiện tại trên GSOnet có 2 loại cơ sở dữ liệu vi mô là: 1. Cơ sở dữ liệu vi mô của các cuộc tổng điều tra: Cơ sở này sẽ lưu trữ dữ liệu gốc của các cuộc Tổng điều tra sau khi thông tin đã được làm sạch, hiện tại các CSDL này được lưu trữ trên mạng nội bộ của Tổng cục Thống kê, bao gồm: - Số liệu mẫu 3% tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 1-4 - 1999 - Số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 1-4 - 1999 - Số liệu tổng điều tra nông thôn nông nghiệp và thủy sản năm 2001 - Số liệu tổng điều tra cơ sở kinh tế-hành chính sự nghiệp năm 2002 2. Cơ sở dữ liệu ban đầu từ một số cuộc điều tra được lưu trữ ở Tổng cục hoặc các vụ dưới dạng file SPSS hoặc STATA, như dữ liệu của các cuộc điều tra: - Điều tra Y tế Quốc gia 2001-2002 7 - Điều tra biến động dân số hàng năm (2001, 2002, 2003, 2004) - Điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình (2002, 2004, 2006) Cơ sở dữ liệu vi mô lưu giữ dữ liệu chi tiết của từng phiếu điều tra nên để khai thác các CSDL vi mô này có thể thông qua chương trình ứng dụng viết trên ngôn ngữ lập trình, phần mềm phân tích thống kê hoặc tạo kết nối ODBC và có thể khai thác qua 3 cách sau: + Cách 1: Khai thác bằng Excel + Cách 2: Khai thác bằng SPSS + Cách 3: Khai thác bằng Query analyzer Ở các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì việc xử lý số liệu các cuộc điều tra thống kê hàng năm hầu như đều làm thủ công bằng Exel trong công tác nhập tin, suy rộng kết quả điều tra, có 1 số ít các cục tự thiết kế phần mềm nhập tin, suy rộng kết quả điều tra bằng ngôn ngữ lập trình Fox hoặc Acess. Kết quả điều tra mới chỉ dừng ở giai đoạn làm số liệu tổng hợp gửi cho Tổng cục Thống kê, còn số liệu gốc của các cuộc điều tra không được các đơn vị xây dựng thành CSDL mà hầu như nằm phân tán trên các máy PC ở các phòng nghiệp vụ của cục thống kê hoặc phòng thống kê cấp huyện, một số cục Thống kê lưu trữ trên Server của mạng nội bộ. Nhiều cục thống kê không có cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin (CNTT), cán bộ quản lý số liệu doanh nghiệp hàng năm thay đổi. Nền tảng CNTT của các cục thống kê còn yếu, máy PC hư hỏng thường xuyên. Do vậy hiện tại số liệu các cuộc điều tra hàng năm không lưu trữ được đầy đủ. Việc khai thác chuyên sâu số liệu điều tra mới chỉ phát huy hiệu quả đối với các Cục TK có cán bộ CNTT chuyên trách, ở các địa phương này cán bộ CNTT có thể sử dụng thành thạo SPSS, Excel, , hoặc phát triển các phần mềm ứng dụng để khai thác số liệu, còn lại các cục thống kê khác chỉ dừng lại ở mức sử dụng kết quả tổng hợp, bởi trình độ CNTT của cán bộ còn thấp chưa thể tiếp cận hoặc chưa biết cách khai thác sâu vào số liệu gốc. Mặt khác CSDL các cuộc điều tra do Tổng cục xây dựng chung cho toàn quốc thì lại chỉ lưu trữ trên mạng nội bộ của Tổng cục, các Cục thống kê chưa thể tiếp cận, khai thác được. Thực trạng quản lý dữ liệu vi mô của cuộc Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệ và thủy sản năm 2006: Cuộc tổng điều tra Nông nghiệp, Nông thôn và Thủy sản năm 2006 được tiến hành nhằm thu thập những thông tin cơ bản về Nông nghiệp, Nông thôn và Thủy sản, nhằm phục vụ yêu cầu của các ngành, các cấp 8 trong việc đánh giá thực trạng, xu hướng biến đổi trong những năm qua và xây dựng chỉ đạo chiến lược, kế hoạch phát triển Nông nghiệp, Nông thôn và Thủy sản của cả nước cũng như từng địa phương. Kết quả Tổng điều tra còn là căn cứ để đánh giá tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện và đại hóa Nông nghiệp, Nông thôn. Để phục vụ các thuận tiện cho mọi đối tượng dùng tin trong và ngoài ngành có thể khai thác hiệu hiệu quả số liệu Tổng điều tra NT, NN và TS năm 2006. Được Tổng cục giao nhiệm vụ, Trung tâm tin học Thống kê đã phối hợp với Vụ Thống kê Nông, lâm và thuỷ sản, xây dựng các CSDL vi mô như sau : - Đĩa CD Rom vi mô dữ liệu điều tra; - CSDL vi mô dữ liệu điều tra: Gồm CSDL đầy đủ và CSDL rút gọn. 1. Đĩa CD Rom vi mô số liệu điều tra. Đây là đĩa CD Rom lưu giữ toàn bộ các chỉ tiêu điều tra của 13 loại phiếu cho từng tỉnh, cùng với ứng dụng khai thác số liệu thông qua phần mềm IMPS, cho phép người dùng tin tự động chiết suất lập các biểu tổng hợp chéo giữa các chỉ tiêu theo lựa chọn của người dùng tin mà không phụ thuộc vào mẫu biểu tổng hợp cố định. Giao diện của đĩa CD Rom như sau : 9 * Ứng dụng có hai chức năng chính: - Từ điển dữ liệu : Nhằm cung cấp cho người sử dụng bộ từ điển dữ liệu cho tất cả các các chỉ tiêu trong phiếu điều tra. Mỗi phiếu điều tra được thiết kế thành các bảng dữ liệu theo từng mục của từng phần qua các mô tả: Tên chỉ tiêu, tên biến, kiểu dữ liệu, độ dài , số dấu phẩy. Mỗi chỉ tiêu đã được định nghĩa sẵn các giá trị số theo từng câu hỏi, hoặc định nghĩa thêm về qui mô chỉ tiêu theo từng nhóm giá trị. Người sử dụng có thể sửa đổi lại hoặc bổ sung thêm các định nghĩa này tùy theo yêu cầu khai thác thông tin. - Khai thác: Nhằm cung cấp cho người sử dụng công cụ tự lập các bảng biểu tổng hợp theo lựa chọn của mình. Chức năng này cho phép lập ra 1 bảng biểu tối đa 5 chỉ tiêu chéo nhau gồm : 2 chỉ tiêu cho dòng, 2 chỉ tiêu cho cột và 1 chỉ tiêu để tổng hợp giá trị, đồng thời cho phép lựa chọn điều kiện, phạm vi của chỉ tiêu cần tổng hợp thông qua lựa chọn <điều kiện> trên Form. Biểu tổng hợp cũng cho phép tính toán tỷ lệ % theo hàng hoặc theo cột tùy theo sự lựa chọn. 2. Cơ sở dữ liệu vi mô số liệu điều tra. Đây là CSDL được thiết kế và xây dựng trên mạng của Tổng cục Thống kê về số liệu gốc của 63 tỉnh cho 13 loại phiếu với số lượng 14,5 triệu đơn vị điều tra như sau : 1. Phiếu 1 14 516 729 Hộ 2. Phiếu 2 113 699 Trang trại 3. Phiếu 3 9 073 Xã 4. Phiếu 4 7 237 Hợp tác xã NLTS 5. Phiếu 5a 2 136 Doanh nghiệp 6. Phiếu 5b 588 Cơ sở doanh nghiệp 7. Phiếu 6 64 631 Hộ mẫu điều tra kinh tế 8. Phiếu 7 5 500 Hộ mẫu điều tra chi phí Nội dung của CSDL được xây dựng trên hệ quản trị CSDL SQL server và cài đặt trên mạng của Tổng cục Thống kê. Dữ liệu trong CDSL là dữ liệu gốc các chỉ tiêu điều tra của các hộ, các cơ sở Nông, lâm, thuỷ sản trong cả nước bao gồm các chỉ tiêu định danh (tên chủ cơ sở, địa chỉ) và các chỉ tiêu số liệu về tình hình hoạt động trong lĩnh vực Nông, lâm, thuỷ sản. Dung lượng thông tin được lưu giữ trong CSDL (khoảng 15 GB). [...]... mềm quản lý dữ liệu vi mô vào vi c lưu trữ và quản lý dữ liệu của Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thuỷ sản năm 2006, và tham khảo hiệu quả thử nghiệm phần mềm này vào vi c lưu trữ các cuộc điều tra của các Vụ khác như Vụ Xã hội và Môi trường, Vụ Thống kê Dân số và Lao động chúng tôi xin có một số những đánh giá của phần mềm này vào vi c lưu trữ thông tin các cuộc điều tra của Tổng cục Thống kê... nghiệm phần mềm quản lý dữ liệu vi mô cho cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006 Phần mềm quản lý dữ liệu vi mô (Microdata Management toolkit) được phát triển bởi bộ phận dữ liệu của Ngân hàng Thế giới cho hệ thống các cuộc điều tra hộ gia đình quốc tế Ưu điểm của phần mềm này các dữ liệu vi mô của cuộc điều tra có thể được lưu trữ một cách khoa học trên mạng và có thể khai thác... bày vi c thử nghiệm phần mềm này cho cuộc Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006 11 Hiện tại phần mềm này chưa có phiên bản tiếng Vi t nên trong quá trình thử nghiệm phần mềm trong công tác quản lý dữ liệu vi mô của cuộc Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006, chúng tôi sẽ khai báo các thông tin liên quan bằng tiếng Anh Sau đây, bằng những kết quả thực tế trong vi c... cấp độ nào của nhà quản lý bộ số liệu 23 IV Đánh giá khả năng ứng dụng phần mềm vào vi c lưu trữ thông tin của các cuộc điều tra của Tổng cục Thống kê Qua cách tiếp cận phần mền quản lý dữ liệu vi mô vào vi c lưu trữ số liệu của các cuộc điều tra, chúng ta đã thấy được tính ưu vi t của phần mềm này Theo đánh giá của chúng tôi, đây là phần mềm rất hữu ích giúp hệ thống hoá, chuẩn hóa các tài liệu liên... về dữ liệu vi mô và lưu trữ được tất cả các thông tin liên quan đến các cuộc điều tra, tổng điều tra Đồng thời với công cụ này có thể tạo ra được những báo cáo phân tích đầy đủ về nội dung đã được khai báo Với cách lưu trữ bằng phần mềm này, chúng ta có thể giảm được nhiều chi phí trong vi c lưu trữ và bảo quản tài liệu của các cuộc điều tra, tổng điều tra Qua vi c thử nghiệm phần mềm quản lý dữ liệu. .. nhà sản xuất dữ liệu cần đề rõ ràng địa chỉ liên hệ để tiện cho người sử dụng liên hệ khi cần Phần này có thể đưa ra tên, email, điện thoại, trang web của cá nhân, tổ chức xuất bản dữ liệu 3 Đưa số liệu vào lưu trữ: Để đưa số liệu tổng điều tra vào lưu trữ bằng phần mềm quản lý cơ sử dữ liệu vi mô ta dùng chuột kích nào biểu tượng Import dataset khi đó bảng nhập số liệu sẽ hiện ra, ta sẽ tìm tệp dữ liệu. .. hiện cuộc Tổng điều tra; tên cuộc Tổng điều tra; tên vi t tắt của cuộc Tổng điều tra; Tên dịch theo tiếng Vi t Nam; loại điều tra (Tổng điều tra- điều tra toàn bộ)… Những thông tin này giúp người sử dụng tin hiểu về cuộc Tổng điều tra 22 Tiếp theo ta kích chuột vào nút tạo đĩa CD-Rom, lựa chọn một thư mục để ghi toàn bộ thông tin, dữ liệu của cuộc tổng điều tra Những thông tin trong thư mục là sản phẩm... trách nhiệm điều tra chính của cuộc Tổng điều tra là Ban chỉ đạo Tổng Điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản; nhà đồng tổ chức hoặc chịu trách nhiệm hoặc có các công vi c liên quan; chi phí cho cuộc Tổng điều tra, nguồn chi phí lấy từ đâu trong nước hay quốc tế; các đơn vị khác có liên quan Chi phí của cuộc Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản lấy từ kinh phí của Chính Phủ Vi t Nam 2.7... cáo phân tích và đặc biệt, các địa phương có thể học hỏi được nhau thông qua vi c truy cập vào xem kết quả dữ liệu thô của các địa phương khác Vi c áp dụng phần mềm này vào vi c lưu trữ và quản lý dữ liệu của các cuộc điều tra và tổng điều tra khá thuận lợi do có sự hỗ trợ kỹ thuật của dự án ESCAP Để triển khai áp dụng phần mềm này rộng rãi trong ngành thống kê cần thiết phải có sự ủng hộ của các đồng... tiêu nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản; xây dựng cơ sở dữ liệu về nông nghiệp, thuỷ sản và nông thôn phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu, lập dàn chọn mẫu cho các cuộc điều tra mẫu Nội dung điều tra: Cuộc Tổng điều tra thu thập các thông tin về nhận dạng các đơn vị điều tra; các thông tin về sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; nhóm thông tin về nông thôn: + Nhóm thông tin nhận dạng đơn vị điều tra

Ngày đăng: 25/12/2014, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan