tình hình nghiên cứu về cá chình trên thế giới

64 830 0
tình hình nghiên cứu về cá chình trên thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài em đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn Trước hết em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đoàn Quốc Khánh đã tạo điều kiện giúp đỡ, dìu dắt và hưỡng dẫn em trong suốt quá trình làm và hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Tiếp theo em xin chân thành cảm ơn KS. Trịnh Văn Châm – Công ty cổ phần giống thủy sản Thanh Hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn em trong thời gian thực hiện đề tài tại trại giống thủy sản Thiệu Hóa. Tiếp đến em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty cổ phần giống thủy sản Thanh Hóa và các cô chú cán bộ, công nhân trại giống thủy sản Thiệu Hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài thực tập tốt nghiệp của mình. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân của em đã động viên và tạo điều kiện về mặt tinh thần cho em. PHẦN 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý Trại giống thuỷ sản Thiệu Hoá thuộc công ty cổ phần giống thuỷ sản Thanh Hoá, trại được xây dựng trên địa bàn xã Thiệu Chính huyện Thiệu Hoá tỉnh Thanh Hóa. Thiệu Hóa là huyện có một vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm các huyện đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa và có ranh giới giáp với nhiều huyện: Phía Đông: giáp Thành phố Thanh Hóa và huyện Hoằng Hóa. Phía Tây: giáp huyện Triệu Sơn và Thọ Xuân. Phía Nam: Giáp huyện Đông Sơn và Triệu Sơn. Phía Bắc: giáp huyện Yên Định. Trung tâm huyện là Thị trấn Vạn Hà * Điều kiện địa hình, đất đai Thiệu Hóa có địa hình tương đối bằng phẳng, không quá phức tạp, đại đa số các xã đều là đồng bằng, ít hoặc không có đồi núi. Tổng thể địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình thuộc dạng đồng bằng do chênh lệch cao của các vùng canh tác không lớn khoảng 0,4-0,5m, thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh tập trung có diện tích tương đối lớn. * Tài nguyên đất Tổng quỹ đất toàn huyện quản lý sử dụng là 17.547,52 ha, trong đó đã sử dụng 14.842,83 ha bằng 84,6% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Diện tích đất chưa sử dụng là 2.704,69 ha, bằng 15,4% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích sông suối chiếm 1.702.87 ha bằng 10% diện tích đất tự nhiên. - Đất nông nghiệp: 11.045,06 ha chiếm 62,94% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất lâm nghiệp: 130,70 ha chiếm 0,75% diện tích đất tự nhiên. - Đất chuyên dùng 2.644,28 ha chiếm 15,4 % diện tích đất tự nhiên. - Đất ở: 968,73 ha chiếm 5,6% diện tích đất tự nhiên. - Đất chưa sử dụng: 2.704,69 ha chiếm 15,4% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất tự nhiên của huyện được phân ra gồm các loại đất sau: - Nhóm đất sám: 52,84 ha - Nhóm đất phù sa biến đổi 14.068 ha. - Nhóm đất tầng máng 119 ha. Tóm lại đất đai của huyện Thiệu Hóa chủ yếu là nhóm đất phù sa có đặc tính lý hóa tốt, phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng. * Tài nguyên nước - Nước mặt khá dồi dào được cung cấp bởi hệ thống sông ngòi và lượng nước mưa tại chỗ. Loại nước này chủ yếu dùng cho việc tưới cho cây trồng nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày, Chất lượng nước mặt của huyện Thiệu Hóa là tốt, chưa bị ô nhiễm. - Nước ngầm: Nguồn nước ngầm khá phong phú. Theo tài liệu dự báo và phục vụ khí tượng thủy văn, đất Thiệu Hóa thuộc trầm tích hệ thứ 4 có bề dầy trung bình 60m, có nơi 100m, có 3 lớp nước có áp chưa trong cuộn sỏi của trầm tích Plextoxen rất phong phú. Lưu lượng hố khoan tới 22-23 l/s, có độ khoáng hóa 1-2,2 g/l. Hiện nay nhân dân đang sinh hoạt chủ yếu qua hệ thống giếng khơi, giếng khoan. Chất lượng nước nhìn trung không đồng đều về hàm lượng cacbonnát cao nhưng độ trong đáp ứng được yêu cầu vệ sinh. * Tài nguyên khoáng sản Do chưa có điều kiện thăm dò, khảo sát nên chưa phát hiện đầy đủ các loại khoáng sản tiềm năng trong lòng đất. Các mỏ đá có thể khai thác làm vật liệu xây dựng được phân bố rải rác ở một số xã như Thiệu Dương, Thiệu Vũ, Thiệu Tiến, Thiệu Thành nhưng trữ lượng nhỏ. Các sông Chu trữ lượng khoảng 500.000 tấn. Đây là bải cát có chất lượng tốt trong xây dựng, đặc biệt là cát vàng dùng để đổ bêtông. Sét làm gạch có trữ lượng lớn phân bố ở nhiều xã trong huyện. * Điều kiện khí hậu thủy văn - Nhiệt độ: Tổng nhiệt độ trung bình năm từ 8500-8600 0 C. Nhiệt độ thấp tuyệt đối chưa dưới 2 0 C. Nhiệt độ cao tuyệt đối chưa quá 41,5 0 C. có 4 tháng nhiệt độ trung bình dưới 20 0 C (từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau) và có 5 tháng nhiệt độ trung bình trên 25 0 C (từ tháng 5 đến tháng 9). Số giờ nắng bình quân hàng năm 1500-1800 giờ cao nhầt là 2200 giờ, trong những tháng thấp nhất là 38-50 giờ. - Mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1500 - 1900mm, riêng vụ mùa chiếm khoảng 86-88%, mùa mưa kéo dài 6 tháng (từ tháng 5-10). Những tháng mùa đông nhiệt độ thường khô hanh, độ ẩm chỉ dưới 84%, còn các tháng 3,tháng 4, tháng 8 và tháng 9 có độ ẩm trên 88%. - Gió: Chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính phân bố theo mùa. Gió mùa đông bắc về mùa đông và gió mùa đông nam về mùa hè có tốc độ trung bình 1,5-18m/s. Tốc độ mạnh nhất trong bão đo được là 35-40m/s và trong gió mùa đông bắc không quá 25m/s. Khí hậu thời tiết của huyện trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hóa có các đặc điểm: Nền nhiệt độ cao, mùa đông không lạnh lắm, sương muối ít xảy ra vào tháng 1, tháng 2, mùa hè nóng vừa phải, mưa vừa phải, gió bão chịu ảnh hưởng tương đối mạnh. * Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải. Mạng lưới giao thông đường bộ của huyện được xây dựng và hình thành tương đối hợp lý, 100% số xã có đường ô tô tới trung tâm xã. Toàn huyện đã xây dựng được 70km đường nhựa và bê tông, hàng 100km đường giao thông nông thôn đã được giãi cấp phối. Hệ thống đường liên xã liên thôn được xây dựng khá hoàn thiện, hình thành mạng lưới khép kín trong toàn huyện. Đường sông bao gồm có Sông Mã, Sông Chu, Sông Cầu Chày thuận tiện cho việc giao lưu với các vùng trong tỉnh. Tuy nhiên hệ thống giao thông vận tải của huyện vẫn còn một số bất cập như: Việc bảo dưỡng và tu sửa hàng năm các tuyến giao thông liên xã, liên huyện con có nhiều khó khăn; mùa mưa lụt hệ thống giao thông đường thủy gây nhiều khó khăn trong việc đi lại của nhân dân. * Hệ thống điện Hệ thống điện của huyện thuộc đường dây 35kv lộ 371 và một phần trên đường dây 35kv lộ 372 trạm 110kv Núi Một. Các đường dây 10kv sau trung gian Thiệu Hưng cấp điện riêng cho huyện Thiệu Hóa. Ngoài ra còn sử dụng điện từ trạm trung gian Quán Lào 35/10 KV qua đường dây 971 và sau trạm 110 Núi Một qua đường dây 10kv 971 và 975. Điện năng tiêu thụ năm 1996 của huyện là 10.431.176 Kwh/ năm, bình quân đầu người trung bình đạt 52 kwh/người/năm. Năm 2004 tổng số điện năng tiêu thụ là 23.419.768 kwh/năm, bình quân đầu người đạt 121 kwh/người/năm tăng gấp 2,3 lần so với năm 1996. Có thể thấy phương thức cấp điện như hiện nay của toàn huyện là quá phức tạp và không thống nhất quản lý. * Bưu chính viễn thông Hệ thống phục vụ bưu chính, thư từ và các dịch vụ bưu điện phát triển đến tận các xã tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên lạc của nhân dân. 100% số xã đã có máy điện thoại, số xã có nhà bưu điện và nhà văn hóa là 29 xã, bình quân cứ 100 người dân có 1,16 máy điện thoại. Tại Thị trấn có bưu cục, các dịch vụ điện thoại thuê bao cố định cũng phát triển, tạo điều kiện thông tin liên lạc trong và ngoài nước dễ dàng, số hộ được xem truyền hình là 93,4%. * Hệ thống cấp nước Các công trình trọng điểm của huyện đã được đầu tư xây dựng nâng cấp và cải tạo, xây dựng 2 trạm bơm tiêu Thiệu Thinh, Thiệu Châu - Thiệu Duy. Đầu tư kiên cố hóa kênh mương, cứng hóa gần 300km kênh mương đưa tổng số lên 340 km kênh mương được cứng hóa bằng 65% tổng số. Nhà máy nước sạch Thị trấn Vạn Hà đã đưa vào khai thác sử dụng năm 2003 công suất 760 m 3 /ngày trong những năm tới cũng cố, cải tạo đưa công suất lên 1.500 m 3 /ngày. Hiện đang khởi công xây dựng nhà máy nước sạch xã Thiệu Trung. Hệ thống thoát nước ở huyện lỵ đã hoàn thành tuyến thoát nước dọc theo quốc lộ 45. 1.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội * Tình hình xã hội - Về dân cư Theo số liệu của huyện tổng số nhân khẩu năm 2004: 193.454 người tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,64% (năm 1997 là 1,23%). Dân số nông thôn chiếm 96,4%, thành thị chiếm 3,6%; sự phân bố dân cư khá đều đặn trên toàn huyện nằm dọc theo 2 bờ sông Chu, hình thành 6 cụm kinh tế thuận tiện cho việc chỉ đạo của huyện. Tổng số lao động năm 2004 là 97.083 người chiếm 49,64% dân số toàn huyện, trong đó: + Lao động nông-lâm-ngư nghiệp: 70.868 người chiếm 72,9% + Lao động công nghiệp và xây dựng 13.500 người chiếm 13,9%. + Lao động khối dịch vụ 7.630 người chiếm 7,8%. + Lao động khác 5.085 người chiếm 5,4%. - Về y tế Mạng lưới y tế ngày càng được củng cố hoàn thiện, nâng cao trách nhiệm, thái độ trong công tác khám chữa bệnh; thực hiện tốt chương trình xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. các trạm y tế xã luôn làm tốt công tác dự phòng, các chương trình y tế quốc gia, duy trì và năng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tăng cường kiểm tra giám sát các dịch bệnh có nguy cơ trên địa bàn. Duy trì công tác tiêm chủng cho trẻ em uống vitamin đạt 100%. Tổ chức khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, tổ chức tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng kinh doanh. - Vế giáo dục Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục làm chuyển biến hoạt động khuyến học, khuyến tài và hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng. Có thêm 8 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I và 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II. * Tình hình kinh tế Huyện Thiệu Hóa tăng cường đẩy mạnh thâm canh, chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng mùa vụ, nâng cao năng suất chất lượng và giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích giữ vững tổng sản lượng lương thực, tích cực tham gia chương trình trồng lúa cao sản của tỉnh, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đảm bảo tỷ trọng trong cơ cấu nền kinh tế, nhân rộng mô hình trang trại chăn nuôi theo hướng an toàn, sinh học, tạo chuyển biến mới trong công tác phòng chống dịch cho gia súc, gia cầm, chủ động trong phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng. Quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nghề truyền thống phát triển, xây dựng và quản lý các cụm công nghiệp, dịch vụ thương mại và kêu gọi đầu tư và thu hút các dự án đầu tư. Quan tâm tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển, mở rộng tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Củng cố kinh tế hợp tác xã theo hướng đẩy mạnh kinh doanh, dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì12% trở lên. Tỷ trọng các ngành kinh tế: Nông nghiệp: 43%; Công nghiệp – Xây dựng: 24%; Dịch vụ - Thương mại: 33%. 1.1.6. Các hoạt động chủ yếu của công ty - Công ty cổ phần giống thuỷ sản Thanh Hoá với chức năng chính là sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thuỷ hải sản như sản xuất các loài cá truyền thống ( các loại cá Mè, cá Trôi, cá Trắm ) ngoài ra còn nuôi thương phẩm các loài cá có giá trị kinh tế cao như cá Lăng Chấm, cá Chình, cá Dốc, cá Trắm ốc - Với đàn cá bố mẹ 3000 kg hàng năm sản xuất trên 320 triệu cá bột, 50 triệu cá giống các loại cung cấp được lượng lớn giống trong tỉnh và ngoài tỉnh. - Công ty còn có chức năng giữ gen đàn cá bố mẹ, nghiên cứu sản xuất các giống mới, nghiên cứu thực hiện các đề tài khoa học vế sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản và hướng dẫn chuyển giao công nghệ cho các thành phần kinh tế khác. - Sản xuất, chế biến, kinh doanh thức ăn, dịch vụ cung ứng các loại vật tư, ngư cụ, thuốc phòng chữa bệnh các loại thuỷ hải sản. Hàng năm công ty còn tiếp nhận một lượng lớn sinh viên về thực tập, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học hỏi kinh nghiệm. Ngoài ra công ty còn đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật nắm vững quy trình công nghệ . Công ty cổ phần giống thuỷ sản Thanh Hoá sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm thành công cho các đơn vị cá nhân có đủ điều kiện để sản xuất nuôi trồng thuỷ hải sản. Việc nhân rộng các mô hình nuôi được triển khai qua việc tổ chức đào tạo tập huấn cho người nuôi thông qua trung tâm khuyến nông tỉnh. Mặt khác thông qua chương trình tham quan học hỏi, sự quảng bá của các phương tiện thông tin, các tài liệu được ấn hành sẽ thu hút được sự tham gia mạnh mẽ của người dân. Kinh nghiệm, thành tựu khoa học và công nghệ trong 5 năm gần đây của công ty. - Ứng dụng kết quả khoa học công nghệ cho đẻ nhân tạo và sản xuất giống cá Dốc nước ngọt tại Thanh Hoá. - Ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất giống Rô Phi Hồng, Rô Phi Vằn đơn tính đực theo công nghệ biến đổi giới tính và Rô Phi dòng GIFT. - Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ hoàn thiện nuôi quy trình tăng sản cá Chim Trắng nước ngọt năng suất 10 tấn/ha/năm tại Thanh Hóa. 1.1.7. Nhận định chung 1.1.7.1. Thuận lợi Công ty cổ phần giống thủy sản Thanh Hóa có đầy đủ cán bộ kỹ thuật, công nhân lao động thợ bậc cao có nhiều kinh nghiệm, sự nhiệt tình trong nghề nuôi trồng thủy sản. Công ty có 4 trại giống nước ngọt đóng ở 4 huyện thị và 2 trại giống nước mặn. Cùng với điều kiện tự nhiên thuận lợi, giao thông đi lại thuận tiện đã tạo điều kiện cho công ty ngày càng phát triển hơn. Cộng thêm được sự quan tâm của các phòng, các sở nông nghiệp và `trung tâm khuyến nông khuyến ngư của tỉnh tạo thêm nhiều điều kiện tốt cho công ty phát triển về nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với điều kiện trên hoàn toàn thích hợp cho việc phát triển một đối tượng như cá Chình. Cá Chình có thịt thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, là đặc sản được tiêu thụ tại nhiều nhà hàng và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Cá thương phẩm chủ yếu đánh bắt ngoài tự nhiên không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Điều đó chứng tỏ đầu ra của sản phẩm nuôi là dễ dàng. Việc ứng dụng thành công nuôi thương phẩm cá Chình sẽ đa dạng hóa đối tượng nuôi có giá trị kinh tế và phát triển nghề nuôi cá nước ngọt tạiThanh Hóa. Thông qua việc xây dựng quy trình nuôi thương phẩm cá Chình thành công tại Thanh Hóa từng bước tạo thêm nghề mới, tăng cơ hội làm việc cho người dân địa phương. Mặt khác cùng với việc phát triển nghề nuôi cá Chình thương phẩm sẽ tạo thêm việc làm, làm đa dạng hàng hóa sản phẩm thủy sản, đáp ứng nhu cầu thực phẩm dinh dưỡng cao tại địa phương, thị trường trong nước, tạo nguyên liệu chế biến xuất khẩu. 1.1.7.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi công ty cũng còn gặp phải những khó khăn đang còn tồn tại. Do điều kiện khí hậu thủy văn chiệu ảnh hưởng hai loại gió mùa như gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam, nên nền nhiệt độ ở đây có tháng mưa nhiều, hay bị lũ lụt, và có nhiệt độ trong tháng rất cao gây ảnh hưởng đến việc nuôi trông thủy sản và công tác sản xuất giống. Ngoài ra Thanh Hóa nói riêng miền Bắc nói chung còn có một mùa đông kéo dài dẫn đến cá sẽ bỏ ăn hoặc ăn ít trong những ngày nhiệt độ thấp làm cho tốc độ sinh trưởng của cá chậm lại. Ngoài điều kiện về khí hậu công ty còn gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các thành phần tư nhân khác về giá thành cũng như chất lượng con giống. 1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.2.1. Nội dung Công ty cổ phần giống thuỷ sản Thanh Hoá với chức năng chính là sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng thuỷ hải sản như sản xuất giống các loài cá truyền thống (các loại cá Mè, cá Trôi, cá Trắm ). Mỗi loài cá trên có đặc điểm riêng biệt nhưng quy trình sản xuất giống đều trải qua các bước cơ bản sau: Nuôi vỗ cá bố mẹ [...]... 2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 2.2.2.1 Tình hình nghiên cứu về cá chình trên thế giới * Nguồn gốc và vòng đời của cá Chình Có nhiều loài cá trong bộ cá Chình sống trong nước biển và có loài sống trong nước ngọt Tuy vậy, chỉ có một số ít loài trong giống Anguilla có đời sống một phần ở nước ngọt và một phần ở biển (Vương Dĩ Khang,1963) Tập tính sống của các loài cá Chình trong... sinh dục trong phạm vi từ 10 – 20 tuổi, ngược lại cá sống ở các thủy vực có nhiệt độ cao và giàu dinh dưỡng thì chỉ cần 2 – 4 năm tuổi cá đã thành thục sinh dục (Vollestad, 1992) Các kết quả nghiên cứu cho thấy, kích thước của cá Chình đực và cá Chình cái có sự sai khác khá lớn Cá Chình cái phát triển nhanh hơn nhiều so với cá Chình đực, và cá Chình cái sống trong nước ngọt lâu hơn trước khi quay trở... Niall Bromage, 1987) Như vậy, hầu hết các loài cá Chình phân bố tập trung ở vùng nhiệt đới và 6 loài cá chình được tìm thấy ở vùng ôn đới Các loài cá Chình vùng ôn đới thuộc Bắc bán cầu có 3 loài: cá Chình Nhật A.japonica phân bố ở vùng biển châu Á (Thái Bình Dương); cá Chình châu Âu A anguilla và cá Chình Mỹ A.rostrata phân bố ở biển (Đại Tây Dương) Các loài cá Chình vùng ôn đới Nam bán cầu cũng bao... thời gian đó các nhà sinh học đã mô tả khoảng trên 100 loài cá chình Trên cơ sở các mẫu thu thập được trên thế giới (12.793 cá chình trưởng thành và 12.472 ấu thể), đến năm 1939 Vilhelm Ege đã công bố kết quả xác định thành phần loài của mình (Ege V., 1939) Tác giả đã xác định được 16 loài cá Chình trong giống Anguilla trên thế giới Bảng 2.3 Thành phần loài và sự phân bố của các loài cá Chình trong... một cách rõ rệt (ít nhất là 10% so với giai đoạn từ (70 – 100 gam)(Zhong Lin, 1991) Cá Chình đực thường phát triển chậm hơn cá chình cái rất nhiều Sự khác biệt này thể hiện rõ khi cá đạt kích cỡ từ 30 cm trở lên Đối với cá chình Nhật (A japonica) vào giai đoạn thành thục cá Chình đực có trọng lượng 70 gam/con, dài 35 cm Trong khi đó cá Chình cái nặng 300 – 350 gam/con, dài 57 – 60 cm và cá Chình cái... Philippines (Isao Matsui,1979) Trong số các lòai cá Chình, loài cá Chình Hoa (A marmorata) là loài có phân bố rộng rãi nhất, ở Nhật Bản chúng được tìm thấy trong những vùng vịnh bị ảnh hưởng nhiều của dòng hải lưu đen (Black) Tại Đài Loan cũng phát hiện ra sự có mặt của loài cá này nhưng số lượng không lớn (Chen T.P., 1976) * Lịch sử nuôi cá chình trên thế giới Trên thế giới cá Chình được coi như là một món ăn... nhập kỹ nghệ nuôi cá Chình từ Nhật Nghiên cứu ứng dụng đầu tiên được thực hiện vào năm 1952 Sau đó, nuôi cá Chình thương phẩm trên quy mô nhỏ đã được tổ chức thực hiện vào năm 1958 Nuôi cá Chình ở các trạng trại có quy mô lớn đã được thực hiện vào năm 1964 Đến năm 1987 diện tích nuôi cá Chình của Đài Loan vào khoảng trên dưới 3000 ha (Lawrenes M Page 1992) Trung Quốc, nghề nuôi cá chình có xuất phát... ell Cá Chình mun 3 Anguilla nebulosa African mottled ell Cá chình nhọn 4 Anguilla nebulosa Celebes longfin ell Cá chình xêlêbet 5 Anguilla japonica Japenness eel Cá chình Nhật Nguồn: Nguyễn Hữu Phụng (2001) * Nuôi thương phẩm Nghiên cứu thử nghiệm nuôi cá Chình lần đầu tiên được thực hiện tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II (TP Hồ Chí Minh) Tuy nhiên đến nay kết quả vẫn chưa được công bố một cách... công trình nghiên cứu cơ bản về sự phân bố, phân loại, thành phần loài và xác định được khu vực miền Trung Việt nam có 5 loài cá chình trong giống Anguilla, loài cá chình hoa, chình mun, phân bố nhiều ở các tỉnh Thừa Thiên Huế, Bình Định và Phú Yên, Khánh Hòa, Giống cá Chình hoa chiếm 90% sản lượng đánh bắt được (Phó giáo sư Tiến sỹ Hoàng Đức Đạt, báo cáo điều tra nguồn lợi cá Chình, 2004) Các nhà khoa... bí ẩn đối với các nhà nghiên cứu Cho đến nay chưa một ai nhìn thấy trứng đã chín của các loài cá Chình đánh bắt được ngoài tự nhiên, trong khi đó tất cả các loại cá nước ngọt đều tìm thấy trứng trong những mùa vụ nhất định Chính vì không thấy trứng của cá chình nên trong một thời gian dài các nhà nghiên cứu không thể trả lời được câu hỏi cá Chình đi đẻ ở đâu và phương thức sinh sản như thế nào?” (Ege . loại cá Mè, cá Trôi, cá Trắm ) ngoài ra còn nuôi thương phẩm các loài cá có giá trị kinh tế cao như cá Lăng Chấm, cá Chình, cá Dốc, cá Trắm ốc - Với đàn cá bố mẹ 3000 kg hàng năm sản xuất trên. các loài cá truyền thống (các loại cá Mè, cá Trôi, cá Trắm ). Mỗi loài cá trên có đặc điểm riêng biệt nhưng quy trình sản xuất giống đều trải qua các bước cơ bản sau: Nuôi vỗ cá bố mẹ Hình. nguồn lợi cá Chình bị đánh bắt quá mức bằng nhiều hình thức mang tính chất huỷ diệt làm cho sản lượng khai thác cá Chình ngày càng giảm sút. Nghề nuôi cá Chình ở Việt Nam nói chung và các tỉnh

Ngày đăng: 25/12/2014, 14:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Trong đó: : Tổng số cá thu hoạch

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan