NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHỬ ĐỘC CỦA MỘT SỐ CÂY GIA VỊ LÀ MÀU TRONG PHÒNG BẾP

20 465 1
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHỬ ĐỘC CỦA MỘT SỐ CÂY GIA VỊ LÀ MÀU TRONG PHÒNG BẾP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong điều kiện chật chội ở các đô thị, ô nhiễm không khí trở nên ngày một tăng, ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và là nguyên nhân của rất nhiều căn bệnh nan y. Ngày nay, ô nhiễm môi trường không khí len lỏi vào từng căn hộ. Trong một ngôi nhà phòng bếp trở nên ô nhiễm hơn bao giờ hết, nhất là khi các thực phẩm được ngâm tẩm các hóa chất bảo quản và tẩy rửa vô cùng độc hại, trong khi nấu nướng chế biến thức ăn các chất này bị bay hơi hoặc bị đốt cháy không những tạo ra khí CO mà còn sinh ra nhiều các chất độc hại khác nữa.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG TRƯỜNG THCS TÔ HOÀNG Quận Hai Bà Trưng ************** ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP THÀNH PHỐ LẦN THỨ TƯ (NĂM HỌC 2014 - 2015). Tên đề tài: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHỬ ĐỘC CỦA MỘT SỐ CÂY GIA VỊ LÀ MÀU TRONG PHÒNG BẾP Lĩnh vực: Môi trường NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1. TS. Mai Xuân Thành Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Nguyễn Thùy Vân Giáo viên trường THCS Tô Hoàng TÁC GIẢ: 1. Dương Tuấn Anh Lớp: 9D Trường THCS Tô Hoàng 2. Nguyễn Thu Hằng Lớp: 8D Trường THCS Tô Hoàng Hà Nội, tháng 11 năm 2014 Trồng cây gia vị lá màu trong phòng bếp MỤC LỤC PHẦN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4 PHẦN II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỂM MỚI, SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI 5 1. Thực trạng môi trường không khí của các căn hộ trong thành phố 5 2. Cải thiện môi trường trong các căn hộ và phòng bếp 5 3. Điểm mới của đề tài: 5 PHẦN III. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ 6 1. Quá trình nghiên cứu 6 2. Nội dung và mục đích nghiên cứu của dự án: 6 6 3. Cây gia vị và các đặc điểm sinh học 6 3.1. Cây Tía tô 7 3.2. Cây Rau răm 8 3.3 Cây Diếp cá 8 3.4. Cây Húng quế. 9 4. Giả thuyết khoa học: 10 5. Chuẩn bị vật liệu 10 6. Trồng và chăm sóc cây 10 7. Phương pháp nghiên cứu 11 7.1 Khả năng sống của cây gia vị trong điều kiện phòng bếp 11 7.2 Đo các chỉ số khử khí độc của cây 11 8. Kết quả nghiên cứu 11 8.1 Khả năng sống của cây gia vị trong phòng bếp 11 8.2. Đo các chỉ số khử khí độc của cây. 12 8.2.1 Đo các chỉ số khử khí độc của từng loại cây 12 2 Trồng cây gia vị lá màu trong phòng bếp 8. 2.2 Đo các chỉ số khử khí độc của các tổ hợp 2 và 3 loại cây 18 PHẦN IV. KẾT LUẬN 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 3 Trồng cây gia vị lá màu trong phòng bếp PHẦN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong điều kiện chật chội ở các đô thị, ô nhiễm không khí trở nên ngày một tăng, ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và là nguyên nhân của rất nhiều căn bệnh nan y. Ngày nay, ô nhiễm môi trường không khí len lỏi vào từng căn hộ. Trong một ngôi nhà phòng bếp trở nên ô nhiễm hơn bao giờ hết, nhất là khi các thực phẩm được ngâm tẩm các hóa chất bảo quản và tẩy rửa vô cùng độc hại, trong khi nấu nướng chế biến thức ăn các chất này bị bay hơi hoặc bị đốt cháy không những tạo ra khí CO mà còn sinh ra nhiều các chất độc hại khác nữa. Trồng cây là một trong các biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí. Đối với nhiều hộ gia đình ở thành phố, đặt các chậu cảnh một phần là do sở thích và phần khác là nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ. Nhiều hộ gia đình trong thành phố đã tận dụng ban công hoặc sân thượng để trồng cây cảnh hoặc trồng rau. Các chậu cảnh thường được đặt ở các hành lang hoặc phòng khách nơi có nhiều ánh sáng hơn trong ngôi nhà. Tuy nhiên, việc trồng rau gia vị trong phòng bếp thì hầu như không có ai thực hiện vì phòng bếp thường là nơi thiếu ánh sáng và không phù hợp cho sự phát triển của cây xanh. Qua sách báo chúng em được biết các cây gia vị do có các tinh dầu hoặc chứa các chất có khả năng sát khuẩn nên nó có khả năng khử mùi, khử độc. Các cây lá màu lại có khả năng sống dài ngày hơn trong điều kiện thiếu sáng như trong phòng bếp. Qua tìm hiểu chúng em biết được mỗi loài cây thường có khả năng khử một số chất gây độc nhất định nên chúng em nảy ra ý tưởng và đi đến quyết định thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng khử độc của một số cây gia vị lá màu trong phòng bếp” để tìm ra được tổ hợp cây có khả năng khử độc tốt nhất. Đề tài được kỳ vọng mang lại những lợi ích sau: • Về sức khỏe con người: Góp phần tạo ra rau gia vị sạch, lọc không khí độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người trong gia đình. • Về môi trường: Giúp làm sạch không khí. • Về mặt nghiên cứu khoa học: Đưa ra ý tưởng nghiên cứu về cải thiện môi trường trong phòng bếp. • Về tính ứng dụng: Có thể thực hiện ở mọi gia đình, sản phẩm ngoài việc khử độc trong phòng bếp còn có thể sử dụng làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày. 4 Trồng cây gia vị lá màu trong phòng bếp PHẦN II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỂM MỚI, SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI 1. Thực trạng môi trường không khí của các căn hộ trong thành phố Do mật độ dân cư đông đúc, thiếu không gian thoáng đãng nên môi trường không khí của các căn hộ trong thành phố bị ô nhiễm ở mức báo động. Theo thống kê của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội, mỗi năm thành phố Hà Nội phải tiếp nhận khoảng 80.000 tấn bụi, khói; 9.000 tấn khí SO 2 ; 46.000 tấn khí CO 2 từ các cơ sở công nghiệp thải ra. Ngoài ra, các phương tiện giao thông ô tô, xe máy và khí đốt cũng được xác định như là một nguồn phát thải lớn. 2. Cải thiện môi trường trong các căn hộ và phòng bếp Do tình hình ô nhiễm không khí nói chung tại các thành phố mà các căn hộ và phòng bếp đều bị ảnh hưởng bởi môi trường chung. Ngoài biện pháp hút khí và đưa ra môi trường ngoài căn hộ thì biện pháp trồng cây xanh mang lại hiệu quả bền vững nên nhiều gia đình trồng cây cảnh, cây hoa thậm chí là cây rau vừa mang tính thẩm mỹ lại có thể cải thiện được cuộc sống. Tuy nhiên, chúng em hướng tới ý tưởng vừa trồng cây nhằm tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường vừa có tính sử dụng cao. Với không gian chật hẹp tại thành phố thì trồng các cây gia vị là phù hợp. 3. Điểm mới của đề tài: Lần đầu tiên nghiên cứu khả năng khử các loại khí độc của bốn loại cây gia vị lá màu trong môi trường phòng bếp, từ đó tìm ra tổ hợp cây có khả năng khử độc tốt nhất và đưa ra các khuyến nghị đối với người dân khi sử dụng riêng rẽ hoặc phối hợp các loại cây này khi trồng trong gia đình. Hiện nay, các nghiên cứu về các cây trên với các tính năng dùng làm thuốc thì rất phong phú và đa dạng. Các nghiên cứu không những đã tìm ra được các chất có trong từng loại cây mà còn dùng làm các vị thuốc đông y rất hiệu quả mà sẵn có. Tuy nhiên, việc ứng dụng chúng vào làm các chậu cảnh thì hoàn toàn chưa có cũng như chưa tìm hiểu tính khử khí độc của chúng trong điều kiện sống như trong phòng bếp. Sự phối hợp giữa các cây tạo thành các tổ hợp cây để có khả năng khử các khí độc trong phòng bếp là hoàn toàn chưa có nên việc nghiên cứu khả năng khử độc của từng loại cây cũng như tổ hợp các loài cây là rất cần thiết. 5 Trồng cây gia vị lá màu trong phòng bếp PHẦN III. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ 1. Quá trình nghiên cứu Quá trình nghiên cứu được tiến thành theo các bước sau: - Xác định nội dung và mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu về cây gia vị và các đặc điểm sinh học - Đưa ra giả thuyết khoa học - Chuẩn bị vật liệu nghiên cứu - Trồng và chăm sóc cây - Tiến hành nghiên cứu về: + Khả năng sống của cây gia vị trong điều kiện phòng bếp + Khả năng khử độc của 4 cây gia vị - Đưa ra kết quả nghiên cứu - Phân tích và kết luận 2. Nội dung và mục đích nghiên cứu của dự án: Nghiên cứu khả năng khử các khí thường có trong phòng bếp như: khí cháy, CO 2 , CO, H 2 S, SO 2 của bốn loại cây gia vị lá màu: Tía tô, Rau răm, Diếp cá và Húng quế và tìm ra tổ hợp các cây có khả năng khử độc tốt nhất trong môi trường không khí của phòng bếp. Nghiên cứu khả năng khử độc của bốn loài cây gia vị lá màu khác nhau để biết được khả năng khử độc của mỗi loài. Tìm ra tổ hợp tốt nhất của các loài cây có khả năng khử các khí độc sinh ra trong phòng bếp cũng như môi trường tương tự. Từ nghiên cứu để đưa ra các khuyến nghị nên trồng đơn lẻ hoặc tổ hợp các loại cây gia vị nào để cải thiện được tốt nhất môi trường không khí trong nhà bếp. Ngoài ra còn có thể sử dụng ngay sản phẩm cây trồng làm gia vị trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Tăng khả năng tìm tòi và yêu thích môn học và yêu thiên nhiên hơn. 3. Cây gia vị và các đặc điểm sinh học 6 Trồng cây gia vị lá màu trong phòng bếp Rau gia vị được dùng để ăn sống hoặc chế biến với những loại thực phẩm khác để kích thích ăn ngon miệng. Do đặc điểm của các loại rau này có mùi vị đặc biệt làm cho món ăn thơm hơn, ngon hơn. Các cây gia vị này có lá màu nên khả năng sống trong môi trường ánh sáng yếu sẽ tốt hơn so với cây có lá mà xanh. Cây gia vị chứa nhiều tinh dầu cũng như các chất có khả năng sát khuẩn nên khả năng khử các khí độc cũng tốt hơn. Ngoài ra, rau gia vị còn chứa những chất có tác dụng dược lý nên được sử dụng làm những vị thuốc nam có giá trị sử dụng rất an toàn. 3.1. Cây Tía tô Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens (đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens) là một trong số khoảng 8 loài cây Tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng [9]. Cây Tía tô phân bố trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á. Cây thân thảo, lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám. Hoa nhỏ, màu trắng hay tím, mọc đối, 4 tiểu nhị không thò ra ngoài hoa. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông. Không chỉ dùng làm rau gia vị thơm ngon, Tía tô còn được sử dụng làm thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền được gọi là cây thuốc nam. Tía tô có loại mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và có loại Tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm nồng. Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành Tía tô có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn. Ngoài ra, với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P Tía tô có tác dụng làm đẹp da. Tía tô tốt cho phế quản, phổi. Theo Đông y, phổi tốt sẽ giúp thần sắc tươi tắn, da hồng hào. Chính vì thế, nhiều người đã dùng Tía tô như một bài thuốc làm đẹp da dễ tìm mà lại ít tốn kém, nhưng hiệu quả. Ở một số nước nhiều nhất là Nhật Bản, người nhật rất ưa dùng Tía tô để làm trà pha uống hàng ngày, hoặc dùng nước nấu cây Tía tô để tắm rửa bảo vệ da, dưỡng da tươi mịn, giảm trừ vết nhăn, vết nám, cải thiện khô ngứa da vì Tía tô có tác dụng làm ẩm da, dịu da, tăng cường trao đổi chất. Khi da bị mẩn ngứa do tiếp xúc ánh nắng mặt trời, do côn trùng người ta vò lá Tía tô vào chậu nước tắm và dùng bã xát trực tiếp vào da. Trong nha khoa, người ta dùng trà Tía tô để súc miệng như một loại nước tẩy sạch răng miệng, làm thơm miệng. Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng Tía tô để chữa trị mụn thịt, mụn cóc. Theo đó, vò nát (hoặc giã nát) lá Tía tô, chà lên mụn 7 Trồng cây gia vị lá màu trong phòng bếp thịt, hoặc mụn cóc. Sau đó, dùng gạc để quấn chặt hoặc dùng băng dính cố định chỗ đắp. Thực hiện liên tục trong vài tuần, các mụn thịt, mụn cóc sẽ nhỏ lại và biến mất. Da sẽ trở lại mịn màng. Trong gia đình em, Tía tô được dùng để giải cảm và chữa mụn cơm nước. Mụn cơm nước gây ngứa ngáy, khó chịu và thường mọc trên mặt. Khi bị mụn cơm nước, ta chỉ cần giã lá Tía tô rồi lấy nước bôi lên chỗ bị mụn, sau khoảng chừng nửa tháng là khỏi và không để lại sẹo. 3.2. Cây Rau răm Rau răm có tên khoa học là Persicaria odorata là một loài thực vật dùng để làm gi vị thuộc họ Polygonaceae - họ Thân đốt hay họ Rau răm. Cây thảo mọc hằng năm. Thân mọc trườn ở gốc và đâm rễ và mầm ở các mấu, rồi đứng lên cao 30-35cm. Lá mọc so le, hình bầu dục ngọn giáo, nhọn hay to ở chóp, cuống rất ngắn, mép lá và gân chính phủ đầy những lông nhọn khá dài; bẹ chìa ngắn ôm lấy thân, có nhiều gân song song mà phần lớn kéo dài ra thành những sợi dài. Hoa họp thành bông dài, hẹp, mảnh, đơn độc hay xếp từng đôi hoặc thành chùm ít phân nhánh. Quả nhỏ, có 3 cạnh, nhọn hai đầu, nhẵn và bóng. Rau răm là cây thân thảo, lá của chúng được sử dụng rộng rãi trong các món ăn của khu vực Đông Nam Á. Rau răm chủ yếu được ăn sống như một loại rau gia vị trong đĩa rau sống hay được sử dụng ở dạng thái nhỏ cho vào các món ăn như bún thang (một đặc sản của Hà Nội), cháo nấu bằng trai hay hến, miến vịt hay ngan hoặc ăn kèm trứng vịt lộn. Món gỏi gà xé phay cũng dùng Rau răm. Lá Rau răm có tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm mát dễ chịu có vị cay nồng mùi thơm, tính ấm; có tác dụng tán hàn, tiêu thực, sát trùng. Thường dùng ăn để kích thích tiêu hoá, chữa dạ dày lạnh, đầy hơi đau bụng, kém ăn, co gân (chuột rút), ỉa chảy. Ngoài ra, còn dùng chữa sốt, làm thuốc lợi tiểu và chống nôn. Dùng ngoài để chữa bệnh ngoài da (hắc lào, sâu quảng) rắn cắn và chó dữ cắn [10]. Rau răm rất ưa nước nên khi trồng phải chú ý để đất ẩm. 3.3 Cây Diếp cá Diếp cá hay dấp cá, giấp cá, lá giấp, rau giấp, ngư tinh thảo, rau vẹn, tập thái có tên khoa học là Houttuynia cordata là một loài thực vật thuộc họ Saururaceae. Diếp cá có nguồn gốc ở Nhật Bản, miền nam Trung Quốc và Đông Nam Á, là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt, có thân rễ mọc ngầm 8 Trồng cây gia vị lá màu trong phòng bếp dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40 cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá hơi nhọn. Hoa nhỏ, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một hoa đơn độc. Toàn cây vò có mùi tanh như mùi cá. Theo Đông y, tính vị Diếp cá hơi lạnh, cay, hơi độc, đi vào kinh phế. Tác dụng chữa trĩ, đinh nhọt, sởi, đau mắt đỏ do vi khuẩn mủ xanh, bí tiểu tiện, phụ nữ kinh nguyệt không đều, có thể phối hợp với một số vị thuốc Nam khác chữa sốt xuất huyết. Thường dùng dưới dạng sắc hoặc ép nước cốt - chế dầu dấp cá để nhỏ mắt. Trong gia đình, cây Diếp cá hay được dùng để ăn sống và ăn kèm với các rau thơm khác. Diếp cá có mùi tanh, nếu không quen ngửi sẽ rất khó chịu. 3.4. Cây Húng quế. Húng quế (tên khoa học: Ocimum basilicum), còn gọi là rau quế, é quế, húng giổi, húng dổi, húng chó hay húng lợn là một loài rau thơm đa niên thuộc họ Hoa môi. Cây cao chừng 0,3m, lá rậm, xanh thẫm, mùi vị nồng tương tự hương vị quế. Ở một số nơi trên thế giới, Húng quế được dùng làm gia vị. Húng quế châu Âu (basil) có mùi hăng đậm, thường dùng làm gia vị cho các món như mì, sa-lát, thịt nướng, làm các loại xốt cà chua, xốt pho mát, xúp cà chua, xúp pho mát Cây Húng quế là một loại thảo dược dùng được trong cả ẩm thực phổ biến trong các món ăn Âu Á. Ngoài hương vị hấp dẫn dùng để làm gia vị, Húng quế còn có tính chất tăng cường sức khỏe đáng kể và có tác dụng chữa một số bệnh. Có thể kể đến một số công dụng của Húng quế quế nói chung như sau: Theo một nghiên cứu được công bố trong năm 2010 trên Tạp chí Sản khoa và Phụ Khoa của Đài Loan thì Húng quế có thể giúp giảm cholesterol, chống ung thư và tăng cường hệ thống miễn dịch. Một thành phần hóa học của Húng quế, được gọi là axit caffeic, đã được thử nghiệm trong nghiên cứu này, tại Trường Đại học Y Chung Shan, Đài Trung, Đài Loan, và được kết luận là có hiệu quả chống lại ung thư cổ tử cung. Một số hợp chất trong Húng quế ngọt có thể có thể có tác dụng bảo vệ gan, theo một nghiên cứu tiến hành tại Đại học Mansoura, Ai Cập. Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học lấy 6 hợp chất trong Húng quế quế được trích xuất và thử nghiệm khả năng bảo vệ chống lại căng thẳng oxy hóa gan. Kết quả là, tất cả các hợp chất này đều có tác dụng bảo vệ gan. Các nhà nghiên cứu đã báo cáo của một nghiên cứu được tiến hành tại Trường Đại học Nông nghiệp và Công nghệ, Kanpur, Ấn Độ rằng các chất 9 Trồng cây gia vị lá màu trong phòng bếp được chiết xuất từ lá Húng quế ngọt sẽ làm giảm lượng đường trong máu. Trong nghiên cứu, được công bố trong năm 1996 trên một tạp chí Y dược, người ta thấy, những người tham gia tiêu thụ lá Húng quế sẽ giảm 17% tình trạng giảm đường huyết lúc đói và giảm 7% lượng đường trong máu ngay lập tức sau bữa ăn. Tương tự, nồng độ đường trong nước tiểu cũng được cải thiện đáng kể. Các tác giả kết luận rằng Húng quế có thể có một vị trí quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường từ nhẹ đến vừa. Đặc tính chống vi khuẩn của Húng quế nói chung là hữu ích trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền qua thực phẩm - theo một nghiên cứu tiến hành tại Trung tâm Năng lượng nguyên tử, Ramna, Dhaka, Bangladesh. Trong một nghiên cứu về sinh dược phẩm, được công bố trong năm 2010 thì hơn 50 hợp chất được phân lập từ lá và thân cây Húng quế ngọt ngào và thử nghiệm trên nhiều loại vi khuẩn gây bệnh bao gồm Staphylococcus aureus, Escherichia coli, S. dysenteriae và Salmonella typhi. Sau quá trình quan sát, các nhà nghiên cứu kết luận rằng Húng quế có thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh nói trên, do đó, nó có thể được sử dụng như một tác nhân chống vi khuẩn trong các ngành công nghiệp thực phẩm và dược phẩm. 4. Giả thuyết khoa học: Một số cây gia vị lá màu có khả năng khử một số khí thải độc hại sinh ra trong quá trình nấu thức ăn, cây có thời gian sống lâu hơn so với cây có diệp lục màu xanh. Tổ hợp các loài cây có khả năng khử độc tốt hơn so với trồng độc lập từng loài cây. 5. Chuẩn bị vật liệu Cây giống: Tía tô, Rau răm, Diếp cá và Húng quế được mua từ chợ Mơ. Chậu trồng cây: Được tận dụng từ vỏ can nước khoáng, dụng cụ trồng và chăm sóc cây. Giá thể và phân bón: được mua từ các cửa hàng bán cây hoa cây cảnh. 6. Trồng và chăm sóc cây Cây giống mua về được trồng vào các bình và chậu đã chuẩn bị sẵn. Sau khi trồng để cây ở hành lang nơi tránh ánh nắng trực tiếp và tưới nước hàng ngày thông qua phun bằng bình xịt. Cây sống tốt, ổn định được tiến hành làm thí nghiệm. 10 [...]...Trồng cây gia vị lá màu trong phòng bếp 7 Phương pháp nghiên cứu 7.1 Khả năng sống của cây gia vị trong điều kiện phòng bếp Cây trồng sau khi ổn định mỗi loại được phân làm 2 một để ở ngoài hành lang nơi có ánh sáng tốt và thường xuyên 5 ngày/lần xoay chậu, một được đưa vào trong phòng bếp để theo dõi thời gian có thể sống được trong môi trường ánh sáng của phòng bếp Quan sát cùng điều kiện để rút ra khả. .. tổ hợp hai loại cây, ba loại cây và cả bốn loại cây để đo khả năng khử các loại khí độc 8 Kết quả nghiên cứu 8.1 Khả năng sống của cây gia vị trong phòng bếp Sau khi cây trồng được 02 tháng, cây đã ổn định chúng em đã tiến hành cùng mang cả bốn loại cây vào để trong phòng bếp Quan sát và ghi lại thời gian cây có thể sống và giữ được hình thái của cây Nghĩa là, cây rụng gần hết lá, hoặc cây mất diệp lục... và Diếp cá đều có khả năng khử SO2 đều tốt nhưng Rau răm là tốt nhất Khả năng khử H2S Diếp cá không có khả năng khử H2S 4 loại cây gia vị lá màu là tía tô, húng quế, diếp cá, rau răm có khả năng khử một số khí thải độc hại sinh ra trong quá trình nấu thức ăn, cây có thời gian sống lâu hơn so với cây có diệp lục màu xanh Trong 4 cây gia vị nói trên, trừ rau răm thì 3 loại cây còn lại là diếp cá, tía tô,... Húng quế có khả năng khử tốt hơn Tía tô và Rau răm Khả năng khử khí CO Rau răm không có khả năng khử CO mà còn làm cho nồng độ CO tăng lên Đây là một khí ảnh hưởng đến sức khỏe của con người nhất là trong môi trường phòng bếp Do vậy có thể khẳng định không nên sử dụng Rau răm trồng trong phòng bếp Húng quế là cây có khả năng khử CO tốt nhất Khả năng khử SO2 Tía tô khả năng khử kém nhất, kế đến là Húng... tính khử độc của cây Khi nghiên cứu về khả năng khử khí H2S của bốn loài cây được kết quả ở bảng 5 Có thể quan sát thấy đối với cây Diếp cá sự biến động về nồng độ H 2S có phần bất thường, ba loài còn lại đều có khả năng khử H 2S rất tốt, chỉ sau khoảng 130 phút cả ba đều khử hết nồng độ H2S trong môi trường Bảng 5 Khả năng khử khí H2S của bốn loại cây gia vị lá màu 16 Trồng cây gia vị lá màu trong phòng. .. đo khả năng khử độc của các cây đối với khí CO thu được kết quả ở bảng 4 Kết quả cho thấy, Rau răm không có khả năng khử khí CO, trong 4 loại cây chỉ có Rau răm là cây một lá mầm còn các cây khác đều là cây hai lá mần, có thể cây một lá mầm không có khả năng khử khí CO Húng quế là cây có khả năng khử CO tốt nhất, sau 135 phút Húng quế đã khử hết khí CO, trong khi Tía tô và Diếp cá khả năng khử gần tương... bếp Quan sát cùng điều kiện để rút ra khả năng sống trong điều kiện thiếu sáng của từng loài cây khác nhau 7.2 Đo các chỉ số khử khí độc của cây Chúng em đã tiến hành đo sơ bộ khả năng khử độc và khử khí cháy tại nhà Kết quả cho thấy, 4 loại cây gia vị này, đặc biệt là diếp cá có khả năng khử khí cháy rất tốt Tuy nhiên, để đảm bảo tính khoa học của nghiên cứu, chúng em đã nhờ đến “ Trung tâm phân tích... 5 Cây trồng trong phòng bếp 8.2 Đo các chỉ số khử khí độc của cây 8.2.1 Đo các chỉ số khử khí độc của từng loại cây Bảng 2 Bảng khảo sát tính ổn định của môi trường không có cây, cường độ 180 lux, nhiệt độ 19-20oC Nồng độ các khí Ngày Thời gian 21/11/14 19h15 Nội dung ĐK ban đầu Khí CO2 CO H2S SO2 cháy (ppm) (ppm) (ppm) (ppm) % 0 645 12 0 0 0 O2 PID (ppm) 20 6 0 Trồng cây gia vị lá màu trong phòng. .. động của các khí trong thời gian 4 giờ 30 phút Kết quả thu được ở bảng 2 không có sự biến động của các loại khí Khi nghiên cứu khả năng khử độc của các khí cháy thu được kết quả ở bảng 3 Từ bảng 3 cho thấy, chỉ trong khoảng thời gian 30 phút đến 60 phút cả 4 loại cây đề có thể khử được các khí cháy trong đó Diếp cá và Húng quế có khả năng khử tốt hơn Tía tô và Rau răm Bảng 3 Khả năng khử các khí cháy của. .. và giữ được hình thái của cây Nghĩa là, cây rụng gần hết lá, hoặc cây mất diệp lục thì được coi là thời gian có thể tồn tại trong môi trường phòng bếp (bật tắt điện bình thường) 11 Trồng cây gia vị lá màu trong phòng bếp Bảng 1 Khả năng sống trong môi trường ánh sáng của phòng bếp STT Loại cây Thời gian cây mất diệp lục và bắt đầu rụng lá 1 Tía tô Từ ngày 15/10/2014 đến ngày 10/11/2014 3 Rau răm Từ

Ngày đăng: 25/12/2014, 10:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

  • PHẦN II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỂM MỚI, SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI

    • 1. Thực trạng môi trường không khí của các căn hộ trong thành phố

    • 2. Cải thiện môi trường trong các căn hộ và phòng bếp

    • 3. Điểm mới của đề tài:

  • PHẦN III. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ

    • 1. Quá trình nghiên cứu

    • 2. Nội dung và mục đích nghiên cứu của dự án:

    • 3. Cây gia vị và các đặc điểm sinh học

      • 3.1. Cây Tía tô

      • 3.2. Cây Rau răm

      • 3.3 Cây Diếp cá

      • 3.4. Cây Húng quế.

    • 4. Giả thuyết khoa học:

    • 5. Chuẩn bị vật liệu

    • 6. Trồng và chăm sóc cây

    • 7. Phương pháp nghiên cứu

      • 7.1 Khả năng sống của cây gia vị trong điều kiện phòng bếp

      • 7.2 Đo các chỉ số khử khí độc của cây

    • 8. Kết quả nghiên cứu

      • 8.1 Khả năng sống của cây gia vị trong phòng bếp.

      • 8.2. Đo các chỉ số khử khí độc của cây.

      • 8.2.1 Đo các chỉ số khử khí độc của từng loại cây.

      • 8. 2.2 Đo các chỉ số khử khí độc của các tổ hợp 2 và 3 loại cây.

  • PHẦN IV. KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan