Dàn bài ôn tập văn lớp 12

28 431 1
Dàn bài ôn tập văn lớp 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ: Mười dòng thơ (5 câu lục bát) thực sự được viết bởi ngòi bút già dặn và tinh tế. Khi phân tích , có thể tách đoạn thơ ra thành hai phần: hai dòng đầu và tám dòng sau. Trọng tâm dồn vào phần sau, tức là phần tạo dựng bức tranh tứ bình về cảnh và người Việt Bắc theo chủ đề: Xuân – Hạ – Thu – Đông. Có thể vận dụng những thuật ngữ của hội họa để đánh giá nghệ thuật miêu tả của tác giả. Không nên sa vào việc tả lại một cách rườm rà những điều tác giả đã tả mà phải tập trung làm nổi bật tài vận dụng ngôn ngữ và chọn lọc chi tiết của nhà thơ. B. DÀN BÀI: I. MỞ BÀI: Việt Bắc , khúc ca trữ tình nồng nàn, đắm say về những lẽ sống lớn, ân tình lớn của con người cách mạng. Nỗi nhớ hướng về cảnh và người ở quê hương Việt Bắc là một nội dung nổi bật của bài thơ, được thể hiện hết sức xuất sắc trong đoạn thơ trên.

MỘT SỐ ĐỀ VĂN ÔN TẬP HỌC KÌ I PHẦN THƠ VIỆT BẮC (TỐ HỮU) ĐỀ 1 Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đann nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hỏi măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. HƯỚNG THỨ NHẤT A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ: Mười dòng thơ (5 câu lục bát) thực sự được viết bởi ngòi bút già dặn và tinh tế. Khi phân tích , có thể tách đoạn thơ ra thành hai phần: hai dòng đầu và tám dòng sau. Trọng tâm dồn vào phần sau, tức là phần tạo dựng bức tranh tứ bình về cảnh và người Việt Bắc theo chủ đề: Xuân – Hạ – Thu – Đông. Có thể vận dụng những thuật ngữ của hội họa để đánh giá nghệ thuật miêu tả của tác giả. Không nên sa vào việc tả lại một cách rườm rà những điều tác giả đã tả mà phải tập trung làm nổi bật tài vận dụng ngôn ngữ và chọn lọc chi tiết của nhà thơ. B. DÀN BÀI: I. MỞ BÀI: - Việt Bắc , khúc ca trữ tình nồng nàn, đắm say về những lẽ sống lớn, ân tình lớn của con người cách mạng. - Nỗi nhớ hướng về cảnh và người ở quê hương Việt Bắc là một nội dung nổi bật của bài thơ, được thể hiện hết sức xuất sắc trong đoạn thơ trên. II. THÂN BÀI: - Hai dòng đầu của đoạn thơ vừa giới thiệu chủ đề của đoạn, vừa có tính chất như một sự đưa đẩy để nối các phần của bài thơ lại với nhau. Người ra đi đã nói rõ: Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Trong nỗi nhớ của người đi, cảnh vật lẫn con người Việt Bắc hòa quyện với nhau thành một thể thống nhất. - Trong tám dòng thơ tiếp theo, tác giả tạo dựng một bộ tranh tứ bình về Việt Bắc theo chủ đề Xuân – Hạ – Thu – Đông. Ngòi bút tạo hình của nhà thơ đã đạt tới trình độ cổ điển. Bút pháp miêu tả nhất quán: câu lục để nói cảnh, còn câu bát dành để “vẽ” người. - Bức thứ nhất của bộ tranh tả cảnh mùa đông. Màu hoa chuối đỏ tươi đã làm trẻ lại màu xanh trầm tịch của rừng già. Sự đối chọi hai màu xanh – đỏ ở đây rất đắt. Hình ảnh con người được nói tới sau đó chính là điểm sáng di động của bức tranh. Tác giả thật khéo gài con dao ở thắt lưng người đi trên đèo cao khiến hình ảnh đó trở nên nổi bật. - Bức tranh thứ hai tả cảnh mùa xuân bằng gam màu trắng. Xuân về,rừng hoa mơ bừng nở. Màu trắng tinh khiết của nó làm chóng ngợp lòng người. Âm điệu hai chữ “trắng rừng” diễn tả rất đạt sức xuân nơi núi rừng và cảm giác ngây ngất trong lòng người ngắm cảnh. Người đan nón có dáng vẻ khoan thai rất hòa hợp với bối cảnh. Từ “chuốt” vừa mang tính chất của động từ vừa mang tính chất của tình tứ. - Bức tranh thứ ba nói về mùa hè. Gam màu vàng được sử dụng đắt địa. Đó là “màu” của tiếng ve quyện hòa với màu vàng của rừng phách thay lá. Do cách diễn đạt tài tình của rừng phách, ta có cảm tưởng tiếng ve đã gọi dậy sắc vàng của rừng phách và ngược lại sắc vàng này như đã thị giác hóa tiếng ve. Hình ảnh “cô gái hỏi măng một mình” xuất hiện đã cân bằng lại nét tả đầy kích thích ở trên. Nó có khả năng khơi dậy trong ta những xúc cảm ngọt ngào. - Bức tranh thứ tư vẽ cảnh mùa thu với ánh trăng dịu mát, êm đềm. Trên nền bối cảnh ấy, “tiếng hát ân tình thủy chung” ai đó cất lên nghe thật ấm lòng. Đây là tiếng hát của ngày qua hay tiếng hát của thời điểm hiện tại đang ngân nga trong lòng người sắp phải giã từ Việt Bắc? III. KẾT BÀI: Đoạn thơ có vẻ đẹp lộng lẫy đã được viết bằng một ngòi bút điêu luyện. Đọc nó, ấn tượng sâu sắc còn lại là nghĩa tình đối với “quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa”. HƯỚNG THỨ HAI A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ: Đây là trong những đoạn thơ hay nhất của bài thơ Việt Bắc.Trong quá trình phân tích cần làm nổi rõ nỗi nhớ da diết của nhà thơ về thiên nhiên thơ mộng nơi núi rừng Việt Bắc và con người ở nơi giàu tình nặng nghĩa ấy. Qua đó, thấy được Tố Hữu là một hồn thơ tài hoa, một cây bút yêu thương da diết, gắn bó sâu nặng với nhân dân, với quê hương đất nước. B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: 1. Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ: Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Khúc dạo đầu ấy đã làm “thoảng bay” nội dung của cả đoạn thơ: Nỗi nhớ da diết về thiên nhiên thơ mộng nơi núi rừng Việt Bắc và con người ở nơi “ân tình thủy chung” ấy. * Cặp từ “ta – mình”: Một thủ pháp nghệ thuật độc đáo, khơi nguồn cho dòng mạch nhớ thương trôi chảy. * “Ta về mình có nhớ ta” là câu hỏi tu từ được dùng làm cái cớ để bộc lộ tình cảm của chính bản thân mình: “Ta về ta nhớ những hoa cùng người”. 2. Thiên nhiên và con người Việt Bắc (“hoa” và “người”): 2.1. Thiên nhiên: Đẹp như một bức tranh tứ bình, hiện lên ở các câu lục: - Mùa đông: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi - Mùa xuân: Ngày xuân mơ nở trắng rừng - Mùa hạ : Ve kêu rừng phách đổ vàng - Mùa thu : Rừng thu trăng rọi hòa bình 2.2. Con người: Hiện lên ở các câu bát: Con người Việt Bắc là linh hồn của bức tranh thơ, là trung tâm của nỗi nhớ mênh mang. 3. Đánh giá tổng hợp bức tranh thơ kép – “hoa” và “người”: * Thiên nhiên và con người hòa quyện, quấn quýt bên nhau và điểm tô cho nhau. * Nghệ thuật điệp cấu trúc ngữ pháp, đổi trật tự cú pháp, điệp từ được nhà thơ sử dụng rất thành công. * Nhịp thơ, âm điệu thơ hài hòa, mềm mại, uyển chuyển, làm say lòng người. * Cách xưng hô “mình – ta” rất gần với điệu hát giao duyên trong kho tàng ca dao – dân ca. * Sự kết hợp điêu luyện, hài hòa giữa nghệ thuật thơ ca với các yếu tố hội họa, âm nhạc, điện ảnh đã chứng tỏ Tố Hữu là một người nghệ sĩ tài hoa, yêu cảnh, yêu người, yêu quê hương đất nước sâu nặng. **** ĐỀ 2 Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: Những đường Việt Bắc của ta, Đêm đêm rầm rập như là đất rung. Quân đi điệp điệp trùng trùng, Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan. Dân công đỏ đuốc từng đoàn, Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay. Nghìn đêm thăm thẳm sương dày, Đèn pha bật sáng như ngày mai lên. Tin vui chiến thắng trăm miền, Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về. Vui từ Đồng Tháp, An Khê, Vui lên Việt Bắc, đèo De, nơi Hồng. A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ: - Đề yêu cầu phân tích một đoạn thơ rất tiêu biểu cho giọng “sử ca” của Tố Hữu ở bài Việt Bắc. Việc vận dụng kiến thức về lịch sử dân tộc để soi sáng nội dung miêu tả trong đoạn thơ là rất cần, nhưng nhất thiết phải tránh các xu hướng làm bài sau đây: + Thay thế việc phân tích nghệ thuật diễn tả của tác giả bằng việc kể lể dài dòng về các sự kiện hoặc bối cảnh được gợi nhắc rất cô đọng trong đoạn thơ. + Chỉ nhấn mạnh tính chính xác sử học của đoạn thơ mà quân khám phá tính chính xác văn học của nó được thể hiện qua cách dùng từ, cách kiến tạo hình ảnh, cách đưa địa danh vào thơ - Ngoài ra, khi thực hiện đề này, cần có ý thức làm sáng tỏ đặc trưng phong cách nghệ thuật của Tố Hữu được thể hiện qua đoạn thơ. B. DÀN BÀI: I. MỞ BÀI: - Việt Bắc là một bài thơ hay của Tố Hữu và là một thành tựu xuất sắc của nền thơ kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954. - Nội dung cảm xúc chính của bài thơ là nỗi nhớ – một nỗi nhớ hướng tới nhiều đối tượng cụ thể vừa khác biệt vừa thống nhất với nhau. Ở đoạn thơ sau, nỗi nhớ như xoáy vào những ngày tháng hào hùng của cuộc kháng chiến (trích dẫn) II. THÂN BÀI: - Trong tám câu đầu, nhà thơ vẽ lại rất sống động hình ảnh những đêm Việt Bắc trong mùa chiến dịch. Ban ngày kẻ thù đánh phá ác liệt, nhưng ban đêm thì ưu thế thuộc về chúng ta. Hai từ “của ta” nằm cuối câu thứ nhất thể hiện rõ ý thức làm chủ của người kháng chiến đối với quê hương, đất nước. + Khí thế ra trận bừng bừng của quân ta được miêu tả hết sức chân thực bằng những hình ảnh gân guốc, khỏe khoắn; bằng những từ tượng hình, tượng thanh chính xác; bằng một so sánh thoáng nhìn qua không có gì mới mẻ nhưng thực chất lại có ý vị: Đêm đêm rầm rập như là đất rung. “Sau Toàn quốc kháng chiến trong vô số hình ảnh quanh ta thì hình ảnh con đường, những con đường đập mạnh vào mắt ta, tâm óc ta nhiều nhất. Con đường đã là một sự” ( Nguyễn Tuân- Đường vui) + Nét lãng mạn trong đời sống kháng chiến cũng được nói tới bằng hình ảnh vừa giàu ý nghĩa tả thực, vừa thấm đẫm tính tượng trưng: Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan. + Tuy mô tả cảnh ban đêm, nhưng bức tranh thơ của Tố Hữu lại giàu chi tiết nói về ánh sáng: ánh sáng của sao trời, của lửa đuốc, của đèn pha Sự so sánh Đèn pha bật sáng như ngày mai lên tuy có vẻ cường điệu nhưng phản ánh đúng niềm phấn chấn tràn ngập lòng người kháng chiến. - Để thể hiện không khí chiến thắng, tác giả lặp lại nhiều lần từ “vui” và đưa vào thơ một loạt địa danh thuộc cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, quyện hồ, xoắn xuýt với nhau. So với những nhà thơ khác như Quang Dũng, Hồng Cầm, cách sử dụng địa danh của Tố Hữu vẫn có những nét riêng độc đáo. III. KẾT BÀI: - Đoạn thơ đã thực sự làm sống dậy không khí hào hùng của một thời kì lịch sử không thể nào quân. - Qua đoạn thơ, ta thấy rõ Tố Hữu quả là người chép sử trung thành của cách mạng và là nhà thơ có khả năng tạo dựng những bức tranh hoành tráng về lịch sử dân tộc. ĐÊ 3 Nhận định về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca và cũng là khúc anh hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến”. Qua đoạn trích Việt Bắc trong sách giáo khoa, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ: Đề bài yêu cầu làm sáng tỏ ý kiến “Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca và cũng là khúc anh hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến”. Học sinh phải biết chọn lọc các dẫn chứng trong đoạn trích Việt Bắc ở sách giáo khoa để làm sáng tỏ ý kiến trên. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: 1. Việt Bắc với vẻ đẹp của cảnh và người: - Nét độc đáo của cảnh Việt Bắc. - Sự hòa quyện giữa cảnh và người. 2. Việt Bắc hào hùng trong chiến đấu: - Khung cảnh sử thi. - Vai trò Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến. 3. Việt Bắc trong cảm hứng về ngày mai: - Vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp. - Dự đoán để ngăn ngừa sự tha hóa. BÀI THƠ TÂY TIẾN (1948) (QUANG DŨNG) Bố cục: 1. Đoạn 1 (từ câu 1 đến câu 14): Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ và dữ dội. 2. Đoạn 2 (từ câu 15 đến câu 22): Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng. 3. Đoạn 3 (từ câu 23 đến câu 30): Chân dung của người lính Tây Tiến. 4. Đoạn 4 (bốn câu còn lại): Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây. ĐỀ 1 Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thuốc xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quân đời Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi A. GỢI Ý CHUNG: - Nắm được hoàn cảnh ra đời của bài thơ về đoàn quân Tây Tiến và bản thân nhà thơ Quang Dũng. - Nội dung chính của đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ về những ngày hành quân gian khổ giữa một vùng núi non hùng vĩ, hiểm trở. - Tả nơi đặc sắc, âm điệu phong phú luôn biến chuyển một cách linh hoạt. - Những sáng tạo về từ ngữ, hình ảnh thể hiện qua các cụm từ như “nhớ chơi vơi”, “bỏ quên đời”, “súng ngửi trời”,… hoặc tính đa nghĩa của các câu thơ như “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”. - Sự hòa hợp giữa những nét vẽ khỏe khoắn, gân guốc với những nét miêu tả tinh vi, giàu chất nhạc và họa. B. GỢI Ý CỤ THỂ: I. MỞ BÀI: - Bài thơ là tiếng lòng bật trào của Quang Dũng khi nhớ về một đoàn quân, một miền đất, một đoạn đời của chính nhà thơ. - Đoạn đầu nói về thiên nhiên Tây Bắc cũng như cuộc hành quân của đồn binh Tây Tiến. II. THÂN BÀI: - Thiên nhiên và con người quyện chặt vào nhau. Nói thiên nhiên là để nói về các chiến sĩ và ngược lại. - Hai câu đầu xác định rõ tâm thế sáng tạo của Quang Dũng. Ba chữ “nhớ chơi vơi” được dựng rất sáng tạo (Thông thường không ai nói nhớ chơi vơi, nhưng trong bài thơ tái hiện lại những cảnh núi rừng trùng điệp, gợi lại những kỉ niệm ấm áp một đi không trở lại, nỗi nhớ bấy giờ không biết bám vào đâu, khái niệm nhớ chơi vơi tự nhiên có cơ sở và sức sống). - Hai câu tiếp khái quát được hai đặc điểm nổi bật của thiên nhiên Tây Bắc là khắc nghiệt và thơ mộng, đồng thời bắt đầu đi vào miêu tả hành trình của người lính Tây Tiến. Câu“Mường Lát hoa về trong đêm hơi” rất gợi. - Cảnh núi non được nhìn bằng con mắt của kẻ vượt núi nên cái dốc được miêu tả kĩ. Chiều cao của dốc đã được “đo” bằng hơi thở của người lính. Sự phối hợp thanh điệu trong đoạn thơ hết sức sinh động, có giá trị tạo hình rất cao. - Nói về sự hi sinh của người lính, âm điệu câu thơ trầm lắng và chùng xuống. Tác giả có ý thức tránh nói trực tiếp đến từ “chết”. - Vẽ lên cảnh “oai linh” của núi rừng, tác giả gián tiếp làm nổi rõ cái “oai linh” của các chiến sĩ can trường, dũng cảm. - Đoạn thơ kết thúc với giọng điệu bồi hồi. Một kỉ niệm ngọt ngào về tình quân dân được nhắc tới: “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” là câu có thanh bằng gây cảm giác lâng lâng, thanh thản III. KẾT BÀI: - Sự phối hợp giữa nét tả gân guốc với nét tả tinh tế mềm mại đã đưa lại cho người đọc những cảm xúc thẩm mĩ phong phú. Cảnh và người đều hiện lên rất lãng mạn. - Đoạn thơ là đứa con tinh thần của cái tình đã chín và cái tài hoa được thoải mái tung hoành. ĐỀ 2 Đề: Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: Tây Tiến đồn binh không mọc túc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gởi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành. A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ: Bài thơ ghi lại những nỗi nhớ thiết tha của Quang Dũng về một thời gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng, lẫm liệt của đoàn binh Tây Tiến. Trong bốn đoạn của bài thơ, đoạn thơ trên (đoạn ba) có ý nghĩa quan trọng. Đó là chân dung đồn binh Tây Tiến được tả bằng ngòi bút giàu chất tạo hình, bằng cảm hứng lãng mạn, bi tráng. Nếu nói rằng màu sắc thẩm mĩ đặc biệt của bài thơ Tây Tiến chính là ở cảm hứng lãng mạn và âm hưởng bi tráng thì đoạn thơ này có lẽ là dẫn chứng tiêu biểu nhất. Đây cũng là định hướng cho sự cảm nhận. Nói cách khác, khi phân tích đoạn thơ, cần làm nổi bật cảm hứng lãng mạn, âm hưởng bi tráng trong ngôn từ, trong hình ảnh, nhịp điệu. Về mặt phương pháp, căn cứ vào sự phát triển của nội dung cảm xúc, nên phân tích đoạn thơ này theo từng cặp câu. B. DÀN BÀI: I. MỞ BÀI: - Khẳng định vị trí nổi bật của Tây Tiến trong dòng thơ ca viết về anh bộ đội của nền thơ kháng chiến chống Pháp. - Nhắc qua những nội dung của hai đoạn thơ trước để đi đến các nội dung cảm xúc ở đoạn 3 này: dựng cả chân dung đồn binh, biểu hiện đời sống tâm hồn, ngợi ca lí tưởng cao cả và sự hi sinh bi tráng của người lính Tây Tiến. II. THÂN BÀI: 1. Cặp câu thứ nhất: Chân dung đồn binh Tây Tiến được dựng tả bằng nét bút vừa hiện thực, gân guốc vừa lãng mạn, hào hùng. Biện pháp nghệ thuật tương phản giữa ngoại hình gầy gò, tiều tụy với sức mạnh tinh thần đã gây ấn tượng mạnh về vẻ đẹp khác thường của đồn binh Tây Tiến. 2. Cặp câu thứ hai: Sự biểu hiện chân thực đời sống tâm hồn mộng mơ của chàng trai Tây Tiến chứ không phải cái “mộng rớt”, “buồn rớt” như một thời nhiều người phê phán. 3. Cặp câu thứ ba: Sự kết hợp hài hòa giữa bi (câu trước) và tráng (câu sau) để thành khúc ca bi tráng về lí tưởng người lính Tây Tiến. Tinh thần lãng mạn hào hùng, ý nguyện xã thân thanh thản và cao cả của một thế hệ qua các chữ “chẳng tiếc đời xanh”. 4. Cặp câu thứ tư: Ca ngợi sự hi sinh bi tráng của người đồng đội Tây Tiến. Hình ảnh “áo bào thay chiếu” tăng thêm không khí cổ điển trang trọng Từ “về đất” ca ngợi sự hi sinh thanh thản, vô tư. Khúc “độc hành” của dòng sông Mã đang gầm lên như dội vào nỗi xót đau, như tơ đậm vẻ lẫm liệt cao cả của người lính Tây Tiến. Đoạn thơ khép lại bằng một âm thanh bi tráng. Âm hưởng thơ như còn ngân dài, vang xa mãi. III. KẾT BÀI: Đoạn thơ dựng nên bức tượng đài về đồn binh Tây Tiến với những vẻ đẹp phong phú. Nó là kết quả của một tình cảm mến yêu, cảm phục sâu sắc, của một ngòi bút thi sĩ tài hoa. *** ĐỀ 3 Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lao nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa (Tây Tiến – Quang Dũng) Anh hoặc chị hãy nêu cảm nhận của mình về đoạn thơ trên. A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ: Khi nêu cảm nhận về đoạn thơ trên, cần làm nổi rõ: Vẻ đẹp thơ mộng, duyên dáng, tình tứ của thiên nhiên, của con người Tây Bắc và tâm trạng nhớ chơi vơi của nhà thơ Quang Dũng. Học sinh nên giảng tóm lược nội dung của các câu thơ trước đoạn này. B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: Phần thân bài, cần làm nổi rõ các ý trọng tâm sau: - Bên cạnh vẻ đẹp của núi rừng biên giới là cảnh sông núi miền Tây mênh mang, mờ ảo, thơ mộng. - Thiên nhiên, qua vài nét chấm phá của Quang Dũng, hiện lên có hồn và tình tứ như con người. Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ - Thi nhân không dùng bút pháp tả mà chỉ dựng bút pháp gợi: Có nhớ dáng người trên độc mộc - Như hòa hợp với con người, những bông hoa rừng cũng “đong đưa” làm duyên trên “dòng nước lũ”. Trên bức tranh thơ, có hai bông hoa rừng sóng đôi: Cơ lái đò Châu Mộc dáng thon thả, uyển chuyển, dẻo dai trên lá thuyền đục mộc và những bông hoa thực đang “đong đưa” bên bờ suối. ĐỀ 4 Bình luận chất lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU ĐỀ: Đây là kiểu bài bình luận một phương diện trong một tác phẩm thơ. Để tránh suy diễn hoặc lạc đề, cần phải hiểu rõ khái niệm “lãng mạn” (“lãng mạn” tích cực và “lãng mạn” tiêu cực). Từ đó, xác định được “chất lãng mạn” của bài thơ thuộc về “lãng mạn” tích cực, là một nửa linh hồn của bài thơ Tây Tiến, mang đến cho Tây Tiến một vẻ đẹp riêng và bất tử, khó trộn lẫn với các bài thơ có cùng mô típ tại thời điểm ấy. B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: 1. Giải thích sơ lược khái niệm “lãng mạn”. Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng bày tỏ mạch cảm xúc tràn trề của cái tôi trữ tình, nói cách khác là cảm hứng thÓ hiện một cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và có trí tưëng tưîng phong phú, bay bổng. Bài thơ mang cảm hứng lãng mạn thường tô đậm cái phi thường, cái có khả năng gây ấn tưîng mạnh mẽ. Nó thường xuyên sử dụng thủ pháp đối lập, phóng đại. 2. Những nội dung chính cần bình luận: 2.1. Vẻ đẹp lãng mạn của Tây Tiến: - Trước hết hiện lên qua bức tranh đầy ấn tượng bởi đèo cao, vực thẳm, tiếng gầm của thác và những cảnh tượng hoang vu. - Vẻ đẹp của Tây Tiến còn thể hiện ở những đường nét mềm mại, đầy chất thơ. 2.2. Tác giả đã xây dựng thành công hình ảnh một đoàn quân dũng cảm, coi thường cái chết. 2.3. Không chỉ kiêu dũng, can trường, sẵn sàng chấp nhận mọi hi sinh, những người lính Tây Tiến còn là “những thi sĩ mà không làm thơ”. 3. Đánh giá: * Chất lãng mạn là một phương diện quan trọng tạo nên vẻ đẹp của bài thơ Tây Tiến. * Đôi cánh lí tưởng, men say của cảm hứng đã đem đến cho bài thơ một âm hưởng khỏe khoắn, tràn đầy niềm tin. Trên nền của cái “bi”, cái “hùng” vẫn hiện lên như là yếu tố chủ đạo. Giữa hiện thực đầy thử thách gian lao, chất lãng mạn đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho người lính, khiến họ vẫn vững vàng đi về phía trước. ĐỀ 5 So sánh và phân tích những vẻ đẹp khác nhau của hình tượng người lính của cuộc kháng chiến chống Pháp trong hai bài thơ: Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng chí của Chính Hữu. GỢI Ý CỤ THỂ 1. Hai bài thơ cùng ra đời năm 1948. Hai nhà thơ đều cùng trong quân ngũ (nhà thơ quân đội). Cả hai sáng tác đều nói về vẻ đẹp của người chiến sĩ giai đoạn đầu của cuộc chống Pháp, tuy vậy, cũng có những nét khác nhau. 2. Người lính trong Tây Tiến: a. Xuất thân: Từ đô thành. Chiến sĩ Tây Tiến (trong đó có tác giả) phần đông ra đi từ Hà Nội ngàn năm thanh lịch. Họ là những thanh niên có học. Và vì vậy, có lúc họ hành động và suy nghĩ theo những mẫu hình chinh phu, hiệp khách trong sách vở, lại có lúc “Đêm mơ Hà Nội”. b. Bối cảnh hoạt động: [...]... động trên sông nước b Ông lái đò là người tài trí, luôn có phong thái ung dung pha chút nghệ sĩ: ông hiểu biết tường tận về "tính nết" của dòng sông, "nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở", "nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá", "thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở", biết rõ từng cửa tử, cửa sinh trên "thạch trận" sông Đà Đặc... còn trùng lặp, dàn trải trong mỗi đoạn, chưa thật cô đọng để gây ấn tượng tập trung; nội dung chính luận không phải chỗ nào cũng mới mẻ và sâu sắc Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh Gợi ý làm bài I Đặt vấn đề : - Trong các nhà thơ Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ của tình yêu Chị viết nhiều, viết hay về tình yêu, trong đó Sóng là một bài thơ đặc... nêu những định nghĩa đa dạng, phong phú về đất nước, từ chiều sâu của văn hóa văn tộc, chiều dài của thời gian lịch sử đến chiều rộng của không gian đất nước Nhà thơ cũng vận dụng rộng rãi các chất liêu văn hóa dân gian, từ truyền thuyết lịch sử, phong tục, tập quán đến sinh hoạt, lao động của dân tộc ta, kết hợp với những hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuật đậm đà tính dân tộc và giàu chất trí tuệ ĐỀ 2 Một... người dân nào đó góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm Những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú của đất nước khắp Bắc Trung Nam (Đá vọng phu, hòn Con Cóc, Con Gà hay hòn Trống Mái v.v ) được tiếp nhận, cảm thụ qua tâm hồn và qua lịch sử của dân tộc Nếu không có những người vợ mòn mỏi nhớ chồng qua các cuộc chiến tranh và li tán thì cũng không cú sự cảm nhận về nơi Vọng Phu; nếu không có truyền thuyết Hùng... nghĩa (“quớ công cầm vàng những ngày lặn lội”) nhưng cũng thật quyết liệt trong căm thù và chiến đấu (“Trồng tre đợi ngày thành gậy – Đi trả thù mà không sợ dài lâu”…) Chúng ta lại gặp cách vận dụng vốn ca dao, dân ca một cách sáng tạo : không lặp lại nguyên văn mà chỉ sử dụng ý và hình ảnh của ca dao, vẫn gợi nhớ đến câu ca dao nhưng lại trở thành một câu, một ý thơ gắn bó trong mạch thơ của bài 4 Tư... chiến chống Pháp và ở đây là chống Mĩ Những nhà tư tưởng lớn, những nhà văn lớn của dân tộc đã từng nói lên nhận thức về vai trò của nhân dân trong lịch sử (Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu) hoặc cảm thông sâu sắc với số phận của nhân dân, của mọi lớp người trong nhân dân (Văn chiêu hồn, Truyện Kiều của Nguyễn Du) Đến nền văn học hiện đại, được soi sáng bằng tư tưởng XHCN, bằng quan điểm mác... nổi, thiết tha - Chuyển ý B Thân bài: Hình ảnh đất nước trong đoạn thơ hiện lên muôn màu muôn vẻ, sinh động lạ thường, lắng đọng trong tâm tưởng ta qua những liên tưởng kì thú Ý nghĩa về đất nước được nhà thơ diễn đạt qua chiều dài thời gian – đất nước đã có từ lâu đời – và qua chiều rộng của không gian – đất nước là cội nguồn của dân tộc I Đất nước đã có từ lâu đời : Không định nghĩa bằng những sử liệu,... trước hết được gợi ra từ âm hưởng dào dạt, nhịp nhàng của bài thơ Đó trước hết là nhịp của những con sóng trên biển ả liên tiếp, triền miên, vụ hồi vô hạn Thể thơ năm chữ với những câu thơ thường không ngắt nhịp đã tạo nên nhịp điệu của những con sóng biển lúc dào dạt, sôi nổi, lúc sâu lắng dịu âm chạy suốt bài thơ Song, âm điệu chung của bài thơ không giản đơn chỉ là âm điệu của những con sóng biển Nó... không chấp nhận sự tầm thường nhỏ hẹp, luôn vươn tới cái lớn lao, đồng cảm, đồng điệu với mình : “Sông không hiểu nổi mình, Sóng tìm ra tận bể” Ra đến biển cả, sóng mới có thể nhận thức sâu sắc hơn về mình, được tiếp thêm sức mạnh và thổi bùng lên những khao khát mới - Sóng là trường tồn, vĩnh hằng với thời gian, cũng như khát vọng tình yêu của nhân loại, đặc biệt là của tuổi trẻ, là vĩnh viễn, muôn... ảnh con sông Đà – cái nền để người lái đò xuất hiện Khi so sánh nhân vật người lái đò với nhân vật Huấn Cao, phải làm rõ vài nét về vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao để tìm được chỗ thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám B HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: 1 Phân tích nhân vật người lái đò sông Đà: 1.1 Vài nét về hình ảnh con sông Đà: Sông Đà hiện

Ngày đăng: 24/12/2014, 22:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan