SKKN Sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng ở một số bài môn công nghệ 10

25 2.9K 11
SKKN Sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng ở một số bài môn công nghệ 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………1 II. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………… 2 III. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….2 IV. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………2 V. Những đóng góp của đề tài……………………………………………….3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI I. Cơ sở lý luận của đề tài………………………………………………… 4 II. Cơ sở thực tiễn của đề tài…………………………………………………5 Chương II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cách thức tiến hành phương pháp đóng vai kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin. ………………………………………… 7 II. Áp dụng phương pháp đóng vai kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học bài 9……………………………………………………………………8 Chương III: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM I. Kết quả định lượng……………………………………………………….18 II. Kết quả định tính……………………………………………………… 19 III. Kết luận chung về thực nghiệm……………………………………… 20 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I. Kết luận…………………………………………………………………………22 II. Đề nghị…………………………………………………………………………23 1 PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Công nghệ là một môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng những quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Tiếp theo chương trình môn Công nghệ ở trung học cơ sở, nội dung sách giáo khoa Công nghệ 10 là những kiến thức cơ bản về nông- lâm- ngư nghiệp, bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch và tạo lập doanh nghiệp. Do đó nếu giáo viên không đổi mới phương pháp dạy học theo hướng cho học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tìm tòi và sáng tạo mà tiếp tục dạy theo phương pháp truyền thống sẽ gây nhàm chán cho học sinh. Phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay đang được đổi mới theo xu hướng lấy người học làm trung tâm. Trước đây, việc dạy học chủ yếu bằng hình thức truyền đạt tri thức từ người giáo viên nhưng phương pháp dạy học (PPDH) hiện nay là phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS). Giáo viên chính là những người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển cho HS để các em tự lĩnh hội tri thức. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng dạy học theo lối thầy đọc, trò chép, người giáo viên ít chú trọng đến vấn đề phát huy tính tự học của HS, ít khi đặt ra vấn đề mang tính chất tìm tòi cho HS phát triển năng lực tư duy, tự học và tự nghiên cứu. Thực trạng dạy học Công nghệ 10 ở trung học phổ thông (THPT) phần lớn vẫn còn trong tình trạng chung như trên. Do đó, việc đổi mới PPDH Công nghệ 10 nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của HS là thật sự cần thiết. Là giáo viên giảng dạy môn Công nghệ, trong những năm gần đây tôi đã tích cực đổi mới PPDH, tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp đã giúp cho HS hứng thú hơn với các bài học của bộ môn mà các em vẫn coi là môn học “phụ”. Trong các phương pháp tôi sử dụng để giảng dạy phương pháp đóng vai kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng đã được học sinh nhiệt tình hưởng ứng. 2 Vì vậy, tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng ở một số bài môn Công nghệ 10” góp phần thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung và PPDH theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS trung học phổ thông. II. Mục đích nghiên cứu Thiết kế, xây dựng và sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phần nông, lâm, ngư nghiệp - Công nghệ 10, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học môn Công nghệ 10. III. Đối tượng nghiên cứu Học sinh khối 10 bậc trung học phổ thông. IV. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa việc học của học sinh. - Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Công nghệ 10 (phần Nông, Lâm, Ngư nghiệp). - Nghiên cứu cơ sở lý luận về các phương pháp, biện pháp thiết kế và sử dụng phương pháp đóng vai kết hớp với ứng dụng công nghệ thông tin trong nội dung bài 9: “Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá” - Công nghệ 10” theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh. 2. Phương pháp chuyên gia Gặp gỡ, trao đổi, tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp để tham khảo ý kiến làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. 3 3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp này để thống kê, xử lý, đánh giá kết quả thu được sau khi tiến hành nghiên cứu. V. Những đóng góp của đề tài - Xây dựng được một hình thức tổ chức dạy và học theo hướng phát huy năng lực của học sinh. - Giúp học sinh có cơ hội vừa được tiếp thu kiến thức mới vừa có điều kiện để thể hiện năng lực của bản thân. - Hướng nghiên cứu của đề tài này có thể áp dụng rộng rãi trong công tác giảng dạy với các bộ môn khác nhau. 4 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ Chương I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI I. Cơ sở lý luận của đề tài Sách giáo khoa Công nghệ 10 từ khi được chỉnh sửa bổ sung vào năm 2006 – 2007, nội dung có phần thay đổi, có phần được đưa thêm các kiến thức mới, đồng thời hình ảnh được đưa vào cũng nhiều hơn đã đem lại những chuyển biến nhất định trong kết quả dạy và học, làm cho học sinh hứng thú chú ý hơn vào nội dung bài học. Nhất là trong thời đại ngày nay, thông tin bùng nổ với tốc độ chóng mặt, việc bổ sung, sử dụng hình ảnh phục vụ việc dạy và học là việc làm cần thiết. Trong dạy học Công Nghệ 10 nói chung sử dụng các loại hình ảnh ngoài sách giáo khoa và các kênh hình trong sách giáo khoa đã góp phần làm phong phú thêm phương tiện để giáo viên tổ chức quá trình dạy học. Không những thế, việc sử dụng nhiều dạng hình ảnh đã góp phần thay đổi hình thức tổ chức của bài lên lớp và thay đổi hoạt động của thầy và trò trong quá trình tổ chức dạy học; Giáo viên không mất thời gian cung cấp kiến thức, mà kiến thức đã có sẵn trong hình ảnh, có thể nói : " Một hình ảnh có thể thay thế cho rất nhiều lời nói", do đó giáo viên có nhiều thời gian hơn để hướng dẫn, tổ chức học sinh học tập; Học sinh không chép bài dạy của giáo viên mà tăng cường hoạt động tìm tòi, thảo luận… Bên cạnh đó với đặc thù của môn công nghệ là môn khoa học ứng dụng với những kiến thức gắn liền thực tiễn đời sống sản xuất và sinh hoạt của con người, vì vậy trong quá trình giảng dạy nếu người giáo viên biết cách tổ chức hoạt động học tập một cách linh hoạt, sinh động, sôi nổi sẽ giúp phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học, đưa việc học đến gần với 5 thực tiễn hơn. Một trong những hình thức tổ chức hoạt động mang lại sự sôi nổi, hứng khởi đối với học sinh chính là sử dụng phương pháp đóng vai. Chính vì vậy, sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Công Nghệ sẽ phát huy được tính sáng tạo, tích cực trong học tập của học sinh, giúp các em hứng thú học tập hơn, nhớ bài lâu hơn, khắc sâu kiến thức hơn, nâng cao hiệu quả dạy và học. II. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1. Thực trạng dạy học Công nghệ 10 ở trường THPT a. Thực trạng dạy học của giáo viên Nhìn chung, giáo viên đã có sự cải tiến đổi mới phương pháp như sử dụng: phương pháp vấn đáp tìm tòi, trực quan tìm tòi, thảo luận nhóm… Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp trên không thường xuyên, đa phần giáo án chủ yếu là nội dung bài học chứ chưa chú trọng đến phương pháp, rất ít câu hỏi tư duy. Chỉ sử dụng hệ thống sơ đồ trong SGK để minh họa cho bài học, mà không có thêm liên hệ thực tiễn. Chưa chú ý sử dụng các phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. b. Việc học của học sinh Qua thực tế giảng dạy cho thấy, học sinh chủ yếu là nghe giảng, ghi chép chứ chưa có ý thức phát biểu xây dựng bài. Một số em còn làm việc riêng trong giờ học, có khi sĩ số lớp 42- 44 học sinh nhưng trong suốt giờ học chỉ tập trung 4-5 em phát biểu xây dựng bài. Các em hầu như không có hứng thú vào việc học tập bộ môn Công nghệ 10. Qua thực tế giảng dạy nếu sử dụng các PPDH phát huy tính tích cực như: thảo luận nhóm, phiếu học tập, sử dụng băng hình… cùng với những câu hỏi tìm tòi, kích thích tư duy, gây tranh luận thì không khí học tập sôi nổi hẳn, các em tích cực 6 phát biểu xây dựng bài. Ngược lại, ở một số lớp giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại tái hiện, thông báo… lớp học trở nên trầm, ít học sinh phát biểu xây dựng bài. 2. Những nguyên nhân của thực trạng dạy và học Công nghệ 10 ở trường THPT hiện nay - Giáo viên ngại áp dụng các phương pháp mới vào quá trình dạy học. Bởi để dạy học theo các phương pháp mới phát huy được tính tích cực của HS đòi hỏi phải đầu tư thời gian, trí tuệ vào việc soạn giáo án. - Giáo viên đòi hỏi phải có năng lực tổ chức, điều khiển quá trình dạy học. Đây là khó khăn đối với giáo viên hiện nay vì một số trường chưa có giáo viên chuyên ngành kỹ thuật nông nghiệp. - Ở một số trường THPT chưa có đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động học tập của bộ môn Công Nghệ. - Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng dạy và học Công nghệ 10 hiện nay là do môn này được học sinh coi là môn học phụ, không thi tốt nghiệp, không thi đại học. Từ đó đã hình thành nên suy nghĩ buông lỏng, thả trôi trong ý thức học tập của học sinh. 7 Chương II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cách thức tiến hành phương pháp đóng vai kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin. Cách thức tiến hành theo các bước sau: - Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm một cách tương đối đơn giản, không quá phức tạp và quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai. - Giáo viên trình chiếu các hình ảnh liên quan tới nội dung các nhóm học sinh cần chuẩn bị. - Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công sắm vai - Thứ tự các nhóm đóng vai - Các HS khác theo dõi phỏng vấn, nhận xét, đánh giá, bổ sung (Cách ứng xử của các vai diễn phù hợp hay chưa phù hợp? Chưa phù hợp ở điểm nào?). - Cuối cùng GV kết luận chốt lại về cách ứng xử cần thiết trong tình huống của HS và rút kinh nghiệm. II. Áp dụng phương pháp đóng vai kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học bài 9: “Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá” (số tiết học : 2 tiết). Đối với bài này tôi thực hiện như sau: - Bước 1: Giáo viên đưa một số hình ảnh về đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá cho học sinh quan sát. - Bước 2: Yêu cầu học sinh đóng vai mình chính là loại đất xấu cần được cải tạo. - Bước 3: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (10- 11 người), tương ứng với 2 loại đất. + Nhóm 1, 3: Đất xám bạc màu 8 + Nhóm 2, 4: Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá Mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư ký. Giáo viên yêu cầu trong thời gian 30 phút cả nhóm cùng nghiên cứu, xây dựng “kịch bản”, cử đại diện lên bảng “đóng vai” chính là loại đất đó. Giới thiệu “về mình” cho cả lớp trong thời gian 5 phút. - Bước 4: Các nhóm thảo luận, xây dựng “kịch bản” và phân công đóng vai. - Bước 5: Thứ tự các nhóm lên đóng vai. - Bước 6: Các học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - Bước 7: Giáo viên kết luận, nhận xét, đánh giá. Sau đây tôi xin giới thiệu “kịch bản” của học sinh Nguyễn Thị Thanh Hiền - lớp 10A10 lên đóng vai (Từ in đậm là nội dung được HS ghi trên giấy A 0 ): Này! Này! Anh chị em ơi! Tôi ra đây có phải xưng danh không nhỉ? (phía dưới: không xưng danh thì ai biết là ai!). Vậy thì để tôi biểu diễn 1 đoạn văn nghệ xem các bác có đoán ra không nhé. “Đất vắng cây đất ngừng ngừng hơi thở. Cây thiếu đất cây sống sống với ai? Chuyện chăm năm ân tình cây và đất. Cây bám rễ sâu đất ôm chặt tận đáy lòng” Nào các bác đoán đi! (Phía dưới lớp: Tưởng tên gì hóa ra là đất). Ấy! Ấy! Đất cũng có nhiều loại đất còn em đây có tên riêng là “Đất xám bạc màu” đấy các bác ạ! Họ đất xám bạc màu nhà em không phải tự nhiên mà có đâu. Chúng em chỉ được hình thành ở những vùng có độ dốc thoải, nơi mà người nông dân vẫn giữ lối canh tác lạc hậu như thâm canh, du canh, và gần đây em còn có cơ hội xuất hiện nhiều thêm nữa khi con người tăng cường chặt phá rừng bừa bãi. Đấy, các bác nhìn thì thấy ngay. 9 10 [...]... trong dạy học một số bài môn Công nghệ 10 - Tiến hành thực nghiệm ở một số lớp, những kết quả bước đầu đã đánh giá được hiệu quả của phương pháp đóng vai kết hợp với hình ảnh minh họa trong dạy học Từ đó kết luận được phương pháp đóng vai đã mang lại hiệu quả cao trong dạy học môn Công nghệ 10 - Trong công tác giảng dạy hiện nay việc sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Công nghệ 10 theo hướng... cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Bài 9 “Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá - Công nghệ 10 nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh - Xây dựng được quy trình thiết kế và sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin gồm 7 bước trong. .. III KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Qua quá trình thực nghiệm, tôi nhận thấy sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học không chỉ dừng lại ở Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá”, mà còn áp dụng được ở một số bài trong “Phần I: Nông, lâm, ngư nghiệp- Công nghệ 10 Với nội dung mỗi bài ta có thể lựa chọn hình ảnh và các cách đóng vai. .. phù hợp Trong một bài học cũng có thể xây dựng nhiều cách đóng vai khác nhau Cụ thể như các bài sau: - Bài 12: Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón Trong bài này có thể sử dụng các cách sau: + Cách 1: Đóng vai là bà con nông dân đã sử dụng loại phân bón đó + Cách 2: Đóng vai là người bán hàng về phân bón + Cách 3: Đóng vai là loại phân bón - Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong. .. vật + Cách 2: Đóng vai là cán bộ khuyến nông tuyên truyền về ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật Khi sử dụng phương pháp đóng vai vào dạy bài 9, tôi đã tiến hành dạy song song cùng thời gian và chéo nhau với 2 loại giáo án: - Giáo án thực nghiệm có sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp với hình ảnh - Giáo án đối chứng không sử dụng phương pháp đóng vai 18 Sau khi dạy xong bài, tôi tiến hành... tôi nhận thấy rằng, việc sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Công nghệ 10 là điều rất cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy, phát huy năng lực của học sinh, đáp ứng được yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp trong dạy học hiện nay PHẦN III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I Kết luận Từ những kết quả nghiên cứu tôi rút ra những kết luận chính sau: 22 -... áp dụng rộng rãi với các bộ môn khác nhau II Đề nghị Qua nghiên cứu đề tài này, tôi rút ra một số kiến nghị sau: - Cần phát huy tối đa vai trò của phương pháp đóng vai - Giáo viên cần có biện pháp cụ thể để rèn luyện kỹ năng đóng vai cho HS lĩnh hội tri thức trong dạy Bài 9 “Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá - Công nghệ 10 - Cần nghiên cứu sử dụng phương pháp. .. phút) Bước đầu thu được kết quả cụ thể như sau: I Kết quả định lượng - Lớp đối chứng (ĐC): 10A5, 10A6, 10A7 - Lớp thực nghiệm (TN): 10A9, 10A10, 10A12 Lớp Số HS Lớp 10A5 43 ĐC 10A6 42 10A7 41 Lớp 10A9 40 TN 10A10 42 10A12 44 1 2 0 0 0 0 0 0 Số học sinh đạt điểm xi 4 5 6 7 8 2 7 9 10 8 1 9 14 9 4 2 7 15 9 5 2 5 9 10 8 0 3 11 15 8 0 4 12 12 10 3 0 0 0 0 0 0 1 0 1 0 0 0 9 5 4 2 5 4 5 10 1 1 0 1 1 1 Bảng 1... thể sử dụng các cách đóng vai tương tự bài 12 - Bài 17: Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng Đóng vai là biện pháp của phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng - Bài 19: Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường Với bài này có thể đóng vai theo cách sau: + Cách 1: Đóng vai là loài sinh vật hoặc môi trường chịu tác động của thuốc hóa học bảo vệ thực vật + Cách 2: Đóng. .. nghiên cứu sử dụng phương pháp đóng vai cụ thể phù hợp đối với từng đối tượng học sinh (trình độ trung bình hay khá, giỏi) - Do số lượng HS ở lớp nghiên cứu đông nên hiệu quả chưa cao, do đó cần nghiên cứu thêm phương pháp này ở các lớp có số lượng HS ít hơn - Khi sử dụng phương pháp đóng vai cần dành thời gian phù hợp cho việc xây dựng “kịch bản” và đóng vai Đồng thời có biện pháp kích thích những học . thức tiến hành phương pháp đóng vai kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin. ………………………………………… 7 II. Áp dụng phương pháp đóng vai kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học bài 9……………………………………………………………………8 Chương. vậy, tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến Sử dụng phương pháp đóng vai kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng ở một số bài môn Công nghệ 10 góp phần thực hiện yêu cầu đổi mới. coi là môn học “phụ”. Trong các phương pháp tôi sử dụng để giảng dạy phương pháp đóng vai kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng đã được học sinh nhiệt tình hưởng ứng. 2 Vì

Ngày đăng: 24/12/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan