skkn để học sinh lớp 9 học tốt các quy luật di truyền của menđen

16 2.1K 0
skkn để học sinh lớp 9 học tốt các quy luật di truyền của menđen

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Để học sinh lớp 9 học tốt các quy luật di truyền của Menđen KINH NGHIỆM ĐỂ HỌC SINH HỌC TỐT CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN CỦA MENĐEN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài. Vấn đề dạy và học là vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm và đối với người giáo viên dạy và học như thế nào cho hiệu quả, làm thế nào để giúp các em tìm thấy sự say mê đối với bộ môn lại là điều trăn trở trong các giờ lên lớp . Trong quá trình giảng dạy môn Sinh học 9 tôi thấy học sinh còn gặp khá nhiều lúng túng trong việc giải bài tập,một phần do các em chưa có sự liên hệ giữa kiến thức và phần bài tập,mặt khác do các em đã quen với phương pháp học môn Sinh học ở lớp dưới theo hướng trả lời các câu hỏi lí thuyết là chủ yếu,chính vì vậy các em không tìm được sự liên quan mật thiết logic giữa lí thuyết và bài tập dẫn đến các em không khỏi bỡ ngỡ và có cảm giác sợ , chán với bộ môn . Và điều đó cản trở rất lớn đến việc lĩnh hội kiến thức của học sinh Thực tế cho thấy các đề thi học sinh giỏi môn sinh học 9 nhiều năm liền không chỉ ra những câu hỏi lý thuyết mà còn có nhiều bài tập di truyền cơ bản hoặc nâng cao.Xuất phát từ cơ sở nêu trên bản thân tôi suy nghĩ: trong công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi để đạt kết quả cao, nhất thiết phải đầu tư bồi dưỡng về phương pháp giải các dạng bài tập Sinh học trong chương trình Sinh học lớp 9. Đây là vấn đề không mới, nhưng làm thế nào để học sinh có thể phân loại được các dạng bài tập và đưa ra các cách giải cho phù hợp với mỗi dạng bài tập là điều mỗi giáo viên khi dạy sinh học 9 đều quan tâm . II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. 1. Phạm vi nghiên cứu. Những bài tập cơ bản trong chương trình Sinh học 9 và một số dạng bài tập nâng cao trong chương trình THCS. 2. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 9 trường THCS III. Phương pháp nghiên cứu: Bản thân tôi được tham gia trực tiếp giảng dạy môn sinh học , tôi đã phối hợp nhiều phương pháp trong giảng dạy: Phân tích, gợi mở, dẫn dắt, có đối chiếu, thực nghiệm so sánh giữa các lớp trong mỗi năm học, tự rút kinh nghiệm cho bản thân qua từng năm, có điều chỉnh cho phù hợp với các đối tượng. IV. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của việc dạy học là giúp học sinh cách suy nghĩ, góp phần phát triển khả năng tư duy trừu tượng, sáng tạo cùng với các thao tác tư duy: Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, từ đó đưa ra phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền một cách chính xác. Để làm được điều đó giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng nhìn nhận các vấn đề một cách tổng quát từ những nội dung trừu tượng đến những vấn đề cụ thể, tập nhìn nhận một bài tập theo quan điểm động, có kĩ năng thiết lập mối quan hệ giữa giữ kiện của bài tập với những kiến thức lý thuyết di truyền sinh học. Để đạt được những mục đích trên tôi nghĩ ngoài việc nắm chắc kiến thức cơ bản thì học sinh cần nắm vững phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền.Các em phải đ- ược cọ sát nhiều với việc giải một số bài tập khó, đa dạng, vì vậy đòi hỏi các em phải biết vận dụng từng nội dung kiến thức, từng phương pháp thích hợp để tìm ra đáp án đúng cho bài tập di truyền sinh học. Xuất phát từ những lý do trên đã thúc đẩy tôi nghiên cứu rèn luyện kỹ năng giải bài tập để học sinh lớp 9 học tốt các quy luật di truyền của Menđen. V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu. Người thực hiện: Nguyễn Anh Đào 1 Để học sinh lớp 9 học tốt các quy luật di truyền của Menđen Trong SKKN này tôi chú trọng đến phần kĩ năng giải bài tập phần di truyền cơ bản, sau đó phân dạng bài một mặt tôi hướng dẫn học sinh ghi nhớ kiến thức về lý thuyết, mặt khác tôi hướng dẫn các em học sinh cách nhận biết và phân loại các dạng bài tập, cách biện luận, cách giải bài tập đơn giản sau đó nâng cao dần các dạng bài tập. Với phương pháp này sẽ giúp các em học sinh có hứng thú với môn học và khuyến khích các em học sinh tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi các cấp. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận. - Trong phân phối chương trình của môn Sinh học 9,thời gian dành cho việc dạy và học các quy luật di truyền có hạn.Để học sinh nắm vững kiến thức cơ bản và trở thành học sinh khá, giỏi, giáo viên không thể chỉ hoàn thành bài dạy theo quy định của chuẩn kiến thức kỹ năng mà mà điều quan trọng là phải trang bị cho học sinh phương pháp học tập môn học, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu để tìm hiểu và nắm bắt thêm tri thức từ nhiều nguồn.Từ đó các em sẽ yêu thích bộ môn và say mê trong việc chiếm lĩnh tri thức. - Chương trình Sinh học 9 có nội dung mang tính khái quát,trừu tượng khá cao.Bước vào đầu năm học,học sinh phải nắm được những nội dung cơ bản của các quy luật di truyền của Menđen.Đây là những nội dung mới và khó.Hơn nữa,việc giải thích cơ sở tế bào học của các quy luật di truyền,là cơ sở để hiểu các quy luật di truyền được tiến hành trong điều kiện học sinh chưa có hiểu biết về nhiễm sắc thể,nguyên phân,giảm phân.Đây là một khó khăn lớn đối với giáo viên và học sinh. - Để học sinh học học tốt các quy luật di truyền,giáo viên phải có các giải pháp để biến những nội dung kiến thức từ trừu tượng thành cụ thể,phức tạp thành đơn giản. I. Cơ sở thực tiễn. - Một bộ phận không nhỏ học sinh rất ngại học các kiến thức di truyên học,nhất là các quy luật di truyền. Nhiều học sinh học rất giỏi môn sinh học ở các lớp 6,7,8 nhưng kết quả học tập bộ môn này ở lớp 9 lại không cao mặc dù các em đã rất cố gắng. Để khẳng định lại những đánh giá của bản thân về kết quả của việc dạy và học các quy luật di truyền hiện nay,tôi đã tiến hành khảo sát ở hai trường THCS: Trường Tổng số Kết quả Giỏi Khá TB Yếu Kém B 129 6 (4,65%) 18 (13,9%) 67 (51,16%) 27 (20,93%) 11 (8,52%) A 143 7 (4,89%) 20 (14,0%) 71 (49,66%) 30 (20,98%) 15 (10,48%) Kết quả học tập của học sinh đã thể hiện thực trạng của việc dạy và học các quy luật di truyền ở lớp 9: + Một số giáo viên không cảm nhận được những khó khăn của học sinh khi học một nội dung mới và khó,mang tính trừu tượng cao nên đã cho các em tiếp thu cơ sở tế bào học của các quy luật di truyền một cách thụ động.Học sinh khó có thể nắm vững các quy luật cũng như vận dụng để giải các bài tập di truyền. + Một số giáo viên khác lại giới thiệu rất nhiều bài tập,các câu hỏi yêu cầu vận dụng cao mà lại xem nhẹ việc học kiến thức lí thuyết,hướng dẫn học sinh cách tiếp cận đề,nhận dạng và đưa ra phương pháp giải các dạng đề nên học sinh rất lúng túng. Người thực hiện: Nguyễn Anh Đào 2 Để học sinh lớp 9 học tốt các quy luật di truyền của Menđen + Học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp với bộ môn.Từ tư duy chủ yếu dựa trên phương tiện trực quan là vật mẫu,mô hình… ở các lớp dưới nay phải tư duy trừu tượng cùng với tâm lí chủ quan nên nhiều học sinh đã bị “mất gốc” ngay từ những bài đầu của chương trình.Từ đó các em có tâm lí “sợ di truyền học” và kết quả học tập bộ môn sút kém dần.Điều đáng quan tâm là trong số những học sinh có kết quả học tập yếu kém,nhiều em lại học khá,giỏi ở nhiều môn học khác. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã cố gắng tìm ra giải pháp giúp học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập để nắm vững các qui luật di truyền, phân loại và đề xuất cách giải các dạng bài tập di truyền. Chính vì thế học sinh đã yêu thích bộ môn và kết quả học tập của các em đã được nâng lên rõ rêt.Với bài viết này, tôi muốn trao đổi với các đồng nghiệp một số kinh nghiệm "Để học sinh lớp 9 học tốt các quy luật di truyền của Menđen". I. BỒI DƯỠNG NIỀM SAY MÊ HỨNG THÚ ĐỐI VỚI BỘ MÔN. Đây là một việc làm cần thiết vì niềm say mê hứng thú đối với bộ môn là động lực để học sinh tích cực chủ động tiếp thu kiến thức, biến học sinh thành chủ thể nhận biết kiến thức. Để tạo niềm say mê hứng thú cho học sinh,ngay từ bài đầu của chương trình,thông qua một số ví dụ minh họa,tôi đã cho học sinh thấy được ý nghĩa to lớn của di truyền học,đặc biệt là sự hiểu biết các quy luật di truyền đối với chọn giống,y học. Tôi cố gắng chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học như: Tranh ảnh, máy chiếu, băng hình về cơ sở tế bào học của các quy luật di truyền để các em hiểu rõ được bản chất của các phép lai:Vì sao khi lai 2 cặp bố mẹ thuần chủng thì F1 lại đồng tính và F2 lại phân li Từ đó phát triển tư duy lôgic, ý chí quyết tâm chịu khó tham gia tìm hiểu và tiếp nhận kiến thức. Đồng thời tôi còn chuẩn bị một hệ thống câu hỏi, bài tập chi tiết vừa sức với mức độ khó tăng dần, bài tập tôi phân chia thành các dạng khác nhau, mỗi một dạng có một cách giải riêng. Sau khi học sinh đã thành thạo các dạng bài tập, tôi ra dạng bài tập tổng hợp nhằm rèn luyện cho các em các kĩ năng nhận biết các dạng bài tập và cách giải phù hợp, phát hiện và khuyến khích động viên để các em ngày càng tiến bộ và quyết tâm hơn. II. CUNG CẤP CHO HỌC SINH CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN a) Tính trạng: Là đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của cơ thể nhờ đó có thể phân biệt được cơ thể này với cơ thể khác. b)Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng. b) Cặp gen tương ứng: Là cặp gen nằm ở vị trí tương ứng trên cặp NST tương đồng . g) Kiểu gen: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể ,trên thực tế chỉ đề cập đến các gen quy định các tính trạng đang nghiên cứu. h) Kiểu hình: Là tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Trong thực tế khi đề cập đến kiểu hình người ta chỉ quan tâm đến một hay một số tính trạng đang nghiên cứu. i) Giống thuần chủng: Là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, thế hệ con không phân li và có kiểu hình giống bố mẹ. k) Tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở thể đồng hợp trội hoặc dị hợp . + Trội hoàn toàn: Là hiện tượng gen trội át chế hoàn toàn gen lặn dẫn đến thể dị hợp biểu hiện kiểu hình trội. + Trội không hoàn toàn: Là hiện tượng gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn dẫn đến thể dị hợp biểu hiện tính trạng trung gian. n) Tính trạng lặn: Là tính trạng chỉ xuất hiện khi kiểu gen ở thể đồng hợp lặn m) Thể đồng hợp: Là kiểu gen có hai gen trong cặp tương ứng giống nhau. Người thực hiện: Nguyễn Anh Đào 3 Để học sinh lớp 9 học tốt các quy luật di truyền của Menđen p) Thể dị hợp: Là kiểu gen có hai gen trong cặp tương ứng khác nhau. q) Di truyền: Là hiện tượng truyền đạt các đặc tính của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. r) Biến dị: Là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau ở nhiều chi tiết, đôi khi có thêm những đặc điểm mới hoặc không biểu hiện những đặc điểm của bố mẹ. s) Giao tử thuần khiết: Là giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền được hình thành trong quá trình phát sinh giao tử. III. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG KHI DẠY CÁC QUI LUẬT DI TRUYỀN a) Qui luật phân li - Thí nghiệm: Khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt Vàng với hạt Xanh được F 1 toàn hạt Vàng, F 2 thu được tỉ lệ 3 vàng : 1 xanh P(tc) : Hạt vàng x Hạt xanh AA aa Gp: A a F 1 : Aa Hạt vàng F 1 x F 1 : Hạt vàng x Hạt vàng Aa Aa GF 1 : A , a A , a F 2 : KG 1AA : 2Aa : 1aa KH 3 vàng 1 xanh - Cơ chế : Học sinh muốn học được các quy luật di truyền thì trước hết phải hiểu và giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li .Đây là việc rất khó khăn đối với cả giáo viên và học sinh vì các em chưa được trang bị các kiến thức về gen,nhiễm sắc thể,nguyên phân,giảm phân Với phấn viết và bảng,trong một thời gian hợp lí tôi đã cho học sinh hiểu thế nào là cặp gen tương ứng,sự phân li,tổ hợp từ đó,trình bày theo nội dung trong sách giáo khoa (giải thích thí nghiệm trên) + Mỗi gen quy định một tính trạng + Trong tế bào sinh dưỡng,các gen tồn tại thành cặp tương ứng. + Giao tử chỉ mang một gen trong cặp tương ứng của hai giao tử tổ hợp với nhau + Trong thụ tinh,hai gen trong cặp tương ứng tổ hợp với nhau + Do A át hoàn toàn a nên KG AA và Aa đều có KH trội + Gen A tồn tại cạnh gen a trong thể dị hợp không bị hoà lẫn mà vẫn giữ nguyên bản chất, khi giảm phân sẽ cho hai giao tử A và a với tỉ lệ xấp xỉ nhau + Sự tổ hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử F 1 sẽ cho F 2 với tỉ lệ kiểu gen là 1AA : 2Aa : 1aa - Nội dung quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. Sau khi học sinh đã nắm được các kiến thức về quyluật phân li, giáo viên cho học sinh hoàn thành các câu hỏi trong sách giáo khoa và sách tham khảo, phân chia từng dạng bài tập và sử dụng phương pháp tích cực để để học sinh rèn luyện các kĩ năng giải bài tập một cách thành thạo. * Dạng 1: Bài toán thuận Giả thiết cho biết tương quan trội lặn và cho biết kiểu hình của P. Xác định kết quả lai ở thế hệ F1 và F2 về tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình. Phương pháp giải: Bước 1: Quy ước gen ( Nếu bài tập đã cho sẵn quy ước gen thì sử dụng quy ước gen đã cho ) Người thực hiện: Nguyễn Anh Đào 4 Để học sinh lớp 9 học tốt các quy luật di truyền của Menđen Bước 2: Xác định kiểu gen của P Bước 3: Viết sơ đồ lai. Lưu ý: Nếu bài tập chưa cho biết tương qua trội lặn thì phải xác định tương quan trội - lặn trước khi quy ước gen. Học sinh nắm được các bước giải và phân tích bài toán để tiến hành giải. Ở phần ứng dụng này giáo viên đưa một số ví dụ từ dễ đến khó để kích thích sự ham mê sáng tạo của học sinh. Ví dụ 1. Ở cà chua, tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng thụ phấn với cây cà chua quả vàng? a. Xác định kết quả thu được ở F1 và F2 b. Cho cây cà chua F1 lai với cây cà chua quả đỏ F2 thu được kết quả như thế nào? Giáo viên: Yêu cầu một học sinh đứng dậy phân tích dữ liệu bài toán → nêu lại phương pháp giải → thiết lập cách giải → giáo viên cùng học sinh tiến hành giải. Gv đặt câu hỏi? Theo giả thiết, em quy ước gen như thế nào? HS 1: Gen A : quả đỏ Gen a : quả vàng Hãy xác định kiểu gen của P HS 2: Cây cà chua quả đỏ thuần chủng có kiểu gen: AA Cây cà chua quả vàng có kiểu gen: aa Dựa vào kiểu gen của P hãy thiết lập sơ đồ lai HS 3: P : AA X aa Quả đỏ Quả vàng Gp: A a F1: Aa (100% quả đỏ) F1 x F1: Quả đỏ Quả đỏ Aa x Aa G F1: ½ A , ½ a ½ A , ½ a F2: ¼ AA : 2/4 Aa : ¼ aa Tỉ lệ kiểu gen: 1 : 2 : 1 Tỉ lệ kiểu hình: 75% quả đỏ : 25% quả vàng Nếu học sinh còn lúng túng khi xác định kết quả kiểu gen của F2, giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp nhân đa thức với đa thức của các giao tử. Để hoàn thành câu b, giáo viên lại tiếp tục đặt câu hỏi. Theo kết quả ở câu a, em hãy cho biết cà chua quả đỏ có những loại kiểu gen nào? HS 4. Kiểu gen AA ( thuần chủng) và Aa ( không thuần chủng) Vậy khi lai cây cà chua F1 với cà chua F2 có mấy sơ đồ lai? HS 5. Có 2 sơ đồ lai: - Sơ đồ lai 1 . F1 x F2: quả đỏ quả đỏ Aa x AA G: ½ A , ½ a A Thế hệ lai: ½ AA : ½ Aa Tỷ lệ kiểu hình: 100% quả đỏ Tỷ lệ kiểu gen: 1 : 1 - Sơ đồ lai 2. F1 x F2: quả đỏ quả đỏ Aa x Aa G: ½ A , ½ a ½ A , ½ a 1 2 1 Thế hệ lai: AA : A a : aa Người thực hiện: Nguyễn Anh Đào 5 Để học sinh lớp 9 học tốt các quy luật di truyền của Menđen 4 4 4 Tỷ lệ kiểu gen: 1 : 2 : 1 Tỷ lệ kiểu hình: 75% quả đỏ : 25 % quả vàng Để luyện tập cho học sinh thành thạo phương pháp giải giáo viên có thể thay đổi dữ kiện các bài toán và cho học sinh làm tương tự. * Dạng 2: Bài toán nghịch Phương pháp giải: * Khả năng 1: Đề bài cho tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai. - Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình của con lai => xác định tính trội, lặn của kiểu gen của bố mẹ. - Viết sơ đồ lai và nhận xét kết quả. Chú ý: (Nếu bài chưa xác định tính trội, lặn => căn cứ vào tỉ lệ con lai để qui ước gen). * Khả năng 2: - Bài không cho tỉ lệ phân li kiểu hình của đời con. - Dựa vào điều kiện của bài qui ước gen (hoặc dựa vào kiểu hình của con khác với P xác định tính trội lặn => qui ước gen). - Dựa vào kiểu hình của con mang tính trạng lặn suy ra giao tử mà con nhận từ bố mẹ => loại kiểu gen của bố mẹ. - Lập sơ đồ lai để kiểm nghiệm Ví dụ 2: Người ta đem lai cà chua quả tròn với cà chua quả tròn. F1 thu được: 315 cây cà chua quả tròn 105 cây cà chua quả bầu dục Biết rằng tính trạng hình dạng quả do 1 cặp gen quy định. Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai. Giải: Gv: yêu cầu 1 học sinh phân tích các dữ liệu của bài toán, nêu các bước giải bài tập. Bước 1: Xác định tương quan trội lặn. Hãy xác định tỉ lệ kiểu hình ở F1 ? Hs 1: Quả tròn 315 3 = = Quả bầu dục 105 1 Theo quy luật của Menđen ta suy ra tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn? Hs 2: Tính trạng quả tròn là trội so với tính trạng quả bầu dục. Hãy quy ước gen? Hs 3: Gen B: quả tròn Gen b: quả bầu dục Bước 2. Dựa vào mối tương qua trội lặn, hãy biện luận xác định kiểu gen của P ? Hs 4: F1 có tỉ lệ kiểu hình 3 : 1 chứng tỏ P phải dị hợp tử về 1 cặp gen quy định tính trạng hình dạng quả. Suy ra kiểu gen của P là Bb. Hãy viết sơ đồ lai của phép lai trên: Hs: P Bb x Bb Quả tròn Quả tròn Gp : ½ B , ½b ½ B , ½ b 1 2 1 F1: BB : Bb : bb 4 4 4 Tỉ lệ kiểu gen: 1 : 2 : 1 Người thực hiện: Nguyễn Anh Đào 6 Để học sinh lớp 9 học tốt các quy luật di truyền của Menđen Tỉ lệ kiểu hình: 75 % quả tròn ; 25 % quả bầu dục. Em có nhận xét gì về kết quả phép lai so với giả thiết ? Hs: kết quả phép lai tương tự như giả thiết b) Quy luật phân li độc lập - Thí nghiệm: Men Đen cho lai 2 dòng đậu Hà Lan thuần chủng về 2 cặp tính trạng tương phản hạt vàng trơn với hạt xanh nhăn thu được F 1 toàn hạt vàng trơn, cho F 1 tự thụ phấn được F 2 với tỉ lệ 9 vàng trơn : 3 vàng nhăn : 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn - Sơ đồ lai: P TC : Vàng, trơn x Xanh, nhăn AABB aabb G P : AB ab F 1 : AaBb 100% Vàng, trơn F 1 x F 1 : Vàng, trơn x Vàng, trơn AaBb AaBb G F1 : AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab F 2 : KG 9 (A-B-) : 3 (A-bb) : 3 (aaB-) : 1aabb KH 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn - Cơ chế: (giải thích thí nghiệm trên theo sách giáo khoa) Lưu ý: Dùng phấn vẽ lên bảng để làm rõ: + Có sự phân li độc lập của các gen trong cặp tương ứng trong giảm phân tạo giao tử + Có sự tổ hợp tự do của các gen trong các cặp tương ứng trong thụ tinh - Nội dung: Các nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử - Một số công thức cơ bản: Với n cặp gen ở thể dị hợp ta có + Số kiểu giao tử do tạo ra: 2 n + Số hợp tử ở F 2 : 4 n + Số loại kiểu hình ở F 2 : 2 n + Số loại kiểu gen ở F 2 : 3 n + Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 2 : (3 : 1) n + Tỉ lệ phân li kiểu gen ở F 2 : (1 : 2 : 1) n Tương tự như ở phép lai một cặp tính trạng, ở phép lai 2 cặp tính trạng, giáo viên cũng hướng dẫn học sinh hoàn thành các câu hỏi lí thuyết ,phân chia các dạng bài tập và đưa ra phương pháp giải cho từng dạng.Thông qua các ví dụ cụ thể,giáo viên sử dụng phương pháp tích cực giúp học sinh được luyện tập kĩ năng giải toán. Đối với dạng bài tập này phức tạp hơn vì phải xét sự di truyền của nhiều cặp tính trạng trong 1 cơ thể lai. Để học sinh nắm vững và giải quyết nhanh các dạng bài tập này trước hết giáo viên phải cho học sinh giải thích được sơ sở tế bào học của quy luật. a. Dạng 1 : Bài toán thuận Giả thiết cho biết kiểu hình của P. Xác định kiểu gen và kiểu hình của đời con. Phương pháp giải: Bước 1. Xác định tương quan trội lặn ở từng tính trạng. Bước 2. Quy ước gen. Bước 3. Xác định kiểu gen của P. Bước 4. Viết sơ đồ lai để xác định kiểu gen và kiểu hình ở đời con. Ví dụ : Cho lai 2 giống cà chua thuần chủng quả đỏ, tròn với quả vàng, dài. F1 thu được 100% cà chua quả đỏ ,tròn. Khi cho 2 thứ cà chua F1 lai với nhau, hãy xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F2. Viết sơ đồ lai minh hoạ cho các phép lai trên. Giải. Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán theo từng bước bằng hệ thống câu hỏi dẫn dắt. Người thực hiện: Nguyễn Anh Đào 7 Để học sinh lớp 9 học tốt các quy luật di truyền của Menđen Bước 1: Dựa vào kết quả ở F1, em hãy xác định mối tương quan trội lặn về cặp tính trạng , màu sắc quả và hình dạng quả. Hs 1. Theo định luật đồng tính của Men Đen, tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng, quả tròn là trội hoàn toàn so với quả dài. Bước 2: Dựa vào mối tương quan trội lặn của các cặp tính trạng ở trên, em hãy quy ước gen. Hs 2: Gen A: Quả đỏ Gen a: Quả vàng Gen B: Quả tròn Gen b: Quả dài Bước 3: Hãy xác định kiểu gen của P Hs 3: Do P thuần chủng nên. Quả đỏ, tròn có kiểu gen: AABB Quả vàng, dài có kiểu gen aabb. Bước 4. Hãy viết sơ đồ lai minh hoạ cho phép lai trên. Hs 4. P: quả đỏ, tròn x quả vàng, dài AABB aabb G: AB ab F1: AaBb ( quả đỏ, tròn) F1 x F1: quả đỏ, tròn x quả đỏ, tròn AaBb AaBb G F1: ¼ AB ; ¼ Ab ; ¼ aB ; ¼ ab ¼ AB ; ¼ Ab ; ¼ aB ; ¼ ab F2: 1/16 AABB 2/16 AABb 9/16 quả đỏ, tròn 2/16 AaBB 4/16 AaBb 1/16 AAbb 2/16 Aabb 3/16 quả đỏ, dài 1/16 aaBB 2/16 aaBb 3/16 quả vàng, tròn 1/16 aabb : 1/16 quả vàng, dài. Dạng 2. Bài toán nghịch * Khả năng 1: Đề bài cho tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai. - Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình của con lai => xác định tính trội, lặn của kiểu gen của bố mẹ. - Viết sơ đồ lai và nhận xét kết quả. Chú ý: (Nếu bài chưa xác định tính trội, lặn => căn cứ vào tỉ lệ con lai để qui ước gen). * Khả năng 2: - Bài không cho tỉ lệ phân li kiểu hình của đời con. - Dựa vào điều kiện của bài qui ước gen (hoặc dựa vào kiểu hình của con khác với P xác định tính trội lặn => qui ước gen). - Dựa vào kiểu hình của con mang tính trạng lặn suy ra giao tử mà con nhận từ bố mẹ => kiểu gen của bố mẹ. Người thực hiện: Nguyễn Anh Đào 8 Để học sinh lớp 9 học tốt các quy luật di truyền của Menđen - Lập sơ đồ lai để kiểm nghiệm Ví dụ : ở lúa tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp, hạt dài là trội hoàn toàn so với hạt tròn. Trong một số phép lai ở F1, người ta thu được kết quả như sau: Ở phép lai 1: 75% cây lúa thân cao, hạt tròn 25% cây lúa thân thấp, hạt tròn. Ở phép lai 2: 75% cây lúa thân thấp, hạt dài 25% cây lúa thân thấp, hạt tròn. Cho biết các gen quy định các tính trạng đang xét nằm trên các NST khác nhau. Hãy xác định kiểu gen của P và F1. Giải. Bước 1: Theo giả thiết, ta quy ước gen như thế nào? Hs 1. Gen A: Thân thấp Gen a: Thân thấp Gen B: Hạt dài Gen b: Hạt tròn. Bước 2: Hãy xác định tỉ lệ phân li kiểu hình của từng phép lai. Hs 2. Phép lai 1: Hãy xác định tỉ lệ phân li kiểu hình của các cặp tính trạng trong phép lai 1. * Tính trạng kích thước: cao 75 3 = = → kiểu gen: Aa x Aa Thấp 25 1 * Tính trạng hình dạng hạt: hạt tròn = 100% → kiểu gen: bb x bb - Xét cả 2 cặp tính trạng: kiểu gen của P là: Aabb x Aabb Hs 3. Phép lai 2: Hãy xác định tỉ lệ phân li kiểu hình của các cặp tính trạng trong phép lai 2 ? * Tính trạng kích thước: Thân thấp = 100% → kiểu gen của P: aa x aa * Tính trạng hình dạng hạt: hạt dài 75 3 = = → kiểu gen: Bb x Bb hạt tròn 25 1 ⇒ kiểu gen của P: aaBb x aaBb Bước 3: Dựa vào tỷ lệ phân li kiểu hình của các phép lai trên, hãy xác định kiểu gen của P ? Hs 4. Ở phép lai 1: Aabb x Aabb Ở phép lai 2: aaBb x aaBb Bước 4: Viết sơ đồ lai minh hoạ cho 2 phép lai trên. Hs 5. Phép lai 1: P Aabb x Aabb Thân cao, hạt tròn x Thân cao, hạt tròn G: ½ Ab , ½ ab ½ Ab , ½ ab F1: ¼ Aabb : ¼ Aabb : ¼ Aabb : ¼ aabb 75% thân cao, hạt tròn : 25% thân thấp, hạt tròn Hs 6. Phép lai 2: P aaBb x aaBb Thân thấp, hạt dài x Thân thấp, hạt dài G: ½ aB , ½ ab ½ aB , ½ ab F1: ¼ aaBB : ¼ aaBb : ¼ aaBb : ¼ aabb 75% thân thấp, hạt dài : 25% thân cao, hạt dài. Người thực hiện: Nguyễn Anh Đào 9 Để học sinh lớp 9 học tốt các quy luật di truyền của Menđen IV. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO Bài tập 1: Ở một loài động vật, lông đen trội hoàn toàn so với lông trắng. Khi cho con lông đen giao phối với con lông trắng thì kết quả phép lai đó sẽ như thế nào. Giải + Quy ước gen: Gen A quy định lông đen,gen quy định lông trắng. + Cá thể lông đen có kiểu gen là: AA hoặc Aa. + Cá thể lông trắng có kiểu gen là: aa. + Sơ đồ lai P. (1) P AA (lông đen) x aa lông trắng G A a F1 Aa – 100% lông đen (2) P Aa (lông đen) x aa (lông trắng) G 1A : 1a a F1 1Aa (lông đen) ; 1aa (lông trắng) Bài tập 2 Ở đậu, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp. a. Hãy lập qui ước gen và viết các kiểu gen có thể có cho mỗi kiểu hình ở cặp tính trạng về chiều cao cây. b. Hãy lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai dưới đây: - Bố thân cao, mẹ thân thấp. - Bố mẹ đều có thân cao. Giải a.Qui ước gen và kiểu gen. Theo đề bài, qui ước gen. - Gen A qui định thân cao; a qui định thân thấp. - Kiểu gen cây thân cao là: AA và Aa. - Kiểu gen cây thân thấp là: aa. b. Sơ đồ cho mỗi phép lai. * Phép lai 1: P : Bố thân cao x mẹ thân thấp - Bố thân cao mang kiểu gen AA hoặc Aa. - Mẹ thân thấp mang kiểu gen aa. Vậy có 2 sơ đồ lai có thể xảy ra là: (1) P Bố AA (thân cao) x mẹ aa (thân thấp). G A a F 1 Aa – 100% (thân cao) (2) P Bố Aa (thân cao) x mẹ aa (thân thấp) G A; a a F 1 1 Aa (thân cao) ; 1aa (thân thấp) * Phép lai 2: Bố và mẹ đều có thân cao mang kiểu gen AA hoặc Aa. Vậy có thể có các sơ đồ lai sau: P AA x AA; P AA x Aa; P Aa x Aa (1) P AA (thân cao) x AA (thân cao) GT A A F 1 AA – 100% thân cao (2) P AA (thân cao) x Aa (thân cao); KH : 100% thân cao GT A 1A ; 1a F 1 1AA (thân cao) ; 1Aa (thân cao) Người thực hiện: Nguyễn Anh Đào 10 [...]... 14 Để học sinh lớp 9 học tốt các quy luật di truyền của Menđen F1: 1AaBb : 1Aabb + Kiểu hình: 50% quả tròn, hoa đỏ: 50% quả tròn, hoa trắng C KẾT QUẢ Kinh nghiệm Để học sinh lớp 9 học tốt các quy luật di truyền của Menđen" đã được tôi áp dụng vào quá trình giảng dạy nhiều năm và đã thu được kết quả tốt: - Để đánh giá lại hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm này,tôi đã khảo sát ở hai nhóm lớp: + Hai lớp. .. môn sinh học lớp 9 cần hướng dẫn học sinh cách giải các dạng bài tập này ngay trong tiết lý thuyết và tiết giải bài tập được quy định trong phân phối chương trình - Đề tài có thể áp dụng rộng rãi Các giáo viên có thể vận dụng kinh nghiệm "Để học sinh lớp 9 học tốt các quy luật di truyền của Menđen "để dạy trong các tiết học trên lớp, trong các chủ đề tự chọn sinh hoc 9 cũng như trong việc bồi dưỡng học. .. giáo viên có bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học 9 Người thực hiện: Nguyễn Anh Đào 15 Để học sinh lớp 9 học tốt các quy luật di truyền của Menđen - Giúp cho giáo viên có cơ sở để bồi dưỡng học sinh giỏi và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và nâng cao tỉ lệ học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh ở trường THCS II.Ý KIẾN ĐỀ XUẤT Để giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về các dạng bài tập và áp... tham gia các hoạt động trên lớp, hoàn thành các bài tập ở nhà,áp dụng những hiểu biết của mình về các quy luật di truyền để tự tiến hành các phép lai ở vật nuôi,cây trồng… - Hầu hết học sinh đã đạt được yêu cầu của chuẩn kiến thức,kỹ năng nên số học sinh yếu kém gần như không còn.Số học sinh khá giỏi môn sinh học đã tăng cao.Sau khi tốt nghiệp THCS nhiều em đã được vào học lớp chuyên Sinh ở các trường... các trường THPT chuyên của tỉnh,bộ D KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI I.KẾT LUẬN :Qua thời gian thực hiện tôi rút ra một số kết luận sau: - Việc áp dụng kinh nghiệm: "Để học sinh lớp 9 học tốt các quy luật di truyền của Menđen" đã giúp cho các em học sinh có khả năng suy luận và tìm ra các kĩ năng, phương pháp giải các dạng bài tập di truyền hiệu quả cao - Với những kinh nghiệm bồi dưỡng, các phương pháp tích cực... động tích cực của học sinh trong việc học tập lí thuyết, giải các dạng bài tập lai một cặp tính trạng và 2 cặp tính trạng, giáo viên chỉ có vai trò dẫn dắt, trợ giúp thông qua việc thay đổi các dữ kiện của bài toán, bằng các câu hỏi gợi mở đã giúp học sinh tự khái quát ra các khái niệm, các quy luật và mối liên hệ giữa các quy luật di truyền “Bài toán nhận thức” ở đây được cấu thành từ các phép lai... phân tích các thế hệ lai Mỗi “bài toán nhận thức” đều tạo nên một tình huống có vấn đề Nhờ đó sự tích cực hoá trong hoạt động học tập của học sinh được phát huy và chất lượng lĩnh hội tri thức về các quy luật di truyền được nâng cao - Phần lớn học sinh đã có thay đổi về ý thức học tập môn sinh học. Từ quan niệm sinh học là môn phụ lại rất khó,chỉ học cho qua nay các em đã say mê,hứng thú trong học tập,tích... này,tôi đã khảo sát ở hai nhóm lớp: + Hai lớp 9A,9B dạy bình thường + Hai lớp 9C,9D được áp dụng các nội dung của sáng kiến kinh nghiệm ở các mức độ khác nhau,phù hợp với từng đối tượng học sinh Kết quả như sau: Các nhóm 9A + 9B 9C +9D Số bài K.Tra 69 67 Giỏi SL % 5 7,2 10 14 ,9 Khá SL % 16 23,2 28 41,8 T Bình SL % 32 46,4 29 43,3 Yếu SL % 14 20,3 0 0 Kém SL % 2 2 ,9 0 0 - Bằng việc tổ chức thực hiện “ Bài... được vận dụng đã hình thành cho học sinh tư duy sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và xử lí các vấn đề nảy sinh trong các dạng bài tập, từ đó giúp cho học sinh biết vận dụng kiến thức để giải các bài tập nâng cao dạng tổng hợp, củng như các bài tập trong đề thi học sinh giỏi - Hiệu quả của việc thiết kế một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi phần bài tập sinh học lớp 9 sẽ tạo nên nguồn tư liệu tham... Nguyễn Anh Đào 11 Để học sinh lớp 9 học tốt các quy luật di truyền của Menđen Sơ đồ minh hoạ: P Aa (hoa đỏ) x aa (hoa vàng) G 1A : 1a a F2 1A : 1aa Kiểu hình một hoa đỏ : một hoa vàng Bài tập 5 Trong một phép lai giữa hai cây cà chua quả đỏ, thu đợc kết quả ở con lai như sau: 315 cây cho quả đỏ: 100 cây cho quả vàng Hãy biện luận và lập sơ đồ cho phép lai trên, biết rằng 1 gen quy định một tính trạng . Để học sinh lớp 9 học tốt các quy luật di truyền của Menđen KINH NGHIỆM ĐỂ HỌC SINH HỌC TỐT CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN CỦA MENĐEN A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài. Vấn đề dạy và học là. rãi. Các giáo viên có thể vận dụng kinh nghiệm " ;Để học sinh lớp 9 học tốt các quy luật di truyền của Menđen& quot ;để dạy trong các tiết học trên lớp, trong các chủ đề tự chọn sinh hoc 9 cũng. Đào 14 Để học sinh lớp 9 học tốt các quy luật di truyền của Menđen F 1 : 1AaBb : 1Aabb + Kiểu hình: 50% quả tròn, hoa đỏ: 50% quả tròn, hoa trắng. C. KẾT QUẢ Kinh nghiệm Để học sinh lớp 9 học tốt

Ngày đăng: 24/12/2014, 17:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan