Vận dụng năng lực lãnh đạo đối của Billgate đối với tập đoàn Microsoft

37 1.2K 3
Vận dụng năng lực lãnh đạo đối của Billgate đối với tập đoàn Microsoft

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục lục I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Năng lực lãnh đạo 2. Năng lực tổ chức 3. Năng lực sư phạm II. VẬN DỤNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI BILLGATE VÀ TẬP ĐOÀN MICROSOFT 1.Giới thiệu Bill Gates và tập đoàn Microsoft 2.Năng lực tổ chức lãnh đạo 3.Năng lực sư phạm 4.Mở rộng: Sự ra đi của Bill Gates III. LIÊN HỆ THỰC TẾ 1, Đối với các doanh nghiệp hiện nay. 17 2.Đối với sinh viên 19 KẾT LUẬN 21 1 MỞ ĐẦU Lãnh đạo là một nghệ thuật kích thích con tim và khối óc của những con người bình thường để đạt được những kết quả phi thường. Chính vì vậy, để trở thành một nhà quản trị giỏi phải có rất nhiều những phẩm chất như quyết đoán, cởi mở, dân chủ, nhạy bén, thấu hiểu lòng nhân viên,…bên cạnh đó, nhà quản trị phải mang trong mình một năng lực đặc biệt: năng lực lãnh đạo. Tất nhiên, không phải một nhà quản trị nào cũng mang trong mình năng lực lãnh đạo giỏi ngay từ khi mới bắt đầu mà nhà quản trị còn phải trải qua quá trình rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân từ môi trường làm việc và thực tế cuộc sống, nhà quản trị phải biết củng cố không chỉ là năng lực chuyên môn mà còn bao gồm cả năng lực lãnh đạo tài ba sao cho nhân viên dưới quyền tâm phục khẩu phục, tự nguyện hết mình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và vai trò của mình. Một nhà quản trị mà không có năng lực lãnh đạo sẽ gây bất lợi cho công việc cũng như làm xấu đi hình ảnh cá nhân trong mắt mọi người. Điển hình cho một nhà quản trị tài ba là ông chủ của tập đoàn Microsoft, Bill Gates đã thể hiện mình là một nhà quản trị xuất sắc thông qua năng lực của mình cùng các đồng sự đã đem đến thành công hôm nay cho tập đoàn Microsoft. Để tìm hiểu rõ hơn về năng lực lãnh đạo của nhà quản trị cần thiết như thế nào đối với doanh nghiệp và chỉ ra những ví dụ cụ thể thể hiện năng lực lãnh đạo của Bill Gates nhóm 5 đã làm bài thảo luận về đề tài: “ Phân tích và chứng minh hiệu quả của yêu cầu năng lực lãnh đạo của một nhà quản trị trong doanh nghiệp cụ thể.” 2 I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Năng lực lãnh đạo: năng lực lãnh đạo bao gồm năng lực tổ chức và năng lực sư phạm. 2. Năng lực tổ chức 2.1. Khái niệm năng lực tổ chức: Năng lực tổ chức là một trong những đặc điểm tâm lý cá nhân quan trọng đảm bảo cho người lãnh đạo thành đạt trong mọi hoạt động quản lý. Cấu trúc của năng lực tổ chức là tổng hòa các thuộc tính tâm lý hoàn chỉnh như trí tuệ, ý chí, tính sáng tạo, sự linh hoạt, tự tin và sự đam mê, yêu thích công việc. 2.2. Đặc điểm của năng lực tổ chức 2.2.1.Các đặc điểm chung. Đó là những chức năng tâm lý phổ biến của mọi cá nhân. Đây là những đặc điểm làm cơ sở, nền tảng cho cho sự hình thành năng lực tổ chức ở người lãnh đạo. Các đặc điểm này bao gồm xu hướng cá nhân, sự đào tạo về hoạt động tổ chức và những phẩm chất chung cần thiết. - Xu hướng cá nhân:Nổi bật trước hết ở lý tưởng, lập trường giai cấp, tính tư tưởng và đạo mới - Sự đào tạo về hoạt động tổ chức.Bao gồm vốn kiến thức văn hóa và khoa học (chuyên môn, và nhất là khoa học quản lý) cùng kinh nghiệm tương ứng với yêu cầu của công tác được giao. - Một số phẩm chất chung cá nhân:(Gọi là chung vì cả những người không có năng lực tổ chức cũng có thể có phẩm chất này) 3 • Sự nhanh trí • Tính cởi mở • Óc suy xét sâu sắc • Tính tích cực hoạt động • Óc sáng kiến • Tính kiên trì • Tính tự kiềm chế • Khả năng làm việc bền lâu • Tính Tổ chức, tính tự lập - Những phẩm chất kể trên có thể phát triển cao hay thấp ở từng người, song không thể thiếu được một phẩm chất nào.Những phẩm chất rất quan trọng trong đặc điểm chung cấu thành năng lực tổ chức là sự linh hoạt mềm dẻo của trí tuệ - Tính kiên quyết, sự tự kiềm chế, thể hiện ý chí của nguời lãnh đạo. Người lãnh đạo có ý chí sẽ có sư hăng hái, có khát vọng mong muốn thành đạt. - Khả năng quan sát và óc sáng tạo là yếu tố không thể thiếu trong năng lực tổ chức của người lãnh đạo. Khả năng quan sát giúp người lãnh đạo thu nhận thông tin qua đó nắm bắt được cái chung, cái toàn thể để hiểu cái riêng cái cụa bộ một cách sâu sắc. - Óc sáng tạo là yếu tố giúp người lãnh đạo có những giải pháp trong những tình huống độc đáo xẩy ra. Óc sáng tạo luôn giúp người lãnh đạo tìm ra cái mới, đổi mới phương thức làm việc để nâng cao hiệu quả của mình . 2.2.2. Các đặc điểm chuyên biệt: 4 Đây là những phẩm chất tâm lý đặc biệt, nếu không có nó thì không có năng lực tổ chức Các đặc điểm chuyên biệt của năng lực tổ chức gồm: - Sự nhạy cảm về tổ chức (linh cảm tổ chức, hay trực giác tổ chức) • Thứ nhất: là sự tinh nhạy về tâm lý: Nhận biết được phẩm chất và năng lực của người khác, đồng cảm với người khác • Thứ hai: sự khéo léo ứng xử về mặt tâm lý • Thứ ba: có đấu óc tâm lý- thực tế, tức là biết đặt mỗi người vào vị trí thích hợp để đóng góp tốt nhất nhiều nhất cho công việc chung - Khả năng lan truyền nghị lực và ý chí khơi dậy ở mọi người tính tích cực họat động Thể hiện khơi dậy ở người khác lòng nhiệt tình, yêu cầu cao đối với bản thân, năng lực thuyết phục cảm hóa mọi người - Hứng thú đối với hoạt động tổ chức Người có hứng thú tổ chức là thường tự mình đứng ra tập hợp, tổ chức mọi người khi có việc của đòan thể, công tác chuyên môn với bất kỳ công tác xã hội nào. Trong việc tổ chức này, họ không đòi hỏi lợi lộc mà chủ yếu là do nhu cầu, có hứng thú tổ chức. 2.2.3. Các đặc điểm cá biệt: Đây là những phẩm chất tâm lý đảm bảo cho người lãnh đạo thực hiện chức năng đặc trưng nhất của mình là chỉ huy, Lọai năng lực này không nhiều và không phải ai cũng có, nó bao gồm: - Tầm vực công tác: Là thể hiện ở trên nhiều lĩnh vực. Thể hiện ba mức độ 5 • Tầm vực chung ( trên nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, quan sự, kinh tế) • Tầm vực riêng (Chỉ có thể tổ chức tập hợp người trong một lĩnh vực nhất định, chẳng hạn chỉ huy quân đội thì giỏi nhưng sang quản lý kinh tế thì kém) • Tầm vực hẹp (ngay trong một lĩnh vực cũng chỉ tổ chức thực hiện được ở một mặt nào đó ) Ví dụ: quản lý tổ chức sản xuất thì giỏi nhưng kinh doanh lại kém. Trên thực tế người lãnh đạo có có năng lực tổ chức ở tầm vực chung thường ít hơn so với người lãnh có năng lực tổ chức ở tầm vực riêng và tầm vực hẹp. Những hạn chế về tầm vực công tác đếu có thể khắc phục được thông qua công tác và sự rèn luyện trong thực tế - Giới hạn lứa tuổi: Có người lãnh đạo có thể tập hợp tổ chức được nhiều người thuộc nhiều lứa tuổi, nhưng có người chỉ hợp với một độ tuổi nào đó. Đó là giới hạn lứa tuổi trong hoạt động tổ chức của họ tạo ra. Có 3 giới hạn sau: • Không bị hạn chế về lứa tuổi. Đó thường là người đứng tuổi • Bị hạn chế về lứa tuổi. Rơi vào tuổi thanh niên • Có sự lựa chọn về lứa tuổi.Thường thấy người cao tuổi. Những giới hạn lứa tuổi này có thể khắc phục được - Tính cơ động trong tác phong công tác: Để tập hợp người khác, có người dùng lý luận, quan điểm tư tưởng của mình, có người dùng hành động, tấm gương của bản thân, lại có người dùng nhiệt tình, cử chỉ điệu bộ hấp dẫn. Một số kết hợp cả mấy cach thức này. Điều này phụ thuộc 6 phong thái cá nhân của người tổ chức. Đặc biệt khí chất in dấu ấn rất rõ rệt lên tính cớ động trong tác phong cống tác của mỗi người Có 4 kiểu khí chất cơ bản . Từ đó có bốn kiểu nhà tổ chức sau đây: • Người tổ chức – tính nóng . • Người tổ chức - linh hoạt. • Người tổ chức - tính đằm. • Người tổ chức - tính trầm Mỗi kiểu người tổ chức trên đều có mặt mạnh và mặt hạn chế, Không có kiểu nào xấu hay tốt cả. Phải tuỳ yêu cầu của công tác tổ chức, quản lý mà chọn kiểu người cho phù hợp. Rõ ràng có công tác thì người tổ chức – linh họat là rất phù hợp, nhưng có công tác cần tới những người tổ chức tính đằm thì hay hơn.  Trong cuộc sống, có một số người lộ rõ năng khiếu tổ chức từ rất sớm. Nếu biết phát hiện kịp thời, có kế hoạch đào tạo rèn luyện cac năng khiếu này thì sẽ có một số tài năng tổ chức. Nói chung, năng lực tổ chức không phải do bẩm sinh, di truyền mà chủ yếu thông qua hoạt động tổ chức, quản lý thực tế mới có được. 2.3.Biểu hiện của năng lực tổ chức: Năng lực tổ chức được biểu hiện qua các hoạt động sau đây: - Xây dựng kế hoạch toàn diện cho bộ máy: Bao gồm các hoạt động, các mối quan hệ và các nguồn nhân lực như: Nhân sự, chuyên môn, cơ sở vật chất, phân công lao động, xác định các điều kiện thực hiện và thiết lập các quan hệ trong và ngoài, trên và dưới nhằm tranh thủ tối đa sự hợp tác của các bộ phận cũng như bộ máy với các cơ quan đơn vị khác. - Hiện thực hoá kế hoạch: 7 Từ kế hoạch đến hiện thực hoá là một quá trình, thường xuyên có nhiều biến đổi do những điều kiện khách quan và chủ quan chi phối. Vì vậy cần thiết phải có sự điều chỉnh về kế hoạch và thúc đẩy nhân viên thực hiện đúng kế hoạch . Người có năng lực tổ chức thường có những biểu hiện: • Luôn bám sát các nhiệm vụ các mục tiêu, các hoạt động chung để điều chỉnh và triển khai kế hoạch. • Khơi dậy tiềm năng sáng tạo của của các thành viên, cơ quan bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau. • Tạo mọi điều kiện để ứng dụng có hiệu quả những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào công tác tổ chức và hoạt động quản lý cũng như hoạt động được thực hiện trong cơ quan, đơn vị . • Quan tâm đến các mối quan hệ đa dạng trong các cơ quan đơn vị mình nhằm đảm bảo cho các bộ phận, các cá nhân có sự phối hợp với nhau một cách tốt nhất trong khi thực hiện các hoạt động chung. - Kiểm tra đánh giá : Kiểm tra đánh giá được xem là như một khâu để khép kín trong hoạt động tổ chức. Kiểm tra đánh giá khác qua, công bằng, chình xác, kịp thời sẽ đảm bảo cho sự sắp xếp trình tự công việc, sắp xếp đúng người, đúng năng lực chuyên môn đồng thời phát huy được ý thức của các cá nhân, các bộ phận trong bộ máy.  Tóm lại: năng lực tổ chức của người lãnh đạo là điều kiện quan trọng để người lãnh đạo thực hiện tốt vai trò quản lý của mình đối với bộ máy. Năng lực này được hình thành từ những đặc điểm vốn có của người lãnh đạo phù hợp với yêu cầu hoạt động quản lý thực tiễn của người lãnh đạo. 3. Năng lực sư phạm 8 3.1 Khái niệm năng lực sư phạm: Năng lực sư phạm là hệ thống các đặc điểm tâm lý cá nhân đảm bảo ảnh hưởng giáo dục có hiệu quả đối với mọi thành viên cũng như đối với tập thể. Mục đích của giáo dục là nhằm hình thành, củng cố và phát triển ở mỗi cá nhân những đặc điểm tâm lý, đạo đức cần thiết có lợi cho toàn xã hội. Năng lực sư phạm và năng lực tổ chức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Một nhà sư phạm không thể thực hiện tốt chức năng giáo dục nếu không biết cách tổ chức, quản lý mọi thành viên, cũng như nhà quản lý không thể tiến hành công tác tổ chức có hiệu quả nếu không có năng lực sư phạm để giáo dục, động viên quần chúng và mỗi cá nhân trong tập thể. 3.2.Vai trò của năng lực sư phạm: Tập thể lao động là một nhóm người không đồng nhất và không được giáo dục, đào tạo đầy đủ toàn diện như nhau. Vì vậy ở mỗi người có thể còn những nhược điểm nhất định, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chung của tập thể. Do đó, nhà quản trị phải có năng lực giáo dục, động viên, thuyết phục, tính nguyên tắc, nhất quán… để xây dựng một tập thể thống nhất, vững mạnh theo các chuẩn mực nhất định của xã hội và của doanh nghiệp. Trong thực tế, các nhà lãnh đạo thường chỉ chú ý đến năng lực tổ chức mà ít đầu tư và quan tâm đến năng lực sư phạm, họ coi đó là nhiệm vụ của các nhà sư phạm. Tuy nhiên trong tập thể lao động, các mối quan hệ không diễn ra một cách bình thường. Những vi phạm về đạo đức, luật pháp thường xuyên xảy ra ở một số người hay bộ phận nào đó, gây trở ngại, ách tắc cho quá trình thực hiện kế hoạch chung của tập thể, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải phát huy cao độ năng lực sư phạm để lập lại kỷ cương, đưa hoạt động của tập thể trở lại bình thường. 3.3. Đặc điểm của năng lực sư phạm 9 Đặc điểm cơ bản của năng lực sư phạm là sự quan sát đặc biệt tinh tế, từ đó nhà sư phạm hiểu được những mặt mạnh, mặt yếu của mỗi cá nhân, những khó khăn mà mỗi người đang gặp phải, phát hiện năng lực cá nhân ở mỗi người… nhằm tiếp cận, gây tác động ảnh hưởng đến họ, hướng họ vào những mục tiêu chung của tập thể. Mức độ tác động và ảnh hưởng của năng lực sư phạm phụ thuộc nhiều vào uy tín và khả năng thuyết phục của người lãnh đạo. Uy tín cá nhân của người lãnh đạo càng cao thì tác động giáo dục càng lớn, từ đó tạo ra bầu không khí đoàn kết, vui vẻ, phấn chấn trong tập thể. II. VẬN DỤNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI BILLGATE VÀ TẬP ĐOÀN MICROSOFT 1.Giới thiệu Bill Gates và tập đoàn Microsoft 1.1.Bill Gates: William Henry Bill Gates (sinh ngày 28 tháng 10, 1955) là một doanh nhân người Mỹ, nhà từ thiện, tác giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft, hãng phần mềm khổng lồ mà ông cùng với Paul Allen đã sáng lập ra. Ông luôn có mặt trong danh sách những người giàu nhất trên thế giới Trong sự nghiệp ở Microsoft, Gates làm CEO và kiến trúc sư trưởng phần mềm định hướng cho sự phát triển của tập đoàn. Ông là cổ đông với tư cách cá nhân lớn nhất trong tập đoàn, nắm giữ trên 8 phần trăm cổ phiếu. Ông cũng là tác giả và đồng tác giả của một số cuốn sách. Gates là một trong những doanh nhân nổi tiếng về cuộc cách mạng máy tính cá nhân. Mặc dù nhiều người ngưỡng mộ ông, nhiều đối thủ cạnh tranh đã chỉ trích những chiến thuật trong kinh doanh của ông, mà họ coi là cạnh tranh không lành mạnh hay độc quyền và công ty của ông đã phải chịu một số vụ kiện tụng. Trong giai đoạn gần cuối của sự nghiệp, Gates đã theo đuổi một số nỗ lực từ thiện, quyên 10 [...]... trông chờ vào bạn 2 .Đối với sinh viên 29 - Năng lực lãnh đạo là một yếu tố quan trọng với người đứng đầu lãnh đạo một doanh nghiệp, một tổ chức… - Đối với sinh viên, khi đã sinh hoạt trong một tập thể một tổ chức, khi đứng đầu với cương vị lớp trưởng hay nhóm trưởng thì để có thể điều hành tốt các hoạt động của tập thể thì yếu tố năng lực lãnh đạo là vô cùng quan trọng - Năng lực lãnh đao thể hiện ở 2... ngợi nhiều nhất là Billgates với khả năng của mình đã tạo ra thành công ấy ngày hôm nay Và tất nhiên thành công ấy phải dựa trên một người có năng lực điều hành cũng như năng lực chuyên môn xuất sắc đem lại Tóm lại, để trở thành một nhà quản trị giỏi việc quan tâm trau dồi năng lực của mình là không thể thiếu và việc tạo ra cơ hội, môi trường để cho nhân viên dưới quyền phát triển năng lực hoàn hiện bản... hơn vào những người lãnh đạo dám nhận trách nhiệm, những người biết cách chỉ đạo nhóm giải quyết vấn đề Những lúc như vậy, cấp dưới sẽ xem khả năng lãnh đạo kiên định, tự tin như một trong những biểu hiện năng lực của nhà quản trị Là nhà quản trị ngay cả khi không chắc mình nên xử trí tình huống như thế nào, bạn cũng không nên mất bình tĩnh vì nhân viên của bạn đang quan sát và trông chờ vào bạn 2 .Đối. .. Ozzie, và vị trí giám đốc chiến lược và nghiên cứu sang cho Craig Mundie Ngày làm việc toàn phần cuối cùng dành cho Microsoft của Gates là ngày 27 tháng 6 năm 2008 Ông vẫn còn giữ cương vị chủ tịch Microsoft nhưng không điều hành hoạt động tập đoàn 1.2 .Microsoft Microsoft là một tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kì, đặt trụ sở chính tại Washington; chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm và. .. động trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến (với Bing), tham gia ngành công nghiệp video game (với máy chơi game Xbox 360), thị trường dịch vụ kỹ số (với MSN), và điện thoại di động (với hệ điều hành Windows Phone) Về tuyển dụng Microsoft chỉ tuyển những người có năng lực thật sự, có niềm say mê, sáng tạo trong công việc Rất nhiều người được tuyển vào làm việc tại Microsoft đều tốt nghiệp từ các trường đại... chi tiêu tiết kiệm, tiết kiệm hơn nữa Microsoft và Bill Gates vẫn luôn coi việc tiết kiệm là một vấn đề có tính nguyên tắc với quan niệm tiết kiệm là trách nhiệm của công ty đối với niềm tin của các nhà đầu tư đối với Microsoft và tiết kiệm là sự giảm bớt tối đa mọi chí phí không cần thiết, không đem lại hiệu quả thiết thực Thực tế Bill Gates và Steve Ballmer (với giá trị tài sản trên 15 tỷ USD, đứng... trạng thiếu hụt nhân lực, buộc người lao động phải làm việc tích cực, không còn ai nhàn rỗi để nghĩ ra những trò vớ vẩn…tiện cả đôi đường – không còn người phá đám mà chi phí chi trả cho nhân viên giảm Bố trí nhân lực là năng lực tổ chức của nhà quản trị Các doanh nghiệp cần học tập để bố trí và sử dụng nhân lực hợp lý, sử dụng đúng người đúng việc,đảm bảo đủ số lượng chất lượng nhân lực nhằm tăng hiệu... học Năng lực tổ chức Ưu điểm: - sinh viên hòa đồng thân thiện, có ý thích học hỏi -Óc sáng tạo, khả năng học hỏi nhanh nhẹn, dễ tiếp thu… Nhược điểm: - Tính tổ chức chưa chuyên nghiệp, làm việc còn rời rạc - Nhạy cảm trong công viêc, dễ hành động theo cảm tính - Chưa có khả năng truyền nghị lực sâu sắc đến đội nhóm - Năng lực điều hành tập thể chưa cao - Khả năng ra quyết định còn trì hoãn 30 - khả năng. .. học tập -Nghiêm nghị hơn về vấn đề kỉ luật trong đội nhóm mình quản lí Về giờ giấc, đúng hẹn… 31 32 33 KẾT LUẬN Từ những phân tích trên của nhóm chúng tôi đã phần nào thấy được những lợi ích cho doanh nghiệp từ một nhà lãnh đạo có năng lực hay bất lợi khi doanh nghiệp sử dụng một nhà quản trị không có năng lực Điều thể hiện rõ nhất là thành công của Microsoft ngày mà ít doanh nghiệp nào so sánh được và. .. bước tiếp cận thành công, hoàn thành sự nghiệp lớn 1, Đối với các doanh nghiệp hiện nay 27 Từ những thực tế trong năng lực lãnh đạo công ty Microsoft của Bill Gate các doanh nghiệp hiện nay cần: - Bố trí nhân lực hợp lý: thực tế thì rất nhiều doanh nghiệp gặp phải tình trạng vừa thiếu vừa thừa nhân lực – đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam Thiếu và thừa ở chỗ có nhiều nhân viên nhưng lại có ít người . BẢN 1. Năng lực lãnh đạo 2. Năng lực tổ chức 3. Năng lực sư phạm II. VẬN DỤNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI BILLGATE VÀ TẬP ĐOÀN MICROSOFT 1.Giới thiệu Bill Gates và tập đoàn Microsoft 2 .Năng lực tổ. người lãnh đạo càng cao thì tác động giáo dục càng lớn, từ đó tạo ra bầu không khí đoàn kết, vui vẻ, phấn chấn trong tập thể. II. VẬN DỤNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI BILLGATE VÀ TẬP ĐOÀN MICROSOFT 1.Giới. tích và chứng minh hiệu quả của yêu cầu năng lực lãnh đạo của một nhà quản trị trong doanh nghiệp cụ thể.” 2 I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1. Năng lực lãnh đạo: năng lực lãnh đạo bao gồm năng lực

Ngày đăng: 24/12/2014, 17:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan