Nghiên cứu, hoàn thiện công tác tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Tổng Công ty Cao su Đồng Nai

107 452 1
Nghiên cứu, hoàn thiện công tác tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Tổng Công ty Cao su Đồng Nai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đánh giá tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Cao su Đồng Nai qua 3 năm 2008 2010. Nghiên cứu công tác tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Tổng Công ty Cao su Đồng Nai. Đề xuất được một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Tổng Công ty Cao su Đồng Nai.

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các ngành kinh tế của nước ta vừa hội nhập vào quá trình phát triển của đất nước và hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Với bối cảnh này, các hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực phải có nhiều chuyển biến, nhiều thay đổi nhằm thích ứng với bối cảnh mới và đáp ứng những đòi hỏi mới của công cuộc phát triển. Là tế bào của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có vị trí hết sức quan trọng, được xem là xương sống của nền kinh tế, đóng vai trò rất to lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Để tiến hành một quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải hội đủ 3 yếu tố: lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó, lao động là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết “lao động là bỏ một phần sức lực (chân tay hay trí óc) nên nó cần thiết phải được bù đắp để tái sản xuất sức lao động”. Sự thật đó được thấy dễ dàng trong thực tế: mọi người lao động làm việc trong môi trường bình thường hay khắc nghiệt đều mong muốn kiếm được nhiều tiền…nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cuộc sống của họ. Vì lẽ đó, công tác quản lý lao động, tiền lương và các khoản thanh toán cho người lao động dưới hình thức này hay hình thức khác là một vấn đề quan trọng cần giải quyết và cần giải quyết nó một cách cân nhắc, cẩn thận, rõ ràng, thỏa đáng. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế thế giới, một quốc gia nói chung hay một doanh nghiệp nói riêng muốn hòa nhập được thì phải tạo động lực phát triển từ trong nội bộ của doanh nghiệp. Xuất phát điểm chính của quá trình này là việc giải quyết một cách hợp lý, công bằng, rõ ràng vấn đề về việc làm, phân công lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động. Dù dưới bất kỳ loại hình doanh 2 nghiệp nào, thì sức lao động của con người đều tồn tại và đi liền với thành quả của doanh nghiệp. Vì thế, tổ chức lao động và tiền lương của người lao động là vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp hiện nay. Làm thế nào để có thể kích thích lao động hăng hái sản xuất, nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, giảm chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm, tạo cho doanh nghiệp đứng vững trên môi trường cạnh tranh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp… đang là một yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. Xuất phát từ thực tế trên, em đã chọn đề tài “Nghiên cứu, hoàn thiện công tác tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Tổng Công ty Cao su Đồng Nai” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở nghiên cứu công tác tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, đề xuất được các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác tổ chức lao động và tiền lương, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng Công ty. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Cao su Đồng Nai qua 3 năm 2008 - 2010. - Nghiên cứu công tác tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Tổng Công ty Cao su Đồng Nai. - Đề xuất được một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Tổng Công ty Cao su Đồng Nai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu kết quả của công tác quản lý lao động và tiền lương của Tổng Công ty qua 3 năm 2008 – 2010 - Phạm vi không gian: Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai - Phạm vi về nội dung: + Nghiên cứu công tác tổ chức lao động của Tổng Công ty. + Nghiên cứu tình hình trả lương của Tổng Công ty (trả lương gián tiếp và trực tiếp cho công nhân cạo mủ). 4. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn bao gồm 3 phần sau: Phần I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Phần II: Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu. Phần III: Kết quả nghiên cứu. 4 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ, yếu tố lao động thường được coi là quan trọng nhất, bởi vì nó quyết định phần lớn đến thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Lao động là yếu tố đầu tiên và cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Người lao động nhận được tiền công tương ứng với số lượng, chất lượng và kết quả lao động mà họ đạt được, đó chính là tiền lương. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, đồng thời là yếu tố chi phí, chiếm một phần không nhỏ trong chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, để tồn tại và phát triển thì họ phải tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, công tác tổ chức quản lý lao động và tiền lương phải được quan tâm đúng mức. Những việc làm khác sẽ không phát huy tác dụng thậm chí không có hiệu quả nếu công tác này không được quan tâm đúng mức và không thường xuyên được củng cố. Tầm quan trọng của công tác tổ chức quản lý lao động và tiền lương xuất phát từ vai trò quan trọng của con người. Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định thành bại của tổ chức. Nguồn nhân lực chính là nguồn lực không thể thiếu trong mọi tổ chức. Tiền lương và chính sách tiền lương luôn luôn chứa đựng trong nó tính thời sự nóng hổi, được nhiều người quan tâm và là vấn đề được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước giành thời gian và công sức nghiên cứu ở các giác độ khác nhau. * Nghiên cứu ở nước ngoài Ở các nước, vấn đề tiền lương, cơ chế trả lương đã được các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu tiếp cận từ nhiều giác độ khác nhau. Có thể nêu một số công trình có liên quan : - Abowd,A (1982) : “ Tiền lương ảnh hưởng đến phân phối thu nhập ”. Trong tài liệu này, tác giả đã phân tích vấn đề tiền lương tối thiểu, tiền lương ảnh hưởng 5 đến phân phối thu nhập, so sánh vấn đề này ở một số nước khác nhau. - Cathrine Saget (2006) : “ Mức tiền lương tối thiểu cứng ở các nước đang phát triển ”. Trong tài liệu này, tác giả đã phân tích việc đưa ra mức lương tối thiểu cứng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam để từ đó đề xuất các thang, bảng lương là chưa phù hợp, không khuyến khích tăng năng suất lao động và hạn chế sự tự do di chuyển của lao động trong thị trường lao động * Nghiên cứu ở trong nước: Trước năm 1992 đã có một số công trình nghiên cứu về tiền lương, nhưng nghiên cứu có tính tổng thể nhất, có ảnh hưởng khá sâu sắc và trực tiếp đến người lao động ở Việt Nam, đó là đề tài cấp Nhà nước “ Những vấn đề cơ bản đổi mới chính sách tiền lương ở Việt Nam ”. Đề tài được nghiên cứu từ năm 1991 do Phó Giáo sư - Tiến sĩ Trần Đình Hoan làm chủ nhiệm. Đề tài đã tổng kết tương đối toàn diện những vấn đề lý luận cơ bản về tiền lương trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và bước đầu tiếp cận các khái niệm, đặc trưng, bản chất, vai trò của tiền lương trong nền kinh tế thị trường, trong đó đặc biệt chú trọng đến vấn đề mức tiền lương tối thiểu. Trên cơ sở đó, đề tài đã xây dựng hệ thống thang, bảng lương cho khu vực hành chính sự nghiệp, thang, bảng lương cho doanh nghiệp Nhà nước. Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài, năm 1993 Nhà nước đã tiến hành đổi mới hệ thống tiền lương trong cả nước và trong Bộ Luật lao động (năm 1995) đã có những quy định về mức tiền lương tối thiểu theo cách tiếp cận của kinh tế thị trường. Kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đó và tình hình thực tế những năm đổi mới ở Việt Nam, năm 2000 một đề tài cấp nhà nước về tiền lương được nghiên cứu là “ Luận cứ khoa học cải cách chính sách tiền lương nhà nước ” do Tiến sĩ Lê Duy Đồng làm chủ nhiệm. Dựa trên những bài học kinh nghiệm được rút ra từ các cuộc khảo sát, tìm hiểu, học tập tại một số nước trong khu vực và trên thế giới, đề tài đã tổng kết những vấn đề lý luận, những quan điểm về tiền lương tối thiểu, nêu lên những định hướng cho việc hình thành cơ chế trả lương trong khu vực hành chính nhà nước, khu vực doanh nghiệp trong nước, khu vực doanh nghiệp có vốn 6 đầu tư nước ngoài; Đề tài tiếp tục làm rõ hơn bản chất của tiền lương trong cơ chế thị trường, vai trò điều tiết của nhà nước Đáng chú ý là đề tài đã đưa ra cơ chế trả lương trong các loại hình doanh nghiệp; xác định tiền lương tối thiểu chung, tiền lương tối thiểu cho doanh nghiệp trong nước và tiền lương tối thiểu cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Từ các mức lương tối thiểu này, các doanh nghiệp có thể chủ động xây dựng thang, bảng lương cho mình - Về tiền lương ngành cao su, khóa luận tốt nghiệp cử nhân của sinh viên Cao Thị Mai Nga ( Tháng 3/2010 ) “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cao su Phú Riềng ”. Trong khóa luận này, tác giả tìm hiểu về Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cao su Phú Riềng thông qua hình thức sổ kế toán và các chứng từ lao động tiền lương được áp dụng tại Công ty - Tại Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, Võ Thị Bích Thảo ( 2009 ) cũng đã chọn đề tài “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Tổng Công Ty Cao Su Đồng Nai ” . Đề tài đã tìm hiểu thực tế và mô tả lại công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, đồng thời nêu nhận xét và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại đơn vị, tuân thủ đúng chế độ kế toán hiện hành, nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng Công ty. Tóm lại, tiền lương là mối quan tâm lớn của toàn xã hội, là chính sách kinh tế quan trọng của một quốc gia, thể hiện triết lý, quan điểm và nghệ thuật quản lý nguồn nhân lực của các chủ doanh nghiệp, vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các phạm vi, cấp độ và những hướng tiếp cận khác nhau. Tuy vậy tại Việt Nam, trong các ngành đặc thù như Cao su, Điện lực, Bưu chính viễn thông, Dịch vụ du lịch hiện chưa có những công trình khoa học nghiên cứu toàn diện để có khả năng làm rõ thực trạng cũng như phương hướng hoàn thiện công tác quản lý tiền lương theo yêu cầu của kinh tế thị trường. Không những thế, cùng với việc hình thành các tập đoàn kinh tế từ các Tổng Công ty Nhà nước, đã xuất hiện nhiều vấn đề mới mẻ thuộc cơ chế quản lý. Thật vậy, giờ đây, tập đoàn kinh tế không chỉ bao gồm các 7 doanh nghiệp thuần nhất sở hữu nhà nước mà còn có cả sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp…Do đó cần có những thay đổi sâu sắc về tư duy quản lý, cơ chế điều hành và tổ chức bộ máy trong đó có công tác quản lý tiền lương. Từ những nhận định của các đề tài nghiên cứu trên, đề tài “Nghiên cứu, hoàn thiện công tác tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai” đã hệ thống hóa những lý luận căn bản về lao động, tiền lương, tiền thưởng, từ đó nêu lên thực trạng công tác tổ chức quản lý lao động, tiền lương và đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này tại Tổng Công ty Cao su Đồng Nai. 1.2. Một số lý luận cơ bản về tổ chức lao động và tiền lương trong doanh nghiệp 1.2.1. Công tác tổ chức lao động trong doanh nghiệp 1.2.1.1. Khái niệm công tác tổ chức lao động trong doanh nghiệp Tổ chức quản lý lao động là quá trình bao gồm các hoạt động tuyển chọn, bố trí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động trong doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu trong kinh doanh. 1.2.1.2. Nhiệm vụ của công tác tổ chức lao động trong doanh nghiệp - Phải đảm bảo không ngừng nâng cao năng suất lao động. Tăng năng suất lao động trên cơ sở ngày càng nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, áp dụng các phương pháp lao động tiên tiến, tiến tới việc cơ giới hóa và tự động hóa quá trình sản xuất. - Phải quan tâm đến lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động. Đảm bảo các quyền lợi chính đáng của họ, khi họ hoàn thành tốt các nhiệm vụ và yêu cầu sản xuất. Thực hiện nguyên tắc phân phối theo năng suất và kết quả lao động của mỗi người. - Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, tổ chức và phân phối hợp lý lao động trong ngành cũng như đối với từng đơn vị, bộ phận Luôn quan tâm đến việc giảm nhẹ lao động nặng nhọc, cải thiện điều kiện làm việc cho họ. 8 1.2.1.3. Nội dung của công tác tổ chức lao động trong doanh nghiệp a) Thu hút nguồn nhân lực Thu hút nguồn nhân lực chú trọng vấn đề đảm bảo có đủ số lượng nhân viên với các phẩm chất phù hợp cho công việc của doanh nghiệp. Để có thể tuyển được đúng người cho đúng việc thì trước hết doanh nghiệp cần phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh và thực trạng sử dụng nhân viên trong doanh nghiệp nhằm xác định được những công việc nào cần tuyển thêm người. Do đó, tổ chức phải tiến hành phân tích công việc, tuyển dụng và bố trí nhân lực. b) Đào tạo Đào tạo nhằm nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho các nhân viên trong doanh nghiệp có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiện cho nhân viên được phát triển tối đa các năng lực cá nhân. Nhóm chức năng đào tạo, phát triển thường thực hiện các hoạt động như: hướng nghiệp, huấn luyện, đào tạo kỹ năng thực hành cho công nhân, bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề và cập nhật kiến thức quản lý, kỹ thuật, công nghệ cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ. c) Sắp xếp hợp lý lực lượng lao động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp Hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm nhiều ngành nghề, nhiều loại công việc, vì vậy bố trí hợp lý lực lượng lao động giữa các ngành nghề, giữa các bộ phận có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao năng suất lao động bình quân trong toàn doanh nghiệp. d) Phân công lao động nơi làm việc Để nâng cao năng suất lao động của công nhân, điều đầu tiên là phải phân công hợp lý ở ngay nơi làm việc. Phân công hợp lý phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây: - Phân công lao động phải phù hợp với khả năng và sở trường của người lao động. Khả năng và sở trường của người lao động phụ thuộc vào ngành nghề được 9 đào tạo, kinh nghiệm tích lũy được trong sản xuất, thâm niên công tác trong nghề, trình độ thành thạo công việc. - Phân công chuyên môn công nhân: Chuyên môn công nhân là phân chia quá trình sản xuất thành những công việc nhỏ, sau đó bố trí mỗi người vào mỗi việc một cách ổn định. Phân công chuyên môn sẽ làm cho người lao động mau chóng nắm bắt được công việc, nâng cao trình độ thành thạo, do đó nâng cao được năng suất lao động. Công việc phân chia càng nhỏ thì trình độ chuyên môn càng cao, do đó năng suất lao động càng cao. - Phải phân công rõ phạm vi trách nhiệm của mỗi người: Phân chia công việc tỷ mỉ đòi hỏi phải quy định rõ phạm vi trách nhiệm của mỗi người, tránh những trường hợp chồng chéo, hoặc có công việc mà không có người phụ trách. 1.2.1.4. Công tác định mức lao động Định mức lao động là công việc xây dựng và quản lý các tiêu chuẩn về mức sử dụng lao động trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Định mức lao động trong doanh nghiệp là cơ sở để kế hoạch hóa lao động, tổ chức sử dụng lao động phù hợp với quy trình công nghệ, nhiệm vụ SXKD của doanh nghiệp, là cơ sở để xây dựng đơn giá tiền lương và trả lương gắn với năng suất, chất lượng và kết quả công việc của người lao động. 1.2.2. Công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp 1.2.2.1. Khái niệm về tiền lương Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tiền lương là công cụ chủ yếu làm đòn bẩy kinh tế. Thông qua tiền lương, các nhà quản lý có thể khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động, khuyến khích tinh thần trách nhiệm đối với họ. Vậy thực chất của tiền lương - tiền công là gì ? Ta có thể hiểu rằng : tiền lương hay còn gọi là tiền công là một phạm trù kinh tế được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động vì người lao động đã tiêu hao sức lao động của mình để làm việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động. 10 Theo quan điểm cải cách tiền lương năm 1993, tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động và phù hợp với quan hệ cung cấp sức lao động trong nền kinh tế thị trường. Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Như vậy : “Tiền lương được hiểu là số tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động của họ thanh toán lại tương ứng với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã tiêu hao trong quá trình tạo ra của cải xã hội”. 1.2.2.2.Ý nghĩa kinh tế của tiền lương - Tiền lương với tư cách là một yếu tố chi phí đầu vào của quá trình sản xuất. Sức lao động là yếu tố quan trọng trong quá trình SXKD cùng với các yếu tố khác để tạo ra sản phẩm, dịch vụ cho thị trường. Mục tiêu của các doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận, càng cao càng tốt. Muốn vậy, mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp là làm thế nào hạ được giá thành sản phẩm của mình bán trên thị trường, mà giảm chi phí tiền lương là một trong ba yếu tố để hạ giá thành sản phẩm. Bởi thế, các chủ doanh nghiệp phải tính toán để kiểm soát được đồng vốn của mình khi đầu tư cho sản xuất như thế nào? với mức sản lượng sản xuất sẽ quy định thuê bao nhiều lao động? mức trả lương thế nào để vừa thuê được lao động, vừa đảm bảo được lợi nhuận của doanh nghiệp là lớn nhất. Để nói lên tính chất đầy đủ của tiền lương là yếu tố chi phí cho một đơn vị sản phẩm, người ta sử dụng khái niệm ''Mức chi phí tiền lương''. Mức chi phí tiền lương là mức tiền lương trên một đơn vị khối lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà người lao động tạo ra trong một thời kỳ nào đó. Nó được đo bằng tổng số tiền lương phải trả cho toàn bộ lao động được thuê chia cho số lượng sản phẩm, dịch vụ mà những người đó tạo ra. Tuy nhiên, tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động phải tuân theo các quy luật cung cầu, giá cả của thị trường sức lao động và Pháp luật hiện hành [...]... lập Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam và theo đó Công ty cao su Đồng Nai chuyển đổi thành Tổng Công ty cao su Đồng Nai là công ty con của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, với loại hình Công ty TNHH một thành viên, do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nắm giữ 100% vốn Về diện tích, hiện nay Tổng Công ty cao su Đồng Nai đang quản lý. .. hình quản lý lao động và tiền lương của Tổng Công ty trong 3 năm 2008 -2010 - Các báo cáo liên quan khác của Tổng Công ty 2.1.1.2 Các số liệu thông tin sơ cấp Xây dựng phiếu tham khảo để phỏng vấn 200 CB.CNV trong Tổng Công ty, gồm: - Phỏng vấn 01 Phó Trưởng phòng Tổ chức lao động phụ trách công tác lao động và tiền lương - Phỏng vấn 14 cán bộ quản lý về công tác tổ chức lao động và tiền lương tại 13... Ông Quế Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy Tổng Công ty Cao su Đồng Nai NT Cẩm Mỹ NT Cẩm Đường 32 2.4 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty 2.4.1 Chức năng Tổng Công ty Cao su Đồng Nai là đơn vị hoạt động kinh doanh với các ngành nghề: - Trồng trọt, chăm sóc và khai thác mủ cao su thiên nhiên - Chế biến và kinh doanh các loại cao su thiên nhiên đạt tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế... Ngoài ra, Công ty còn thành lập 2 phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng cao su khối (SVR) và mủ ly tâm (Latex) 35 Hình 2.3 Một số chủng loại mủ tại Tổng Công ty Cao su Đồng Nai 36 2.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty qua 3 năm 2008 – 2010 Nhiệm vụ chính của Tổng Công ty Cao su Đồng Nai là trồng và khai thác sản phẩm mủ cao su thiên nhiên để chế biến thành các loại sản phẩm như: Mủ cao su Latex,... quỹ tiền lương ) - Quỹ khen thưởng từ quỹ lương đối với người lao động có năng su t, chất lượng cao, có thành tích trong công tác ( tối đa không quá 10% tổng quỹ tiền lương) - Quỹ dự phòng cho năm sau ( tối đa không vượt quá 12% tổng quỹ tiền lương) 1.2.2.5 Các hình thức trả tiền lương được áp dụng trong doanh nghiệp Trong quan hệ lao động, công tác tổ chức trả công lao động cho người lao động là một... Bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Nhà Nước 2.4.3 Quy mô hoạt động của Tổng Công ty - Tổng Công ty có 13 nông trường trực thuộc nằm trên địa bàn 6 Huyện và một Thị xã thuộc tỉnh Đồng Nai, Tổng Công ty tổ chức sản xuất theo mô hình khép kín từ khâu khai thác nguyên liệu mủ cao su ngoài vườn cây đưa về nhà máy sơ chế thành sản phẩm cao su các loại và bán thành phẩm mủ cao su - Khai thác mủ cao su theo... hóa Su i tre và 10 Phòng ban chức năng, 01 khách sạn tại Đà lạt Tổng số cán bộ, công nhân lao động Tổng Công ty hiện nay là khoảng trên 14.000 người 2.3 Tình hình tổ chức quản lý của Tổng Công ty TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP CAO SU VIỆT NAM KIỂM SOÁT VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ THÀNH VIÊN HĐTV THÀNH VIÊN HĐTV THÀNH VIÊN HĐTV THÀNH VIÊN HĐTV TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG Văn phòng Phòng KHĐT Phòng... ảnh hưởng Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để đánh giá ảnh hưởng của sản lượng, giá bán đến thu nhập của người lao động 2.2 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty 2.2.1 Khái quát chung Hình 2.1 Trụ sở văn phòng Tổng Công ty cao su Đồng Nai Tên gọi: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên - Tổng Công ty cao su Đồng Nai Tên giao dịch: DONG NAI RUBBER CORPORATION Địa chỉ trụ sở chính:... Tỉnh Đồng Nai Mã số thuế: 3600259465 Điện thoại: 0613.724.444 Số fax: 0613.724.123 E-mail: dn@donaruco.vn Webside: www.donaruco.vn Tổng giám đốc : Nguyễn Thị Gái Tổng Công ty hoạt động với vốn điều lệ: 1.600.000.000.000 VNĐ 2.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng Công ty 2.2.2.1 Lịch sử hình thành 30 Công Ty Cao Su Đồng Nai ( nay là Tổng Công ty ) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. .. và tiền lương tại 13 nông trường và 01 Xí nghiệp trực thuộc - Phỏng vấn 140 công nhân trực tiếp cạo mủ, chế biến, bảo vệ, phụ trợ tại 13 nông trường và 01 Xí nghiệp trực thuộc về mức độ thỏa mản nhu cầu của họ trong việc sắp xếp lao động và tiền lương được hưởng tại Tổng Công ty - Phỏng vấn 45 CB.CNV khối Phòng, Ban Tổng Công ty về công tác tổ chức lao động và tiền lương Cụ thể: 28 - Đối với CB.CNV . 2008 – 2010 - Phạm vi không gian: Tổng Công ty Cao su Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai - Phạm vi về nội dung: + Nghiên cứu công tác tổ chức lao động của Tổng Công ty. + Nghiên cứu tình hình trả lương. văn bao gồm 3 phần sau: Phần I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Phần II: Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu. Phần III: Kết quả nghiên cứu. 4 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN. tâm đến việc giảm nhẹ lao động nặng nhọc, cải thiện điều kiện làm việc cho họ. 8 1.2.1.3. Nội dung của công tác tổ chức lao động trong doanh nghiệp a) Thu hút nguồn nhân lực Thu hút nguồn nhân

Ngày đăng: 24/12/2014, 00:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.4.3. Quy mô hoạt động của Tổng Công ty

  • 2.4.5. Quy trình công nghệ và tổ chức sản xuất mủ cao su

  • Chỉ tiêu đánh giá yêu cầu hợp tác, phối hợp

    • Công việc độc lập, không đòi hỏi phối hợp

    • Các chỉ tiêu đánh giá về độ căng thẳng trí lực

      • Công việc không đòi hỏi nghiên cứu, suy nghĩ

      • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan