SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn chính tả

20 6.5K 16
SKKN Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn chính tả

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT PHÂN MÔN CHÍNH TẢ PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng trong nhà trường nhằm mục đích giáo dục và phát triển nhân cách cho học sinh. Cuối bậc tiểu học, yêu cầu về kiến thức kĩ năng học sinh phải đạt được là đọc thông, viết thạo, sử dụng được ngôn ngữ nói và viết trong giao tiếp. Phân môn Chính tả cùng với các phân môn khác như Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu, giúp cho người đọc chiếm lĩnh được môn Tiếng Việt là công cụ cần thiết trong giao tiếp, tư duy và học tập. Ở tiểu học riêng phân môn Chính tả có vị trí vô cùng quan trọng. Vì đây là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành kĩ năng chính tả cho học sinh. Nhiệm vụ phân môn Chính tả là giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả và hình thành các kĩ năng chính tả, nói rộng hơn là năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt văn hóa, tiếng Việt chuẩn mực. Bên cạnh đó phân môn Chính tả còn rèn cho học sinh tính cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, bồi dưỡng lòng yêu quý tiếng Việt và chữ viết của tiếng Việt. Vì vậy phân môn Chính tả có vị trí quan trọng trong môn tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. Tuy nhiên thực tế hiện nay, hiện tượng học sinh viết sai lỗi chính tả còn rất phổ biến. Đồng thời năm học này Ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ; Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong Giáo dục gắn với cuộc vận động "Hai không" ; cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức về tự học và sáng tạo ; phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Để nâng cao chất lượng dạy học, mỗi giáo viên cần phải tự độc lập suy nghĩ, tự nghiên cứu, sáng tạo trong quá trình dạy học. Đối với học sinh lớp 5, tuy các 1 em đã được rèn luyện về chính tả ở các lớp dưới nhưng nếu không duy trì được việc rèn chính tả ở lớp và ở nhà thì sẽ dẫn đến tình trạng các em viết sai, đọc sai, hiểu sai Muốn khắc phục được tình trạng này, giáo viên cần phải có biện pháp rèn luyện kĩ năng viết chính tả cho học sinh để nâng cao chất lượng học tập nói chung và chất lượng môn chính tả nói riêng. Chính vì vậy trong năm học này tôi đã chọn, nghiên cứu đề tài : "Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn Chính tả". Theo phương pháp dạy học chương trình thay sách mới, mục tiêu của dạy chính tả là rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe cho học sinh kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng tiếng Việt và phát triển tư duy cho học sinh, mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới. Theo yêu cầu của chương trình, học sinh cuối lớp 5 phải đạt yêu cầu cơ bản về chính tả như sau : 1/ Với chính tả đoạn bài : - Nghe - viết, nhớ - viết một đoạn trích từ bài tập đọc hoặc từ các văn bản khác có nội dung phù hợp với chủ điểm học tập của mỗi tuần, với độ dài khoảng 100 chữ (tiếng). - Học sinh cần viết chữ đúng mẫu, đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi / 1 bài, đạt tốc độ viết trung bình 90 chữ / 15 phút. 2/ Với chính tả âm vần : - Nội dung các bài tập chính tả âm, vần là ôn lại quy tắc viết một số chữ như c / k ; g / gh ; ng / ngh và tiếp tục viết đúng các từ có âm, vần, thanh dễ viết sai chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Các cặp âm, vần, thanh dễ lẫn được luyện viết gồm : + Phụ âm đầu : l / n ; tr / ch ; s / x ; r / d / gi. + Vần : an / an ; ăn / ăng ; ân / âng ; en / eng ; uôn / uông ; ơn / ơng; iên / iêng ; ăc / ăt ; ât / âc ; uôt / uôc ; ut / uc ; ơt / ơc ; iêt / iêc ; ên / ênh ; êt / êch ; im / iêm ; iu / iêu ; vần chứa âm chính o / ô. 2 + Thanh : thanh hỏi / thanh ngã : sẻ / sẽ ; nghĩ / nghỉ ; giã / giả ; bổng / bỗng ; mải / mãi ; - Về hình thức, các âm, vần, thanh dễ lẫn được luyện viết thông qua những kiểu bài tập khác nhau. 3/ Về chính tả viết hoa : Ôn luyện cách viết hoa chính tả tên người, tên địa lí Việt Nam, tên người, tên địa lí nước ngoài. Bước đầu rèn luyện để học sinh có ý thức về cách viết hoa tên riêng tổ chức, danh hiệu, giải thưởng, huân chương, Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nên ngay từ đầu năm học, tôi đã điều tra, khảo sát các bài viết chính tả của 33 học sinh lớp 5 tôi đang dạy để nắm được lỗi chính tả phổ biến của lớp và của từng học sinh để từ đó có biện pháp khắc phục. Các bài khảo sát cụ thể: Chính tả (nghe - viết) : + Bài Việt Nam thân yêu (Tiếng Việt 5, tập I, trang 6). + Bài Lương Ngọc Quyến (Tiếng Việt 5, tập I, trang 17). Chính tả (nhớ - viết) : + Bài Thư gửi các học sinh (Tiếng Việt 5, tập Một, trang 26). Kết quả khảo sát qua 99 bài : STT Số lượng lỗi Số lượng bài Tỉ lệ % 1 Không có lỗi nào 06 6,0 2 Từ 1 - 2 lỗi 12 12,1 3 Từ 3 - 5 lỗi 26 26,3 4 Từ 6 - 10 lỗi 35 35,4 5 Trên 10 lỗi 20 20,2 Qua thống kê các lỗi của học sinh, tôi nhận thấy số lỗi mà các em mắc phải nhiều nhất (kể cả học sinh khá, giỏi) đó là : lỗi âm cuối (c - t, n - ng, n - 3 nh ) ; lỗi âm đầu (ch - tr, s - x, d - gi ) ; lỗi các vần khó (uôc - uôt, oan - oang, yêt - iêt, uyên - iên , êt - êch ) bên cạnh còn có lỗi thanh hỏi, lỗi thanh ngã, Sau khi tìm hiểu, tôi thấy trong quá trình viết chính tả học sinh Tiểu học thường mắc phải nhiều lỗi và ta có thể chia làm ba loại lỗi cơ bản sau : - Lỗi chính tả do không nắm vững chính tự (Lỗi này thường gặp khi viết các phụ âm đầu như : d / gi, tr / ch, ng / ngh, s / x ). - Lỗi chính tả do không nắm vững cấu trúc tiếng Việt. - Lỗi chính tả do viết theo lỗi phát âm địa phương hoặc do không nắm vững chính âm. Bên cạnh đó, học sinh chưa có động cơ và thái độ đúng đắn trong việc rèn chính tả khi viết, các em còn lơ là, thiếu tập trung, cẩu thả, chữ viết xấu ; nhiều khi còn do các em chưa hiểu nghĩa của từ, chưa nhớ đầy đủ quy tắc viết chính tả. Ví dụ : ngành nghề -> nghành ngề, mơ ước -> mơ ướt. Trong một đất nước thống nhất, cùng chung một ngôn ngữ thì bao giờ cũng có nhiều phương ngôn khác nhau với những cách phát âm khác nhau dựa trên cơ sở một chính tả chung. Điều này đã dẫn đến những lỗi chính tả đặc trưng cho từng khu vực. Đặc biệt đối với địa bàn tỉnh ta là nơi tập trung dân từ các tỉnh khác trong nước nên phương ngôn cũng rất khác nhau. Đây cũng là điều kiện khó khăn trong việc rèn chính tả cho học sinh. Riêng ở địa phương ta thì hay mắc các lỗi âm đầu (ch - tr, d -gi, s - x), âm cuối c - t, n - ng, vần êt - êch, it - ich , thanh hỏi, thanh ngã. Ví dụ : Cây tre -> cây che, bức tranh - > bức chanh, quả mít -> quả mích, giòn giã -> dòn dã, mặt trời -> mặt chời, gỗ tếch -> gỗ tết, Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân khác ảnh hưởng không ít tới việc viết sai chính tả của học sinh như : Giáo viên chưa chú ý thực hiện nguyên tắc chọn bài chính tả theo khu vực, tức là chưa chú ý đến lỗi chính tả phổ biến của từng vùng vì nó gắn chặt với các phương ngữ, khi hướng dẫn chính tả còn 4 sơ sài, chưa phân tích kĩ các từ khó, chưa giải thích đầy đủ, rõ ràng những từ khó trong bài. Từ những đặc điểm tình hình trên, bản thân tôi đã có nhiều suy nghĩ, nghiên cứu, thực hiện các biện pháp để rèn kĩ năng viết chính tả nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trong thực tế, lỗi chính tả tiếng Việt rất đa dạng. Trước đây để khắc phục các hiện tượng chính tả của học sinh, ta dựa trên cơ sở là học sinh viết đúng chính tả thì phải phát âm đúng, nhưng từ năm 2000 trở lại cơ sở nêu trên là duy ý chí, không thể thực hiện vì có ảnh hưởng của phương ngữ khác nhau. Vậy để viết đúng (nhưng vẫn tôn trọng bản sắc địa phương) phải hiểu được từ ngữ đó (văn hóa đọc phải cao), phải nhìn thấy từ ngữ đó để viết đúng. Đó là sự xuất hiện của từ trong ngữ cảnh. Để khắc phục những lỗi về chính tả cho học sinh thì trước hết yêu cầu giáo viên phải phát âm chuẩn, chính xác, phát âm theo tiếng địa phương. Bên cạnh đó giáo viên cần phải chú ý : - Luôn luôn nhắc nhở cho học sinh có ý thức viết đúng chính tả, đúng kích cỡ vì nét chữ là nết người. Viết cẩn thận, viết đúng là thể hiện thái độ yêu mến chữ viết, giữ gìn sự thống nhất về mặt chữ viết trong cả nước và tôn trọng người đọc. - Tập phát âm đúng. Phát âm đúng được hiểu là phát âm theo chuẩn, có phát âm đúng thì mới viết đúng - vì chính tả Tiếng Việt là chính tả ghi âm. - Cố gắng nhớ từng chữ một. Kĩ năng ngôn ngữ đòi hỏi phải đạt đến mức tự động cao. Nhiều trường hợp chính tả khó quy về quy tắc hoặc "mẹo". - Cách tốt nhất là phải kiên trì, nhẫn nại học nhớ từng trường hợp. - Nhiều trường hợp chính tả có thể khái quát thành quy tắc phổ quát đơn giản có cơ sở ngữ âm. Một số khác có thể kiểm tra bằng các "mẹo" chính tả. 5 Nhờ các quy tắc, các "mẹo" sẽ giúp ta học nhanh hơn và khi cần có thể kiểm tra lại cách viết của mình. Các biện pháp tiến hành : 1. Biện pháp rèn chính tả ở lớp : Từ đầu năm sau khi khảo sát chất lượng ở lớp, tôi đã phát hiện ra những em viết sai chính tả nhiều. Khi sắp xếp chỗ ngồi, tôi cho những em đó ngồi ở những chỗ mà tôi dễ theo dõi, dễ kiểm tra hoặc ngồi cạnh những em viết chữ đẹp, học khá giỏi. Tôi cố gắng tăng thời gian hướng dẫn các em ngồi đúng tư thế, cách trình bày bài viết cho rõ ràng, sạch đẹp a) Hướng dẫn học sinh viết chính tả đoạn, bài : Để hướng dẫn học sinh viết chính tả đoạn, bài có kết quả tốt, tôi đã áp dụng một số biện pháp như sau : - Giúp học sinh nắm được hoặc nhớ lại được nội dung đoạn, bài cần viết. - Giúp học sinh nhận xét về các hiện tượng chính tả đáng chú ý trong bài và tập viết trước những trường hợp dễ viết sai. - Tổ chức cho học sinh viết bài theo đúng tốc độ quy định. - Chấm, chữa bài viết cho học sinh. Khâu hướng dẫn học sinh sửa lỗi cũng là khâu hết sức quan trọng, Giáo viên cần giúp học sinh hiểu cấu trúc của âm tiết tiếng Việt. Vì học sinh không hiểu cấu trúc nội bộ của âm tiết tiếng Việt nên các em thường viết thừa hoặc thiếu con chữ. Ví dụ : - "quét nhà" học sinh viết "quyét nhà" - "khúc khuỷu" học sinh viết "khúc khủy" - "ngoằn ngoèo" học sinh viết "ngoằn ngèo". Trong trường hợp này, giáo viên phải phân tích cho học sinh thấy : - Tiếng "quét " trong từ " quét nhà" phần vần gồm có âm đệm "u", âm chính "e", âm cuối là "t". Vì vậy học sinh viết "quyét" là thừa con chữ "y". 6 - Tiếng "khuỷu" trong từ "khúc khuỷu" có phần vần gồm âm đệm "u", âm chính "y" và âm cuối là 'u". Vì vậy nếu học sinh viết "khủy" là thiếu con chữ "u" thể hiện âm cuối. - Tiếng "ngoèo" trong từ "ngoằn ngoèo" có phần vần gồm âm đệm 'o", âm chính "e" và âm cuối "o". Vì vậy nếu học sinh viết 'ngèo" thiếu con chữ "o" thể hiện âm đệm. b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả âm, vần : Tôi đã áp dụng một số biện pháp như : - Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập bằng cách cho học sinh đọc thầm rồi trình bày lại yêu cầu bài tập, giáo viên giải thích thêm cho rõ nếu thấy cần thiết. Tổ chức cho học sinh thực hiện làm mẫu một phần của bài tập để cả lớp nắm được yêu cầu của bài tập đó. Ví dụ : a) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm cuối n hay ng. Hãy tìm những từ ngữ chứa các tiếng đó. trăn dân răn lượn trăng dâng răng lương Mẫu : trăn trở / ánh trăng b) Thi tìm nhanh : Các từ gợi tả âm thanh có âm cuối ng. Mẫu : oang oang c) Tìm các từ láy theo những khuôn vần ghi ở từng ô trong bảng sau: 1 an - at ang - ac 2 ôn - ôt ông - ôc 3 un - ut ung - uc Mẫu : man mát, khang khác - Khi tổ chức học sinh thực hiện bài tập, giáo viên cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm, cho học sinh báo cáo kết quả bằng 7 nhiều hình thức khác nhau. Giáo viên có thể trao đổi với học sinh, sửa lỗi cho học sinh hoặc tổ chức để học sinh góp ý cho nhau, đánh giá nhau trong quá trình làm bài. Cuối cùng giáo viên sơ kết, tổng kết ý kiến học sinh. - Bài tập trắc nghiệm : Vừa để tạo hứng thú cho các em, vừa để giúp các em nâng cao chất lượng học tập. Nội dung các bài tập trắc nghiệm bám sát các yêu cầu của từng bài học trong sách Tiếng Việt 5 song hình thức bài tập thì rất đa dạng. Qua việc thực hành các bài trắc nghiệm này, học sinh có thể tự luyện tập nhiều nội dung học tập nhằm hiểu kiến thức và thành thạo hơn các thao tác thuộc một kĩ năng đã học, tự luyện tập được khả năng giải thích, nhận xét, sắp xếp ý trong một câu, hoặc một đoạn, một bài ngắn. Ví dụ : * Khoanh tròn vào chữ cái trước những chữ viết đúng chính tả: a. Chim sẽ b. Chim sẻ c. Giải lụa d. Dải lụa e. Ngộ ngĩnh g. Ngộ nghĩnh * Điền chữ Đ vào ô trống trước những chữ viết đúng chính tả và chữ S vào ô trống trước những chữ viết sai chính tả: Rau muốn Rau muống Chải chuốc Chải chuốt Giặc quần áo Giặt quần áo * Nối tiếng ở cột A với tiếng ở cột B để tạo thành những từ viết đúng chính tả: A B bênh trái bên vực bện tật bệnh tóc lên đênh lênh xuống 8 c) Rèn kĩ năng nghe cho học sinh : Do phải thay đổi giáo viên chủ nhiệm nên ở những ngày đầu năm các em chưa quen với cách phát âm của tôi nên đã dẫn đến viết sai nhiều lỗi chính tả thông thường. Vì thế tôi đã dành ra hai tuần đầu để giúp các em nghe được cách phát âm chuẩn, chú trọng vào các tiếng thông thường. Ví dụ : (Đôi) mắt - mắc (cửi), (đi) lên - lênh (đênh) Buồn (vui) - buồng (chuối), nghỉ (hè) - (suy) nghĩ (Cây) tre - che (chở), sung (sướng) - xung (quanh) d) Đọc viết chậm, quen dần dẫn đến viết đúng tốc độ : Trong những tiết chính tả của các tuần học đầu, tôi hướng dẫn tỉ mỉ cách viết các chữ khó. Khi đọc, tôi đọc chậm hơn so với yêu cầu, đọc rõ ràng, phát âm chuẩn, sau đó nâng dần tốc độ theo đúng yêu cầu. e) Hướng dẫn học sinh hiểu được nghĩa của từ qua giờ chính tả nghe - viết cũng như chính tả nhớ - viết : Trong giờ chính tả nghe - viết, trước khi viết bài vào vở, tôi đọc toàn bài một lượt cho học sinh nghe. Khi đọc giáo viên cần phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải và phải đọc bằng giọng liên phương ngữ để tạo điều kiện cho học sinh chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng. Cố gắng giúp học sinh hiểu nội dung bài chính tả, hướng dẫn học sinh nhận xét về các hiện tượng chính tả cần chú ý trong bài. Tổ chức cho các em luyện viết những từ dễ viết sai chính tả trên bảng con hoặc vở nháp. Qua đó tôi giúp cho các em biết cách phân tích từ, phân biệt nghĩa của từ đó, cần thiết là đặt từ đó trong câu văn cụ thể để học sinh hiểu thấu đáo hơn. Ví dụ : Để viết đúng từ "giữ", tôi giúp học sinh hiểu nghĩa bằng cách phân tích : giữ = gi + ư + thanh ngã (~). Giải thích : Giữ : (giữ gìn, giữ trẻ, giữ nước) Giữ có nét nghĩa là chăm sóc bảo vệ. 9 Dữ : (chó dữ, thú dữ, dữ dội). Dữ có nét nghĩa là hung bạo. Để học sinh phân biệt rõ nghĩa hơn, ta có thể đặt câu có từ đó : Nhân dân ta quyết giữ vững nền độc lập, tự do. Trong rừng có nhiều thú dữ. Đối với những câu văn dài, giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe - viết từng cụm từ (cụm từ ấy phải diễn đạt một ý nhỏ). Mỗi câu hay cụm từ được đọc 2 lần : đọc lần đầu chậm rãi, đọc nhắc lại một lần cho học sinh kịp viết theo tốc độ quy định ở lớp 5. Giáo viên không nên đọc quá chậm, làm gián đoạn nội dung thông báo của câu, không nên đọc từng từ riêng lẻ vì như vậy học sinh sẽ thiếu chỗ dựa ngữ nghĩa để xác định cách viết. Cuối cùng, giáo viên đọc toàn bài lần cuối cho học sinh soát lỗi. Ví dụ: Bài chính tả "Dòng kinh quê hương" (Sách Tiếng Việt 5, tập 1 trang 65). Đoạn viết có câu văn dài, giáo viên cần đọc ngắt ra từng cụm từ để học sinh viết : "Vẫn như có một giọng hò đang ngân lên / trong không gian có mùi quả chín,/ một mái xuồng vừa cập bến / có tiếng trẻ reo mừng,/ và sau lưng tôi,/ tiếng giã bàng vừa ngưng lại / thì một giọng đưa em lại cất lên " (Theo NGUYỄN THI) Trong giờ chính tả nhớ - viết, giáo viên tổ chức cho học sinh ôn lại đoạn, bài cần viết trước khi viết bằng cách gọi một, hai học sinh đọc thuộc lòng trước lớp ; các học sinh khác nhẩm theo. Hướng dẫn cho học sinh nhận xét về các hiện tượng chính tả cần chú ý rồi tập viết trước vào bảng con hoặc giấy nháp những lỗi dễ viết sai chính tả. Ngoài ra tôi cũng rất chú trọng đến việc chấm và chữa bài chính tả. Mỗi giờ chính tả, tôi thường chọn chấm một số bài của học sinh. Đối tượng được chọn chấm bài ở mỗi giờ là: Những học sinh đến lượt được chấm bài ; những học sinh hay mắc lỗi, cần được rèn cặp thường xuyên. Qua chấm bài, tôi sẽ có điều kiện để rút ra những nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính 10 [...]... những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự rà soát bài của mình, sau đó đổi vở cho bạn để giúp nhau soát lỗi trong bài Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả âm, vần, giáo viên cần căn cứ vào đặc điểm phát âm và thực tế viết chính tả của từng học sinh hoặc nhóm học sinh ở lớp mình để chọn bài tập nhỏ thích hợp cho học sinh, giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập, giúp học sinh chữa một phần của... các biện pháp một cách linh hoạt, sáng tạo tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể vì cũng không thể có một biện pháp nào là vạn năng cả Mục đích cuối cùng ở đây là rèn cho các em tính cẩn thận, trình bày bài học, bài làm sáng sủa, sạch, đẹp, ghi chép đầy đủ và chính xác Để việc rèn kĩ năng viết chính tả không lấn thời gian học các môn học khác, tôi đã đề ra các biện pháp rèn chính tả ở nhà 2 Biện pháp rèn chính. .. dần những lỗi chính tả của mình g/ Sửa lỗi chính tả theo nhóm : Để phát huy cao hơn tinh thần tự giác học tập của các em, tôi còn áp dụng biện pháp sửa lỗi chính tả theo nhóm Tôi chia các học sinh thường hay mắc cùng loại lỗi chính tả thành một nhóm và dùng ngay tên lỗi chính tả đó đặt tên cho nhóm (nhóm viết hoa, nhóm âm đầu, nhóm âm cuối ) Mỗi nhóm sẽ do một em có học lực khá, giỏi trong lớp phụ trách... các em sẽ ít mắc lỗi chính tả hơn và câu văn cũng trôi chảy, rõ nghĩa hơn Trong thời gian học tập ở nhà, cách tổ chức học theo nhóm cũng là một biện pháp để rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh Những nhóm này thường gồm các em ở gần nhau, có điều kiện học cùng nhau Trong mỗi nhóm, em có học lực khá nhất sẽ phụ trách Mỗi buổi học ở nhà sẽ có một tiết rèn chính tả, một em sẽ đọc một đoạn văn cho các... : STT Số lượng lỗi 1 Không có lỗi nào Số lượng bài 27 Tỉ lệ,% 27,3 17 2 3 4 5 Từ 1 - 2 lỗi Từ 3 - 5 lỗi Từ 6 -10 lỗi Trên 10 lỗi 52 12 8 0 52 ,5 12,1 8,1 0 Qua kết quả trên chứng tỏ học sinh đã có tiến bộ rất nhiều trong khi viết chính tả Đa số các em đã nắm được quy tắc viết chính tả và đã đạt được yêu cầu về kĩ năng viết chính tả theo chương trình quy định Từ thực tế nêu trên, tôi rút ra một số kinh.. .tả cho cả lớp Sau khi chấm bài xong cho một số học sinh, việc sửa lỗi và cho học sinh tự kiểm tra bài có thể thực hiện theo một trong hai cách sau : - Giáo viên viết toàn bộ bài chính tả trên bảng (bài có thể được chuẩn bị sẵn trên bảng gấp, bảng quay) hoặc chiếu bằng máy chiếu lên màn hình, chỉ dẫn cách viết những chữ dễ sai chính tả để học sinh rà soát bài làm của mình... cũng tạo cho học sinh tính tích cực học tập nhằm đáp ứng với việc thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" Với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, sự cố gắng phấn đấu vươn lên của các em học sinh, kết quả học tập nói chung và kết quả phân môn Chính tả nói riêng của lớp tôi đã được nâng lên rõ rệt PHẦN III : KẾT QUẢ - BÀI HỌC KINH NGHIỆM... ngắn hơn Thấy điểm kết môn Lịch - Ngày ông đi học, ông toàn được Thế mà bây giờ điểm Cháu suy của cháu thấp quá, ông : 9, điểm 10 môn Lịch sử kết môn Lịch sử của cháu được có 5, 5 sao đây ? 12 Cháu đáp : - Nhưng thời ông đi học thì lịch sử ngắn hơn bây giờ ạ + Ngoài ra giáo viên có thể đưa ra một số dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc... HỌC KINH NGHIỆM Thống kê một số bài viết chính tả cuối kỳ của học sinh để đối chiếu với kết quả khảo sát ban đầu, tôi có kết quả cụ thể như sau : Các bài viết khảo sát : - Chính tả (nghe - viết) : + Bài Chuỗi ngọc lam (Tiếng Việt 5, tập I, trang 134) + Bài Về ngôi nhà đang xây (Tiếng Việt 5, tập I, trang 148) - Chính tả (nhớ - viết) : + Bài Hành trình của bầy ong (Tiếng Việt 5, tập I, trang 117) Kết... chính tả ở nhà: Ngay từ đầu năm học tôi đã yêu cầu mỗi em phải có một quyển vở rèn chính tả ở nhà Cứ sau mỗi tiết học Tập đọc, tôi dặn các em về nhà viết lại một đoạn theo quy định để rèn chữ viết và ghi nhớ từ, nhất là một số từ khó trong bài Sau mỗi tiết Chính tả, những em viết sai lỗi nào sẽ phải viết lại vào vở này những lỗi của những chữ đó, mỗi chữ 2 - 3 dòng Đối với những em có điểm chính tả dưới . " ;Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn Chính tả& quot;. Theo phương pháp dạy học chương trình thay sách mới, mục tiêu của dạy chính tả là rèn luyện kĩ năng viết chính tả và. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT PHÂN MÔN CHÍNH TẢ PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng trong nhà trường nhằm. thực tế viết chính tả của từng học sinh hoặc nhóm học sinh ở lớp mình để chọn bài tập nhỏ thích hợp cho học sinh, giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập, giúp học sinh chữa một phần của

Ngày đăng: 23/12/2014, 19:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan