biện pháp quản lý hoạt động dạy học của phó hiệu trưởng trường trung học cơ sở

28 2K 5
biện pháp quản lý hoạt động dạy học của phó hiệu trưởng trường trung học cơ sở

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở A-MỞ ĐẦU I-ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học cơ sở hiện nay. Hiện nay ở các trường phổ thông, họat động dạy học được coi là một hoạt động trọng tâm, phong phú về nội dung và hình thức, thường diễn ra trong quá trình dạy học và giáo dục với sự tham gia của nhiều nhân tố, chịu sự tác động của nhiều lực lượng như: gia đình - nhà trường - xã hội. Họat động dạy học ở nhà trường phổ thông giữ một vị trí trung tâm bởi nó chiếm hầu hết thời gian, khối lượng công việc của thầy và trò trong một năm học; nó là nền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường phổ thông; đồng thời, nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường. Hoạt động dạy học còn là hoạt động đặc thù của nhà trường phổ thông, nó qui định bởi đặc thù lao động sư phạm của người giáo viên. Vì vậy, nó cũng qui định tính đặc thù của công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng. Do đó, người quản lí phải nhận thức đúng vị trí quan trọng và tính đặc thù của hoạt động dạy học để có những biện pháp quản lý khoa học, sáng tạo, phù hợp với đặc trưng của từng trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Công tác quản lý hoạt động dạy học của Ban giám hiêu là quản lý ở tầm vĩ mô xét trong khuôn khổ của trường học. Và ở tầm quản lý này, công việc quản lý của người phó Hiệu trưởng thể hiện rõ hơn ở phương diện lãnh đạo và chỉ đạo đối với hoạt động dạy học. Trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ dạy học trong năm học, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chỉ đạo hoạt động dạy học của nhà trường với các nội dung như: chỉ đạo công tác kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn và giáo viên, quản lý hoạt động của tổ chuyên môn, quản lý hoạt động dạy học của giáo viên theo yêu cầu đổi mới giáo dục… Công tác quản lý hoạt động dạy học giữ một vị trí quan trọng trong công tác quản lý nhà trường. Mục tiêu quản lý chất lượng đào tạo là nền tảng, là cơ sở để nhà quản lý xác định các mục tiêu quản lý khác trong hệ thống mục tiêu quản lý của nhà trường. Quản lý hoạt động chuyên môn là nhiệm vụ trọng tâm của Ban giám hiệu. Còn quản lí hoạt động dạy học cũng là nhiệm vụ trọng tâm của Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. Chính vì thế, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phải dành nhiều thời gian và công sức cho công tác quản lý họat động dạy học, nhằm Tröông Leâ Ñöùc Trang 1 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Hơn thế nữa, trước tình hình nền kinh tế của phường Đập Đá-thị xã An Nhơn- tỉnh Bình Định đang trên đà phát triển và hội nhập, đòi hỏi ngành giáo dục cần đề ra những biện pháp nhất định để có thể đáp ứng được yêu cầu mà xã hội đặt ra. Một trong những nhiệm vụ chính mà ngành giáo dục thị xã An Nhơn cần đặt ra đó chính là, phát triển hơn nữa hoạt động dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở ”. 2- Ý nghĩa và tác dụng của đề tài Tại trường trung học cơ sở việc quản lí hoạt động chuyên môn nói chung, quản lí hoạt động dạy học nói riêng làm như thế nào để bẩy được chất lượng đào tạo của nhà trường lên cao, quả thật là một vấn đề không đơn giản. Tuy nhiên, tại trường trung học cơ sở Đập Đá, chúng tôi được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào Tạo thị xã An Nhơn cùng với sự quản lý tốt của Ban giám hiệu và sự nhiệt tình, sự đồng thuận của tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường, hàng năm nhà trường đã gặt hái được những thành công đáng kể trong hoạt động dạy học. Bằng những thành tích mà chúng tôi đạt được về chất lượng dạy và học, về số lượng giáo viên dạy giỏi các cấp, về học sinh giỏi các cấp trong thời gian qua, nay tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến, kinh nghiệm, của cá nhân trong bản sáng kiến, để đồng nghiệp tham khảo và tìm ra những giải pháp tốt nhất nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học và nâng cao hiệu quả quản lý họat động dạy học của Phó Hiệu trưởng ở trường trung học cơ sở nói chung và trường trung học cơ sở Đập Đá- thị xã An Nhơn- tỉnh Bình Định nói riêng. 3-Phạm vi nghiên cứu của đề tài Địa bàn trường trung học cơ sở Đập Đá- thị xã An Nhơn- tỉnh Bình Định. Quản lý hoạt động dạy học của phó Hiệu trưởng. II-PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 1.Cơ sở lí luận và thực tiễn 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1.Khái niệm hoạt động dạy học Hoạt động dạy học là quá trình gồm hai hoạt động thống nhất, biện chứng: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh. Trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ Tröông Leâ Ñöùc Trang 2 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của giáo viên có vai trò chủ đạo, hoạt động học của học sinh có vai trò tự giác, chủ động, tích cực. Nếu thiếu một trong hai hoạt động trên, quá trình dạy học không diễn ra. Hoạt động dạy và hoạt động học gắn liền với hoạt động của con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở mối quan hệ tương tác giữa các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp của hoạt động dạy và hoạt động học. Nếu xét quá trình dạy học như là một hệ thống thì trong đó, quan hệ giữa hoạt động dạy của thầy với hoạt động học của trò thực chất là mối quan hệ điều khiển. Với tác động sư phạm của mình, thầy tổ chức, điều khiển hoạt động của trò. Từ đó, chúng ta có thể thấy công việc của người quản lý nhà trường là: hành động quản lý (điều khiển hoạt động dạy học) của Phó Hiệu trưởng chủ yếu tập trung vào hoạt động dạy của thầy và trực tiếp đối với thầy; thông qua hoạt động dạy của thầy mà quản lý hoạt động học của trò. 1.1.2. Mục đích hoạt động dạy học Mục đích của hoạt động dạy học là cải biến và hoàn thiện hoạt động nhận thức, kỉ năng thực hành của học sinh, là hình thành và phát triển nhân cách của các em cho phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của xã hội. Qua đó giúp các em chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội, giá trị văn hóa của loài người để lại, trên cơ sở đó hình thành năng lực sáng tạo trong việc cải tạo tự nhiên và xã hội. 1.1.3.Nội dung hoạt động dạy học Nội dung hoạt động dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động, thao tác với nội dung học vấn do các chủ thể của quá trình dạy học thực hiện, diễn ra trong môi trường dạy học, xác định và chịu sự ảnh hưởng của các nguồn lực vật chất của dạy và học, đưa lại những sản phẩm cụ thể phản ánh mục tiêu của hoạt động dạy học. Nội dung hoạt động dạy học gồm hai thành phần: nội dung học vấn và các yếu tố có liên quan đến sự vận động của nội dung học vấn trong dạy học. Nội dung học vấn, bao gồm 4 yếu tố sau: - Tri thức về thế giới và các phương thức hoạt động. - Kinh nghiệm tiến hành các phương thức hoạt động. - Kinh nghiệm hoạt động sáng tạo. Tröông Leâ Ñöùc Trang 3 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở - Kinh nghiệm cảm xúc và đánh giá. Các yếu tố liên quan đến sự vận động của nội dung học vấn: - Các hoạt động và chủ thể hoạt động. - Môi trường và động lực dạy – học. - Các nguồn lực vật chất của dạy – học. - Sản phẩm của dạy học. 1.1.4.Phương pháp hoạt động dạy học Phương pháp hoạt động dạy học là những con đường, những cách thức hoạt động, là phương tiện nhằm lĩnh hội nội dung của hoạt động dạy học. Phương pháp hoạt động dạy học rất phong phú, đa dạng vì nó chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố nội dung, mục đích của hoạt động dạy học. Dựa vào mục tiêu chung của hoạt động dạy học, người ta phân loại các nhóm phương pháp: - Phương pháp hoạt động dạy học tính toàn diện. - Phương pháp hoạt động dạy học định hướng hành năng (hoạt động). - Phương pháp hoạt động dạy học định hướng giải quyết vấn đề. - Phương pháp hoạt động dạy học tích cực… 1.1.5. Phương tiện hoạt động dạy học Phương tiện hoạt động dạy học theo nghĩa rộng là toàn bộ các yếu tố sử dụng vào trong quá trình dạy học nhằm tác động đến sự chuyển biến nội dung đạt được mục tiêu dạy học. Như vậy theo khái niệm trên phương tiện hoạt động dạy học bao gồm các yếu tố như: vật liệu dạy học, các công cụ dạy học, máy móc nguyên vật liệu và kể cả kiến thức, kỉ năng, kỉ xảo sẵn có của giáo viên và học sinh cũng như của cả chế độ học tập. Còn theo nghĩa hẹp, phương tiện hoạt động dạy học là những đối tượng mang nội dung hoạt động dạy học, được sử dụng trực tiếp vào quá trình hoạt động dạy học để chuyển biến nội dung hướng đến mục tiêu hoạt động dạy học. Phương tiện dạy học đóng vai trò quan trọng trong hoạt động dạy học. Các phương tiện dạy học thay thế cho những sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong thực tiễn mà giáo viên và học sinh không thể tiếp cận được. Phương tiện dạy học giúp cho thầy giáo phát huy tất cả các giác quan của học sinh trong quá trình truyền thụ kiến thức, do đó giúp học sinh nhận biết được quan hệ giữa các hiện tượng và tái hiện được Tröông Leâ Ñöùc Trang 4 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở những khái niệm, qui luật làm cơ sở cho việc đúc rút kinh nghiệm và áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất. 1.1.6. Hình thức tổ chức hoạt động dạy học Hình thức tổ chức hoạt động dạy học là hình thức vận động của nội dung dạy học cụ thể trong không gian, địa điểm và những điều kiện xác định nhằm thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu dạy học. Có 2 hình thức tổ chức hoạt động dạy học là: tổ chức hoạt động dạy học trên lớp và tổ chức hoạt động dạy học ngoài lớp. - Hình thức tổ chức hoạt động dạy học trên lớp là hình thức mà thời gian học tập được quy định một cách xác định và ở một địa điểm riêng biệt, giáo viên chỉ đạo hoạt động nhận thức có tính chất tập thể ổn định, có thành phần không đổi, đồng thời chú ý đến những đặc điểm của từng học sinh để sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững tài liệu học tập một cách trực tiếp cũng như làm phát triển năng lực nhận thức và giáo dục họ tại lớp. Bao gồm các hình thức cụ thể như: + Dạy học trên lớp. + Dạy học trong quá trình lao động. + Tham quan. + Triển lãm. + Thi, kiểm tra. - Hình thức tổ chức hoạt động dạy học ngoài lớp là hình thức trong đó giáo viên tổ chức, chỉ đạo hoạt động học tập của học sinh ở địa điểm ngoài lớp học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm vững, mở rộng kiến thức thông qua các hoạt động và các mối quan hệ đa dạng từ môi trường học tập. Bao gồm các hình thức như: + Thuyết trình, diễn trình. + Đàm thoại, thảo luận. + Phương pháp nghiên cứu, phương pháp thực hành… 1.2.Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Vài nét về tình hình trường trung học cơ sở Đập Đá Trường THCS Đập Đá được thành lập ngay khi miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975). Lúc bấy giờ, trường có nhiệm vụ giảng dạy cho học sinh phổ thông cơ sở ở các Tröông Leâ Ñöùc Trang 5 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở xã cánh Bắc thị xã An Nhơn. Sau đó, do yêu cầu phát triển giáo dục, nên lần lượt các xã, phường đều có trường trung học cơ sở. Tuy vậy, do uy tín đã có từ trước, với đội ngũ giáo viên dày dạn kinh nghiệm, với chất lượng giảng dạy và học tập của nhà trường luôn giữ vững, nên hàng năm vẫn luôn có một lực lượng học sinh ở các xã, phường lân cận theo học tại trường. Đến năm 1990, theo chủ trương chung của ngành, trường trung học cơ sở Đập Đá được sáp nhập vào trường Trung học phổ thông số 2 An Nhơn, dưới tên chung là trường Trung học phổ thông số 2 An Nhơn. Sau hơn 16 năm tồn tại, đến tháng 1-2007, theo chủ trương của ngành, trường Trung học cơ sở Đập Đá lại được tách ra từ trường trung học phổ thông số 2 An Nhơn. Trường mới được xây dựng trên diện tích đất quy hoạch khoảng 16.000 m2, nằm ở phía Bắc của trường trung học phổ thông số 2 An Nhơn. Trường gồm: 30 phòng học cấp 3; 04 phòng làm việc cấp 4. Cổng trường, tường rào kiên cố cũng đã được làm với nguồn vốn huy động từ phụ huynh học sinh. Học sinh của trường chủ yếu cư trú tại phường Đập Đá, ngoài ra còn có một bộ phận học sinh ở các xã, phường lân cận như: Nhơn Hậu, Nhơn Thành, Nhơn Hưng và Nhơn An. Đại đa số học sinh tuyển vào trường có trình độ học lực không đồng đều, còn nhiều bỡ ngỡ với cách dạy và học ở bậc tiểu học, động cơ học tập và tu dưỡng chưa rõ ràng. Trường nằm trên địa bàn thị trấn, bên cạnh sự sôi động của kinh tế thị trường, một bộ phận gia đình học sinh khá giả lên do tập trung vào làm ăn, buôn bán, thiếu sự quan tâm, nhắc nhở con em học hành, trong khi bên ngoài xã hội là sự cám dỗ của các hình thức giải trí hiện đại, dễ say mê. Từ đó, một bộ phận học sinh bị lôi cuốn vào các trò chơi điện tử, ham chơi, lười học dẫn đến tình trạng bỏ tiết, bỏ học, gây hạn chế đến công tác giáo dục của nhà trường và sự lo lắng của cha mẹ học sinh. 1.2.2.Về tình hình đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên - Tổng số cán bộ công nhân viên - giáo viên: 63/ 38 nữ. - Trong đó: + Ban giám hiệu : 03 + Giáo viên thực dạy : 55/ 34 nữ + Giáo viên đạt chuẩn trở lên : 54/ 34 nữ + Trên chuẩn : 47/ 29 nữ + Kế toán : 01/ 01 nữ + Thư viện : 01/ 01 nữ + Phụ trách Đội được phân công từ giáo viên : 01/ 01 nữ Tröông Leâ Ñöùc Trang 6 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở + Bảo vệ : 01 - Về số lượng: vẫn còn thiếu giáo viên ở một số bộ môn như Tin học, Thể dục, Đoàn Đội gây khó khăn cho nhà trường về chuyên môn cũng như bố trí giáo viên dạy thay, dạy thế khi ốm đau, đi công tác, họp hành … - Về chất lượng: Trình độ đào tạo chưa đồng đều, giáo viên mới thường tốt nghiệp đại học chính quy, còn đội ngũ giáo viên cũ thì đa số qua đào tạo đại học từ xa, hàm thụ. Giáo viên mới ra trường do tuổi nghề còn thấp, thiếu kinh nghiệm, nhưng bù lại là rất nhiệt tình, năng nổ trong công tác. 1.2.3. Về tình hình học sinh - Tổng số học sinh toàn trường : 1271/635 nữ. - Tổng số lớp toàn trường : 31 lớp. + Khối 6 : 8 lớp ; số học sinh : 371/172 nữ. + Khối 7 : 8 lớp ; số học sinh : 335/157 nữ. + Khối 8 : 8 lớp ; số học sinh : 300/159 nữ. + Khối 9 : 7 lớp ; số học sinh : 265/147 nữ. 1.2.4.Về tình hình cơ sở vật chất Số phòng học vừa đủ học hai ca, phòng học dùng bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém không có, thiếu phòng thí nghiệm, thực hành, phòng nghe nhìn gây khó khăn trong việc áp dụng phương pháp giảng dạy mới. Thư viện nhà trường vừa được xây dựng theo qui định thư viện chuẩn của Bộ. Tường rào cổng ngõ kiên cố, sân trường chưa bê-tông hoá nên lầm bụi về mùa khô và lầy lội về mùa mưa. Nhìn chung, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa đồng bộ và hợp lý. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT ( Năm học : 2011 – 2012) TT Tên Số lượng Ghi chú 1 2 3 4 5 Phòng Hội đồng giáo viên Phòng Ban giám hiệu Phòng Kế toán – Văn thư Phòng bộ môn Phòng thư viện 01 02 01 01 01 Tröông Leâ Ñöùc Trang 7 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở 6 7 8 9 10 11 12 Phòng học Bàn ghế học sinh ( 2 chỗ ) Bàn ghế giáo viên Máy photocoppy Máy vi tính Sách giáo khoa Sách tham khảo 16 480 bộ 20 bộ 2 máy 4 máy 1515 quyển 3500 quyển Nhìn chung về tình hình cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học của trường trung học cơ sở Đập Đá đảm bảo đầy đủ, đáp ứng được mục tiêu giáo dục cũng như đáp ứng được nhu cầu giảng dạy nghiên cứu của giáo viên và nhu cầu học tập của học sinh theo chương trình đổi mới hiện nay. 1.2.5.Những thuận lợi và khó khăn của nhà trường. - Thuận lợi:Có các Nghị quyết của Đảng các cấp, của Chi bộ Đảng và chủ trương, chính sách của Nhà nước về giáo dục - đào tạo; nhờ sự quan tâm các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, của Hội cha mẹ học sinh; đội ngũ giáo viên đa số có kinh nghiệm giảng dạy tốt, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao; luôn nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ những giáo viên trẻ nhanh chóng hoà nhập vào guồng máy chung của nhà trường; Ban giám hiệu đủ về số lượng, được tăng cường và củng cố, nền nếp, kỷ cương, lề lối làm việc chặt chẽ và khoa học, sự phối hợp giữa các đoàn thể nhịp nhàng. - Khó khăn: Giáo viên còn thiếu ở một số bộ môn; một bộ phận học sinh thiếu ý thức, động cơ học tập, ham chơi; cơ sở vật chất còn thiếu thốn, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học còn nghèo nàn. 2. Các phương pháp nghiên cứu và thực hiện đề tài Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng: phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê…. Với phương pháp điều tra tôi đã phát phiếu điều tra với dạng trắc nghiệm hoặc trực tiếp trò chuyện với học sinh nhằm mục đích thu thập ý kiến bổ sung vào đề tài của mình. Với số liệu thu thập được, từ đó tôi rút ra nhận định chung về thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động dạy học của Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở. Ngoài ra tôi còn nghiên cứu các văn kiện của Đại hội Đảng, tài liệu của Bộ Giáo dục, các tài liệu của các nhà nghiên cứu về lý luận dạy học, về công tác quản lý ở Tröông Leâ Ñöùc Trang 8 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở trường học để nắm được về cơ bản thực trạng giáo dục, những yêu cầu và nội dung đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của Phó Hiệu trưởng nhà trường. B-NỘI DUNG I.MỤC TIÊU 1. Mục đích nghiên cứu đề tài Thực tế trong nhiều năm qua, tôi đã vạch ra nhiều biện pháp để quản lý hoạt động dạy của giáo viên, quản lý hoạt động học của học sinh, quản lý công tác thanh kiểm tra nội bộ … theo từng năm học. Trên cơ sở ấy, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm, tìm ra được một số giải pháp và có một số đề xuất, kiến nghị để giúp cho việc quản lý hoạt động dạy học của Phó Hiệu trưởng tại trường trung học cơ sở đạt hiệu quả giáo dục cao hơn. Đồng thời kiến nghị với các cấp lãnh đạo, nhất là phòng Giáo dục-Đào tạo, Ban giám hiệu hãy quan tâm, tạo điều kiện và giúp đỡ cho các Phó Hiệu trưởng ở các trường học thường xuyên tìm tòi, áp dụng và đổi mới các biện pháp quản lý hoạt động dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương. Tôi hy vọng đề tài : Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở nếu được nhân rộng ra cho các bộ quản lý trên cùng địa bàn thì sẽ góp phần đạt được mục tiêu giáo dục mà Đảng, chính quyền địa phương đặt ra. 2-Nhiệm vụ của đề tài Nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học tại trường trung học cơ sở Đập Đá trong điều kiện hiện nay. Thu thập tài liệu, chuẩn bị nội dung, hình thức, vạch ra các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường, phù hợp với từng thời điểm, từng năm học. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học cơ sở. II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐẬP ĐÁ-THỊ XÃ AN NHƠN-TỈNH BÌNH ĐỊNH. 1.Thực trạng các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của Phó Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Đập Đá Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu đã xác định mục tiêu chung của nhà trường: là nâng dần chất lượng dạy và học của thầy và trò phấn đấu đạt tỉ lệ công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở từ 98% trở lên; nâng cao chất lượng giáo dục hạnh kiểm- học lực trong Tröông Leâ Ñöùc Trang 9 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở nhà trường; tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho cán bộ, giáo viên, học sinh; giáo dục động cơ học tập cho học sinh. Từ mục tiêu chung, Phó Hiệu trưởng đã xây dựng chỉ tiêu cụ thể cho từng nhóm, tổ bộ môn trong nhà trường để hoạt động. Qua nắm bắt tình hình thực tế của trường trung học cơ sở Đập Đá, tôi nhận thấy biện pháp quản lý hoạt động dạy học của phó Hiệu trưởng bao gồm những biện pháp quản lý sau đây: 1.1. Biện pháp quản lý họat động giảng dạy của giáo viên - Việc thực hiện chương trình dạy học đòi hỏi giáo viên phải có sự nghiêm túc trong hoạt động dạy theo đúng qui định của ngành. Không được tuỳ tiện cắt xén, thêm bớt của chương trình. Đây cũng là yếu tố quyết định hoàn thành đúng tiến độ kế hoạch năm học của Phó Hiệu trưởng. - Quản lý về hồ sơ chuyên môn. Yêu cầu giáo viên nghiêm túc thực hiện đủ, đúng các lọai hồ sơ chuyên môn của giáo viên và tổ chuyên môn như: Kế họach tổ bộ môn, kế họach dạy học cá nhân. Trong các kế họach phải cụ thể hóa được yêu cầu đối tượng học sinh: giỏi, khá, yếu, kém, từ đó có phương pháp dạy học sát với từng đối tượng học sinh. - Mỗi giáo viên trước khi lên lớp phải có sự chuẩn bị tốt về giáo án, đồ dùng dạy học. Chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy học từ hai phía: giáo viên và học sinh. Tuyệt đối không dạy theo hình thức giáo viên giảng rồi đọc chép hoặc tóm tắt trên bảng cho học sinh ghi vào vở. Cần quan tâm hơn nữa trong việc hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà. Nhà trường cho phép giáo viên thay đổi hình thức lên lớp cho phù hợp với đặc trưng của bộ môn, tạo ra không khí học tập mới mẻ, nhất là các bộ môn Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lí. - Thực hiện nghiêm túc các tiết thực hành, thí nghiệm, tiết kiểm tra. Khi trả bài kiểm tra của học sinh, giáo viên phải có nhận xét cụ thể và yêu cầu học sinh lưu lại bài kiểm tra. Đối với các tiết thực hành, học sinh phải có bài thu họach được lưu lại tại phòng thực hành, thí nghiệm. - Về hình thức kiểm tra: Kiểm tra tập trung một số môn, thực hiện các dạng đề chẵn lẽ, trắc nghiệm và tự luận. - Hoạt động của tổ chuyên môn bằng nhiều biện pháp như trao đổi, tổ chức thảo luận giáo viên trong nhóm, tổ, làm cho mỗi tổ viên nắm bắt được những khó khăn về hoàn cảnh, trình độ học sinh còn yếu kém. Từ đó, mỗi giáo viên có thể chia sẻ được hoàn cảnh thực tế của học sinh rồi từng bước có biện pháp giáo dục sát hợp hơn. Tröông Leâ Ñöùc Trang 10 [...]... hoạt động của phó Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở Đập Đá 2-Đề xuất, kiến nghị Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở Đập Đá- Thị xã An Nhơn- Tỉnh Bình Định”, là những biện pháp mà tôi đã thực hiện hiệu quả, thiết thực tại trường trung học cơ sở Đập Đá nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường Đề tài Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phó Hiệu trưởng. .. hoạt động dạy học của Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở Đập Đá- thị xã An Nhơn- tỉnh Bình Định Nhìn trên thực trạng biện pháp quản lý hoạt động dạy học của phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở Đập Đá cùng với những thuận lợi và khó khăn nhất định trong quá trình quản lý điều hành đơn vị, bản thân tôi có những đề xuất, kiến nghị sau: Tröông Leâ Ñöù c Trang 17 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học. .. trình dạy học Trong qúa trình quản lý điều hành, người Phó Hiệu trưởng cần phải có uy tín, có bản lĩnh và có những quyết định đúng đắn, trong các biện pháp quản lý hoạt động của nhà trường Từ thực trạng của biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở Đập Đá –thị xã An Nhơn –tỉnh Bình Định như đã tìm hiểu và trình bày ở trên, tôi đã đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt. .. 3.2.4.1.Mục tiêu của biện pháp - Biện pháp này nhằm hỗ trợ cho Phó Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh trong nhà trường một cách hiệu quả và khoa học, chính xác, tiết kiệm được kinh phí hoạt động của đơn vị - Biện pháp này cũng nhằm giúp cho Phó Hiệu trưởng cải thiện môi trường làm việc khoa học và giám sát được các hoạt động giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh... loại học lực, xét danh hiệu thi đua của học sinh được tiến hành hoàn toàn tự động + Công việc học tập của học sinh, nhà trường có thể tạo cho mỗi học sinh một học bạ điện tử cho phép lưu trữ thông tin kết quả học tập của học sinh, in ấn phát hành Tröông Leâ Ñöù c Trang 22 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở cho học sinh hoặc đăng tải trên trang riêng của trường, ... Tóm lại, biện pháp sử dụng phần mềm, công nghệ thông tin để quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học cơ sở Đập Đá là một đặc điểm hoàn toàn mới, nếu được nhà trường áp dụng sẽ có thể góp nâng cao được chất dạy học đồng thời hỗ trợ cho hiệu trưởng quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường một cách hiệu quả, khoa học, tiết kiệm được thời gian, kinh phí hoạt động giúp nhà trường đạt... 8,2%, loại trung bình tăng 3,4%), học sinh đạt kết quả yếu giảm 13,7% và không còn học sinh có kết quả học lực kém Số học sinh và chất lượng hoạt động dạy học tăng lên là do: - Học sinh đã có nhận thức, thái độ đúng đắn với học tập và có động cơ học tập tích cực Tröông Leâ Ñöù c Trang 15 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở - Nhìn chung, kinh tế của địa phương... trưởng trường trung học cơ sở Đập Đá- Thị xã An Nhơn- Tỉnh Bình Định”có thể nhân rộng ra cho các trường trung học cơ sở trên cùng địa bàn tại thị xã An Nhơn hoặc các trường trung học cơ sở trên phạm vi của tỉnh Bình Định Chúng ta những người làm công tác quản lý ở trường học phải tận tâm, tận lực với nghề dạy học, phải dành nhiều thời gian và công Tröông Leâ Ñöù c Trang 24 Biện pháp quản lý hoạt động dạy. .. Ñöù c Trang 25 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nghi quyết Đại hội TW Đảng lần thứ XI \ 2 Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011 – 2012 của Bộ GD- ĐT 3 Điều lệ trường THCS – THPT và trường THPT có nhiều cấp học ( Ban hành kèm theo Thông tư số 12/ 2011/ TT- BGDĐT ) 4 Giáo trình Quản lý hoạt động dạy học trong trường phổ thông... đổi, tổ chức tự học và bồi dưỡng thường xuyên, làm cho tổ viên tìm và phân tích được những nguyên nhân cơ bản về trình độ yếu kém của học sinh Từ đó, làm cho giáo viên chia sẽ được hoàn cảnh thực tế của từng học sinh mà từng bước có biện pháp giảng dạy và quản lý sát hợp với từng đối tượng Tröông Leâ Ñöù c Trang 19 Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở - Đổi mới . Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phó Hiệu trưởng trường trung học cơ sở A-MỞ ĐẦU I-ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng của quản lý hoạt động dạy học tại các trường trung học cơ sở hiện. TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐẬP ĐÁ-THỊ XÃ AN NHƠN-TỈNH BÌNH ĐỊNH. 1.Thực trạng các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của Phó Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở. tế của trường trung học cơ sở Đập Đá, tôi nhận thấy biện pháp quản lý hoạt động dạy học của phó Hiệu trưởng bao gồm những biện pháp quản lý sau đây: 1.1. Biện pháp quản lý họat động giảng dạy

Ngày đăng: 23/12/2014, 13:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan