các giải pháp nâng cao chất lượng soạn giáo án cho giáo viên

30 1.4K 0
các giải pháp nâng cao chất lượng soạn giáo án cho giáo viên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HUYỆN EAHLEO TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SOẠN GIÁO ÁN CHO GIÁO VIÊN NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ MINH KHAI CHỨC VỤ: PHÓ HIỆU TRƯỞNG 1 THÁNG 01 NĂM 2011 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: a/ Cơ sở lý luận: Học sinh tiểu học là mầm xanh mới nhú. Nơi đây, từ vòng tay ấm áp của thầy cô, các em được bước vào một môi trường mới, bắt đầu thực hiện quá trình xã hội hóa cá nhân. Mầm non mới nhú này đòi hỏi sự chăm chút chu đáo với tình thương, trách nhiệm, tay nghề tinh xảo của các thầy giáo, cô giáo tiểu học. Bằng trải nghiệm bản thân, mỗi chúng ta đều biết nhiều kĩ năng và thói quen tốt đẹp đã được hình thành từ bậc học này và đã theo ta đi suốt cuộc đời. Các thầy, cô giáo mẫu mực và tâm huyết đã để lại dấu ấn trong học sinh của mình từ bài học, cách dạy, các hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Trong bài viết “Đối với chất lượng giáo dục cấp tiểu học” cuốn Giáo dục & Đào tạo Đăk Lăk số 27 tháng 11/2010. Thầy Phạm Văn Nhăm, trưởng phòng giáo dục TH– MN đã nói “… Nâng cao chất lượng dạy và học là một quá trình không thể đốt cháy giai đoạn, nóng vội mà phải từng bước có kế hoạch kết hợp tình hình thực tê. Đòi hỏi mỗi giáo viên và cán bộ quản lý phải kiên trì sáng tạo linh hoạt trong thực hiện. Từng cá nhân phải tự đổi mới, vận động mọi người cùng đổi mới vươn lên đáp ứng với nhu cầu thực tế…” Vì vậy muốn nâng cao chất lượng học tập của học sinh, muốn phát huy hết tiềm năng tri thức của các em thì người giáo viên luôn phải biết trăn trở, tìm tòi, khám phá, biết định hướng và biết vạch ra kế hoạch, phương án khi tổ chức các hoạt động dạy học. Đối với người giáo viên, một giờ lên lớp bao gồm rất nhiều hoạt động, thao tác đòi hỏi phải xây dựng một kế hoạch, phương án cụ thể tối ưu nhằm giúp cho giờ giảng đạt chất lượng, đó chính là thiết kế giáo án. Trong giờ dạy, kể từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, người giáo viên cần phải biết sắp xếp các hoạt động sao cho phù hợp với trình độ, khả năng của học sinh giúp các em tự giác tích cực lĩnh hội các kiến thức. Việc thiết kế giáo án chính là sự sắp xếp các hoạt động đó. 3 Giáo án có một vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó giúp cho giáo viên vạch ra rõ ràng phần trọng tâm mà học sinh bắt buộc phải biêt, từ đó giáo viên dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh khung thời gian, tăng giảm nội dung giảng dạy, đề phòng các trường hợp cháy giáo án, thừa thời gian khi dạy. Việc soạn giáo án trước khi lên lớp giúp giáo viên vững vàng tự tin hơn khi tổ chức, hướng dẫn, hình thành khái niệm cho học sinh. b/ Cơ sở thực tiễn: Trong nhiều năm qua, trường chúng tôi có rất nhiều thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đặc biệt là đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình và luôn năng động, họ say mê đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, song thực tế vẫn còn nhiều giáo viên chưa thực sự coi trọng đổi mới việc soạn bài, (bài soạn viết chiếu lệ, rập khuôn, sao chép từ sách giáo viên, từ giáo án cũ), chưa tập trung xác định mục tiêu, cách tổ chức các hoạt động dạy học, chưa làm rõ các đơn vị kiến thức, các kĩ năng cần hình thành cho học sinh trong bài học đó. Mặt khác, việc soạn giáo án theo hướng tinh giản, điều chỉnh theo CV 896 rất thuận lợi cho giáo viên khi lập kế hoạch bài học nhưng khả năng thích ứng với sự đổi mới này giáo viên còn nhiều hạn chế nhất định. Vì vậy việc thiết kế giáo án cần có những đổi mới tích cực phù hợp với yêu cầu thực tế. Nhận thấy việc tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng bài soạn cho giáo viên là rất cần thiết và phù hợp với yêu cầu đổi mới. Vì thế tôi mạnh dạn chọn đề tài “Các giải pháp nâng cao chất lượng soạn giáo án cho giáo viên ” 2) Mục đích nghiên cứu: Trong quá trình dự giờ thăm lớp, qua kiểm tra giáo án của giáo viên tôi thấy rõ việc xác định mục tiêu cho các hoạt động chưa hợp lý, chưa làm rõ các hình thức tổ chức học tập, bố trí thời gian, chưa phân chia nhóm đối tượng học sinh theo nhóm kiến thức, chưa xác định được phương án tổ chức cho từng nội dung bài học kiến thức, sự lúng túng của giáo viên khi gặp các tình huống: câu hỏi khó, câu trả lời ngoài luồng kiến thức từ phía học sinh đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý và kết quả học tập của các em. 4 Hơn thế, việc tìm ra các giải pháp đã giúp đội ngũ giáo viên có kĩ năng tốt hơn trong thiết kế bài soạn theo hướng tinh giản và bổ sung tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian nghiên cứu nội dung giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy việc đúc rút kinh nghiệm và tìm ra phương pháp soạn giảng phù hợp, phương pháp dạy học hợp lý theo chuẩn kiến thức kĩ năng sẽ giúp học sinh tự tin hơn trong quá trình học tập và đạt kết quả tốt hơn. 3) Đối tượng nghiên cứu: - Đội ngũ giáo viên trong toàn trường, 24 giáo viên Trường TH Lý Tự Trọng, huyện EaHLeo, tỉnh Đăk Lăk. - Học sinh toàn trường: 650 em 4) Nhiệm vụ nghiên cứu: - Kĩ năng soạn bài của từng giáo viên theo từng khối lớp. - Kế hoach giảng dạy của giáo viên. - Những thuận lợi, khó khăn của giáo viên. - Trình độ học tập của học sinh ở các khối lớp. - Đặc điểm đối tượng học sinh theo từng lớp. 5) Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp kiểm tra, đánh giá. - Phương pháp khảo sát (khảo sát chất lượng HS ). - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp thực nghiệm (Tổ chức chuyên đề soạn giáo án) - Phương pháp xây dựng giáo án mẫu. 6) Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2005 đến tháng 1/2011, tại Trường TH Lý Tự Trọng. B. PHẦN NỘI DUNG 5 1) Đặc điểm tình hình: Trường chúng tôi thành lập đã được gần 7 năm. Qua nhiều năm theo dõi các hoạt động chuyên môn, sự hiểu biết về lĩnh vực giảng dạy, trình độ sư phạm của giáo viên trong các tiết dự giờ thăm lớp đã giúp tôi hiểu được rất nhiều về phong cách giảng bài, kĩ năng sư phạm và năng khiếu đặc biệt của giáo viên. Các hoạt động chuyên môn, đặc biệt là công tác soạn giảng ở trường được xây dựng và lập kế hoạch từ khối tổ và triển khai cho từng giáo viên theo một trình tự hợp lý: Lập kế hoạch - xây dựng nội dung – triển khai thực hành – góp ý bổ sung – rút kinh nghiệm – điều chỉnh và đánh giá kết quả. Công việc chuyên môn đã cuốn hút tôi, say sưa tìm kiếm và khám phá thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và chỉ đạo trực tiếp việc dạy và học của đội ngũ giáo viên, học sinh. Từ đó, tôi đã khuyến khích giáo viên mạnh dạn hơn trong đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, thi đua soạn nhiều giáo án tốt, giờ dạy hay, thi làm đồ dùng dạy học, thi soạn giáo án tinh giản trên một mặt giấy A4, thi thiết kế giáo án điện tử, và tổ chức chuyên đề soạn giáo án bổ sung, chuyên đề soạn giáo án tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh và tôi xem đây là một hoạt động bổ ích, đem lại kết quả thiết thực trong công tác dạy và học. Thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm của ngành “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Góp phần vào việc xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực đạt kết quả cao hơn. Phân tích tình hình soạn giáo án của giáo viên trong những năm qua: Nhà trường đã thường xuyên đánh giá bằng những phương pháp như: Tổ chức thi giáo án tốt, thi giáo viên dạy giỏi, thi làm đồ dùng dạy học đơn giản như: ( thẻ từ, bảng phụ, phiếu học tập,…), khảo sát kết quả học tập của học sinh, kết quả sinh hoạt tổ chuyên môn, từ phiếu đánh giá giờ dạy, phiếu thăm dò… Tôi nhận xét, thống kê chất lượng soạn giáo án trong năm học 2004 – 2005 (năm đầu tiên mới tách trường) từ đó tìm hiểu thêm quá trình lập kế hoạch của giáo viên còn những khó khăn, thuận lợi như thế nào để nhà trường có hướng điều chỉnh. Kết quả khảo sát như sau: 6 Kết quả khảo sát năm học 2004 – 2005: * Số giáo viên có giáo án tốt: Tổng số Tốt Khá Số lượng % Số lượng % 14 7 50,0 7 50,0 * Số giáo viên có giờ dạy tốt Tổng số Tốt Khá Số lượng % Số lượng % 14 8 57,14 6 42,86 * Số giáo viên có kĩ năng soạn bài: Tổng số Tốt Khá Số lượng % Số lượng % 14 6 42,86 8 57,14 * Số giáo viên xác định mục tiêu bài dạy: Tổng số Tốt Khá Số lượng % Số lượng % 14 8 57,14 6 42,86 * Số giáo viên xác định cấu trúc bài dạy: Tổng số Tốt Khá Số lượng % Số lượng % 14 7 50 7 50 * Số giáo viên xác định nội dung bài học: Tổng số Tốt Khá Số lượng % Số lượng % 14 8 57,14 6 42,86 * Một số biện pháp giáo viên còn tồn tại trong công tác soạn bài: - Còn sử dụng giáo án cũ chép lại không thực hiện theo chuẩn kiến thức kĩ năng, không điều chỉnh đúng theo quy định của CV 896. - Còn có hiện tượng down load giáo án trên mạng (giáo án vi tính). - Một số giáo viên còn thiếu các bước (cấu trúc) cơ bản của một tiết dạy. - Thiếu phần hỗ trợ cho học sinh khó khăn, học sinh yếu. 7 - Ngại soạn giáo án bổ sung - Chép lại y nguyên sách giáo viên, sách thiết kế. 2) Nguyên nhân thực tế: Việc đổi mới phương pháp soạn giáo án đã được quy định một cách chi tiết, đầy đủ tại công văn 896, nhưng hiện nay phần lớn giáo viên đang bị bó buộc bởi cách làm cũ: soạn giáo án thay vì lập kế hoạch bài học. Mặt khác, do sức ỳ tâm lý, thói quen làm việc nên giáo viên còn phụ thuộc giáo án cũ, sách giáo viên và sách thiết kế trong soạn bài. Qua khảo sát thực tế tình hình soạn bài của giáo viên cho thấy đa số giáo viên không lập kế hoạch bài học mà chép lại bài soạn cũ hoặc chép bài soạn từ sách giáo viên, sách thiết kế; một số khác chỉ thực sự quan tâm đến việc soạn bài khi mới ra trường hoặc khi được bố trí giảng dạy lớp mới (trước đó chưa giảng dạy), còn sau đó chép lại giáo án cũ. Chỉ có rất ít giáo viên nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế và các tài liệu liên quan, đọc lại bài soạn (kế hoạch bài học) đã lập từ năm trước, sau đó đối chiếu với tình hình học sinh lớp mình đang giảng dạy để lập kế hoạch bài học hợp lý. Từ những thực trang trên cho thấy, mặc dù CV 896 đã ban hành nhưng vẫn tồn tại những cách làm khác nhau từ phía người thực hiện. 3) Kết quả nghiên cứu: Sau một thời gian thử nghiệm, chuyên đề, kiểm tra đánh giá, thực hành qua các tiết dự giờ đối với tất cả giáo viên từ khối 1 đến khối 5, bản thân tôi đã có nhiều kết quả khả quan. Từ năm học 2004 – 2005 đến năm học 2009 – 2010. Các số liệu về xếp loại hồ sơ, giờ dạy được xếp loại như sau: * Kết quả xếp loại giáo viên về hồ sơ, giờ dạy như sau: N. học KẾT QUẢ XẾP LOẠI TÔT KHÁ ĐYC TS. giáo viên Hồ sơ Giờ dạy T. số Hồ sơ Giờ dạy T. số Hồ sơ Giờ dạy 8 04 - 05 17 GV 17 6 7 8 8 3 2 05 - 06 17 GV 17 7 8 8 9 2 0 06 - 07 23 GV 23 10 10 11 12 2 1 07 - 08 23 GV 23 12 13 9 9 2 1 08 - 09 24 GV 24 14 15 8 8 2 1 09– 10 24 GV 24 16 17 8 7 0 0 * Kết quả thi giáo án tôt hàng năm của giáo viên: Năm học Tổng số Tốt Khá Số lượng % Số lượng % 2004 - 2005 17 8 47,06 9 52,94 2005 - 2006 17 9 52,94 8 47,06 2006 - 2007 23 11 47,83 12 52,17 2007 - 2008 23 13 56,52 10 43,48 2008 - 2009 24 16 66,67 8 33,33 2009 - 2010 24 17 70,83 7 29,17 - Năm học 2009 – 2010 : Trường tổ chức thi “Giáo án điện tử ”, có 5 giáo án dự thi cấp huyện, cấp tỉnh. - Năm học 2010 – 2011( Học kì I) : Tổ chức thi “Giáo án điện tử ”, có 4 giáo án dự thi cấp tỉnh. 4) Các nhóm giải pháp: * Nhóm biện pháp kĩ năng soạn bài: Bài soạn là kế hoạch của giáo viên để dạy học từng tiết, nó thể hiện một cách sinh động mối liên hệ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và điều kiện dạy học. Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh cần phải hình thành kỹ năng soạn bài cho giáo viên. Kỹ năng soạn bày gồm các kỹ năng sau: - Kỹ năng xác định mục tiêu bài dạy.(lưu ý kĩ năng hỗ trợ) 9 - Kỹ năng xác định nội dung và cấu trúc bài dạy. - Kỹ năng xác định các thông tin (tranh ảnh, tài liệu …) phục vụ cho hoạt động dạy học. - Kỹ năng xác định các hoạt động dạy học (hình thức tổ chức, phương pháp dạy học) * Nhóm biện pháp xác định mục tiêu: Về mục tiêu bài học bao gồm: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. cần căn cứ mục tiêu môn học và mức độ cần đạt của bài học cụ thể của đối tượng học sinh để điều chỉnh (thêm, bớt) ở từng mục cho phù hợp. - Khi điều chỉnh ở mục tiêu, giáo viên cần thể hiện ở các hoạt động học, tránh mâu thuẩn (mục tiêu điều chỉnh, nội dung chép lại SGV) - Phần bổ sung hỗ trợ chỉ khi cần thiết, tránh lạm dụng làm ảnh hưởng đến nôi dung của bài học. Vậy giáo viên cần lưu ý: khi soạn bài, xem nội dung bài học để diễn đạt lại mục tiêu (cắt ở phần nào? Nói lại ở phần nào? VD Tập đọc: SGV yêu cầu đọc thuộc cả bài, giáo viên tùy theo đối tượng học sinh theo chuẩn mà sửa lại mục tiêu). - Mục tiêu của việc lập kế hoạch bài học là làm rõ việc dạy cái gì, dạy vào lúc nào, dạy như thế nào và học sinh cần học ra sao? (VD: Bài :” Mẫu giấy vụn” môn kể chuyện lớp 2, GV chỉ yêu cầu học sinh biết thể hiện lời kể tự nhiên, không yêu cầu phải phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, việc thay đổi giọng kể theo từng vai.) (VD: Tiếng “nghiêm” trong bài Chính tả : “Ngôi trường mới”, học sinh hay viết “ng” đơn, giáo viên phải phân tích “ngh” kép… Nếu lớp viết yếu phải chấm bài 100% để sửa lỗi cho các em.) 10 [...]... so với giáo án năm trước * Thiết kế giáo án điện tử: Giáo án điện tử là giáo án có sự trợ giúp của các phương tiện dạy học hiện đại, nội dung cần thể hiện được tính tích cực trong học tập của học sinh trong mỗi hoạt động Vậy để đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong dạy học, giáo viên cần tiếp cận và soạn được giáo án điện tử Vậy muốn soạn được giáo án điện tử, giáo viên phải... nối đáp án trên màn hình - HS theo dõi -.Nhận xét tiết học: - HS lắng nghe * Các giải pháp của Chuyên môn: - Dựa vào năng lực của giáo viên để bố trí vào giảng dạy ở khối lớp 1, lớp 2 và 3; lớp 4 và lớp 5 - Tổ chức các chuyên đề về soạn giáo án - Xây dựng kế hoạch ở các khối về lập kế hoạch bài dạy - Tổ chức các cuộc thi như: Thi giáo án tốt, thi soạn giáo án điều chỉnh, bổ sung, thi soạn giáo án diện... đáp án đúng, sai và cho các đội lên thi trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” kết quả là các đội đã lấy hết các thăm đúng, sai lẫn lộn, thời gian chơi đã hết.( kết quả là HS chưa tìm ra số thăm có kết quả đúng, sai là bao nhiêu ?) C PHẦN KẾT LUẬN Đề tài kinh nghiệm Các giải pháp nâng cao chất lượng soạn giáo án cho giáo viên ”đã áp dụng trong nhiều năm qua và luôn được sự ủng hộ của BGH, các thầy cô giáo. .. :Việc soạn giáo án bổ sung có những tác dụng gì ? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… 17 Câu hỏi 4: Hãy soạn giáo án bổ sung tiết Tiếng Việt và tiết Toán sau: (Có bài kèm theo ) Điều chỉnh tối thiểu từ 3 đến 5 dòng XÂY DỰNG ĐÁP ÁN HOẠT ĐỘNG NHÓM, KHỐI … Câu hỏi 1: Vì sao phải đổi mới cách soạn giáo án của giáo viên tiểu học bằng cách điều chỉnh và bổ sung? - Giúp cho giáo. .. trong bài soạn bổ sung - Trình tự các hoạt động của giáo viên, của học sinh - Hình thức dạy học (cá nhân, hợp tác theo nhóm nhỏ, …) *Thiết kế giáo án bổ sung: Theo công văn 896 đã chỉ đạo đổi mới cách soạn giáo án để giáo viên có thời gian tập trung vào công tác giáo dục Giáo án cần ngắn gọn nhưng có nhiều thông tin (có thể chỉ khoảng một trang giấy A4) theo CV 790 SGD & ĐT/2009 vì vậy giáo viên cần... án có điều chỉnh, bổ sung? - Giáo án có điều chỉnh là giáo án có nội dung tinh giản, ngắn gọn, phù hợp với các hoạt động của giáo viên và học sinh - Chỉ ghi lại ngắn gọn những gì cần điều chỉnh hoặc bổ sung, không có thì thôi - Khi người kiểm tra, thanh tra nhìn vào giáo án điều chỉnh thì biết rõ giáo viên điều chỉnh bổ sung gì so với giáo án cũ Câu hỏi 3 :Việc soạn giáo án bổ sung có những tác dụng... tra đánh giá năng lực của giáo viên: + Kiểm tra việc soạn giảng + Đánh giá giờ dạy + Kiểm tra thực tế dạy trên lớp của giáo viên - Sau khi kiểm tra, nhà trường luôn thực hiện công tác tư vấn, thúc đẩy cho giáo viên thông qua các việc làm cụ thể của họ Thông qua hội thảo trong sinh hoạt tổ, sinh hoạt chuyên môn 24 * Một số tình huống thường xẩy ra ngoài ý muốn của giáo viên trong thiết kế giáo án ở các. .. dung trong kế hoạch tổ chức chuyên đề soạn giáo án bổ sung tại trường ( ngày 3/ 1/2011) PHIẾU BÀI TẬP THẢO LUẬN SOẠN GIÁO ÁN BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG NHÓM, KHỐI … Câu hỏi 1: Vì sao phải đổi mới cách soạn giáo án của giáo viên tiểu học bằng cách điều chỉnh và bổ sung? …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Câu hỏi 2: Như thế nào là soạn giáo án có điều chỉnh? …………………………………………………………………………………………... 5 Phương pháp nghiên cứu 6 Thời gian nghiên cứu B Phần nội dung 1 Đặc điểm tình hình * Số giáo viên có giáo án tốt * Số giáo viên có giờ dạy tốt * Số giáo viên có kĩ năng soạn bài 3 * Số giáo viên xác định mục tiêu bài dạy * Số giáo viên xác định cấu trúc * Số giáo viên xác định nội... chọn phương pháp, phương tiện và cách tổ chức lớp học hợp lý, giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên tự tin và chủ động khi xử lý các tình huống thường xẩy ra ngoài ý muốn Đổi mới công tác soạn giảng cũng chính là yếu tố quyết định thành công trong việc nâng cao chất lượng học tập, chất lượng toàn diện của học sinh Việc xây dựng và đúc rút những kinh nghiệm trong việc soạn giáo án tinh giản . Các giải pháp nâng cao chất lượng soạn giáo án cho giáo viên ” 2) Mục đích nghiên cứu: Trong quá trình dự giờ thăm lớp, qua kiểm tra giáo án của giáo viên tôi thấy rõ việc xác định mục tiêu cho. PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HUYỆN EAHLEO TRƯỜNG TIỂU HỌC LÝ TỰ TRỌNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SOẠN GIÁO ÁN CHO GIÁO VIÊN NGƯỜI THỰC HIỆN:. đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong dạy học, giáo viên cần tiếp cận và soạn được giáo án điện tử. Vậy muốn soạn được giáo án điện tử, giáo viên phải có kĩ năng chọn bài để soạn giảng,

Ngày đăng: 22/12/2014, 21:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan