SKKN Khai thác, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 8

24 3.3K 7
SKKN Khai thác, sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử lớp 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 8 Trần Thị Luân Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy Chính tả lớp 5 PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trong sách giáo khoa lịch sử hiện nay kiến thức lịch sử không chỉ tập trung ở kênh chữ mà còn cả ở kênh hình. Như vậy kênh hình trong dạy học lịch sử hiện nay không chỉ được sử dụng giới hạn ở việc minh hoạ cho nội dung bài học mà là một trong những nguồn cung cấp kiến thức lịch sử quan trong cho học sinh trong quá trình học tập. Trong dạy học lịch sử, khai thác và sử dụng kênh hình là biện pháp quan trong tích cực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh. Đối với giáo viên khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa, không chỉ làm cho bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn mà còn góp phần quan trong trong việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh; phát triển ở học sinh kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ; giáo dục tư tưởng cảm xúc, cảm nghĩ ở học sinh. Đối với học sinh thông qua “làm việc” với bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ các em sẽ hiểu sâu sắc hơn bản chất của sự kiện lịch sử, nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội, nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hỉnh ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh thu nhận bằng trực quan. Mặc dù việc khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa là biện pháp quan trong để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, nhưng hiện nay vấn đề này vẫn chưa được quan tâm một cách đầy đủ. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, song chủ yếu là: Trường THCS Tân Phong - 1 - Năm 2010-2011 KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 8 Trần Thị Luân + Giáo viên trong giảng dạy mới chỉ chú ý đến kênh chữ của sách giáo khoa và coi đây là nguồn cung cấp kiến thức lịch sử duy nhất trong dạy - học lịch sử mà không thấy rằng kênh hình không chỉ là nguồn kiến thức quan trọng cung cấp một lượng thông tin đáng kể, mà còn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động hấp, dẫn hơn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh. + Không ít giáo viên chưa hiểu rõ xuất xứ, nội dung, ý nghĩa của kênh hình trong sách giáo khoa. Trong các đợt bồi dưỡng thay sách, giáo viên hầu như chỉ được giải thích về cấu tạo chương trình, những điểm mới về nội dung sách giáo khoa mà chưa được chú trọng bồi dưỡng về việc khai thác sử dụng kênh hình, mặc dù số lượng kênh hình trong sách giáo khoa hiện hành tăng lên đáng kể so với trước. + Nhiều giáo viên nhận thức đầy đủ giá trị, nội dung của kênh hình nhưng lại ngại sử dụng và sợ mất thời gian hoặc nếu có sử dụng phần nhiều vẫn mang tình hình thức minh hoạ cho bài giảng. Chình vì những lí do trên đây, tôi đã chọn vấn đề “Khai thác, sử dụng kênh hình trong Sách giáo khoa Lịch sử lớp 8” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở THCS hiện nay nói chung và bộ môn Lịch sử 8 nói riêng. II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. 1. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Kênh hình trong Sách giáo khoa Lịch sử lớp 8. 2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài. Học sinh khối 8 trường THCS Tân Phong. Trường THCS Tân Phong - 2 - Năm 2010-2011 KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 8 Trần Thị Luân III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. Thông qua việc khái thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa, truyền thụ tốt những kiến thức lịch sử cho học sinh, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức lịch sử một cách chủ động tích cực sáng tạo, đồng thời cải tiến dạy học lịch sử theo phương pháp mới. Trường THCS Tân Phong - 3 - Năm 2010-2011 KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 8 Trần Thị Luân PHẦN II NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI A. NỘI DUNG. I. Cơ sở lí luận, khoa học của đề tài. Đặc trưng nổi bật của việc nhận thức lịch sử là học sinh không thể tri giác trực tiếp được những sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ, cũng không thể dựng lại lịch sử trong phòng thí nghiệm. Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, là hiện thực trong quá khứ tồn tại khách quan nên không thể phán đoán, suy luận để biết về lịch sử. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên trong dạy học lịch sử là phải tái tạo lại những gì đã diễn ra trong quá khứ một cách chính xác nhưng không kém phần hấp dẫn và sinh động. Trong phương pháp dạy học lịch sử, nội dung của một sự kiện lịch sử được học sinh nhận thức thông qua việc tạo nên hình ảnh của quá khứ bằng những hoạt động của tri giác và cảm giác. Trong sách giáo khoa Lịch sử cũ kênh hình hầu như không được chú trọng nếu có cũng chỉ để minh hoạ cho nội dung kênh chữ. Vì vậy khi giảng dạy lịch sử người giáo viên chủ yếu sử dụng lời nói để tái tạo lại các sự kiện, hiện tượng lịch sử nên giờ học thường trở nên nhàm chán và khô cứng. Hiện nay sách giáo khoa đã rất chú trọng đến kênh hình, thể hiện số lượng kênh hình tăng lên đáng kể so với trước, hơn nữa kênh hình trong sách giáo khoa hiện hành không chỉ giới hạn ở việc minh hoạ cho nội dung bài học mà nó thường chứa đựng những kiến thức lịch sử quan trọng đòi hỏi học sinh phải nắm được thông qua “làm việc” với kênh hình. Vì vậy khi giảng dạy lịch sử đòi hỏi người giáo viên không chỉ sử dụng lời nói mà còn sử dụng những hình ảnh trực quan của quá khứ để tái tạo lại lịch sử nên giờ học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn đối với học sinh. Trường THCS Tân Phong - 4 - Năm 2010-2011 KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 8 Trần Thị Luân II. Đối tượng phục vụ nghiên cứu Đối tượng phục vụ cho quy trình nghiên cứu xây dung đề tài là toàn bộ học sinh khối 8 trường THCS Tân Phong: Tổng số 80 học sinh. Trong đó: Lớp 8A: 27 học sinh. Lớp 8B: 26 học sinh. Lớp 8C: 27 học sinh. III. Nội dung phương pháp nghiên cứu. Muốn đổi mới cách học thì trước hết phải đổi mới cách dạy, phải xác định rõ vai trò của thầy và trò trong dạy - học. Trong phương pháp đổi mới phải có sự kết hợp, hợp tác của thầy - trò và có sự phối hợp hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn lịch sử để phát huy tính tích cực của học sinh. Trong sách giáo khoa lịch sử kênh hình gồm nhiều loại: Lược đồ, sơ đồ, tranh ảnh, hình vẽ, … Trong một bài học có thể có một hoặc nhiều kênh hình vì vậy giáo viên cần căn cứ vào mục đích yêu cầu của bài học, xác định loại kênh hình để có những cách khai thác sử dụng phù hợp và có hiệu quả. 1. Khai thác, sử dụng lược đồ trong sách giáo khoa. Lược đồ trong sách giáo khoa là phương tiện trực quan rất quan trọng trong dạy học lịch sử. Nó không chỉ góp phần quan trọng tái tạo lại cho học sinh những hình ảnh lịch sử với các nét điển hình đặc trưng nhất mà còn khắc phục được tình trạng nhầm lẫn, hiện đại hoá lịch sử của học sinh. Trên lược đồ các sự kiện luôn được thể hiện trong một không gian, thời điểm, địa điểm cùng một số yếu tố điạ lí nhất định. Đối với học sinh việc sử dụng lược đồ không những chỉ để ghi nhớ, xác định vị các địa điểm lịch sử mà còn để hiểu rõ nội dung của lược đồ. Hiểu lược đồ không chỉ là biết các chú dẫn, các kí Trường THCS Tân Phong - 5 - Năm 2010-2011 KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 8 Trần Thị Luân hiệu mà cần thấy sau các điều quy ước ấy, những hiện tượng lịch sử sinh động. Về cách sử dụng lược đồ giáo viên cần lưu ý: Trước hết phải giới thiệu cụ thể tên lược đồ và giải thích rõ cho học sinh các kí hiệu ghi trên lược đồ. Sau đó hướng dẫn học sinh quan sát, khai thác nội dung lịch sử được thể hiện trên lược đồ theo hai cách sau: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, quan sát lược đồ và lên bảng trình bày ngắn gọn nội dung lịch sử có trên lược đồ. Sau đó giáo viên lược thuật một cách ngắn gọn nội dung. - Giáo viên gợi ý học sinh quan sát, khai thác nội dung bằng những câu hỏi gợi ý để học sinh nắm được nội dung lịch sử trên lược đồ. Cuối cùng giáo viên lược thuật một cách ngắn gọn để học sinh hiểu nội dung lịch sử trên lược đồ. Ví dụ: Khi khai thác sử dụng H57. Lược đồ nước Nga Xô Viết chống thù trong giặc ngoài (1918-1920) (Sách giáo khoa Lịch sử 8 trang 81) để dạy phần 2.“Chống thù trong giặc ngoài” Bài 15. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921). + Trước hết giáo viên giới thiệu tên lược đồ “Nước Nga Xô Viết chống thù trong giặc ngoài (1918-1920)”. + Giải thích cho học sinh các kí hiệu trên lược đồ: kí hiệu ngọn lửa màu đen là lực lương quân nổi loạn; kí hiệu mũi tên màu đen là lực lượng quân của các nước đế quốc can thiệp; mũi tên màu xanh là hướng tấn công của Hồng quân Xô Viết; vùng lấm chấm trên lược đồ là vùng cách mạng kiểm soát năm 1919. Trường THCS Tân Phong - 6 - Năm 2010-2011 KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 8 Trần Thị Luân + Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và dựa vào các kí hiệu trên lược đồ để khai thác nội dung bằng những câu hỏi như: Lực lượng các nước đế quốc tấn công nước Nga Xô Viết từ những hướng nào? Trong nước Nga có những lực lượng nổi loạn nào? Tại sao chúng lại cấu kết với nhau? Trước hoàn cảnh khó khăn, chính quyền Xô Viết đã có những biện pháp gì? Kết quả và ý nghĩa của cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài? + Sau khi hướng dẫn học sinh khai thác nội dung bằng việc trả lời những câu hỏi nêu trên, để giúp học sinh thấy được toàn cảnh cuộc đấu tranh giáo viên sử dụng lược đồ kết hợp với lời nói lược thuật ngắn gọn nội dung như sau: Cuối năm 1918, quận đội 14 nước đế quốc (Anh, Pháp, Nhật, Mỹ, …) cấu kết với bọn phản động trong nước mở cuộc tấn công vũ trang vào nước Nga Xô Viết. Nước Nga Xô Viết bị kẻ thù bao vây bốn phía, chính quyền cách mạng chỉ còn kiểm soát được vùng trung tâm nước Nga, tình hình rất nghiêm trọng. Trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây cô lập. Nước Nga Xô Viết đã tập trung toàn bộ sức lực tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền Xô Viết từ năm 1919 nước Nga thực hiện chính sách “Cộng sản thời chiến” để huy động tối đa và sử dụng hợp lí mọi nguồn của cải nhân lực của đất nước phục vụ cho cuộc chiến tranh cách mạng. Nhờ vậy nhân dân Xô Viết đã từng bước đánh bại thù trong giặc ngoài: Năm 1918 Hồng quân đánh bại quân của đô đốc Côn Sắc ở mặt trận phía Đông Trường THCS Tân Phong - 7 - Năm 2010-2011 KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 8 Trần Thị Luân Năm 1919 Hồng quân đánh bại các đạo quân của tướng Đê-nhi-kin ở phía Nam và tướng IU-đê-nhích, Đê-khan-ghen ở phía Bắc. Năm 1920 đánh bại đạo quân của Ba Lan và đạo quân của tướng Vrăng-ghen. Nhà nước Xô Viết được bảo vệ và giữ vững. + Sau khi lược thuật giáo viên sử dụng câu hỏi: Vì sao nhân dân Xô Viết bảo vệ được thành quả của cách mạng tháng Mười? Sử dụng bản đồ nói chung và lược đồ trong sách giáo khoa nói riêng là điều cần thiết không thể thiếu trong dạy học lịch sử hiện nay bởi nó đem lại nhiều kết quả về mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. 2. Khai thác, sử dụng sơ đồ trong sách giáo khoa lịch sử. Sơ đồ trong sách giáo khoa nhằm cụ thể hoá nội dung sự kiện bằng những mô hình, hình học đơn giản, diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử… Thông thường khai thác sử dụng sơ đồ dễ hơn lược đồ; song cũng giống như khi khai thác sử dụng lược đồ trước hết giáo viên cần giới thiệu cho học sinh tên sơ đồ, sau đó hướng dẫn học sinh khai thác sơ đồ bằng những câu hỏi gợi ý để học sinh tư duy và tìm hiểu nội dung. Cuối cùng giáo viên sử dụng sơ đồ chốt lại nội dung cơ bản. Ví dụ: Khi khai thác H.30: Sơ đồ bộ máy Hội đồng công xã (Sách giáo khoa Lịch sử 8 trang 37) để dạy mục II. Tổ chức bộ máy và chính sách của Công xã Pa-ri, Bài 5. Công xã Pa-ri 1871. + Trước hết giáo viên cho học sinh quan sát sơ đồ H.30, đọc tên sơ đồ: Bộ máy hội đồng công xã Pa-ri. Trường THCS Tân Phong - 8 - Năm 2010-2011 KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 8 Trần Thị Luân + Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa, sau đó yêu cầu học sinh dựa vào sơ đồ H.30 trình bày về bộ máy nhà nước Công xã Pa-ri. + Giáo viên sử dụng sơ đồ để giải thích cho học sinh hiểu về cách thức tổ chức hoạt động của Công xã Pa-ri sau đó so sánh khái quát nhà nước của Công xã Pa-ri với nhà nước của giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản, để học sinh hiểu bản chất nhà nước Công xã Pa-ri: Sau khi cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 thành công. Ngày 26-3-1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu cử Hội đồng công xã theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu và đã chọn ra được 86 đại biểu, phần lớn là công nhân và tri thức, đại diện cho nhân dân lao động Pa-ri. Bộ máy nhà nước theo hình thức nghị viện tư sản được thay thế bằng Hội đồng công xã- một hình thức quốc hội vô sản, một tổ chức chính trị kiểu mới. - Khung tròn: Hội đồng công xã là cơ quan cao nhất của nhà nước mới, được thành lập qua bầu cử theo hình thức phổ thông đầu phiếu, gồm đại biểu của công nhân, tri thức dân chủ như: viên chức, nhà giáo, thầy thuốc, nhà báo tiến bộ…tiêu biểu cho các tầng lớp nhân dân lao động của thành phố Pa-ri. Trong công xã, công nhân nắm vị trí lãnh đạo. Công xã tập trung trong tay cả quyền lập pháp và quyền hành pháp, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. - Các khung nhỏ có đường nối với Hội đồng công xã là các uỷ ban trực thuộc: quân sự, đối ngoại giáo dục…do Hội đồng công xã lập ra. Đứng đầu là các uỷ viên công xã, chịu trách nhiệm trước Hội đồng công xã, trước nhân dân và có thể bị bãi miễn khi không được tín nhiệm. Như vậy, Hội đồng công xã đã nắm quyền vừa ban bố pháp luật, vừa lập các tiểu ban thi hành pháp luật. Khác hẳn với quốc hội của giai cấp tư sản Trường THCS Tân Phong - 9 - Năm 2010-2011 KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 8 Trần Thị Luân chỉ nắm quyền lập pháp, còn quyền hành pháp quan hệ trực tiếp đến đời sống, quyền lợi của nhân dân thì nằm trong tay chính phủ, nhân dân không kiểm soát được. Bộ máy nhà nước cũ của tư sản là do chế độ đại nghị cử ra, đại biểu được cử ra là đại diện cho giai cấp thống trị để bóc lột nhân dân, họ được hưởng nhiều đặc quyền,đặc lợi, nên ra sức bảo vệ chế độ của giai cấp bóc lột. Còn công xã Pa-ri là nhà nước của dân, do dân và vì dân. 3. Khai thác, sử dụng hình vẽ, tranh, ảnh trong sách giáo khoa Lịch sử. Hình vẽ, tranh, ảnh trong sách giáo khoa là một phần của đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học. Nó có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, gây hứng thú học tập hơn cho học sinh, mà còn là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng, có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm, tư duy cho học sinh. Hiện nay đa số học sinh rất thích xem tranh ảnh lịch sử, nhưng lại ít biết cách khai thác, sử dụng tranh ảnh để phục vụ bài học.Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên là phải hướng dẫn học sinh cách khai thác, sử dụng. Khi hướng dẫn học sinh khai thác, sử dụng , giáo viên cần giúp học sinh không chỉ biết miêu tả bề ngoài của tranh, ảnh, hình vẽ mà quan trọng hơn là phải biết khai thác nội dung lịch sử chứa đựng bên trong hình vẽ, tranh, ảnh.Thường thì giáo viên giới thiệu tên tranh, ảnh, hình vẽ, sau đó yêu cầu học sinh quan sát vào tranh, ảnh, hình vẽ để trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên. Ví dụ: Tìm hiểu mục I.Trung Quốc bị các nước đế quốc chia xẻ, ở Bài10.Trung Quốc giữa thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX. Khi khai thác, sử dụng Trường THCS Tân Phong - 10 - Năm 2010-2011 [...]... được rút ra trong quá trình giảng dạy Trường THCS Tân Phong - 19 - Năm 2010-2011 KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 8 Trần Thị Luân Sau khi vận dụng việc khai thác, sử dụng kênh hình trong Sách giáo khoa Lịch sử vào các giờ dạy bộ môn lịch sử 8 trong năm học vừa qua, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau: - Hệ thống kênh hình trong Sách giáo khoa Lịch sử gôm nhiều... khi khai thác sử dụng kênh hình giáo viên phải căn cứ vào nội dung yêu cầu giáo dưỡng giáo dục của bài học, trình độ nhận biết của học sinh, đặc trưng của từng loại kênh hình để lựa chọn cách khai thác và sử dụng sao cho phù hợp có hiệu quả nhất Trường THCS Tân Phong - 16 - Năm 2010-2011 KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 8 Trần Thị Luân Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử. .. phục tâm lí ngại sử dung kênh hình của giáo viên, tuyệt đối tránh tình trạng sử dụng mang tín hình thức minh hoạ cho bải giảng Trường THCS Tân Phong - 21 - Năm 2010-2011 KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 8 Trần Thị Luân PHẦN III KẾT LUẬN Trong quá trình dạy học Lịch sử nói chung và bộ môn Lịch sử ở THCS nói riêng, khai thác và sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa để phục vụ... thác sử dụng kênh hình trong Sách giáo khoa Lịch sử lớp 8 Ý kiến trên có thể là tài liệu tham khảo đối với giáo viên dạy bộ môn Lịch sử nói chung và bộ môn Lịch sử 8 nói riêng trong trường THCS Tối rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn bè đồng nghiệp để ý tưởng của tôi được hoàn thiện hơn Trường THCS Tân Phong - 22 - Năm 2010-2011 KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 8 Trần... ở lớp 8C tiết thứ hai, Bài 10 Trung Quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (Sách giáo khoa Lịch sử 8 trang 58 -62) Dạy xong tiết dạy thực nghiệm thứ hai ở lớp 8C, tôi tiếp tục tiền hành khảo sát, đánh giá nhận thức của học sinh ở cả ba lớp khối 8, tiếp tục đối chứng kết quả của lớp 8C với hai lớp 8B và 8A Trường THCS Tân Phong - 17 - Năm 2010-2011 KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ... vậy để khai thác sử dụng có hiệu quả, giáo viên cần nắm được đặc trưng của từng loại kênh hình và cách sử dụng của mỗi loại - Khi khai thác, sử dụng kênh hình vào phục vụ bất kì bài lịch sử nào, giáo viên phải căn cứ vào, yêu cầu giáo dục, giáo dưỡng của bài học, sử dụng phù hợp với trình độ và mức độ hiểu biết của học sinh - Trong một bài lịch sử thường có nhiều kênh hình, trong đó có những kênh hình. .. sử dụng kênh hình giáo viên phải luôn theo dõi kiểm tra sự thu nhận của học sinh, giúp học sinh phân tích nêu kết luận khái quát về Trường THCS Tân Phong - 20 - Năm 2010-2011 KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 8 Trần Thị Luân sự kiện, hiện tượng lịch sử được phản ánh trong kênh hình Giáo viên cũng cần lưu ý học sinh cách quan sát, khai thác kênh hình, giải thích nội dung kênh. .. sinh Vì vậy trong dạy học lịch sử giáo viên cần chú ý khai thác triệt để nội dung kênh chứ và kênh hình trong sách giáo khoa để phục vụ bài giảng - Trong các đợt bồi dưỡng thay sách giáo khoa, hay bồi dưỡng chu kì thường xuyên cho giáo viên ngoài nội dung bồi dưỡng về chương trình nội dung sách giáo khoa nên đưa nhiều nội dung bồi dưỡng cụ thể về các kênh hình trong Sách giáo khoa Lịch sử THCS - Khắc... đại (Sách giáo khoa Lịch sử 8 trang 111) để dạy mục II Nền văn hoá Xô Viết hình thành và phát triển ở Bài 22 Sự phát triển của khoa học- kĩ thuật và văn hoá thế giới nửa đầu thế kỷ XX Trường THCS Tân Phong - 13 - Năm 2010-2011 KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 8 - Trần Thị Luân Trước hết giáo viên yêu cầu học sinh quan sát chân dung của C.Xiôn-cốp-xki ở trong sách giáo khoa. .. xuất sắc trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ Với cách sử dụng những câu chuyện, tiểu sử và những cống hiến của các nhân vật lịch sử như trên vừa có sức truyền cảm giáo dục sâu sắc, vừa khôi phục ở các em trí tưởng tượng về các nhân vật, vĩ nhân trong lịch sử Trên đây là một số loại kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử cần được giáo viên khai thác sử dụng thường xuyên trong các giờ dạy và học lịch sử Khi . THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 8 Trần Thị Luân Sau khi vận dụng việc khai thác, sử dụng kênh hình trong Sách giáo khoa Lịch sử vào các giờ dạy bộ môn lịch sử 8 trong. 2010-2011 KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 8 Trần Thị Luân 4. Khai thác, sử dụng chân dung các nhân vật lịch sử trong sách giáo khoa. Chân dung các nhân vật lịch sử có. 2010-2011 KHAI THÁC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ LỚP 8 Trần Thị Luân Kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử cùng với kênh chữ là những nguồn cung cấp kiến thức kiến thức lịch sử cho

Ngày đăng: 22/12/2014, 21:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan