phương pháp tổ chức và thực hiện chương trình rèn luyện đội viên

19 3K 5
phương pháp tổ chức và thực hiện chương trình rèn luyện đội viên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đềtài : PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN Ở CÁC LIÊN ĐỘI I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Chính vì vậy Đảng ta đã không ngừng quan tâm, bồi dưỡng các Đội viên. Đảng luôn có những chương trình, chính sách, hoạt động nhằm giúp các Đội viên có thể phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Một trong những chương trình có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của Đội viên đó là “ Chương trình rèn luyện Đội viên”. Để thực hiện tốt chương trình này là một điều không rễ ràng. Vì vậy sau đây tôi và các bạn sẽ cùng trao đổi về Phương pháp tổ chức và thực hiện chương trình Rèn Luyện Đội Viên (RLĐV) ở các liên Đội. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN. Nội dung của chương trình RLĐV mang tính giáo dục định hướng, khi triển khai ở các địa phương cần áp dụng sáng tạo cho phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương. Nhất là ở các vùng miền khác nhau cần có nhưng bổ sung nội dung, yêu cầu rèn luyện để Đội viên thiếu nhi ở địa phương mình tự phấn đấu rèn luyện đạt kết quả tốt theo yêu cầu của Trung ương nhưng đồng thời cũng đáp ứng những yêu cầu cụ thể của địa phương. Đặc biệt là việc giáo dục truyền thống lịch sử và những phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương hoặc của từng dân tộc sống ở các vùng, miền khác nhau. Vì vậy phương pháp tổ chức và thực hiện chương trình này lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. III. THỰC TRẠNG. 1 Hiện nay việc thực hiện Chương trình RLĐV ở các địa phương chưa thực sự tốt. Sở dĩ có điều đó vì Tổng phụ trách ở các liên Đội chưa có sự hiểu biết rõ về nội dung cũng như cách thực hiện Chương trình này. Vì vậy tôi và các đồng chí sẽ cùng bàn về vấn đề này. Chương trình rèn luyện Đội viên bao gồm các nội dung sau: - Chương trình Đội viên “Măng non” hoặc gọi là chương trình “Sẵn sàng” hạng 3 cho các em từ 9 đến 11 tuổi. - Chương trình Đội viên “Sẵn sàng” hoặc gọi là chương trình “Sẵn sàng” hạng 2 cho các em từ 11 đến 13 tuổi. - Chương trình Đội viên “Trưởng thành” hoặc gọi là chương trình “Sẵn sàng” hạng nhất cho các em từ 13 đến 15 tuổi. Những nội dung, yêu cầu của Chương trình RLĐV là để Đội viên, thiếu nhi tự rèn luyện, được đánh giá kết quả phấn đấu của mình theo sự hướng dẫn của các anh chị phụ trách, thầy cô giáo và gia đình *** Việc tổ chức thực hiện và rèn luyện theo chương trình Đội viên phải làm thường xuyên. Đội viên phải tự rèn luyện hàng ngày, luôn phải vươn cao hơn yêu cầu của lứa tuổi, chi đội, liên đội và các anh chị phụ trách phải tổ chức các lớp huấn luyện, hướng dẫn cụ thể những nội dung của từng chương trình. Hiện nay, Hội đồng Đội Trung ương đã ban hành 13 chuyên hiệu và các loại giấy chứng nhận để đội viên và thiếu nhi phấn đấu thực hiện hàng năm: + Các loại chuyên hiệu: 1- Nghi thức đội viên. 2- Thông tin - liên lạc. 3- Nghệ sĩ nhỏ tuổi. 4- Thầy thuốc nhỏ tuổi. 5- An toàn giao thông. 6- Khéo tay hay làm. 2 7- Vận động viên nhỏ tuổi. 8- Nhà sinh học nhỏ tuổi 9- Chăm học 10- Nhà sử học nhỏ tuổi 11- Hữu nghị quốc tế 12- Kỹ năng trại 13- Thiếu nhi bảo vệ đường sắt + Các loại giấy chứng nhận: 1- Giấy chứng nhận đạt 13 loại chuyên hiệu 2- Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình rèn luyện Đội viên theo lứa tuổi. - Chương trình Măng non (cho lứa tuổi từ 9 đến 11) - Chương trình Sẵn sàng (cho lứa tuổi từ 11 đến 13) - Chương trình Trưởng thành (cho lứa tuổi từ 13 đến 15) Hiện nay, việc thực hiện chương trình RLĐV ở các địa phương còn chậm, chưa có hiệu quả cao, đặc biệt là các vùng, miền có điều kiện khó khăn. Lý do có lẽ còn tồn tại ở một số vấn đề sau: Sự am hiểu của cán bộ Đội, tổng phụ trách về chương trình rèn luyện Đội viên, công việc tuyên truyền, công tác kiểm tra, theo dõi và công nhận Đúng vậy, người cán bộ Đội không có kiến thức, không có sự hiểu biết về chương trình RLĐV thì sẽ không biết tiến hành, không biết ý nghĩa và nội dung của nó. Việc thực hiện để có hiệu quả thì công việc tuyên truyền lại là một khâu quan trọng, vì đây sẽ là cơ hội cho tất cả các đội viên tiếp thu những nội dung của chương trình, ý nghĩa và cách thực hiện nó. Tiếp đó, công việc theo dõi, kiểm tra và công nhận cũng rất quan trọng vì nó sẽ là sự đánh giá quá trình phấn đấu, rèn luyện của từng đội viên. Công việc đánh giá cũng cần đòi hỏi công bằng, xác đáng và thực hiện một cách khoa học Tất cả các lý do trên có thể do nhiều yếu tố mang lại. Xong, việc thực hiện chương trình RLĐV là rất quan trọng trong phong trào thiếu nhi. Vì vậy, chúng ta 3 cần phải tìm ra những phương pháp, biện pháp tối ưu, phù hợp với từng điều kiện địa phương để thực hiện có hiệu quả tốt, ngay từ cấp chi Đội, liên Đội. Để hiểu biết rõ hơn về chương trình này, tôi xin giới thiệu với các bạn về Tiêu chuẩn của 13 chuyên hiệu trong chương trình RLĐV: *** 1. Chuyên hiệu: Nghi thức đội viên. *Hạng ba: 1- Biết hát đúng Quốc ca, Đội ca. 2- Biết và hiểu rõ khẩu hiệu Đội. 3- Thực hiện các yêu cầu vê Nghi thức Đội. 4- Biết 2 bài trống Nghi thức Đội: Chào cờ, Hành tiến. 5- Tham gia hướng dẫn Sao nhi đồng hoạt động. *Hạng nhì: Đã đạt hạng ba. 1- Biết mục tiêu phấn đấu của, rèn luyện của đội viên. 2- Thực hành thuần thục các yêu cầu đội viên về Nghi thức Đội. 3- Biết 3 bài trống Nghi thức Đội: Chào cờ, chào mừng, hành tiến. 4- Hướng dẫn sao nhi đồng hoạt động thành thạo. *Hạng nhất: Đã đạt hạng nhì. 1- Hiểu nội dung-chương trình rèn luyện đôi viên. 2- Đã đọc Điều lệ Đoàn, hiểu ý nghĩa của huy hiệu Đoàn, cờ Đoàn. 3- Thành thạo các bài trống của Đội. 4- Phụ trách Sao nhi đồng hoặc hướng dẫn giúp các Đội viên bậc dưới thực hiện chương trình RLĐV. 2. Chuyên hiệu: Thông tin - liên lạc. *Hạng ba: 1- Biết các dấu đi đường khi hành quân cắm trại. 2- Biết hướng dẫn một số trò chơi. 3- Đã tham gia chơi “trò chơi lớn”. 4 *Hạng nhì: Đã đạt hạng ba. 1- Sử dụng thành thạo các dấu đi đường khi hành quân cắm trại. 2- Thuộc và biết sử dụng tín hiệu Moóc. 3- Biết viết và dịch 4 loại mật thư thường sử dụng cho các hoạt động tập thể của Đội. *Hạng nhất: Đã đạt hạng nhì. 1- Biết và sử dụng thành thạo các kĩ năng truyền tin đã học. 2- Biết truyền tin và nhận tin bằng còi, Semaphore và ánh trăng. 3- Biết viết và dịch các loại mật thư sử dụng cho các hoạt động tập thể. 3. Chuyên hiệu: Nghệ sĩ nhỏ. *Hạng ba: 1- Hát đúng quốc ca, Đội ca. 2- Thuộc và hát được 5 bài hát về Bác Hồ và Đội TNTP Hồ Chí Minh. 3- Thuộc một bài thơ, kể một câu chuyện về Bác Hồ. 4- Tham gia hội diễn văn nghệ của lớp, của trường. *Hạng nhì: Đã đạt hạng ba. 1-Hát đúng các bài: Lãnh tụ ca, Quốc tế ca. 2- Đọc 3 bài thơ, kể 5 câu chuyện và hát 5 bài hát về Bác Hồ. 3- Biết hát các bài hát theo chủ đề. 4- Tham gia hội diễn văn nghệ của lớp, của trường. *Hạng nhất: Đã đạt hạng nhì. 1- Thuộc ít nhất 5 bài hát truyền thống của Đoàn. 2- Biết nói chuyện để tuyên truyền cổ động và góp sức vào các phong trào cải tạo, xây dựng quê hương mình (tham gia đội tuyên truyền măng non). 3- Đã xem một số phim, tác phẩm thơ ca, âm nhạc, hội hoạ, biết thu hoạch về cái hay, cái đẹp trong mỗi tác phẩm. 4- Đã tham gia sáng tác ít nhất một trong các loại hình văn, thơ, nhạc, hoạ. Tham gia các hoạt động phong trào văn hoá, văn nghệ, xã hội thường xuyên của trường và địa phương. 5 4. Chuyên hiệu: Thầy thuốc nhỏ tuổi. *Hạng ba. 1- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi công cộng, không ăn quả xanh, không uống nước lã, không hút thuốc lá, thuốc lào, không uống rượu, bia. 2- Biết xử lý khi đứt tay, chảy máu cam, cảm nắng, cảm lạnh. 3- Biết phòng bệnh mùa hè, mùa đông. 4- Nhận biết 5 cây thuốc nam: nhọ nồi, hương nhu, đinh lăng, rau má, sả và tác dụng chữa bệnh của từng cây. *Hạng nhì: Đã đạt hạng ba. 1- Biết làm sạch, gon gàng nơi ngủ và nơi vệ sinh của gia đình. 2- Không hút thuốc lá, thuốc lào, không dùng matuý, không uống rượu, bia. 3- Biết buộc ga rô khi bị rắn cắn, chó dại cắn, máu chảy nhiều. Biết băng cố định khi bị gãy xương chân tay. Biết hô hấp nhân tạo. 4- Nhận biết 10 cây thuốc nam và tác dụng chữa bệnh của từng cây, tham gia trồng cây thuốc nam ở gia đình, ở trường. *Hạng nhất: Đã đạt hạng nhì. 1- Biết tại sao và làm thế nào cho tim, phổi, dạ dày, răng, mũi, mắt, tai được tốt lành. 2- Phân biệt được động mạch, tĩnh mạch, làm được ga rô cầm máu. 3- Biết xử lý các trường hợp: Đau bung, bông gân, điện giật, chết đuối, bỏng, động vật cắn, đốt, ngộ độc, bị ngạt. 4- Biết giữ gìn vệ sinh em gái. 5. Chuyên hiệu: An toàn giao thông. *Hạng ba. 1- Biết những điều luật qui định về an toàn giao thông cho người đi bộ. 2- Biết các qui tắc giao thông, các biển báo, biển chỉ dẫn, tín hiệu: Đi xe ngược chiều, thuận chiều, xuống dốc, lên dốc, trường học, bệnh viện, đường nguy hiểm *Hạng nhì: Đã đạt hạng ba. 6 1- Biết hướng dẫn , giải thích cho bạn và mọi người thực hiện các quy định về luật giao thông cho người đị bộ, đi xe đạp. 2- Biết các biển báo thông thường về giao thông đường sắt, đường sông. *Hạng nhất: Đã đạt hạng nhì. 1- Biết ít nhất 30 biển báo giao thông có liên quan đến đường bộ, đường sắt, đường sông, trong hệ thống biển báo giao thông. 2- Tham gia giữ trật tự, an toàn giao thông ở địa phương. 6. Chuyên hiệu: Khéo tay, hay làm. *Hạng ba: 1- Tự làm các việc phụ bản thân, vệ sinh các nhân sạch sẽ. 2- Biết giúp gia đình, người thân công việc hàng ngày. Qúet dọn nhà cửa sạch sẽ, gon gàng. Nấu cơm, chăm sóc cây trồng, chăm sóc con vật nuôi trong gia đình. 3- Tham gia tốt các hoạt động lao động ở trường, lớp và trên địa bàn dân cư, tham gia phong trào xanh-sạch-đẹp. 4- Thực hiện tốt chương trình thủ công, vẽ, có một số sản phẩm được điểm cao. 5- Tự làm một đồ chơi bằng giấy, vải, gỗ cho bản thân và em bé. *Hạng nhì: Đã đạt hạng ba. 1- Tự phục vụ tốt mọi sinh hoạt của bản thân. 2- Thu dọn nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp, chăm sóc cây trồng 3- Giúp đỡ cha mẹ nấu cơm, chăn nuôi gia súc, sửa chữa đồ dùng của cá nhân và gia đình. 4- Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở trường, lớp, Đội trên địa bàn dân cư: Công trình Măng non, vệ sinh thôn xóm, trường lớp, phong trào xanh-sạch-đẹp. *Hạng nhất: Đã đạt hạng nhì. 1- Chỗ học, chỗ ngủ của bản thân ngăn nắp, gọn gàng, vệ sinh quần áo sạch sẽ, biết tẩy vết bẩn, giặt, gấp là quần áo phẳng phiu cho bản thân và gia đình. 2- Chủ động xếp sắp nhà cửa, góc học tập gọn gàng, ngăn nắp, sạch đẹp. Chủ dộng giúp đỡ mọi việc trong gia đình như sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi 7 3- Biết sửa chữa nhỏ: Lau chùi, vát xăm xe đạp, sửa chữa bếp dầu, sửa chữa phích cắm điện, đồ dùng điện và các đồ dùng đơn giản của gia đình. 4- Có một số vật phẩm tự tay làm như: Sổ tay, nhật ký, cắt dán, vẽ, nặn, đồ dùng sinh hoạt học tập, may vá, thêu, đan lát một đồ chơi tặng nhi đồng. 5- Tự chế biến một số món ăn ngon như: Đồ xôi, nấu chè, làm nem, làm chả nướng, nộm, canh cua, canh mọc 7. Chuyên hiệu: Vận động viên nhỏ tuổi. *Hạng ba: 1- Tập đúng bài thể dục buổi sáng và giữa giờ. 2- Biết bơi hoặc nhảy dây, đã cầu và các môn thể thao khác, phù hợp với bản thân. 3- Đi bộ 5 Km 4- Vận động được các ban cùng tham gia hoạt động TDTT *Hạng nhì: Đã đạt hạng ba. 1- Biết bơi thành thạo và xử lý khi bị chuột rút, hoặc tham gia vào một đội TDTT của chi đội, liên đội. 2- Đi xe đạp được 10 Km (hoặc đi bộ, leo núi) không mệt. 3- Tham gia thi ít nhất một môn TDTT và vận động được các bạn tham gia. *Hạng nhất: Đã đạt hạng nhì. 1- Bơi ít nhất được 50 m hoặc đi bộ được 10 km ( không mệt) 2- Tập luyện 4 môn điền kinh kết hợp. 3- Biết một bài võ hoặc một bài thể dục nhịp điệu của lứa tuổi. 4- Biết làm trọng tài một vài môn TDTT hoặc hường dẫn một môn thể thao. 8. Chuyên hiệu: Nhà sinh học nhỏ tuổi. *Hạng ba: 1- Biết tên và hình dáng một số con vật, gia súc, thú trong rừng, cây ăn quả, lương thực, cây thuốc, cây lấy gỗ. 2- Biết ích lợi và tác hại của một số con vật và cây trồng trên. 8 3- Có hành động chăm sóc, bảo vệ cây , con trong gia đình. *Hạng nhì: Đã đạt hạng ba. 1- Sưu tầm được một số tranh ảnh về các loại thú quý, cây cảnh đẹp và những gia súc, cây trồng trong địa phương có giá trị kinh tế đối với Đội, trường, lớp 2- Chăm sóc cây trồng, con vật nuôi ở gia đình, tham gia phong trào xanh-sạch-đep ở gia đình, trường lớp và địa phương. 3- Biết hướng dẫn, giới thiệu cho bạn mình về lợi ích một số loại cây, con sau khi sưu tầm được. *Hạng nhất: Đã đạt hạng nhì. 1- Sưu tầm, biết tả cụ thể một số loại động vật, thực vật đã được học trong chương trình và ngoại chương trình. Tìm hiểu tác dụng, lợi ích của các động, thực vật đó về kinh tế, môi trường 2- Có hành động cụ thể chăm sóc bảo vệ nuôi dưỡng, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng môi trương xanh-sạch-đẹp thông qua các cây , con. Yêu thiên nhiên, sinh vật, phát triển VAC. Tham gia hoạt động trừ diệt các loại sâu bọ, động vật có hại đến sức khoẻ con người và môi sinh, mùa màng. Biết theo dõi trừ dịch bệnh cho cây, con ở gia đình, địa phương. 3- Hiểu một số kỹ thuật tiên tiến về trồng trọt, chăn nuôi. Cải tạo giống, bảo tồn các con vật quý hiếm. 9. Chuyên hiệu: Chăm học. *Hạng ba: 1-Đi học đều (không nghỉ học, không đi muộn) chăm chỉ học tập. 2- Thực hiện tốt việc học ở lớp. Chú ý nghe giảng bài. Hăng hái phát biểu ý kiến, không quay cóp khi kiểm tra. 3- Thực hiện tốt việc học ở nhà: - Học thuộc bài, làm bài tập đầy đủ. - Có thời khoá biểu học ở nhà, có góc học tập. 4- Giúp đỡ bạn học kém. 9 - Học tập bạn học giỏi. - Vượt khó học tập tốt, giúp ít nhất một bạn học kém cùng tiến bộ. 5- Đạt kết quả học tập tốt: - Có sự tiến bộ về học tập, giành điểm cao trong các bài kiểm tra và thi. *Hạng nhì: Đã đạt hạng ba. 1- Đi học đều, chuyên cần (Không bỏ tiết, nghỉ học không có lý do) 2- Thực hiện tốt việc học ở lớp, ở nhà. - Học tập chuyên cần, có phương pháp. - Học đều các môn học. - Có góc học tập, thực hiện tốt giờ tự học ở trường và ở nhà. 3- Vượt khó học tốt, giúp bạn vượt khó bằng việc làm cụ thể. Không dấu dốt, học tập bạn, không quay cóp khi kiểm tra. 4- Áp dụng bài học vào thực tiễn. 5- Đạt kết quả học tập tốt, luôn tiến bộ trong học tập. *Hạng nhất: Đã đạt hạng nhì. 1- Có động cơ và thái độ học tập tốt, có ý thức tích luỹ kiến thức. 2- Áp dụng phương pháp học tập tốt. Học đều các môn (không học lệch hoặc chỉ tập chung vào các môn thi). Vận dung bài học vào thực tiễn cuộc sống. 3- Giúp bạn học tốt, vượt khó, giúp được ít nhất một bạn kém tiến bộ, học hỏi bạn học giỏi. 4- Làm bài kiểm tra, thi nghiêm túc. 5- Đạt kết quả học tập tốt (có sự tiến bộ trong học tập) và trong các bài kiểm tra, thi. 10. Chuyên hiệu: Nhà sử học nhỏ tuổi. *Hạng ba: 1- Biết các ngày đổi tên của Đội, biết tiểu sử Kim Đồng. 2- Biết tiểu sử của Bác Hồ và thuộc 5 điều Bác Hồ dạy. 3- Biết các di tích lịch sử cách mạng, thắng cảnh, trụ sở cơ quan chính quyền và các nghề truyền thống của địa phương mình. 10 [...]... học nhỏ tuổi” hạng nhất * Thực hiện chuyên hiệu: 15 Theo quy định thực hiện chương trình RLĐV, đội viên ở lứa tuổi nào có nhiệm vụ rèn luyện theo chương trình, hạng bậc dành cho lứa tuổi mình, với điều kiện đã hoàn thành chương trình của các hạng bậc thấp hơn như vậy, đội viên muốn thực hiện chuyên hiệu “Nhà sử học nhỏ tuổi” hạng nhất cần phải hoàn thành công tác rèn luyện đội viên bậc Măng non sẵn sàng... quan tâm của cả cộng đồng xã hội Sự giáo dục các em đòi hỏi một chương trình hợp lý, có hiệu quả - đó là Chương trình rèn luyện Đội viên Xong, để thực sự chương trình này có hiệu quả như mong muốn thì cần phải có một đội ngũ cán bộ Đội nhiệt tình và một phương pháp tổ chức thực hiện một cách sáng tạo, khoa học Có như vậy chất lượng đội viên mới được nâng lên tạo đà cho thế hệ kế cận - tương lai của... thực hiện cho phụ trách cho đội và ban chỉ huy chi đội - Phụ trách chi đội có trách nhiệm chính trong việc triển khai theo dõi tiến độ thực hiện công tác RLĐV của từng đội viên cần phải có kế hoạch hướng dẫn học sinh mình tự rèn luyện - Tổng phụ trách, bí thư Đoàn cần bồi dưỡng và yêu cầu cao đối với BCH chi đội, phải hoàn thành chương trình sớm hơn các bạn khác và tham gia hướng dẫn các bạn thực hiện. .. mỗi em phải có một phiếu rèn luyện và sổ theo dõi xem mình đã đạt nhưng kiến thức, kỹ năng gì và những hành vi đạo đức nào Trong các buổi sinh hoạt Đội, các anh chị phụ trách và BCH Đội sẽ kiểm tra phiểu rèn luyện và sổ tay của từng em, đồng thời đề ra những biện pháp nhằm giúp đỡ các em học tập và rèn luyện tốt hơn Có thể tóm tắt các bước thực hiện chuyên hiệu như sau: Bước 1: Tổng phụ trách lên kế hoạch,... giữa các chi đội trong toàn trừơng Kết quả thực hiện chuyên hiệu của từng đội viên sẽ được đánh giá theo phiếu rèn luyện và kiểm tra khảo sát của ban chỉ đạo, tổ phụ trách sẽ làm thủ tục đề nghị lên huyện đoàn để cấp giấy chứng nhận cho các em Riêng đội với đội viên lớn thực hiện công tác RLĐV hạng nhất nên có sự kiểm tra, giám sát của Hội đồng Đội huyện trước khi làm thủ tục công nhận Tổng phụ trách... liên Đội phải thành lập một Ban chỉ đạo, Ban giám khảo có chất lượng để kiểm tra đội viên Trong công tác chỉ đạo và tổ chức kiểm tra nhất thiết phải gắn với công tác thi đua công nhận cháu ngoan Bác Hồ, công nhận chi Đội mạnh Một em Đội viên, thiếu nhi được tham gia kiểm tra để công nhận ít nhất 3 chuyên hiệu trong số 13 loại được ban hành *** Để cụ thể, sau đây tôi xin đưa ra cách tổ chức thực hiện và. .. trách Đội lên kế hoạch thực hiện cho toàn liên Đội và quán triệt tinh thần, công việc cho từng chi Đội Có thể như sau: STT Tên chi đội Tên chuyên hiệu 1 2 Lê Văn Tám Nhà sử học nhỏ tuổi Thời gian thực Thời gian kiểm tra Người phụ hiện Từ đến công nhận Ngày trách thực hiện Nguyễn Văn An Trong công tác tuyên truyền và lên kế hoạch, người phụ trách Đội phải biết gắn kết với các phong trào địa phương, ... chi đội phối hợp với chi đoàn trường và giáo viên sử hướng dẫn cho đội viên tự tìm hiểu sách báo, kết hợp giảng bài trên lớp, tổ chức hội thảo chuyên đề, thi tìm hiểu, báo tường, tham quan, nghe nói chuyện về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam Bước 5: Dự trù kinh phí cho việc triển khai chương trình: Lấy từ quỹ Đội để cân đối, trang bị thêm cơ sở, vật chất để tuyên truyền tổ chức. .. thức Đội viên, nghệ sĩ nhỏ tuổi, kỹ năng trại, an toàn giao thông ) 2 Công tác tuyên truyền, lên kế hoạch Xác định được đối tượng đội viên và điều kiện địa phương, người phụ trách Đội phải tiến hành công tác tuyên truyền và lên kế hoạch thực hiện Tuỳ vào điều kiện thực tế có thể tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Nói chuyện, phát loa phóng thanh, thâu băng phát thanh, tập huấn cho cán bộ các chi Đội. .. phương, các cơ quan, tổ chức có liên quan Đặc biệt là thời gian 14 phát động các chuyên hiệu phải vào các dịp có ý nghĩa (Ví dụ như chuyên hiệu Nhà sử học nhỏ tuổi phát động và kiểm tra vào ngày 22/12 hoặc 30/4, chuyên hiệu Khéo tay hay làm vào ngày 8/3, chuyên hiệu Nghi thức Đội viên vào ngày 26/3 ) 3 Công tác kiểm tra công nhận Quy mô tổ chức kiểm tra công nhận là chi Đội, liên Đội, tiến hành kiểm . Đềtài : PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN Ở CÁC LIÊN ĐỘI I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng. vậy sau đây tôi và các bạn sẽ cùng trao đổi về Phương pháp tổ chức và thực hiện chương trình Rèn Luyện Đội Viên (RLĐV) ở các liên Đội. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN. Nội dung của chương trình RLĐV mang. Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Một trong những chương trình có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của Đội viên đó là “ Chương trình rèn luyện Đội viên . Để thực hiện tốt chương trình này là một

Ngày đăng: 22/12/2014, 13:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • V.KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan