giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên đại học tây bắc hiện nay

94 412 0
giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên đại học tây bắc hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Thế kỷ 21 thế kỷ của sự bùng nổ về thông tin khoa học và kỹ thuật hiện đại, tiên tiến nhất từ trước đến nay. Những thành tựu mà nhân loại đã đạt được trong những năm gần đây đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều dân tộc trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia thuộc các nước đang phát triển về mặt kinh tế, lại trải qua nhiều cuộc chiến tranh kéo dài. Song, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, Việt Nam cũng đang từng ngày từng giờ thay đổi diện mạo của mình. Hiện nay, trong sự nghiệp xây dựng đất nước, với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế đòi hỏi chúng ta phải mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế và giao lưu văn hoá với các nước trên thế giới. Thông qua việc mở rộng quan hệ, chúng ta đã tiếp thu được nhiều thành tựu văn minh của nhân loại, làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc. Nhưng cũng trong quá trình mở cửa hội nhập, sự xâm nhập của văn hoá và lối sống ngoại lai làm cho văn hoá truyền thống dân tộc có nguy cơ bị lãng quên. Trong đời sống xã hội, đã có những biểu hiện coi nhẹ những giá trị truyền thống, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Đặc biệt, tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Các tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, đó là một thực trạng đáng lo ngại. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng và quản lý của Nhà nước, bên cạnh những mặt tích cực, đã xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ, trái với các chuẩn mực của xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc. 2 Một bộ phận trong các tầng lớp, các thành phần xã hội khi mưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp lên nhưng khuôn mẫu, những giá trị đạo đức đích thực. Nạn tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính và các tệ nạn xã hội khác đang phát triển tràn lan. Một bộ phận trong lớp trẻ hiện nay có tâm lý sống thực dụng, buông thả, quay lưng lại với văn hóa, đạo đức truyền thống Trong bối cảnh đó, việc bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống là vấn đề cần phải nhìn nhận nghiêm túc và có sự quan tâm đặc biệt cùng với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế thị trường ở nước ta. Từ thực tế đó, Đảng ta đặt ra yêu cầu phải gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ đạo đức và công bằng xã hội, vừa phát triển kinh tế thị trường, đồng thời phải bảo tồn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư khóa VII, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã khẳng định: Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa. Đi vào kinh tế thị trường, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị truyền thống sẽ làm mất đi bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác. Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về "Một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay" tiếp tục khẳng định: Sự phát triển của một dân tộc phải vươn tới cái mới tạo ra cái mới, nhưng lại không thể tách rời khỏi cội nguồn. Phát triển phải dựa trên cội nguồn, bằng cách phát huy cội nguồn, trở về cội nguồn, giữ được cội nguồn. Cội nguồn đó của mỗi dân tộc là văn hóa (cốt lõi là những giá trị luân lý đạo đức). Thực tiễn chứng tỏ rằng, tương lai của mỗi dân tộc phụ thuộc một phần rất lớn vào thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng. Sinh viên Đại học Tây Bắc là lực lượng trẻ, với trên dưới 10.000 sinh viên, chủ yếu là con em đồng bào dân 3 tộc ở Tây Bắc, thích ứng nhanh với những biến đổi của thời đại, đặc biệt là những điều được cho là đến từ “Thế giới văn minh”. Cũng chính vì thế mà nhiều khi các em chưa ý thức hết được giá trị của việc giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống trong bản sắc văn hóa của dân tộc. Giới sinh viên đã nảy sinh xu hướng quan tâm nhiều đến lợi ích kinh tế của cá nhân, điều đó được biểu hiện trong việc chọn ngành nghề để làm giàu hoặc có quyền lực. Khi tất nghiệp ra trường, phần lớn trong số họ không muốn làm việc ở các cơ quan của tổ chức Đảng, đoàn thể, giáo dục "Thập nạn" trong sinh viên hiện nay, như tiêu cực trong thi cử, cờ bạc, quan hệ tình dục phóng túng,, mê tín dị đoan, uống rượu say, nghiện hút, cắm quán, trộm cướp, ham mê văn hoá phẩm đồi truỵ, vô kỷ luật, mất trật tự vệ sinh, đua đòi, chạy theo lối sống thực dụng cho thấy, thực trạng đạo đức sinh viên đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, giải quyết. Liệu chúng ta có thể giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa khi thanh niên bị phai nhạt lý tưởng, thiếu ý thức giữ gìn những giá trị truyền thống dân tộc? Làm như thế nào để chúng ta "hội nhập" mà không bị "hòa tan", phát triển mà không bị "mất gốc", trọng truyền thống mà không bảo thủ, tất cả những điều đó đã và đang yêu cầu thanh niên Việt Nam nói chung - sinh viên Đại học Tây Bắc nói riêng nâng cao hơn nữa bản lĩnh của mình, đứng vững trước mọi thử thách khắc nghiệt của cuộc sống hiện đại dựa vào việc phát huy những giá trị đạo đức tryền thống của dân tộc. Với ý nghĩa đó, vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là vấn đề hết sức cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đó cũng là lý do để tác giả của luận văn chọn: " Giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên đại hoc Tây Bắc hiện nay)" làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 4 Xung quanh vấn đề đạo đức truyền thống những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu ở dưới các góc độ khác nhau, một số bài viết đã đề cập đến khía cạnh này hay khía cạnh khác của vấn đề, cụ thể như: "Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường" do Thái Duy Tuyên chủ biên, Hà Nội, 1994; "Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên, 1995; "Sự biến đổi định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường" của Thái Duy Tuyên, Tạp chí Triết học, số 5-1995; "Sự tác động hai mặt của cơ chế thị trường đối với đạo đức người cán bộ quản lý" của Nguyễn Tĩnh Gia, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, 2-1997; "Định hướng xã hội chủ nghĩa về các quan hệ đạo đức trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay" của Đỗ Huy, Tạp chí Triết học, số 5, 1998; "Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục, rèn luyện đạo đức trong nền kinh tế thị trường" của Hoàng Trung, Tạp chí Triết học, số 5, 1998; "Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển" của Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học, số 2, 1998; "Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay", Luận án tiến sĩ Triết học của Trần Sĩ Phán, 1999; "Vì sao Hồ Chí Minh lại đặc biệt chú trọng đến vấn đề đạo đức?" của Hoàng Trung, Tạp chí Triết học, số 4, 2000; "Tình cảm đạo đức và giáo dục tình cảm đạo đức trong điều kiện hiện nay" của Nguyễn Văn Phúc, Tạp chí Triết học, số 6, 2000, "Kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay", Luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Văn Lý, 2000; "Giá trị đạo đức và sự biểu hiện của nó trong đời sống xã hội" của Mai Xuân Lợi, Tạp chí Triết học, số 3, 2001, "Lý tưởng đạo đức và việc giáo dục lý tưởng đạo đức cho thanh niên trong điều kiện hiện nay" của Đoàn Văn Khiêm, Tạp chí Triết học, số 5 2, 2001; "Kết hợp chặt chẽ giáo dục lý luận với xây dựng đạo đức mới của người cán bộ lãnh đạo quản lý" của Nguyễn Ngọc Long, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4, 2001 ; "Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và cái phổ biến toàn nhân loại của đạo đức trong nền kinh tế thị trường" của Trần Nguyên Việt, Tạp chí Triết học, số 5, 2002; "Kế thừa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay" của Lê Sĩ Thắng, Tạp chí Triết học, số 5, 2002; "Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục" của Nguyễn Đình Tường, Tạp chí Triết học, số 6, 2002; "Khoa học công nghệ và đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường" của Nguyễn Đình Hòa, Tạp chí Triết học, số 6, 2002; "Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay", Luận án tiến sĩ Triết học của Lê Thị Hoài Thanh, 2002; "Tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ lãnh đạo chính trị hiện nay" của Trần Văn Phòng, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5, 2003 v.v Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, bài viết trên đều có ý nghĩa to lớn đối với việc kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống hiện nay ở nước ta. Tuy nhiên, những công trình này chưa đề cập một cách trực tiếp đến việc giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên trường đại học Tây Bắc trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Trên cơ sở phân tích thực trạng giáo dục đạo đức truyền thống của sinh viên trường đại học Tây Bắc hiện nay và nguyên nhân của nó, luận văn đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên trường đại học Tây Bắc hiện nay. 6 3.2. Nhiệm vụ của luận văn - Khái quát hóa một số vấn đề lý luận và vai trò của việ giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên trường đại học Tây Bắc hiện nay. - Phân tích thực trạng việc giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên trường đại học Tây Bắc hiện nay và nêu lên những nguyên nhân. - Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên trường đại học Tây Bắc trong giai đoạn hiện nay . 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên trường đại học Tây Bắc hiện nay. 5. Đóng góp khoa học và ý nghĩa của luận văn - Góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng và yêu cầu của việc giáo dục những đạo đức truyền thống cho sinh viên trường đại học Tây Bắc hiện nay. - Trên cơ sở khái quát thực trạng công tác giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên trường đại học Tây Bắc hiện nay bước đầu đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên trường đại học Tây Bắc trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn "Đạo đức học" ở trường đại học Tây Bắc. Đồng thời, nó cũng góp phần nhất định vào việc nhận thức rõ vai trò của việc giáo dục đạo đức truyền thống cho tầng lớp sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, 7 tác giả luận văn cố gắng lượng hóa nội dung các giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc, làm cho đạo đức truyền thống dân tộc mãi mãi là những chuẩn mực đạo đức mà mỗi con người Việt Nam luôn hướng tới. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả luận văn sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích và tổng hợp quy nạp và diễn dịch, điều tra xã hội học nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đặt ra. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 2 chương, 4 tiết. 8 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC HIỆN NAY 1.1 Một số vấn đề về việc giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên trƣờng đại học Tây Bắc hiện nay 1.1.1 Khái niệm đạo đức, đạo đức truyền thống Khái niệm đạo đức, trong tâm lý học đạo đức được hiểu theo những khía cạnh sau: Nghĩa hẹp: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân. Nghĩa rộng hơn: Đạo đức là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ với tự nhiên, đạo đức là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội với tự nhiên. Theo Chiết tự: Đạo: Đường đi, hướng đi, lối làm việc, ăn ở. Đức theo Khổng Tử sống đúng luân thường là có Đức. Theo đạo Lão Tử tu thân tới mức hiệp nhất với trời đất, an hoà với mọi người là có Đức. Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó thuộc về vấn đề tốt - xấu, hơn nữa xem như là đúng - sai, được sử dụng trong ba phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và trừng phạt đôi lúc 9 còn được gọi là giá trị đạo đức, nó gắn với nền văn hóa, tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và những luật lệ của một xã hội về cách đối xử từ hệ thống này. Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội,với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội . Đạo đức là một hiện tượng lịch sử và xét cho cùng, là sự phản ánh của các quan hệ xã hội. Có đạo đức của xã hội nguyên thuỷ, đạo đức của chế độ chủ nô, đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản, đạo đức cộng sản. Lợi ích của giai cấp thống trị là duy trì và củng cố những quan hệ xã hội đang có, trái lại, giai cấp bị bóc lột tuỳ theo nhận thức về tính bất công của những quan hệ ấy mà đứng lên đấu tranh chống lại và đề ra quan niệm đạo đức riêng của mình. Trong xã hội có giai cấp, đạo đức có tính giai cấp. Đồng thời, đạo đức cũng có tính kế thừa nhất định. Các hình thái kinh tế - xã hội thay thế nhau, nhưng xã hội vẫn giữ lại những điều kiện sinh hoạt, những hình thức cộng đồng chung. Tính kế thừa của đạo đức phản ánh "những luật lệ đơn giản và cơ bản của bất kì cộng đồng người nào" (Lê nin). Đó là những yêu cầu đạo đức liên quan đến những hình thức liên hệ đơn giản nhất giữa người với người. Mọi thời đại đều lên án cái ác, tính tàn bạo, tham lam, hèn nhát, phản bội và biểu dương cái thiện, sự dũng cảm, chính trực, độ lượng, khiêm tốn "không ai nghi ngờ được rằng nói chung đã có một sự tiến bộ về mặt đạo đức cũng như về tất cả các ngành tri thức khác của nhân loại" (Enghen). Quan hệ giữa người với người ngày càng mang tính nhân đạo cao hơn. Ngay trong xã hội nguyên thuỷ đã có những hình thức đơn giản của sự 10 tương trợ và không còn tục ăn thịt người. Với sự xuất hiện của liên minh bộ lạc và nhà nước, tục báo thù của thị tộc dần dần mất đi. Xã hội chủ nô coi việc giết nô lệ là việc riêng của chủ nô, đến xã hội phong kiến, việc giết nông nô bị lên án. Đạo đức phong kiến bóp nghẹt cá nhân dưới uy quyền của tôn giáo và quý tộc, đạo đức tư sản giải phóng cá nhân, coi trọng nhân cách. "Nhưng chúng ta vẫn chưa vượt được khuôn khổ của đạo đức giai cấp. Một nền đạo đức thực sự có tính nhân đạo, đặt lên trên sự đối lập giai cấp và mọi hồi ức về sự đối lập ấy chỉ có thể có được khi nào xã hội đã tới một trình độ mà trong thực tiễn của đời sống, người ta không những thắng được mà còn quên đi sự đối lập giai cấp". Đó là trình độ của xã hội tương lai, xã hội cộng sản chủ nghĩa. Giá trị đạo đức là một bộ phận trong hệ giá trị tinh thần của đời sống xã hội và được con người lựa chọn, nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi ứng xử giữa con người với con người, con người với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Giá trị đạo đức biến đổi theo sự biến đổi của đời sống xã hội. Về khái niệm truyền thống, trong lịch sử đã từng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề "truyền thống". Theo Từ điển Bách khoa Triết học của Liên Xô, "truyền thống" có nguồn gốc từ tiếng Latinh là traditio - sự chuyển giao, lưu truyền lại - đó là các giá trị tinh hoa văn hóa được lưu truyền từ những thế hệ trước và nó được gìn giữ ở các xã hội, giai cấp hay nhóm xã hội nhất định. Trong cuốn Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa có đoạn viết: "Từ đây, cái được gọi là truyền thống chỉ khi nào nó trở thành một bộ phận thiết yếu của cuộc sống chúng ta và chỉ khi nào nó bảo tồn cuộc sống chúng ta và chỉ khi nào nó có khả năng phát triển cuộc sống của chúng ta" [3, tr. 23]. [...]... cần thiết phải giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên đại học Tây Bắc hiện nay, cũng là một đảm bảo cho thành công 35 của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh - Sinh viên Đại học Tây bắc với sự hiểu biết của họ về các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Đại đa số sinh viên Đại học Tây bắc là những người... trong cơ chế thị trường rất cần có đạo đức, chữ tâm, chữ tín được đề cao, "làm giàu chính đáng", "cạnh tranh lành mạnh", giàu sang phải hợp với đạo lý Có như vậy giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên mới đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp, hóa hiện đại hóa 1.2.2 Sự cần thiết phải giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên Đại học Tây Bắc hiện nay Sự ra đời và phát triển của kinh... lượng người tri thức mới phục vụ cho mục tiêu phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Từ thực trạng đó, việc giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên Đại học Tây Bắc hiện nay, là một việc làm cần thiết và hết sức cấp bách Có như vậy, mới góp phần giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo tồn được bản sắc văn hóa và các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta Mặt khác, tính... ngũ giáo viên và các cán bộ quản lý giáo dục ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao Đội ngũ này về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của đất nước 1.2 Vai trò của việc giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên đại học Tây Bắc. .. xảy ra hiện tượng sinh viên, giết người, cướp của, tự tử, hiếp dâm , con số nghiện hút trong sinh viên cũng không phải là ít Tuổi trẻ sôi nổi nhiệt tình, có trình độ nhận thức khá, nhạy bén nên sinh viên trường đại học Tây Bắc nhanh chóng tiếp thu và nắm bắt cái mới, đặc biệt với thành phần dân tộc khá đông, là cơ hội để các bạn sinh viên trường Đại học Tây bắc có thể giao lưu đoàn kết trong học tập... sinh viên nói riêng, được giáo dục tốt thì sẽ đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Sinh viên hiện nay nhìn chung có trình độ học vấn cao, hiểu biết rộng, nhiều tài năng trẻ xuất hiện trong hàng ngũ sinh viên Điều kiện kinh tế - xã hội lại có nhiều thuận lợi tạo cho sinh viên có nhiều cơ hội để phát triển, họ có thể nắm bắt những cái mới, tiếp thu trình độ khoa học. .. cải cách giáo dục Từ đó, ngành giáo dục nói chung, giáo dục đào tạo đại học, cao đẳng nói riêng, của đất nước ta ngày càng phát triển Trong văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII đã nhấn mạnh: 26 Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cũng như cán bộ quản lý giáo dục cả về... để sinh viên phát huy hết tài năng sẵn có của mình, mặt khác phải tăng cường có hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng nhân sinh quan, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì sự phồn vinh của Tổ quốc và hạnh phúc của bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa" Giáo dục cho học sinh, sinh. .. các chuẩn mực đạo đức truyền thống dân tộc, làm hoen ố những giá trị đạo đức truyền thống mà ông cha ta đã đổ biết bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu xương để tạo dựng nên Vấn đề tác động của cơ chế thị trường đối với đạo đức đã có nhiều cách lý giải khác nhau Có quan điểm cho rằng, kinh tế thị trường và đạo đức là bài xích lẫn nhau, kinh tế thị trường càng phát triển thì đạo đức càng suy thoái... tình đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động, là đức hy sinh cao thượng tất cả vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, là sự tế nhị trong cư xử, tính giản dị trong lối sống [8, tr 10-11] 15 Xung quanh việc xác định các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam, đã có rất nhiều quan điểm của các học giả, các nhà khoa học bàn về vấn đề này Giáo sư Vũ Khiêu cho rằng, những giá trị đạo đức . của việ giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên trường đại học Tây Bắc hiện nay. - Phân tích thực trạng việc giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên trường đại học Tây Bắc hiện nay và. VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC HIỆN NAY 1.1 Một số vấn đề về việc giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên trƣờng đại học Tây Bắc hiện nay 1.1.1. là giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên trường đại học Tây Bắc hiện nay.

Ngày đăng: 22/12/2014, 09:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan