thực trạng và giải pháp giao dịch mua ký quỹ trên thị trường chứng khoán việt nam

58 967 2
thực trạng và giải pháp giao dịch mua ký quỹ trên thị trường chứng khoán việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chủ đề: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIAO DỊCH MUA KÝ QUỸ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ GIAO DỊCH KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁN 1.1/. Khái niệm, đặc điểm, ưu nhược điểm và rủi ro của giao dịch ký quỹ chứng khoán Giao dịch ký quỹ có nguồn gốc từ thị trường tương lai về hàng hóa. Thị trường tương lai đã xuất hiện từ thời trung cổ, nó được phát triển để đáp ứng yêu cầu của giới nông dân và lái buôn. Đi vào phân tích tình huống nông dân ở thời điểm thu hoạch trong tương lai, giá cả hàng hóa có thể rất cao nhưng cũng có thể rất thấp và điều này ảnh hưởng rất nhiều đến họ nhất là khi họ cần tiền. Và tương tự, giới lái buôn cũng chịu rủi ro khi giá cả hàng hóa biến động ở tương lai, trong khi họ là những người luôn cần hàng. Do vậy nông dân và lái buôn gặp nhau trước thời điểm thu hoạch để thỏa thuận giá cả cho thời điểm họ có hàng hoặc cần hàng trong tương lai. Điều đó có nghĩa là họ đã thương lượng loại hợp đồng tương lai về hàng hóa – là loại hợp đồng cung cấp cách thức mua bán hàng hóa giữa các bên để có thể loại trừ rủi ro do giá cả hàng hóa không ổn định trong tương lai. Sự phát triển của thị trường tương lai, kèm theo sự gia tăng những rủi ro dẫn đến việc xuất hiện hệ thống thanh toán bù trừ các giao dịch. Nền tảng của thanh toán bù trừ là một hệ thống tiền gửi hoặc bảo lãnh tiền gửi, được yêu cầu từ những người tham gia thị trường tương lai. Trong thực tế trao đổi, những khoản tiền gửi này được gọi là giao dịch kỹ quỹ, đó là số tiền mà khách hàng phải trả vào tài khoản của công ty môi giới khi anh ta thiết lập vị thế, được gọi là ký quỹ, tỷ lệ kỹ quỹ thường 1-10% giá trị hợp đồng tương lai. Từ hoạt động kỹ quỹ trong giao dịch hàng hóa đã được vận dụng sang các sản phẩm tài chính khác như là chứng khoán (Giao dịch kỹ quỹ trên thị trường chứng khoán), ngoại tệ (Giao dịch ký quỹ at FOREX), vàng (Gold giao dịch kỹ quỹ) …và tiếp tục phát triển vào những năm 20 của đầu thế kỷ 20. 1.1.1/. Khái niệm mua ký quỹ chứng khoán Giao dịch ký quỹ chứng khoán là giao dịch mua bán chứng khoán của khách hàng có sử dụng tiền vay của công ty chứng khoán và sử dụng các chứng khoán khác có trong tài khoản và chứng khoán mua được bằng tiền vay để cầm cố Theo đó sản phẩm tài chính giao dịch ký quỹ là loại sản phẩm dịch vụ mà công ty chứng khoán (công ty môi giới) cung cấp cho khách hàng. Trong đó, công ty chứng khoán 1 (công ty môi giới) cho phép nhà đầu tư mượn tiền của nhà môi giới (công ty môi giới, công ty chứng khoán) để mua chứng khoán, trong trường hợp họ không đủ tiền để mua. Có thể hiểu, nó giống như một khoản vay thông thường có thế chấp, do một cá nhân thực hiện, để có tiền đáp ứng cho nhu cầu đầu tư. Ví dụ: Nhà đầu tư A dự đoán giá của cổ phiếu BVH tăng trong tương lai và muốn mua 3.000 cổ phiếu BVH với giá 50.000 đồng/cổ phiếu nhưng chỉ có 75 triệu đồng trong tài khoản. Nhà đầu tư A có thể vay CTCK nơi mở tài khoản 75 triệu đồng còn thiếu (50% vốn). Lợi nhuận nhà đầu tư A đạt được là chênh lệch giữa giá bán và giá mua 3.000 cổ phiếu này trừ đi lãi suất vay của CTCK. 1.1.2/. Đặc điểm mua ký quỹ chứng khoán + Trước hết là do tính chất đòn bẩy của giao dịch ký quỹ, cho phép NĐT giao dịch mua bán một số lượng chứng khoán lớn hơn nhiều lần chỉ với một khoản đặt cọc ít ban đầu, so với hình thức giao dịch hoàn toàn bằng tiền mặt. Khi NĐT phán đoán đúng tình hình thị trường, thì lợi nhuận từ giao dịch kỹ quỹ sẽ được khuyếch đại lên rất nhiều lần. + Hơn nữa đây là loại hình thường có mức lãi suất khá thấp so với lãi suất đi vay tiền mặt thông thường để mua chứng khoán. + Ngược lại, khi giá chứng khoán tăng, NĐT có thể rút bớt số tiền chênh lệch ra để kinh doanh tiếp hoặc tiêu dùng cho những mục đích cá nhân khác. Thích hợp với những NĐT với số vốn ít nhưng có thể mua lượng chứng khoán nhiều hơn số tiền thực có. + Lợi nhuận từ tài khoản ký quỹ có thể được sử dụng tiếp để đặt cọc mua thêm chứng khoán. + Không phải tất cả các loại chứng khoán đều được mua bằng hình thức giao dịch ký quỹ. Theo đó các chứng khoán vô danh, OTC, IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) không được phép mua bằng hình thức giao dịch kỹ quỹ. Điều này làm giới hạn danh mục đầu tư của các NĐT. + Nhà đầu tư phải trả lãi và phí hoa hồng cho khoản vay nên nợ càng cao lãi phải trả càng nhiều. Điều này làm giảm thu nhập và vốn của NĐT. + NĐT không được quyền kéo dài thời gian của lệnh gọi ký quỹ. Đó là yêu cầu mà họ phải hoàn trả toàn bộ hoặc một phần nợ của họ bằng tiền mặt, hoặc nộp thêm chứng khoán từ bên ngoài vào tài khoản hoặc bán một số chứng khoán trong tài khoản của họ. 2 1.1.2/. Vai trò giao dịch ký quỹ chứng khoán 1.1.2.1/. Vai trò của giao dịch ký quỹ chứng khoán đối với TTCK Có kinh doanh là có vay nợ, do vậy hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ "Đòn bẩy tài chính" sẽ còn có đất để phát triển. Lợi ích của hoạt động này (đối với nhà đầu tư, đối với tổ chức cung ứng dịch vụ và đối với thị trường) đã quá rõ, vấn đề còn lại là từng thành viên tham gia phải tìm cách để giảm thiểu đến mức thấp nhất tổn thất mà hoạt động này có thể gây ra. Vai trò to lớn nhất của giao dịch ký quỹ đối với thị trường chứng khoán là góp phần làm gia tăng tính thanh khoản, khuyến khích thêm nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia thị trường, tiến gần hơn tới TTCK thế giới. Với quy mô niêm yết và giao dịch sẽ tăng lên nhanh chóng trong những năm tới, điều hiển nhiên là nhu cầu vay đầu tư chứng khoán sẽ càng nhiều thêm. Các ngân hàng thương mại sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu vay cho từng cá nhân vì chi phí thẩm định các khoản vay và kiểm soát rủi ro tín dụng sẽ rất lớn. Trong khi thực tế trên thế giới, các ngân hàng thương mại không trực tiếp cho nhà đầu tư vay mua chứng khoán mà kênh tín dụng này được thực hiện qua các công ty môi giới chứng khoán. Nhà đầu tư được vay một phần tiền từ các công ty chứng khoán theo tỷ lệ ký quỹ ban đầu và cam kết dùng tài sản thế chấp chính là các chứng khoán. Giao dịch ký quỹ đang là nhu cầu chính đáng và bức thiết của đa số các nhà đầu tư, của các công ty môi giới chứng khoán, ngân hàng thương mại và cũng là đòi hỏi chính đáng để thị trường phát triển. Nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính trong giao dịch ký quỹ là đòn bẩy có nguyên tắc, được kiểm soát và thừa nhận của pháp luật. Với xu thế của thị trường tăng trưởng, xác suất cao để nhà đầu tư thành công trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Các công ty chứng khoán cũng có nguồn thu tốt hơn nhờ khối lượng giao dịch tăng vọt. Nhưng quan trọng hơn cả là tính thanh khoản của thi trường sẽ tăng đáng kể và đó là cơ sở để thị trường sơ cấp phát triển. Giao dịch tăng đột biến vừa qua là bằng chứng cho thấy không chỉ nhà đầu tư được lợi mà công ty chứng khoán áp dụng đòn bẩy cũng gặt hái siêu lợi nhuận. Một trong những tác động dễ thấy nhất của giao dịch ký quỹ đối với thị trường chứng khoán là sẽ đưa giá chứng khoán dần trở về với giá trị thực của nó. Thật vậy, nhà đầu tư chỉ 3 kinh doanh bằng tài khoản ký quỹ khi nào họ nhận thấy giá chứng khoán đó đang thấp hơn giá trị thực của nó, và họ tiên oán rằng giá sẽ tăng trong tương lai. Theo qui luật thị trường, cung tăng đến mức mà đủ lớn hơn cầu sẽ đẩy giá tăng và sẽ đến lúc bằng hoặc cao hơn giá trị thực thì họ sẽ bán chứng khóan để hiện thực hóa lợi nhuận của mình. Khi giao dịch ký quỹ được phép thực hiện trên thị trường chứng khoán thì nó sẽ làm tăng tính thanh khoản cho thị trường và từ đó sẽ làm cho thị trường trở nên năng động hơn. Với sự phát triển của sản phẩm giao dịch ký quỹ sẽ làm tăng tính chuyên nghiệp hơn cho nhà đầu tư, từ đó sẽ làm giảm dần đi những tác động xấu đối với thị trường chứng khoán do sự ít hiểu biết, do “tâm lý đám đông” của nhà đầu tư gây nên. 1.1.2.2/. Vai trò của giao dịch ký quỹ chứng khoán đối với các nhà đầu tư Nếu như giao dịch ký quỹ chỉ có lợi cho thị trường chứng khoán mà không mang đến lợi ích nào cho nhà đầu tư thì cũng sẽ không thể phát triển được. Không phải ngẫu nhiên mà hoạt động này lại được phát triển lâu đời ở các thị trường tài chính và thị trường chứng khoán phát triển mà bởi vì sự hấp dẫn của nó đối với nhà đầu tư rất lớn. Vai trò của giao dịch ký quỹ đối với các nhà đầu tư là giúp họ có cơ hội để gia tăng lợi nhuận nhanh. Sự thật không thể phủ nhận việc sử dụng công cụ tài chính đòn bẩy đem lại lợi nhuận cao và nhanh cho nhà đầu tư. Với khoản tiền ký quỹ 100 triệu đồng, nhà đầu tư có thể giao dịch lên đến 200 – 300 triệu đồng. Khi thị trường tăng điểm, có những mã cổ phiếu tăng trần 3 – 4 phiên liên tiếp đã đem lại khoản lợi nhuận rất hấp dẫn. Từ khả năng sinh lời cao chỉ với số vốn ít đã kích thích nhà đầu tư sử dụng GDKQ do mong muốn kiếm lời nhanh Tại sao sử dụng ký quỹ ? Tất cả là lực đòn bẩy. Vì rằng các công ty vay tiền để đầu tư vào các dự án, nhà đầu tư có thể vay tiền từ các công ty chứng khoán, ngân hàng và có lực đòn bẩy cho lượng tiền mặt họ đầu tư. Lực đòn bẩy sẽ khuếch đại mỗi điểm tăng của cổ phiếu. Nếu nhà đầu tư có một sự đầu tư đúng, ký quỹ sẽ tăng lợi nhuận của nhà đầu tư một cách đáng kể. Một khoản ký quỹ ban đầu 50% cho phép bạn - NĐT mua gấp đôi lượng cổ phiếu mà họ có thể mua bằng tiền mặt trong tài khỏan. Rất đơn giản để nhận thấy NĐT có thể kiếm được nhiều tiền hơn bằng cách sử dụng tài khoản ký quỹ hơn là giao dịch bằng tiền mặt thuần túy. Vấn đề đặt ra là liệu cổ phiếu của NĐT có tăng hay không. Các chuyên gia đầu tư luôn tranh cãi liệu có nên đầu tư vào những cổ phiếu đang tăng hay không. Chúng ta không 4 cân nhắc các tranh luận ở đây, nói một cách đơn giản là ký quỹ đã tạo cơ hội cho các nhà đầu tư tăng lợi nhuận. Để minh họa rõ nét hơn sức mạnh của lực đòn bẩy là thông qua một ví dụ. Hãy tưởng tượng một tình huống mà chúng ta đều muốn trải qua tạo ra lợi nhuận khổng lồ: Chúng ta sẽ giữ 20.000 USD giá trị của cổ phiếu mua bằng cách sử dụng 10.000 USD ký quỹ và 10.000 USD tiền mặt. Cổ phiếu của Công ty Cory’s Tequilla giao dịch với giá 100 USD và bạn cảm nhận rằng nó sẽ tăng giá đáng kể. Thông thường, bạn chỉ có thể mua 100 cổ phiếu (100 x $100 = $10,000). Do bạn đầu tư ký quỹ, bạn có thể mua 200 cổ phiếu (200 x $100 = $20,000). 1.1.2.3/. Vai trò của giao dịch ký quỹ đối với CTCK Ở các nước có TTCK phát triển thì nghiệp vụ giao dịch ký quỹ là một nghiệp vụ thường xuyên. Ở VN thì mới có văn bản hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ giao dịch ký quỹ này. Mặc dù vậy trước đó các CTCK vẫn thực hiện nghiệp vụ cho khách hàng vay để mua chứng khoán, dùng chứng khoán đã mua để cầm cố. Việc đưa giao dịch ký quỹ vào thực hiện là phù hợp với tình hình phát triển của TTCK và là điều tất yếu. Với con số 51 CTCK hiện nay có cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ Giao dịch ký quỹ đưa vào thực hiện có vai trò sau : Thêm được sản phẩm mới cho công ty chứng khoán. Việc các công ty đưa ra tỷ lệ ký quỹ, các loại chứng khoán ký quỹ, lãi suất hợp lý. Có thể giúp công ty thu hút được khách hàng. Tăng tính cạnh tranh giữa các công ty Tăng khối lượng giao dịch của nhà đầu tư. Kích thích nhà đầu tư giao dịch nhiều hơn. Số hoa hồng, lãi vay, phí giao dịch thu được nhiều hơn 1.2 Quy trình hoạt động, và các quy định có liên quan giao dịch ký quỹ 1.2.1/. Qui trình hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán Ở các TTCK phát triển, thủ tục để thực hiện giao dịch ký quỹ thông thường như sau: Thực hiện giao dịch ký quỹ, khách hàng phải ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ với CTCK. Sau khi mở tài khoản giao dịch ký quỹ, khách hàng được vay một tỷ lệ nhất định so với giá trị số chứng khoán định mua. Tỷ lệ vay tối đa tại hầu hết các nước là 50% giá trị đặt mua, một số nước cho vay tới 70% giá trị đặt mua. Khách hàng sẽ cầm cố bằng chính số chứng khoán mua được từ tài khoản giao dịch ký quỹ để đảm bảo cho khoản vay. 5 Sau khi giao dịch, nhà đầu tư phải đảm bảo tỷ lệ ký quỹ duy trì. Tỷ lệ này được đo bằng công thức: MV-D MV Trong đó: MV là giá trị thị trường của chứng khoán thế chấp, D là giá trị khoản vay.Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ cho vay nói trên và thông lệ trong khoảng 35%-50%. Trường hợp tỷ lệ ký quỹ duy trì cao hơn mức nói trên, nhà đầu tư có nghĩa vụ đóng thêm tài sản ký quỹ (tiền hoặc chứng khoán) để đảm bảo tỷ lệ ký quỹ duy trì. Nếu không đóng thêm, CTCK có quyền bán chứng khoán trong tài khoản giao dịch ký quỹ để thu hồi nợ vay. Hình 1.1: Giao dịch có sử dụng đòn bẩy Ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể về giao dịch ký quỹ, nhưng có các hình thức như cầm cố chứng khoán, thấu chi hợp tác đầu tư, và cho vay bảo chứng để chỉ hoạt động của giao dịch bảo chứng trên thị trường chứng khoán. Do quy định về chức năng hoạt động của công ty chứng khoán hạn chế nên những hoạt động này chủ yếu là giữa ngân hàng và NĐT thông qua CTCK. Ở Việt Nam, theo Thông tư Số 74/2011/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch chứng khoán thì quy trình giao dịch ký quỹ như sau: Nhà đầu tư muốn thực hiện giao dịch ký quỹ phải mở tài khoản giao dịch ký quỹ tại công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán. Tại mỗi công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch, nhà đầu tư chỉ được phép mở một tài khoản giao dịch ký quỹ. Công ty chứng khoán phải quản lý tách biệt tài khoản giao dịch ký quỹ của nhà đầu tư với các tài khoản giao dịch khác. 1.2.2/. Các quy định có liên quan 1.2.2.1/. Tỷ lệ ký quỹ 6 • Tỷ lệ ký quỹ: là tỷ lệ giữa tài sản thực có so với tổng tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường • Tỷ lệ ký quỹ ban đầu: là tỷ lệ giữa tài sản thực có (trước khi thực hiện giao dịch) so với giá trị hợp đồng giao dịch (dự kiến thực hiện) tính theo giá thị trường Theo đó nó là tỷ lệ % tối thiểu của giá trị giao dịch mà NĐT phải có trong tài khoản ký quỹ khi thực hiện giao dịch mới. Tỷ lệ ký quỹ ban đầu thường được quy định bằng các cơ quan quản lý và sự đặc thù của mỗi nhà môi giới (công ty môi giới) • Tỷ lệ ký quỹ duy trì: là tỷ lệ tối thiểu giữa tài sản thực có so với tổng tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường • Ngày 30/8, UBCK đã ban hành Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán. Theo quy định này thì + Tỷ lệ ký quỹ ban đầu do công ty chứng khoán quy định nhưng không được thấp hơn 60%. + Tỷ lệ ký quỹ duy trì do công ty chứng khoán quy định nhưng không được thấp hơn 40%. + Căn cứ vào tình hình hoạt động thị trường chứng khoán, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có thể điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ. 1.2.2.2/. Chứng khoán được giao dịch ký quỹ Chứng khoán đủ điều kiện giao dịch ký quỹ bao gồm: cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán, không bao gồm các chứng khoán đăng ký niêm yết giao dịch trên hệ thống giao dịch UpCom và không thuộc các trường hợp sau: 1. Có thời gian niêm yết dưới 06 tháng tính đến thời điểm công bố danh sách; trường hợp cổ phiếu chuyển sàn niêm yết thì thời gian niêm yết được tính là tổng thời gian niêm yết ở cả hai Sở Giao dịch chứng khoán; 2. Bị đặt trong tình trạng bị tạm ngừng giao dịch, bị đưa vào diện cảnh báo, bị hủy niêm yết, bị đưa vào diện kiểm soát; 3. Kết quả kinh doanh của tổ chức niêm yết chứng khoán là có lỗ căn cứ trên báo cáo tài chính gần nhất đã kiểm toán hoặc có ý kiến soát xét của tổ chức kiểm toán (tùy trường hợp nào gần nhất thời điểm xem xét); Trường hợp tổ chức niêm yết là quỹ đầu tư đại chúng, có tối thiểu một tháng có giá trị tài sản ròng (NAV) tính trên một đơn vị chứng chỉ quỹ nhỏ 7 hơn mệnh giá căn cứ trên báo cáo thay đổi giá trị tài sản ròng hàng tháng xét trong 03 tháng liên tiếp tính đến thời điểm được lựa chọn để giao dịch ký quỹ. Công ty chứng khoán không được cho khách hàng vay tiền để thực hiện giao dịch ký quỹ: a) Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư do chính công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành trong vòng sáu (06) tháng tính từ khi hoàn tất đợt phát hành. b) Đối với cổ phiếu của công ty niêm yết sở hữu từ 50% trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán và đối với cổ phiếu của công ty niêm yết do công ty chứng khoán sở hữu từ 50% trở lên vốn điều lệ. c) Đối với cổ phiếu của chính công ty chứng khoán phát hành. d) Khi khách hàng không bảo đảm tỷ lệ ký quỹ theo quy định tại Hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ và các quy định tại Quy chế này. Trường hợp chứng khoán không còn nằm trong danh sách chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ, công ty chứng khoán không được thực hiện cho vay mới đối với các chứng khoán này và không được tính chứng khoán này làm tài sản đảm bảo trên tài khoản giao dịch ký quỹ cho các khoản vay mới. Theo các quy định trên, qua thống kê (tại ngày 1/6/2011) cho thấy có 329 mã chứng khoán đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Tổng giá trị vốn hóa tối đa của số cổ phiếu được phép giao dịch ký quỹ là gần 124.000 tỷ đồng, với tỷ lệ cho vay khoảng 30%, giá trị giao dịch theo dự kiến của UBCKNN thì tổng số tiền mà các CTCK có thể cung cấp cho thị trường là 31.000 tỷ đồng ( con số này có thể thay đổi theo giá chứng khoán) Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm công bố danh sách CK không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ. Trên cơ sở các CK không được phép GD ký quỹ do Sở giao dịch CK cung cấp, các CTCK lựa chọn danh sách CK được phép giao dịch ký quỹ. CTCK phải có nghĩa vụ công khai thông tin về các điều kiện giao dịch ký quỹ bao gồm : danh sách CK được giao dịch ký quỹ, lãi suất vay ký quỹ, thời hạn vay, phương thức thực hiện lệnh gọi bổ sung. Các thông tin về các điều kiện trên phải được công bố tại trụ sở và trên website của CTCK. Tuy nhiên việc công bố các mã CK được phép giao dịch, tỷ lệ ký quỹ và các vấn đề về giao dịch ký quỹ lại không được thực hiện tại nhiều CTCK. Trả lời vấn đề này, các CTCK cho rằng tỷ lệ ký quỹ được thay đổi liên tục, lên không đề cập trong danh sách. Chỉ khi khách hàng đặt lệnh mới biết tỷ lệ ký quỹ là bao nhiêu 1.2.2.3/. Điều kiện công ty chứng khoán thực hiện giao dịch ký quỹ 8 Công ty chứng khoán thực hiện giao dịch ký quỹ phải thỏa mãn các điều kiện quy định về giao dịch ký quỹ sau: 1. Được cấp phép thành lập và hoạt động theo pháp luật chứng khoán Việt Nam; được cấp phép hoạt động nghiệp vụ môi giới chứng khoán; là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán; 2. Không có lỗ lũy kế lớn hơn hoặc bằng 50% vốn điều lệ (tính theo báo cáo tài chính có kiểm toán gần nhất nhưng không quá 06 tháng đến thời điểm nộp báo cáo thực hiện giao dịch ký quỹ); 3. Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu không vượt quá 6 lần. 4. Tỷ lệ vốn khả dụng theo quy định tại Thông tư số 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính là lớn hơn 150% trong vòng ba (03) tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp báo cáo thực hiện giao dịch ký quỹ; 5. Có hệ thống giao dịch phục vụ giao dịch ký quỹ, giám sát tài khoản giao dịch ký quỹ; quy trình nghiệp vụ và quy trình quản lý rủi ro cho nghiệp vụ giao dịch ký quỹ; 6. Có tối thiểu 2 nhân viên có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán để thực hiện hoạt động giao dịch ký quỹ. 1.3/. Giao dịch ký quỹ ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho TTCK Việt Nam 1.3.1/. Giao dịch ký quỹ chứng khoán ở một số nước trên thế giới 1.3.1.1/. Tìm hiểu hoạt động giao dịch ký quỹ ở thị trường chứng khoán Mỹ Đối với một số nước như Mỹ không có các tổ chức chuyên doanh lĩnh vực tài chính chứng khoán mà rất nhiều tổ chức tài chính như NHTM, nhà môi giới chứng khoán được phép tham gia vào hoạt động này như là một trong các nghiệp vụ kinh doanh. Trước năm 1920, không có quy định nào điều chỉnh hoạt động tài chính chứng khoán phục vụ cho giao dịch ký quỹ. Sau cuộc đại suy thoái năm 1929, vấn đề này mới được pháp luật Mỹ đặt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt để ngăn ngừa các tổ chức tài chính cho vay quá mức. Hiện nay, hoạt động tài chính chứng khoán chịu sự điều chỉnh của Quy chế của Cục Dự trữ liên bang. Tuy nhiên, hoạt động vay và cho vay chứng khoán của các tổ chức này cũng được kiểm soát nghiêm ngặt để ngăn ngừa tình trạng cho vay quá mức, dẫn đến rủi ro hệ thống. Cho dù thực hiện theo mô hình nào thì hoạt động này đều có một điểm chung là: vì đây là các hoạt động 9 giao dịch phức tạp và ẩn chứa nhiều rủi ro nên thường chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật và thường bị hạn chế đối với các TTCK mới thành lập. 1.3.1.2/. Sự phát triển giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Đài Loan Ngay khi TTCK vừa ra đời, năm 1962 một số giao dịch ký quỹ đã được cho phép thực hiện một cách hạn chế. Tháng 6/1974, theo yêu cầu của công chúng đầu tư về việc mở rộng hoạt động giao dịch ký quỹ nhằm thúc đẩy sự phát triển của TTCK trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng tương lai Đài Loan (TSPC) đã ban hành “Hướng dẫn về hoạt động cho vay để mua chứng khoán và cho vay chứng khoán của các định chế tài chính”, đồng thời hướng dẫn Ngân hàng Truyền thông, Ngân hàng Đài Loan và Ngân hàng Đất đai tổ chức thực hiện các giao dịch ký quỹ. Tháng 8/1979, “Quy chế quản lý ngành tài chính chứng khoán” được ban hành, sau đó, Công ty tài chính chứng khoán Fuh-Hwa được thành lập và đi vào hoạt động ngày 21/4/1980 với tư cách là một tổ chức tài chính chuyên thực hiện các hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán. Tháng 1/1990, Luật Chứng khoán và giao dịch chứng khoán được sửa đổi, cho phép các CTCK thực hiện vay và cho vay chứng khoán. Kể từ năm 1994, hoạt động tài chính chứng khoán được mở rộng, TSPC cho phép thành lập hàng loạt Công ty tài chính chứng khoán như Global, Fu Bon, Entie, đánh dấu sự chấm dứt một giai đoạn ngành tài chính chứng khoán giữ vai trò định hướng chính sách trong lĩnh vực chứng khoán, chuyển sang giai đoạn kinh doanh trên cơ sở cạnh tranh thực sự. Giá trị giao dịch ký quỹ trên tổng giá trị giao dịch toàn thị trường tăng mạnh, từ 14,87% năm 1990 lên trên 38,29% năm 2001. 1.3.1.3/. Sự phát triển giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Nhật Bản Tại Nhật Bản, nhiều Công ty tài chính chứng khoán đã được thành lập sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II bằng cách chuyển đổi các CTCK hiện tại nhằm mục đích ổn định và tăng cường hoạt động của các CTCK thông qua việc cung cấp các khoản vay để thực hiện giao dịch ký quỹ. Sau khi Luật Chứng khoán và Giao dịch Chứng khoán được sửa đổi năm 1955, các Công ty tài chính ckhoán thành lập phải được Bộ Tài chính cấp phép. Sau thời gian này, 9 Công ty tài chính chứng khoán đã được sáp nhập thành 3 công ty để tăng cường chức năng tài chính chứng khoán, đó là Công ty tài chính chứng khoán Nhật Bản (vốn điều lệ 10 tỷ Yên), Công ty tài chính chứng khoán Osaka (vốn điều lệ 3,5 tỷ Yên) và Công ty tài chính chứng khoán Chubu (vốn điều lệ 200 triệu Yên) (tính đến tháng 6/2003). Đặc thù của 10 [...]... khoản giao dịch chứng khoán ký giữa CTCK và khách hàng phải quy định tỷ lệ ký quỹ được áp dụng (cũng như thỏa thuận về lãi suất trên số dư tiền gửi giao dịch chứng khoán) Quy chế giao dịch tại HASTC và HOSE quy định về giao dịch ký quỹ cũng khác nhau Quy chế giao dịch tại HOSE quy định: "Khi đặt lệnh bán chứng khoán hoặc quảng cáo bán chứng khoán (khi đặt lệnh mua chứng khoán hoặc quảng cáo mua chứng khoán) ,... muốn thực hiện giao dịch ký quỹ phải mở tài khoản giao dịch ký quỹ tại công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán Tại mỗi công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch, nhà đầu tư chỉ được phép mở 01 tài khoản giao dịch ký quỹ 2.1.2/ Quyết định Số 637/QĐ-UBCK ngày 30.8.2011 - Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán Theo quy định tại điều 16, tỷ lệ ký quỹ. .. bù trừ chứng khoán) , trong đó những nội dung chính cần phải đề cập bao gồm:  Cuối cùng, theo thông lệ quốc tế cần quy định rõ giao dịch vay và cho vay chứng khoán phải thực hiện trên cơ sở Hợp đồng mẫu và phải làm thành văn 12 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TÀI CHÍNH GIAO DỊCH KÝ MUA QUỸ CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1/ Những... KHOÁN VIỆT NAM 2.1/ Những quy định pháp lý giao dịch mua ký quỹ ở Việt Nam 2.1.1/ Thông tư số 74/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về giao dịch chứng khoán Thông tư này hướng dẫn về giao dịch chứng khoán với nhiều quy định mới thuận lợi hơn cho hoạt động giao dịch và tính thanh khoản của thị trường như: mở nhiều tài khoản, mua bán chứng khoán trong ngày, giao dịch ký quỹ đã được phép áp dụng Cũng theo... thống giao dịch phục vụ giao dịch ký quỹ, giám sát tài khoản giao dịch ký quỹ; quy trình nghiệp vụ và quy trình quản lý rủi ro cho nghiệp vụ giao dịch ký quỹ; có tối thiểu 2 nhân viên có chứng chỉ hành nghề để thực hiện hoạt động giao dịch ký quỹ Theo thống kê của Đầu tư Chứng khoán, trên website UBCK, hiện có 51 CTCK đã đăng ký cung cấp dịch vụ margin cho NĐT, chiếm hơn 50% so với con số 99 CTCK được thực. .. nếu muốn tồn tại trong cạnh tranh  Giao dịch ký quỹ là giải pháp tạo tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán Giao dịch ký quỹ đã có lịch sử 170 năm, bắt đầu từ năm 1830 tại thị trường chứng khoán New York (Mỹ) và ngày nay đã trở nên phổ biến ở hầu hết các thị trường chứng khoán trên thế giới Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 đã khiến chỉ số chứng khoán VN-Index rơi từ vùng 1.000 điểm... chủ sở hữu của công ty chứng khoán; - Tổng mức cho vay giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán đối với một khách hàng không được vượt quá 3% vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán; và không vượt quá 10% vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán đối với một loại chứng khoán - Tổng số chứng khoán cho vay giao dịch ký quỹ của một công ty chứng khoán không được vượt quá 5% tổng số chứng khoán niêm yết của một... CTCK được giao dịch ký quỹ trong đó có 18 CTCK đang niêm yết trên sàn như CTCK Sài Gòn (SSI), CTCK Hồ Chí Minh (HSC), CTCK VNDirect… Một số công ty niêm yết hiện vẫn chưa được giao dịch ký quỹ như CK Bảo Việt (BVSC), CK Hòa Bình (HBS), Chứng khoán SME, chứng khoán Tràng An (TAS)… Lỗ nhiều thì “cắt” giao dịch ký quỹ: Theo quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ của UBCKNN, đối với công ty chứng khoán, để... thị trường mới thành lập do vay và cho vay chứng khoán về bản chất là các giao dịch phức tạp và ẩn chứa nhiều rủi ro nếu hệ thống quản lý thị trường không đủ hiệu quả 1.3.2/ Bài học kinh nghiệm khi áp dụng giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Việt Nam  Một là thành lập Công ty tài chính chứng khoán Cùng với sự phát triển của thị trường, tính thanh khoản của thị trường ngày một nâng cao, trình độ và năng... của giao dịch ký quỹ hiện tại trên TTCK, việc áp dụng các tỷ lệ ký quỹ theo Quy chế áp dụng từ ngày 1/8 sẽ không gây ra nguy cơ giải chấp với phần lớn khoản đã ký quỹ hiện nay có tỷ lệ ký quỹ 50%, nhưng có nguy cơ với các khoản ký quỹ có tỷ lệ ký quỹ thấp hơn và giá trị tài sản đã giảm hơn 8% Đối với các khoản ký quỹ mới sau ngày 1/8, tác động mà NĐT cảm nhận rõ là sức mua khi dùng dịch vụ ký quỹ sẽ . đề: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIAO DỊCH MUA KÝ QUỸ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ GIAO DỊCH KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁN 1.1/. Khái niệm, đặc điểm, ưu nhược điểm và rủi ro của giao. CẦU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TÀI CHÍNH GIAO DỊCH KÝ MUA QUỸ CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1/. Những quy định pháp lý giao dịch mua ký quỹ ở Việt Nam 2.1.1/. Thông tư số 74/2011/TT-BTC. thị trường chứng khoán, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có thể điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ. 1.2.2.2/. Chứng khoán được giao dịch ký quỹ Chứng khoán đủ điều kiện giao dịch ký quỹ bao gồm: cổ phiếu, chứng

Ngày đăng: 22/12/2014, 09:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan