tổ chức công tác kế toán tập hợp cpsx và tính giá thành tại công ty cổ phần vinaconex7

111 234 0
tổ chức công tác kế toán tập hợp cpsx và tính giá thành tại công ty cổ phần vinaconex7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường ĐHCN H Nà ội Khoa Kế Toỏn- Kiển toỏn MỤC LỤC Nội dung Trang Mục Lục Lời nói đầu Chương 1: Lý luận chung về công tấc kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp 1.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2 Mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của chuyên đề. 1.3. Cơ sở lí luận về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp 1.3.1. Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của chi phí và giá thành 1.3.2. Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp 1.3.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.3.4. Ý nghĩa của việc tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 1.4. Yêu cầu, nhiệm vụ đối với công tác hạch toán chi phí và tính giá thành trong doanh nghiệp 1.4.1. Yêu cầu 1.4.2. Nhiệm vụ .5. Phương pháp hạch toán 1.5.1. Phương pháp tập hợp chi phí và phân bổ chi phí 1.5.2. Các tài khoản sử dụng để tập hợp chi phí 1.5.3. Trình tự hạch toán 1.6. Hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán 1.6.1. Hình thức “ Nhật kí – Sổ cái” 1.6.2. Hình thức - Nhật kí chứng từ 1.6.3. Hình thức - Chứng từ ghi sổ 1.6.4. Hình thức - Nhật kí chung 1.6.5 Hình thức kế toán trên máy vi tính 1 Trường ĐHCN H Nà ội Khoa Kế Toỏn- Kiển toỏn Chương 2 : Thực trạng cụng tỏc kế toỏn cpsx và tớh giỏ thành sản phẩm tại cụng ty cổ phần vinaconex7 2.1 Khỏi quỏt chung về công ty cổ phần vianaconex7 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần vinaconex7 2.2.2 Chức năng nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty cổ phần Vinaconex7 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Vinaconex7 2.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 2.2. Thực trạng kế toán cpsx và tớnh giỏ thành tại Công ty Cổ phần Vinaconex7. 2.2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất tại Công ty 2.2.2 Đặc điểm giá thành sản phẩm tại Công ty 2.2.3 Qui trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.2.4 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Vinaconex7 Chương 3: Giải phỏp hoàn thiện cụng tỏc kế toỏn tập hợp cpsx và tớnh giỏ thành sản phẩm tại cụng ty cổ phần vinaconex7 3.1. Nhận xét về công tác kế toán chi phí sản xuất và tớnh giỏ thành sản phẩm tại Cụng ty cổ phần vinaconex 7 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Vinaconex7 Kết luận chung Tài liệu tham khảo 2 Trường ĐHCN H Nà ội Khoa Kế Toỏn- Kiển toỏn LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta đang có những bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng vì thế mà cũng phát triển nhanh chóng làm thay đổi bộ mặt của đất nước ta từng ngày, từng giờ. Điều đó không chỉ có nghĩa khối lượng công việc của ngành XDCB tăng lên mà kéo theo đó là số vốn đầu tư XDCB cũng gia tăng. Vấn đề đặt ra và thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp và nhà nước là làm sao để quản lý vốn một cách có hiệu quả nhất, khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí vốn trong điều kiện SXKD xây lắp trải qua nhiều giai đoạn ( từ thiết kế thi công đến nghiệm thu bàn giao công trình ), thời gian thi công kéo dài nhiều tháng, nhiều năm. Chính vì lẽ đó hạch toán CPSX và tính giá thành là một phần cơ bản không thể thiếu của công tác hạch toán kế toán đối với các doanh nghiệp mà còn rộng hơn là đối với cả xã hội. Với các doanh nghiệp thông qua những thông tin về CPSX và tính giá thành sản phẩm do kế toán cung cấp, các nhà quản lý nắm được CPSX và giá thành sản phẩm từng loại hoạt động, từng SP cũng như kết quả của toàn bộ HĐKD để phân tích, đánh giá tình hình sử dụng tài sản, vật tư, nhân lực từ đó sản xuất khoa học, hiệu quả nhằm tiết kiệm những chi phí không cần thiết hạ giá thành SP, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Với nhà nước, công tác hạch toán CPSX và tính giá thành SP ở doanh nghiệp là cơ sở để nhà nước kiểm soát vốn đầu tư XDCB và kiểm tra việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính của các doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, em đã chọn đề tài “Tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành ” tại công ty cổ phần Vinaconex7 làm chuyên để thực tập tốt nghiệp của mình. * Mục đích của chuyên đề: Thông qua việc tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Vianconex7 để tiến hành tổ chức tập hợp chi phí và tính giá thành theo từng công trình, hạng mục công trình. Qua đó nhằm tăng cường công tác quản trị chi phí, kiểm soát chặt chẽ các khoản mục chi phí và quản lý giá thành một cách có căn cứ khoa học. *Đối tượng của chuyên đề Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là công tác tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình tại công ty cổ phần Vinaconex7 .các khoản mục chi phí như nguyên vật liệu, tiền lương, công cụ dụng cụ, chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. *. Phương pháp nghiên cứu: 3 Trường ĐHCN H Nà ội Khoa Kế Toỏn- Kiển toỏn Thống kê, tập hợp số liệu về chi phí phát sinh, các mẫu biểu chứng từ, sổ sách kế toán để làm rõ hiện trạng về công tác hạch toán chi phí sản xuất và xác định giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Vinaconex 7. Để làm được điều đó, trong chuyên đề sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: Thống kê, so sánh, nghiên cứu thực tiễn hệ thống hoá, đối chiếu, kiểm tra, nhằm vận dụng những kiến thức học trong trường vào giải quyết nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cụ thể trong thực tiễn. Nội dung của chuyên đề gồm 3 chương như sau: Chương 1 : Lý luận chung về kế toỏn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chương 2 : Thực tế cụng tỏc kế toỏn kế toỏn cpsx và tớnh giỏ thành sản phẩm tại cụng ty cổ phần vinaconex7 Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Vinaconex7. Do quỹ thời gian thực tập có hạn, bản thân chưa có nhiều kiến thức thực tế nên chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các anh chị phòng tài chính kế toán của công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cụ giỏo Nguyễn Thu Hà và các anh chị trong công ty công ty cổ phần Vinaconex7 đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày tháng năm Sinh viên Thực hiện Vũ Thị Như í 4 Trường ĐHCN H Nà ội Khoa Kế Toỏn- Kiển toỏn CHƯƠNG 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HƠP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải luôn tìm mọi biện pháp khẳng định mình trên thị trường. Trên cơ sở những nguồn lực hạn có để nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Để thực hiện được mục tiêu này ngoài việc tiết kiệm các yếu tố chi phí, doanh nghiệp phải tổ chức phối hợp các biện pháp khác nhau một cách khoa học. Đó là biện pháp tối ưu trong vấn đề thực hiện hiệu quả. Chính vì vậy trong suốt quá trình sản xuất, quản trị doanh nghiệp cần thu thập những thông tin về tình hình chi phí so với kết quả đạt được. Từ đó đề ra cac biện pháp không ngừng giảm bớt chi phí không cần thiết, khai thác tối đa mọi tiềm năng sẵn có về nguyên vật liệu, lao động … của doanh nghiệp. Những thông tin kinh tế đó không chỉ được xác định bằng phương pháp trực quan căn cứ vào hình thái tồn tại hình thái vật chất của nó mà còn bằng phương pháp ghi chép tính toán dựa trên sự phản ánh tình hình chi phí thực tế trên sổ sách. Xét trên góc độ này hạch toán kế toán với chức năng cơ bản là cung cấp thông tin cho quản lý, đã khẳng định vai trò không thể thiếu đối với quản trị doanh nghiệp. Trong phần hệ thống thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, kế toán phản ánh toàn bộ các yếu tố chi phí phát sinh trên các mặt quy mô và hiệu quả. Những số liệu kế toán này là cơ sở để doanh nghiệp ra các quyết định quản lý. Hạch toán chính xác chi phí sản xuất không chỉ là việc tổ chức ghi chép, phản ánh theo đúng giá trị thực té của chi phí mà còn theo đúng nơi phát sinh và đối tượng chịu chi phí . Tính đúng giá thành là tính toán chính xác và hạch toán đúng nội dung kinh tế của chi phí đã hao phí để sản xuất ra sản phẩm. Vì vậy phải xác định đúng đối tượng tính giá thành và giá thành phải được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất kế toán đã tập hợp một cách chính xác. tính đủ giá thành là tính toán đầy đủ mọi chi phí đã bỏ ra cho sản xuất sản phẩm nhưng cũng phải loại bỏ ra cho sản xuất sản phẩm nhưng cũng phải loại bỏ những chi phí không liên quan, không cần thiết đến. Việc tính đúng tính đủ và chính xác giá thành sản phẩm giúp cho việc phản ánh đúng đắn tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp, xác định đúng kết quả hoạt động kinh doanh. Hoàn thiện hệ thống kế toán nói chung và phân hệ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng nhằm cung cấp thông tin 5 Trường ĐHCN H Nà ội Khoa Kế Toỏn- Kiển toỏn kịp thời, chính xác cho quản lý luôn là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng cở bản ở nước ta phát triển mạnh mẽ, việc đầu tư xây dựng các công trình nhà ở, dự án sản xuất kinh doanh, các khu công nghiệp các công trình kỹ thuật, hạ tầng cơ sở … được thực hiệ đều khắp trong phạm vi cả nước theo đúng chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước . Ngành công nghiệp xây dựng cơ bản đã tạo ra và trang bị tài sản cố định , cải thiện điều kiện làm việc cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân, góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế. Chính vì vậy, tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm trong ngành xây dựng đã đặt ra là một nhu cầu bức thiết, khách quan nhằm tạo tiền đề cho các ngành khác của nền kinh tế quốc dân cùng hạ giá thành. Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần Vinaconex7 em nhận thấy vấn đề kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vấn đề nổi bật, hướng những người quản lý và hạch toán phải quan tâm đặc biệt. 1.2 Mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của chuyên đề. * Mục đích của chuyên đề: Thông qua việc tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Vianconex7 để tiến hành tổ chức tập hợp chi phí và tính giá thành theo từng công trình, hạng mục công trình. Qua đó nhằm tăng cường công tác quản trị chi phí, kiểm soát chặt chẽ các khoản mục chi phí và quản lý giá thành một cách có căn cứ khoa học. * Đối tượng của chuyên đề Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là công tác tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình tại công ty cổ phần Vinaconex6 .các khoản mục chi phí như nguyên vật liệu, tiền lương, công cụ dụng cụ, chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. Các chứng từ về chi phí, các bảng biểu kế toán. *. Phương pháp nghiên cứu: Thống kê, tập hợp số liệu về chi phí phát sinh, các mẫu biểu chứng từ, sổ sách kế toán để làm rõ hiện trạng về công tác hạch toán chi phí sản xuất và xác định giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Vinaconex 7 Để làm được điều đó, trong luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu: Thống kê, so sánh, nghiên cứu thực tiễn hệ thống hoá, đối chiếu, kiểm tra, nhằm vận dụng những kiến thức học trong trường vào giải quyết nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cụ thể trong thực tiễn. 1.3. Cơ sở lí luận về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp 1.3.1. Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của chi phí và giá thành 6 Trường ĐHCN H Nà ội Khoa Kế Toỏn- Kiển toỏn * Chi phí a. Khái niệm Mỗi doanh nghiệp dù là hoạt động trong lĩnh vực nào cũng phải hội tụ đủ các yếu tố cần thiết là: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Để đảm bảo đủ các yếu tố ấy, doanh nghiệp phải bỏ ra các chi phí tương ứng gọi là chi phí sản xuất kinh doanh. Quá trình hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là sự kết hợp các yếu tố về lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động của quá trình sản xuất. Sự tham gia của các yếu tố này vào quá trình sản xuất hình thành các khoản chi phí tương ứng: tương ứng với sự dụng tài sản cố định là chi phí khấu hao tài sản cố định, với sử dụng nguyên liệu là chi phí nguyên vật liệu, với sử dụng lao động là chi phí tiền lương, tiền công. Trong nền kinh tế hàng hoá các chi phí trên đều được biểu hiện bằng tiền. Như vậy có thể hiểu chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp như sau: Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động vật hoá, tiền lương, tiền công và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành các hoạt động xây lắp trong một thời kì nhất định. Độ lớn của chi phí sản xuất phụ thuộc vào hai yếu tố: +Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao vào sản xuất trong một thời kì nhất định. +Giá cả các tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và tiền công của một đơn vị đã hao phí. Chi phí của doanh nghiệp xây lắp luôn mang tính cá biệt, nghĩa là các doanh nghiệp cùng nhận thi công một công trình, hạng mục công trình nhưng với trình độ quản lí, điều kiện sản xuất khác nhau thường cho ra sản phẩm với kết cấu và độ lớn chi phí khác nhau. Tính cá biệt trong chi phí tạo nên sự khác biệt trong giá thầu, là nhân tố quyết định thành bại của các nhà thầu trong cuộc đua giành hợp đồng từ các chủ đầu tư. b. Phân loại chi phí trong doanh nghiệp xây lắp. Để đáp ứng nhu cầu khác nhau của công tác quản lý, chi phí sản xuất kinh doanh nghiệp xây lắp được chia thành nhiều loại dựa trên các tiêu thức khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu: * Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế Là cách phân loại căn cứ vào đặc điểm kinh tế giống nhau của chi phí để xếp chúng vào từng loại. Mỗi loại là một yếu tố chi phí có cùng nội dung kinh tế và không thể phân chia được nữa bất kể chi phí đó được dùng để làm gì và phát sinh ở địa điểm nào. Theo đó các loại chi phí như sau: - Chi phí nguyên vật liệu: Là toàn bộ giá trị của các loại nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản. 7 Trường ĐHCN H Nà ội Khoa Kế Toỏn- Kiển toỏn - Chi phí nhân công: Là toàn bộ các khoản tiền lương, tiền công của doanh nghiệp phải trả cho những người tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các khoản trích theo lương như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, trợ cấp thất nghiệp mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số tiền khấu hao các loại TSCĐ trong kì tuỳ theo quy định của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho các tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp về các dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của doanh nghiệp như: điện, nước, điện thoại. - Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi ra bằng tiền của doanh nghiệp mà chưa kể đến các nhân tố kể trên như: thuế sử dụng đất, chi phí giao dịch kí kết hợp đồng, chi phí tuyển dụng, chi phí bảo vệ lao động; Cách phân loại trên cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong hoạt động sản xuất để lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính, phục vụ cho yêu cầu thông tin và quản trị doanh nghiệp. Việc phân loại các chi phí sản xuất theo cách này còn giúp doanh nghiệp phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí và lập dự toán chi phí sản xuất cho kì sau. * Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng kinh tế của chi phí Theo cách phân loại này những chi phí có cùng mục đích, công dụng sẽ được xếp vào cùng một khoản mục chi phí. Có các khoản mục chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển( ván, khuôn, đà giáo) cần thiết tạo nên sản phẩm xây lắp không bao gồm chi phí vật liệu đã tính vào chi phí sản xuất chung và chi phí máy thi công. - Chi phí nhân công trực tiếp: Là các khoản tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp có tính chất lương, các khoản tiền ăn giữa ca sản xuất, các khoản chi về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất. - Chi phí sử dụng máy thi công: Là toàn bộ các chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công để thực hiện khối lượng công việc xây lắp; chi phí về tiền lương của công nhân, tiền nhiên liệu vận hành máy thi công, chi phí khấu hao máy, tiền thuê máy thi công. - Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí sử dụng chung cho hoạt động chế biến tại phân xưởng như: chi phí nguyên vật liệu, khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng, tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý máy thi công. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí cho bộ máy điều hành quản lý, liên quan đến hoạt động chung của toàn doanh nghiệp như: chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho bộ máy quản lý; các khoản tiền lương, phụ cấp trả cho ban giám đốc, nhân viên 8 Trường ĐHCN H Nà ội Khoa Kế Toỏn- Kiển toỏn quản lí; chi phí vật liệu, đồ dùng văn phòng; các khoản lệ phí, bảo hiểm, chi phí mua ngoài phục vụ cho văn phòng doanh nghiệp. Phân loại chi phí theo cách này giúp cho doanh nghiệp theo dõi được từng khoản mục chi phí phát sinh, là cơ sở xác định giá thành sản phẩm từ đó đối chiếu với giá thành dự toán của công trình, biết được chi phí đó ở đâu, tăng hay giảm so với dự toán. Đồng thời việc phân loại này còn phục vụ cho công tác kế hoạch hoá, phân tích và tính giá thành theo khoản mục, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và hạ giá thành. Xuất phát từ đặc điểm của sản xuất kinh doanh xây lắp và phương pháp lập dự toán trong kinh doanh xây lắp là lập dự toán cho từng đối tượng theo khoản mục giá thành nên phương pháp này được sử dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp xây lắp. *Ngoài các cách phân loại chủ yếu trên, phục vụ cho công tác quản lý và công tác kế toán, người ta còn phân loại chi phí theo các tiêu thức như: a. Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với mức độ hoạt động thì chi phí sản xuất được chia thành: -Chi phí bất biến( định phí): là những chi phí có sự thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi về khối lượng công việc hoàn thành như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. -Chi phí khả biến( biến phí): là những chhi phí không thay đổi về tổng số lượng khi có sự thay đổi về khối lượng công việc hoàn thành như chi phí điện thắp sáng, chi phí thuê mặt bằng. Cách phân loại này có tác dụng trong quản trị doanh nghiệp, là cơ sở để phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận, phân tích điểm hoà vốn phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh hợp lí, nhằm tăng lợi nhuận. b. Căn cứ vào mối quan hệ giữa khả năng quy nạp chi phí và các đối tượng chịu chi phí thì chi phí sản xuất được chia thành hai loại: - Chi phí trực tiếp : là những chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng sử dụng chi phí, từng công việc nhất định. Do đó, kế toán có thể căn cứ vào số liệu chứng từ gốc để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng liên quan. - Chi phí gián tiếp: là những chi phí sản xuất có liên quan tới nhiều đối tượng sử dụng chi phí, nhiều công việc. Với những chi phí này kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo một tiêu thức phân bổ nhất định. Tóm lại, mỗi cách tập hợp chi phí sản xuất đều có ý nghĩa riêng phục vụ cho từng đối tượng quản lí, từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể nhưng giữa các cách phân loại này luôn bbổ sung cho nhau nhằm quản lí có hiệu quả toàn bộ chi phí phát sinh trong phạm vi từng doanh nghiệp, trong từng thời kì nhất định. 9 Trường ĐHCN H Nà ội Khoa Kế Toỏn- Kiển toỏn c. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp Xác định đối tượng kế toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất là công việc đầu tiên quan trọng của tổ chức hạch toán quá trình sản xuất. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định những phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần tập hợp. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi( giới hạn) chi phí sản xuất cần tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành sản phẩm. Trong doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là công trình, hạng mục công trình xây lắp, các giai đoạn quy ước của hạng mục công trình có giá trị dự toán riêng hay nhóm công trình, các đơn vị thi công( xí nghiệp, đội thi công xây lắp). 1.3.2. Giá thành sản phẩm của doanh nghiệp xây lắp a. Khái niệm và bản chất của giá thành Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất nhất định tính cho một khối lượng kết quả hoàn thành nhất định. Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp là có quy mô lớn, thời gian thi công dài nên đối với công trình lớn không thể xác định được ngay giá thành công trình, hạng mục công trình mà phải thông qua việc tính giá thành của khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành quy ước. Khối lượng xây lắp hoàn thành đến một giai đoạn nhất định và phải thoả mãn các điều kiện sau: + Phải nằm trong thiết kế và đảm bảo chất lượng ( đạt giá trị sử dụng) + Phải đạt đến điểm dừng kỹ thuật + Phải được xây dựng cụ thể và phải được chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán. Như vậy, giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất tính cho từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành hay khối lượng xây dựng hoàn thành đến giai đoạn quy ước đã nghiệm thu, bàn giao và được chấp nhận thanh toán. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu mang tính giới hạn và xác định, vừa mang tính chất khách quan, vừa mang tính chất chủ quan. Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lí của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lí mà doanh nghiệp đã thực hiện để nhằm mục đích hạ thấp chi phí, tăng lợi nhuận. b. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp: *Căn cứ vào số liệu và thời điểm tính giá thành, giá thành chia làm 3 loại: - Giá thành dự toán: Là tổng số các chi phí dự toán để hoàn thành một khối lượng xây lắp. Giá dự toán được xác định trên cơ sở các định mức theo thiết kế được duyệt và 10 [...]... tháng hoặc định kỳ Hình 3-10 : Sơ đồ hình thức kế toán máy 33 Trường ĐHCN Hà Nội Khoa Kế Toỏn- Kiển toỏn CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CễNG TÁC KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CễNG TY CỔ PHẦN VINACONEX7 2.1 Khỏi quỏt chung về công ty cổ phần vianaconex7 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần vinaconex7 - Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần vinaconex7 - Địa chỉ : Tầng 3, Nhà CC2, KĐT... thức kế toán trên máy vi tính Đặc trưng cở ban của hình thức kế toán vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mền kế toán trên máy vi tính Phần mền kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán trên hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên Phần mền kế toán không hiển thị đầy đủ quy định ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán. .. việc tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Tổ chức kế toán hợp lý, chính xác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành Công tác này giúp cho việc kiểm tra tính hợp lí, hợp lệ của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp nói chung và của từng công đoạn sản xuất nói riêng, góp phần vào việc quản lí vật tư, tài sản, tiền vốn, tạo điều kiện và. .. tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị Trong doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tính giá thành có thể là công trình hạng mục công trình, các giai đoạn quy ước của hạng mục công trình có giá trị dự toán riêng hoàn thành 1.3.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá. .. đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm Ngoài ra công tác hạch toán kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm còn là đối tượng của kế toán quản trị, cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp Chính vì vậy quản lí chi phí và giá thành là một yêu cầu cần thiết mà tất cả các doanh nghiệp đều phải thực hiện 1.4 Yêu cầu, nhiệm vụ đối với công tác hạch toán chi phí và tính giá thành. .. Bộ Trưởng Bộ xây dựng, Công ty chính thức được chuyển đổi thành công ty cổ phần, Tên giao dịch là công ty cổ phần Vinaconex 7 Đây là công ty cổ phần hoá đầu tiên của Tổng công ty Vinaconex được thí điểm theo mô hình công ty cổ phần hoá Nhà nước giữ cổ phần chi phối với só vốn điều lệ ban đầu là 6,5 tỷ đồng Đến năm 2003 với sự thoả thuận của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội và Bộ tài chính, Bộ xây... giá thành Di: Giá trị dự toán của hạng mục thứ i Giá thành thực tế của hạng mục công trình đó được tính theo công thức: Ztti = Di * H Ngoài ra những phương pháp trên, tuỳ theo yêu cầu quản lí ma có những phương pháp tính giá khác như: - Tính giá thành theo định mức - Tính giá thành theo tỉ lệ kế hoạch - Tính giá thành theo hệ số 7.4 Hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp - Tài khoản sử dụng: TK 632 “ Giá. .. đơn giá, biện pháp thi công Giá thành kế hoạch được xác định theo công thức sau: Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp - Giá thành thực tế: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp bỏ ra để hoàn thành. .. Khoa Kế Toỏn- Kiển toỏn khung giá quy định đơn giá xây lắp áp dụng vào từng vùng lãnh thổ, từng địa phương do cấp có thẩm quyền ban hành và dựa vào theo mặt bằng giá cả thị trường Giá dự toán được tính theo công thức: Giá thành dự toán = Giá trị dự toán sau thuế - Thu nhập chịu thuế tính trước - Thuế GTGT đầu ra Hoặc: Giá thành dự toán = Giá trị dự toán + Lãi định mức công trình Thu nhập chịu thuế tính. .. từng phần công việc, giai đoạn công việc, theo hạng mục công trình hoàn thành và xác nhận kết quả rồi chuyển về phòng kế toán làm căn cứ tính lương Tính lương, trả lương và tổng hợp, phân bổ tiền lương: hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, hợp đồng giao khoán và các chứng từ có liên quan khác để lập chứng từ thanh toán lương và kiểm tra việc thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên Việc tổng hợp, . của công ty cổ phần Vinaconex7 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Vinaconex7 2.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 2.2. Thực trạng kế toán cpsx và tớnh giỏ thành tại Công. công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Vianconex7 để tiến hành tổ chức tập hợp chi phí và tính giá thành theo từng công trình, hạng mục công trình Tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành ” tại công ty cổ phần Vinaconex7 làm chuyên để thực tập tốt nghiệp của mình. * Mục đích của chuyên đề: Thông qua việc tìm hiểu công tác

Ngày đăng: 22/12/2014, 08:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan