Quá trình hình thành văn hóa tổ chức

22 5.4K 13
Quá trình hình thành văn hóa tổ chức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quá trình hình thành văn hóa tổ chức

Văn hóa : theo định nghĩa của Unesco : “ Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất,trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội.Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương , những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị , những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về nản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Nhờ văn hóa mà đạo đức con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân.” Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo , văn học , nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc, ở, và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.” Nói đến văn hoá của một tổ chức là nói đến một hình thể duy nhất với các tiêu chuẩn, giá trị, tín ngưỡng, cách đối xử… được thể hiện qua việc các thành viên liên kết với nhau để làm việc. Nét đặc biệt của một tổ chức cụ thể nào đó được thể hiện ở lịch sử của nó với những ảnh hưởng của hệ thống cũ, lãnh đạo cũ trong việc xây dựng con người. Điều này được chứng tỏ ở sự khác nhau giữa việc đi theo thói quen và luật lệ, hệ tư tưởng cũ và mới, cũng như những sự lựa chọn chiến lược của toàn tổ chức (theo Eldrige và Crombie, 1974). 1. Quá trình hình thành văn hóa tổ chức. 1 Sự hình thành văn hóa tổ chức là cả một quá trình và sự kết hợp của nhiều người. Vậy văn hóa đó bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào? Ai là người khởi xướng? Khi một cá nhân hay một nhóm người (được gọi là người sáng lập) có ý tưởng về một doanh nghiệp mới hay một tổ chức. Họ sẽ tìm mọi cách, làm những công việc cần thiết để thành lập doanh nghiệp mới. Trong quá trình thành lập, người sáng lập đưa vào một số nhân vật chủ chốt và tạo ra nhóm cốt lõi và nhóm này chia sẻ chung tầm nhìn với người sáng lập. Nhóm cốt lõi bắt đầu hành động trong một sự phối hợp để tạo ra tổ chức bằng việc tài trợ, đạt tới các phát minh, xác định địa điểm, xây dựng… Tại thời điểm thành lập và bắt đầu, nhiều người sẽ gia nhập tổ chức và lịch sử chung của họ bắt đầu được xây dựng. Nếu nhóm tương đối ổn định, và có học tập kinh nghiệm đáng kể, nó sẽ dần dần phát triển các giả định về chính nó, về môi trường và cách làm việc để tồn tại và tăng trưởng. Từ đó văn hóa tổ chức dần hình thành. 2 Các nhà quản lý cấp cao Hành vi tổ chức Các kết quả Văn hóa Từ đó, trong quá trình hoạt động, những đặc điểm chung ấy luôn được thể hiện ra là đặc trưng của văn hóa tổ chức đó. Văn hóa đó được duy trì cùng với quá trình tồn tại của tổ chức. Để duy trì được văn hóa tổ chức, những người lãnh đạo và thành viên tổ chức cần: - Tuyển mộ và tuyển chọn những người phù hợp với văn hóa tổ chức mình. - Loại bỏ những người không phù hợp với văn hóa tổ chức mình. Trong quá trình làm việc, văn hóa được lan truyền qua các câu chuyện, huyền thoại và ngôn ngữ ở nơi làm việc. Đặc biệt nhân viên học văn hóa tổ chức qua quá trình xã hội hóa tổ chức. Một khi đã được xã hội hóa, nhân viên sẽ cư xử phù hợp mà không cần suy nghĩ. Trường học là một loại hình tổ chức rất quen thuộc đối với tất cả mọi người. Văn hóa nhà trường là văn hóa của một tổ chức: 2. Văn hoá nhà trường là văn hoá của một tổ chức: Xét về bản chất, mỗi nhà trường là một tổ chức hành chính – sư phạm. Đó là một thế giới thu nhỏ với những cơ cấu, chuẩn mực, quy tắc hoạt động, những giá trị, điểm mạnh và điểm yếu riêng do những con người cụ thể thuộc mọi thế hệ tạo lập. Với tư cách là một tổ chức, mỗi nhà trường đều tồn tại, dù ít hay nhiều, một nền văn hoá nhất định. Như bất kỳ một cơ quan, công sở hoặc doanh nghiệp nào, mỗi khi bước vào một nhà trường, người ta thường cảm nhận được bầu không khí đặc trưng của nhà trường đó qua hàng loạt các dấu hiệu: hoặc hiển hiện dễ 3 thấy, hoặc ngầm định khó thấy. Mỗi nhà trường đều tự mình biểu lộ ra bên ngoài một hình ảnh tốt đẹp hoặc tầm thường nào đó. Hình ảnh này được tạo nên bởi người dạy, người học, người quản lý trong nhà trường, được chuyển tải và phản ánh bởi đồng nghiệp trong địa phương và phụ huynh cũng như cộng đồng xã hội xung quanh, bởi cơ quan quản lý và người sử dụng sản phẩm giáo dục – những đối tượng phản ảnh chất lượng sản phẩm giáo dục của nhà trường một cách rõ nét và khách quan. Từ điều đã khẳng định: nhà trường là một tổ chức, có thể suy ra rằng: văn hoá nhà trường là văn hoá của một tổ chức hành chính – sư phạm. Cũng từ những định nghĩa trên, chúng tôi xin nêu một quan niệm sau đây về văn hoá của một tổ chức hành chính – sư phạm (Văn hoá nhà trường – School Culture)): Văn hoá tổ chức của một nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ chức sư phạm. 3. Những đặc điểm và cấp độ thể hiện của văn hóa nhà trường: 3.1 Khái niệm văn hóa trường học : Văn hoá học đường là hệ các chuẩn mực, giá trị giúp cán bộ quản lý nhà trường, thầy cô giáo, các vị phụ huynh và học sinh, sinh viên có cách suy nghĩ, tình cảm hành động tốt đẹp. 4 Mục tiêu chung nhất của văn hoá học đường là xây dựng trường học lành mạnh - cơ sở quan trọng để đảm bảo chất lượng thật về giảng dạy và học tập. 3.2. Đặc điểm và cấp độ thể hiện của văn hóa trường học: 3.2.1. Phần nổi có thể nhìn thấy: - Đó là những thực thể hữu hình như những đồ vật: cơ sở vật chất trường lớp, bàn ghế, thiết bị dạy học và sinh hoạt chung; - Đó là những thực thể vô hình như các triết lý, nguyên tắc, phương pháp giải quyết vấn đề và tiến hành các hoạt động giáo dục, các thủ tục, chương trình công tác…; - Các chuẩn mực hành vi: nghi thức tập thể, cách tổ chức các lễ nghi, cách tổ chức thăm viếng, liên hoan…tron tập thể giáo viên, học sinh; - Các hình thức sử dụng ngôn ngữ: khẩu hiệu hành động, ngôn ngữ xưng hô giao tiếp giữa thày và thày, thày và trò, trò và trò, các truyền thuyết, truyện tiếu lâm được xây dựng và trình bày…; 3.2.2. Các giá trị được thể hiện: Giá trị được coi như là thước đo đúng và sai, xác định những gì nên làm và không nên làm trong cách hành xử chung và riêng của con người trong một tổ chức. Có nhà trường đề cao các giá trị nhân văn, tình yêu thương giữa những con người trong tập thể. Có nhà trường đề cao tính cộng đồng trách nhiệm và sự sáng tạo trong công việc. Lại có nhà trường đề cao 5 các giá trị như sự trung thực, tính thực chất hoặc khả năng đổi mới thường xuyên để nâng cao chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục… Giá trị trong tổ chức nhà trường được phân chia thành 2 loại. Loại thứ nhất là các giá trị mà nhà trường đã hình thành và vun đắp trong cả quá trình xây dựng và trưởng thành. Loại thứ hai là những giá trị mới mà cán bộ quản lý hoặc tập thể giáo viên, học sinh mong muốn nhà trường mình có và tạo lập từng bước nhằm đem đến sự phát triển mới phù hợp với yêu cầu của xã hội. 3.2.3. Các ngầm định nền tảng: Các ngầm định nền tảng bao gồm niềm tin, niềm tự hào, những suy nghĩ và trạng thái xúc cảm tình cảm đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân và tạo thành nét chung trong tập thể nhà trường. Những ngầm định khó thấy này được coi là những quy ước có tính bất thành văn, có tính đương nhiên và tạo nên một mạch ngầm tinh thần kết nối các thành viên trong nhà trường và làm nền tảng cho các giá trị và suy nghĩ, hành động của họ. 3.2.4. Phong cách ứng xử hàng ngày: Đó là cách thể hiện của mỗi thành viên nhà trường trong ứng xử hàng ngày. Tuỳ theo hệ giá trị được thừa nhận và những ngầm định nền tảng của mỗi tổ chức nhà trường mà có những loại hình phong cách ứng xử được chọn lựa phù hợp. Chẳng hạn, mỗi tập thể giáo viên có một phong cách ứng xử khác nhau: niềm nở, thân mật hay giữ khoảng cách, nghiêm túc; xuề xoà, vui nhộn hay công thức, trang trọng; nơi nhiệt tình, quan tâm nhưng có nơi lạnh nhạt, bàng quan, … 6 3.2.5. Phong cách làm việc: Mỗi tổ chức nhà trường, dù có ý thức hay vô thức, đều hình thành nên một phong cách làm việc riêng. Cùng là người giáo viên với công việc dạy học nhưng có tập thể giáo viên làm việc vì tinh thần trách nhiệm, lại có tập thể làm việc vì những mục tiêu, lợi ích trước mắt; có nơi cán bộ giáo viên tận dụng mọi thời gian để làm việc sạy mê, sáng tạo, lại có nơi làm việc kiểu công chức hành chính “sáng cắp ô đi, tối xách về”; có đội ngũ giáo viên làm việc với tinh thần đồng đội cao, hợp tác và chia sẻ, bên cạnh những tập thể làm việc trong sự ganh đua, cá nhân, “đèn nhà ai nhà ấy rạng”. 3.2.6. Phương pháp ra quyêt định: Việc ra quyết định cho mỗi chủ trương, phương hướng, kế hoạch, chính sách phát triển của nhà trường – một đặc trưng của hoạt động quản lý nhà trường – cũng thể hiện rất rõ tính chất và mức độ văn hoá của một tổ chức sư phạm. Có thể nêu 3 khía cạnh biểu hiện sau đây: • Sự tham gia của con người khi ra quyết định: nếu đó là quyết định độc đoán của cá nhân người quản lý nhà trường sẽ khác biệt rất cơ bản về văn hoá so với việc ra quyết định tập thể dựa trên sự tham gia bàn bạc dân chủ của mọi thành viên trong tổ chức nhà trường. • Thái độ của con người khi ra quyết định quản lý cũng bộc lộ rõ văn hoá, chẳng hạn một thái độ mạnh dạn đổi mới, dám nghĩ dám làm sẽ khác hẳn thái độ được chăng hay chớ, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm… 7 • Phương pháp ra quyết định: việc ra quyết định có các công cụ hỗ trợ bài bản như hệ thống thông tin, sự phân tích chiến lược, các cơ sở khoa học, pháp lý … cũng tạo ra sự khác biệt văn hoá so với cách ra quyết định dựa trên cảm tính, kinh nghiệm hoặc rất tuỳ tiện, ngẫu hứng của chủ thể quản lý… 3.2.7. Phương pháp truyền thông: Việc truyền bá, phổ biến thông tin trong nội bộ tổ chức hay từ tổ chức ra bên ngoài và ngược lại là một trong những dấu hiệu nhận biết quan trọng về văn hoá ở một tổ chức nhà trường. Trước hết là sự chia sẻ thông tin trong nội bộ tổ chức có được phổ biến rộng khắp tới mọi thành viên, ai cần cũng được cung cấp hay chỉ một bộ phận cán bộ quản lý tự coi đó là một thứ “đặc quyền”, quản lý các thông tin rất khắt khe, không muốn cho người khác biết sẽ có nhiều bất lợi cho địa vị của mình. Cách thức truyền thông cũng là nét văn hoá tổ chức bởi đó là cách thức giao tiếp người – người: ý ý kiến được truyền đạt trực tiếp hay gián tiếp, theo hướng một chiều độc đoán “truyền lệnh” hay hai chiều dân chủ đối thoại, thông qua phương tiện truyền thống hay hiện đại. 3.3 Văn hóa giao tiếp trong trường học và bạo lực học đường: 3.3.1. Giao tiếp trong trường học: Giao tiếp có quan hệ chặt chẽ với giáo dục. Hay nói một cách cụ thể hơn thì ở phương diện nào đó giáo dục chính là giao tiếp. Không có giao tiếp không có giáo dục. Ngoài ra giao tiếp không chỉ là hình thức, phương tiện 8 của giáo dục mà còn là một nội dung quan trọng của giáo dục. Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường hiện nay có hai điểm cần lưu ý. + Thứ nhất, là truyền thống và hiện đại. Ở đây vai trò của nhà trường là rất quan trọng. Chính nhà trường chứ không phải chính phủ, báo chí hay dư luận xã hội sẽ quyết định vấn đề này. Chào như thế nào, thưa như thế nào, xưng hô ra sao…nhà trường sẽ lựa chọn và quy định. Quy định này không phải do hiệu trưởng quy định mà phải dựa trên cơ sở khoa học, trên các nghiên cứu, tham vấn… Ông cha ta ngày xưa đã có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, truyền thống văn hóa tốt đẹp đó đã được tiếp nối đến tận ngày nay trong các nhà trường. Tuy nhiên, trong văn hóa trường học lại có hiện tượng lễ phép thái quá: học sinh gặp thầy cô giáo trong lớp và chào, ra đến sân trường gặp lại thầy cô cũng chào, gặp ở cổng lại chào… hiện tượng này ít gặp trong các trường Đại học nhưng lại diễn ra rất thường xuyên ở các trường tiểu học, THCS. Điều đó không hề xấu nhưng cũng không phải là một nét văn hóa đẹp. Có thể do các e học sinh chưa đủ nhận thức để biết được khi nào thì chào đúng lúc, đúng chỗ. + Thứ hai, là dân tộc và quốc tế, chính công cuộc hội nhập và phát triển một cách ồ ạt của công nghệ thông tin đã tạo ra một “thế giới phẳng” khiến cho khoảng cách giữa các dân tộc, quốc gia và con người được rút ngắn lại rất nhiều, cử chỉ, cách xưng hô cũng ảnh hưởng, pha trộn nhau… khiến cho tính văn hóa, đạo đức trong ngôn ngữ giao tiếp ít nhiều bị ảnh hưởng. Ngoài việc gắn chặt giáo dục với giao tiếp thì giáo dục văn hóa giao tiếp trong học đường cũng cần phải gắn chặt với giáo dục đạo đức học đường. Trong đó, mỗi giảng viên nhà trường phải phấn đấu là tấm gương mẫu mực thể hiện văn hóa giao tiếp trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. 9 Trường học là nơi truyền bá những nét đẹp của văn hóa một cách khuôn mẫu và bài bản nhất. Nét đẹp văn hóa trong giao tiếp cũng đòi hỏi các nhà sư phạm dạy cho học sinh những điều mẫu mực nhất. Việc xây dựng chuẩn mực về lời nói, hành vi trong giao tiếp, ứng xử một cách mẫu mực trong các trường học nói chung và các trường sư phạm nói riêng đòi hỏi về phía nhà trường phải đưa ra những chuẩn mực trong chương trình giảng dạy. Chính vì thế việc phần đông đại biểu khẳng định quan điểm văn hóa giao tiếp không thể tách rời môi trường giáo dục để làm rõ một quan điểm rằng: muốn nâng cao văn hóa ứng xử của học sinh trong học đường con đường gần nhất, hiệu quả nhất không thể nằm ngoài việc giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh nên được thực hiện mạnh mẽ trong Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, hoạt động xã hội, đặc biệt trong các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, trong kiến tập, thực tập sư phạm…có như thế mới mong phục dựng được văn hóa giao tiếp trong học đường đang ngày càng xuống cấp như hiện nay. Để nâng cao văn hóa giao tiếp trong học đường hiện nay thì văn hóa giao tiếp trong gia đình phải cần được chú ý trong chương trình đào tạo giáo viên nhiều hơn. Vì trong môi trường thân thiện như vậy học sinh sẽ đón nhận những tình cảm yêu thương của thầy cô giáo như người thân trong gia đình. Đồng thời, qua việc giao tiếp một cách thoải mái tự nhiên, không bị tâm lý gò bó, không dám nói áp đặt các em học sinh sẽ hợp tác , trao đổi với giáo viên một cách thoải mái hơn từ đó có điều kiện trải nghiệm kinh nghiệm, thái độ ứng xử với mọi người một cách có văn hóa hơn. Giao tiếp phải là sợi chỉ đỏ xuyên suốt hoạt động giáo dục, xuyên suốt cuộc sống. Chính nhờ đó mà mọi người xích lại gần nhau hơn, ứng xử có văn hóa hơn. 3.3.2. Bạo lực học đường: 10 [...]... về văn hóa tổ chức trong quá trình tổ chức duy trì và phát triển dưới tác động của môi trường 16 Nhưng dù thay đổi thì những vấn đề cốt lõi, những đặc trưng cơ bản nhất của văn hóa đều được tổ chức mình giữ lại Trong mỗi hoàn cảnh, mỗi giai đoạn, văn hóa tổ chức ấy đều có thể được mô hình hóa và nhận dạng một cách rõ ràng: Mô hình văn hóa học tập ĐẠT ĐƯỢC Kiến thức mới cơ bản, dữ kiện, kĩ năng, quy trình, ... cho tiến trình phát triển của văn hóa nhà trường 5 Sự thay đổi văn hóa tổ chức Trong điều kiện môi trường luôn biến đổi, văn hóa tổ chức cũng luôn chịu tác động của biến đổi đó, đòi hỏi tác phong làm việc, cấu trúc tổ chức hay các đặc trưng khác của văn hóa tổ chức cũng phải thay đổi để phù hợp với yêu cầu của môi trường Có như vậy tổ chức mới dễ dàng tồn tại Ví dụ: Từ xưa đến nay, chúng ta đã quá quen... - Phân công công việc cho các thành viên - Làm phần: Văn hoá nhà trường là văn hoá của một tổ chức - Đóng góp ý kiến với các thành viên trong nhóm - Bổ sung và chỉnh sửa bài làm - Thuyết trình - Làm phần định quá trình hình thành văn hóa tổ chức - Đóng góp ý kiến với các thành viên trong nhóm Mức độ hoàn thành công việc - Tích cực tham gia quá trình làm việc nhóm - Hoàn thành tốt công việc 2 Bùi Thị... bài toán này cần đến những lời giải ở tầm vĩ mô 4 Phát triển văn hóa tổ chức: Trong mỗi nhà trường, văn hóa tồn tại một cách tự nhiên, khách quan Do vậy, nhà trường nào cũng có văn hóa của riêng mình, chỉ có điều bản chất của thứ văn hóa đó là gì? các giá trị của nó ra sao? Văn hóa đó được hình thành tự phát hay là kết quả của cả một quá trình xây dựng có chủ đích rõ ràng của quản lý nhà trường cũng... các thành viên trong nhóm - Làm phần: văn hóa giao tiếp trong trường học - Tổng hợp và trình bày bản Word - Đóng góp ý kiến với các thành viên trong nhóm - Tích cực tham gia quá trình làm việc nhóm - Hoàn thành tốt công việc - Tích cực tham gia quá trình làm việc nhóm - Hoàn thành công việc - Tích cực tham gia quá trình làm việc nhóm - Hoàn thành công việc Quá trình thảo luận nhóm: - Số lượng buổi... nhóm - Hoàn thành công việc - Tích cực tham gia quá trình làm việc nhóm - Hoàn thành công việc - Tích cực tham gia quá trình làm việc nhóm - Hoàn thành công việc 6 Hoàng Thị Kiều 7 Trịnh Thị Phượng 8 Bùi Thị Xuân - Làm phần: văn hóa giao tiếp trong trường học - Tổng hợp và trình bày bản Word - Đóng góp ý kiến với các thành viên trong nhóm - Làm phần: Bạo lực học đường - Đóng góp ý kiến với các thành viên... 17 Văn hóa trường học đang là vấn đề quan tâm đặc biệt của không chỉ cán bộ quản lý mà các bậc phụ huynh cũng rất quan tâm tới vấn đề này Hiệu trưởng, cán bộ, công chức nhà trường cần có những biện pháp giáo dục văn hóa trường học để môi trường văn hóa giáo dục luôn lành mạnh vì đó là nơi dạy chúng ta làm người 18 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÓM 1 Đề tài thảo luận: Đặc điểm văn hóa tổ chức, văn hóa. .. tham gia quá trình cấp độ thể hiện của văn hóa làm việc nhóm trường học - Hoàn thành công việc - Đóng góp ý kiến với các thành viên trong nhóm 4 Trần Thị Vĩnh Vường 5 Đỗ Viết Thấu - Làm phần: đặc điểm và cấp độ thể hiện của văn hóa trường học - Đóng góp ý kiến với các thành viên trong nhóm - Làm phần: bạo lực học đường - Đóng góp ý kiến với các thành viên trong nhóm 19 - Tích cực tham gia quá trình làm... điểm mạnh để phát huy và điểm chưa mạnh để khắc phục hay không? Phát triển văn hóa nhà trường không phải chuyện ngày một ngày hai mà cần có những bước đi phù hợp Có nhiều mô hình được các nhà nghiên cứu đề xuất Dưới đây, chúng tôi xin đề xuất mô hình xây dựng văn hóa nhà trường 13 dựa trên cơ sở mô hình xây dựng văn hóa tổ chức gồm 11 bước cụ thể do hai tác giả Julie Heifetz & Richard Hagberg đề xuất... đổi) • Trong quá trình thảo luận, các thành viên tích cực tham gia bổ sung, đóng góp ý kiến cho các thành viên khác, có nhiều sáng tạo trong cách thể hiện bài làm để bài làm hoàn chỉnh hơn 20 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ - Bài tập nhóm môn: VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC QUẢN LÝ Đề bài: Đặc điểm của văn hóa tổ chức, văn hóa quản lý trong trường học Giảng . tổ chức (theo Eldrige và Crombie, 1974). 1. Quá trình hình thành văn hóa tổ chức. 1 Sự hình thành văn hóa tổ chức là cả một quá. của văn hóa tổ chức đó. Văn hóa đó được duy trì cùng với quá trình tồn tại của tổ chức. Để duy trì được văn hóa tổ chức, những người lãnh đạo và thành

Ngày đăng: 28/03/2013, 14:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan