Nguyên lý phòng chống dịch

7 573 3
Nguyên lý phòng chống dịch

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tài liệu này dành cho sinh viên, giảng viên viên khối ngành y dược tham khảo và học tập để có những bài học bổ ích hơn, bổ trợ cho việc tìm kiếm tài liệu, giáo án, giáo trình, bài giảng các môn học khối ngành y dược

1 Nguyên lý phòng chống dịch Mục tiêu: 1. Trình bày đ-ợc các biện pháp nhà n-ớc nhằm đề phòng các bệnh truyền nhiễm 2. Trình bày đ-ợc các biện pháp giáo dục sức khỏe. 3. Trình bày đ-ợc các biện pháp y tế nhằm phòng chống các bệnh truyền nhiễm Đề phòng các bệnh truyền nhiễm bao gồm các biện pháp sau đây: - Các biện pháp Nhà n-ớc - Các biện pháp Y tế - Giáo dục sức khỏe cho nhân dân. A. Các biện biện pháp nhà n-ớc nhằm đề phòng các bệnh truyền nhiễm. Các biện pháp này đ-ợc đảm nhiệm bởi các kế hoạch kinh tế quốc dân, nhằm cải thiện không ngừng các điều kiện sinh hoạt và lao động của nhân dân. 1. Các biện pháp trong kế hoạch kinh tế quốc dân. - Sự phát triển công nghiệp tiến hành theo kế hoạch và chú ý đến điều kiện làm việc hợp vệ sinh cho công nhân => Hạn chế các bệnh nghề nghiệp: bụi phổi - Sự phát triển nông nghiệp, cũng có những biện pháp đề phòng các bệnh nhiễm khuẩn: các biện pháp quản lý các bệnh gia súc (than, sốt làn sóng, lở mồm long móng ) nh- tiêm phòng hàng loạt cho trâu bò đối với các bệnh đó, quy định những điều kiện vệ sinh cho ng-ời chăm sóc trâu bò ở các hợp tác xã và nông tr-ờng quốc doanh. - Khi khai hoang các vùng có ổ bệnh thiên nhiên, có biện pháp đề phòng các bệnh địa ph-ơng (sốt rét, bệnh do các leptospira ) 2.Các biện pháp trong lĩnh vực vệ sinh - Các biện pháp nhà n-ớc trong lĩnh vực vệ sinh công cộng (xây dựng nhà ở, và các tiện nghi vệ sinh ) là những nhân tố th-ờng xuyên có tác dụng phòng các bệnh nhiễm khuẩn. - Cung cấp n-ớc cho một khu dân c- một yếu tố quan trọng trong việc đề phòng các bệnh nhiễm khuẩn đ-ờng ruột. - Việc vận chuyển và xử lý phân rác là một biện pháp nhằm quản lý các bệnh đ-ờng ruột. - Chống ruồi sẽ thu đ-ợc kết quả tốt nếu xây dựng tốt các hố xí hợp vệ sinh, và nếu có nơi đổ và ủ rác thích hợp. - Chôn cất chu đáo tử thi ng-ời và súc vật ở nghĩa trang riêng biệt sẽ ngăn ngừa sự reo rắc các bệnh truyền nhiễm. 3. Các tiêu chuẩn và điều lệ vệ sinh 2 - Các tiêu chuẩn và điều lệ vệ sinh thực phẩm cần đ-ợc thực hiện nghiêm chỉnh ở các xí nghiệp thực phẩm và nơi phân phối thực phẩm. - Đối với gia súc cung cấp sữa, cần th-ờng xuyên theo dõi sức khỏe, nếu thấy súc vật bị mắc bệnh (lao, sốt làn sóng) thì cần để riêng và sữa phải khử trùng triệt để. Tuyệt đối không để ng-ời mang vi khuẩn đ-ờng ruột làm công tác vắt sữa. - Đối với rau quả ăn sống, không đ-ợc bón phân t-ơi trong quá trình trồng trọt. Những biện pháp kể trên có tính chất kinh tế hơn là Y tế, và có liên quan đến tất cả các mặt hoạt động kinh tế, văn hóa quốc dân. B. Giáo dục sức khỏe cho nhân dân 1. Nội dung giáo dục sức khỏe: . Trình bày cho nhân dân hiểu biết về các bệnh truyên nhiễm và các biện pháp phòng chống . Những tập quán vệ sinh cần dạy từ nhà trẻ, mẫu giáo và các tr-ờng phổ thông . Mỗi cơ quan y tế cần có một ch-ơng trình giáo dục sức khoẻ căn cứ vào tỷ lệ mắc bệnh ở địa ph-ơng, nhằm đúng các bệnh phổ biến. . Phải huy động tất cả mọi ph-ơng tiện tuyên truyền sẵn có: nói chuyện, phát thanh,sách báo , khẩu hiệu 2. Tổ chức giáo dục sức khoẻ . Vệ sinh viên . Ban bảo hộ lao động . Hội chữ thập đỏ C. Các biện pháp y tế nhằm phòng chống bệnh truyền nhiễm. - Các biện pháp y tế để quản lý các bệnh truyền nhiễm có thể chia thành các biện pháp phòng dịch và biện pháp chống dịch. - Các biện pháp phòng dịch đ-ợc tiến hành bất chấp lúc đó có bệnh truyền nhiễm hay không để nhằm đề phòng. - Các biện pháp chống dịch, chỉ đ-ợc thực hiện khi có bệnh nhằm ngăn dịch lan truyền rộng rãi. - Các biện pháp phòng dịch và chống dịch nhằm làm gián đọan quá trình dịch. - Biện pháp phòng chống dịch nhằm tác động vào 3 khâu của quá trình dịch. Do đó, ng-ời ta chia các biện pháp phòng chống dịch thành 3 nhóm: - Các biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm - Các biện pháp đối với đ-ờng truyền nhiễm - Các biện pháp đối với khối cảm thụ I. Các biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm. 1. Biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm là ng-ời. 1.1. Ng-ời bệnh. a. Chẩn đoán phát hiện sớm. 3 . Có 3 ph-ơng pháp chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn - Ph-ơng pháp lâm sàng - Ph-ơng pháp xét nghiệm. - Ph-ơng pháp điều tra dịch tễ. . Sự quan trọng của mỗi ph-ơng pháp khác nhau tuỳ theo bệnh .Bệnh sởi chỉ cần chẩn đoán lâm sàng, không cần làm xét nghiệm. Khi chẩn đoán, phải căn cứ vào những triệu trứng đặc hiệu để khỏi chẩn đoán sai . Ph-ơng pháp xét nghiệm: Đa số những ph-ơng pháp này ít có tác dụng để phát hiện sớm bệnh. Ngoại lệ: Nhuộm và soi kính để phát hiện tác nhân gây bệnh sốt rét, sốt hồi quy. Tất cả các ph-ơng pháp vi sinh học và huyết học còn lại đều không có tác dụng giúp chẩn đoán sớm, vì phải mất 3- 4 ngày mới tiến hành xét nghiệm đ-ợc( cấy máu khi bị th-ơng hàn, cấy phân khi bị lỵ ). Điều này tuyệt nhiên không làm giảm ý nghĩa của ph-ơng pháp xét nghiệm, vì đó là những phuơng pháp chính xác. . Ph-ơng pháp điều tra dịch tễ. Ph-ơng pháp này căn cứ vào hỏi ng-ời bệnh và những tài liệu về các bệnh nhiễm khuẩn trong nhân dân ở vùng ng-ời bệnh sinh sống và ở vùng tiếp cận mà dân vùng trên hay qua lại. Nếu chúng ta hỏi ng-ời ốm, hay các ng-ời xung quanh thì những bệnh nhân ch-a rõ, đôi khi đ-ợc sáng tỏ. Ng-ời bệnh có thể cho biết: - Đã tiếp xúc với ng-ời bệnh nào, đã đi đâu, đã dùng chung vật dụng với ai - Nghề nghiệp nh-: chăn nuôi gia súc, săn bắn, Các tài liệu điều tra dịch tễ th-ờng giúp cho chẩn đoán đúng đắn, cho nên không đ-ợc đánh giá thấp các ph-ơng pháp điều tra dịch tễ trong chẩn đoán, mặc dù ph-ơng pháp này chỉ có ý nghĩa bổ trợ b. Khai báo hoặc thông báo quốc tế . Phải thông báo đặc biệt các bệnh: dịch tả, sốt vàng, dịch hạch. c. Cách ly . Cách ly ng-ời ốm có tác dụng ngăn ngừa bệnh lan truyền. . Đối với các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính việc cách ly cũng dễ dàng, vì thời gian truyền nhiễm t-ơng đối ngắn. Nh-ng chúng ta sẽ gặp khó khăn trong tr-ờng hợp bệnh mãn tính. Nguyên tắc cách ly phải có mức độ nhất định. Thí dụ: Ng-ời mắc bệnh lao chỉ phải cách ly ở bệnh viện trong thời kỳ bài tiết vi khuẩn. Cách ly ng-ời bệnh trong sinh hoạt hàng ngày cũng là ph-ơng pháp tốt để ngăn ngừa vi sinh vật gây bệnh lan truyền. Thí dụ: Ng-ời bệnh lao có gi-ờng riêng, ống nhổ và bát đũa riêng, cũng nh- ng-ời đau mắt hột có chậu rửa riêng và khăn mặt riêng và ng-ời sốt rét phải nằm màn. . Có xe riêng để chở ng-ời mắc bệnh truyền nhiễm 4 . Để ngăn bệnh lan truyền trong bệnh viện, cần có buồng cách ly riêng cho từng bệnh khác nhau. .Thời gian cách ly tùy thuộc vào thời kỳ truyền nhiễm . Những ng-ời ra viện phải khỏi hoàn toàn, không những về mặt lâm sàng, mà cả về mặt truyền nhiễm, nghĩa là không còn mang mầm bệnh. . Trong các bệnh th-ơng hàn, ly, bạch hầu và một số bệnh khác, có thể cho phép ra viện, nếu 2 - 3 lần xét nghiệm vi khuẩn đều âm tính. d. Khử trùng - Nhằm tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh theo các chất bài tiết ra ngoài cơ thể bị nhiễm khuẩn, bằng cách khử trùng các yếu tố bên ngoài bị ô nhiễm. - Đối với tất cả các bệnh truyền nhiễm đều phải tiến hành tẩy uế tức khắc( tẩy uế ngay các chất bài tiết và các vật dùng hàng ngày trong quá trình mắc bệnh). - Tẩy uế cuối cùng thì tiến hành sau khi ng-ời ốm đ-ợc chuyển đi khỏi ổ bệnh nhằm tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh còn tồn tại ở môi tr-ờng xung quanh. Tuỳ theo tính chất của cơ chế truyền nhiễm và sức đề kháng của vi sinh vật gây bệnh ở môi tr-ờng bên ngoài, tấy uế cuối cùng là cần thiết ( nh- th-ơng hàn, hoặc không cần thiết ( nh- đối với sởi ). e. Điều trị Điều trị đặc hiệu nhằm thanh toán trạng thái mang mầm bệnh, phải đ-ợc thực hiện triệt để trong khi ng-ời ốm còn ở bệnh viện. 1.2. Ng-ời mang mầm bệnh Những ng-ời khỏi bệnh (th-ơng hàn, bạch hầu ) phải có kế hoạch định kỳ xét nghiệm xem họ có trở thành ng-ời khỏi mang vi khuẩn không. Bất cứ ai vào làm việc ở các xí nghiệp thực phẩm, cửa hàng thực phẩm, nhà ăn công cộng, ở các nhà máy n-ớc và các cơ quan giữ trẻ phải qua xét nghiệm xem có mang mầm bệnh đ-ờng ruột không. Những ng-ời đang làm việc ở cơ quan đang kể trên cũng phải định kỳ khám xét về tình trạng mang mầm bệnh. 2. Các biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm là động vật. Đối với gia súc, nếu sau khi khỏi bệnh mất giá trị kinh tế (nh- trâu, bò mắc bệnh lở mồm long móng) thì giết đi. Nếu vẫn còn giá trị kinh tế (lao, sốt làn sóng) thì cần chữa cho khỏi. Nhũng biện pháp chống dịch gia súc do cơ quan thú y tiến hành. Chó mắc bệnh dại: Tiêu diệt. Diệt chuột trong bệnh dịch hạch 3. Các biện pháp đối với đ-ờng truyền nhiễm. 3.1. Bệnh truyền nhiễm đ-ờng tiêu hóa - Cơ chế lây truyền: Phân - miệng - Yếu tố truyền nhiễm: N-ớc, thực phẩm, ruồi, tay bẩn, đồ dùng. - Biện pháp: . Xử lý phân: 5 + Tránh phóng uế bừa bãi, nhất là gần nguồn n-ớc uống và tắm rửa. + Không dùng phân t-ơi d-ới bất cứ hình thức nào. + Xử dụng hố xí hai ngăn, ủ phân tại chỗ theo đúng quy cách + Chú ý giải quyết phân xúc vật để góp phần giải quyết ruồi. . Cung cấp n-ớc sạch: + Không dùng n-ớc bề mặt (ao, hồ) để ăn uống, tắm rửa. Dùng n-ớc máy ở thành phố và n-ớc giếng ở nông thôn. + Kiểm tra vệ sinh các nhà máy n-ớc (thành phố) + Chú ý chất l-ợng n-ớc giếng bằng cách bảo quản giếng đất: chu vi bảo vệ. + Giải quyết n-ớc uống khi lao động xa nhà hoặc khi trời nắng to. + Uống n-ớc đã đun sôi. . Giải quyết rác: + Tuyên truyền và đặt nề nếp thanh toán rác trong gia đình và nơi công cộng (quét dọn và có kế hoạch ủ, đốt rác) . Vệ sinh thực phẩm Kiểm tra các xí nghiệp sản xuất thực phẩm, cửa hàng thực phẩm . Diệt ruồi: + Hoá chất và dùng biện pháp dân gian (đánh bẫy, đập ) hoặc kết hợp cả 2 biện pháp. + Chủ yếu giải quyết phân và rác hợp vệ sinh + Vận động ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch tr-ớc khi ăn, sau khi đi ngoài, che đậy thức ăn không để ruồi nhặng đậu vào. 3.2. Bệnh truyền nhiễm đ-ờng hô hấp - Vi sinh vật gây bệnh ra ngoài theo các chất bài tiết của đ-ờng hô hấp. - Yếu tố truyền nhiễm là không khí, đôi khi là vật dùng (đồ chơi, bát đũa). - Phá hủy yếu tố truyền nhiễm này là việc rất khó khăn. - May mắn là quá trình tự làm sạch của không khí xẩy ra rất nhanh, do các hạt nhỏ nhiễm khuẩn lắng xuống và do đa số các tác nhân gây bệnh không sống lâu đ-ợc ở ngoại cảnh (cúm, sởi). - Bệnh truyền dễ dàng và nhanh chóng (bệnh nhân ho và hắt hơi). - Các biện pháp nhằm cắt đứt đ-ờng truyền nhiễn nhiễm không hoàn thiện và không giữ vai trò chủ yếu. Đó là đeo khẩu trang có nhiều lớp gạc. - Đối với mầm bệnh có sức đề kháng cao (bạch hầu, lao) phải tiến hành khử trùng hàng ngày và lần cuối. - Đối với mầm bệnh có sức đề kháng yếu (cúm, sởi ) chỉ cần mở cửa buồng cho thoáng gió, lợi dụng ánh sáng mặt trời. 3.3. Bệnh truyền nhiễm đ-ờng da, niêm mạc. 6 Có nhiều ph-ơng thức lây truyền khác nhau, do đó yếu tố truyền nhiễm cũng khác nhau. Thí dụ: Ghẻ: lây truyền qua quần áo, chăn chiếu, Đau mắt hột: qua khăn mặt. Bệnh than: qua đồ dùng bằng da Qua đất ô nhiễm: uốn ván, hoại thủ sinh hơi Qua n-ớc: xoắn trùng mảnh Bị xúc vật cắn: bệnh dại Tiếp xúc trực tiếp với nguồn truyền nhiễm: các bệnh lây truyền qua đ-ờng tình dục (lậu, giang mai ). . Biện pháp quan trọng là vệ sinh cá nhân, giáo dục sức khỏe, các biện pháp "xã hội" có vai trò quyết định trong một số tr-ờng hợp. 3.4. Bệnh truyền nhiễm đ-ờng máu - Yếu tố truyền nhiễm là các động vật tiết túc hút máu nh-: chấy, rận, truyền bệnh sốt phát ban l-u hành, và sốt hồi quy. - Các loại muỗi truyền bệnh sốt rét, viêm não Nhật bản, sốt xuất huyết. - Bọ chét truyền bệnh dịch hạch. - Các loại ve truyền bệnh sốt phát ban địa ph-ơng . Biện pháp diệt côn trùng truyền bệnh, cần nắm đ-ợc sinh lý, sinh thái của công trùng. . Phòng vệ cơ học, nh- l-ới ở cửa sổ và những biện pháp xua đuổi bằng hóa chất. 4. Các biện pháp đối với khối cảm thụ . Biện pháp nhằm vào khâu thứ 3 của quá trình dịch, nhằm mục đích: tăng c-ờng tính miễn dịch của nhân dân 4.1.Ph-ơng pháp gây miễn dịch chủ động: . Cơ thể đ-ợc tiêm chủng vacxin trở nên hoàn toàn hay một phần không cảm nhiễm với một hay nhiều bệnh truyền nhiễm nhất định (các vacxin trong ch-ơng trình tiêm chủng mở rộng) 4.2. Ph-ơng pháp gây miễn dịch thụ động: . Mục đích đó cũng đạt đ-ợc nh-ng chỉ có tác dụng bảo vệ trong một thời gian ngắn. 4.3. Các biện pháp phòng bệnh bằng hóa đ-ợc: . Tạo cho cơ thể có một nồng độ có thể tiêu diệt hoặc khống chế vi khuẩn (có thể xâm nhập vào cơ thể) nh-ng tác dụng đó chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn. Thí dụ: 7 - Tất cả những ng-ời tiếp xúc với bệnh nhân dịch hạch thể phổi (kể cả nhân viên y tế) đều phải uống thuốc kháng sinh dự phòng bằng: Tetraxyclin (15 - 30mg/kg) trong thời gian 1 tuần. Hoặc Chloramphenicol (30mg/kg). 5. Các biện pháp phòng chống dịch tổng hợp . Theo lý luận thì bẻ gẫy bất cứ một khâu nào của quá trình dịch cũng đủ có tác dụng phòng dịch. Đôi khi đúng nh- vậy Thí dụ: - Trong bệnh giang mai. Điều trị đầy đủ có thể thanh toán bệnh đó, trung hoà nguồn truyền nhiễm. - Trong bệnh sốt phát ban l-u hành. Diệt chấy, rận cho tất cả mọi ng-ời trong khu dịch, tác động lên yếu tố truyền nhiễm. - Trong bệnh đậu mùa. Bệnh bị tiêu diệt nhờ chủng đậu hàng loạt, bảo vệ khối cảm thụ . Tuy nhiên, th-ờng phải tác động trên cả 3 khâu của quá trình dịch, tr-ớc hết vì không có một khâu nào có hiệu quả tuyệt đối. Thứ hai, vì khi một biện pháp có hiệu quả về nguyên lý, thì còn gặp khó khăn về cách thực hiện đầy đủ. . Trong thực tế, th-ờng áp dụng các biện pháp phòng chống dịch tổng hợp, tác động vào cả 3 khâu của quá trình dịch, để bẻ gẫy sự liên tục của quá trình dịch. Thí dụ: . Các biện pháp chống sốt rét gồm: - Phát hiện và điều trị ng-ời ốm - Diệt muỗi tr-ởng thành và diệt bọ gây - Phòng bệnh bằng hóa d-ợc cho nhân dân vùng có sốt rét. . Việc quản lý bệnh th-ơng hàn gồm: - Cách ly những ng-ời ốm ở bệnh viện, phát hiện những ng-ời mang vi khuẩn và chuyển họ khỏi các xí nghiệp thực phẩm và các nhà máy n-ớc. - Thực hiện các biện pháp vệ sinh chung trong lĩnh vực cung cấp n-ớc uống, thải n-ớc bẩn, diệt ruồi - Tiêm phòng cho nhân dân để tăng c-ờng tính miễn dịch . Cũng nên nhớ rằng các biện pháp phòng và chống một bệnh nhất định, thì sự quan trọng không đều nhau. - Một số biện pháp là chủ yếu - Một số khác là thứ yếu, tùy theo hiệu lực của chúng ,và đặc tính của tình hình dịch. . Nh- vậy, ph-ơng pháp phòng chống dịch tổng hợp, không đòi hỏi một cách bình quân đối với các bệnh truyền nhiễm khác nhau. . tế nhằm phòng chống bệnh truyền nhiễm. - Các biện pháp y tế để quản lý các bệnh truyền nhiễm có thể chia thành các biện pháp phòng dịch và biện pháp chống dịch. - Các biện pháp phòng dịch đ-ợc. nhằm đề phòng. - Các biện pháp chống dịch, chỉ đ-ợc thực hiện khi có bệnh nhằm ngăn dịch lan truyền rộng rãi. - Các biện pháp phòng dịch và chống dịch nhằm làm gián đọan quá trình dịch. -. làm gián đọan quá trình dịch. - Biện pháp phòng chống dịch nhằm tác động vào 3 khâu của quá trình dịch. Do đó, ng-ời ta chia các biện pháp phòng chống dịch thành 3 nhóm: - Các biện pháp đối với

Ngày đăng: 21/12/2014, 19:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan