tìm hiểu tình hình tiêm chủng mở rộng ở trẻ em dưới 2 tuổi tại phường thuận hòa, thành phố huế năm 2014

28 1.8K 5
tìm hiểu tình hình tiêm chủng mở rộng ở trẻ em dưới 2 tuổi tại phường thuận hòa, thành phố huế năm 2014

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG BỘ MÔN DỊCH TỄ HỌC BÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG TÌM HIỂU TÌNH HÌNH TIÊM CHỦNG CỦA TRẺ EM DƯỚI 2 TUỔI TẠI PHƯỜNG THUẬN HÒA THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2014 Huế 11/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG BỘ MÔN DỊCH TỄ HỌC BÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG TÌM HIỂU TÌNH HÌNH TIÊM CHỦNG CỦA TRẺ EM DƯỚI 2 TUỔI TẠI PHƯỜNG THUẬN HÒA THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2014 Lớp : YHDP6 Nhóm sinh viên thực tập: 1. Lê Thị Hồng. 2. Trần Thị Hương Quỳnh 3. Hoàng Thục Nguyên 4. Lê Thị Quỳnh Trang 5. Nguyễn Thị Ngọc Thắng 6. Trần Thị Thùy Dung 7. Dương Thùy Chi 8. Hồ Thị Lan Chi 9. Tăng Thị Na 10. Hoàng Hoa Thám 11. Lô Thế Quyền 12. Nguyễn Đăng Cứ 13. Phạm Văn Huy 14. Huỳnh Thị Diệu Hiền. HUẾ 10/ 2014 LỜI CẢM ƠN Nhóm thực tập xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Nhà trường, Khoa Y tế Công cộng, cũng như bộ môn Dịch tễ học đã tạo điều kiện cho chúng em được tham gia học tập, nghiên cứu tại phường Thuận Hòa, thành phố Huế trong tuần thực tập cộng đồng vừa qua. Xuyên suốt quá trình học tập, các thầy cô bộ môn và Khoa đã theo sát, hỗ trợ, giúp đỡ chúng em rất nhiều về công tác tiếp cận cộng đồng cũng như các bước nghiên cứu cần thiết, qua đó có thể học hỏi được rất nhiều những kiến thức bổ ích. Chúng em xin chân thành các thầy cô đã hướng dẫn rất tỉ mỉ và tâm huyết, giúp chúng em hoàn thành được nhiệm vụ của mình. Đồng thời, chúng em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến chính quyền, Trạm y tế, và các cộng tác viên tại phường Thuận Hòa, thành phố Huế đã tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình thực tập của nhóm diễn ra thuận lợi. Cuối cùng, chúng em kính chúc các quý thầy cô, các cộng tác viên sức khỏe và công tác tốt! Xin chân thành cảm ơn!! KÝ HIỆU VIẾT TẮT TCMR : Tiêm chủng mở rộng WHO : Tổ chức y tế thế giới CBCNVC : Cán bộ công nhân viên chức TC,CĐ,ĐH,SĐH : Trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học TĐHV : Trình độ học vấn DTP : Bạch cầu – ho gà – uốn ván UNICEF : Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc TT YTDP : Trung tâm y tế dự phòng TYT : Trạm y tế ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêm chủng vắc-xin trở thành một trong những biện pháp hiệu quả nhất trong bảo vệ sức khỏe, dự phòng bệnh tật cho con người. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát động một chương trình rộng lớn có tính toàn cầu là TCMR với mục đích chính là dự phòng chủ động các bệnh truyền nhiễm phổ biến,tránh được tử vong và giảm gánh nặng tàn tật, nguy hiểm trước hết cho trẻ em dưới năm tuổi bằng vắc-xin. Trước khi loài người phát minh ra vaccine tiêm chủng, đã có rất nhiều trẻ em bị chết vì những căn bệnh truyền nhiễm như: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm não Nhật Bản, viêm màng não,… Từ khi khoa học đã tìm ra được vaccine, các tác nhân gây bệnh vẫn còn tồn tại, nhưng trẻ em hoàn toàn có thể được bảo vệ nhờ vaccine. Thật vậy, việc không được tiêm chủng hoặc tiêm chủng không đầy đủ cho trẻ sẽ dễ dàng khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, tàn tật và tử vong, thậm chí gây bùng phát dịch lớn trong cộng đồng. Chẳng hạn như bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể lực, trí tuệ và có thể gây biến chứng ở mắt dẫn đến mù lòa; bệnh bại liệt làm cho trẻ tàn phế suốt đời; bệnh uốn ván gây chết người,… Vì vậy, việc tiêm chủng cho trẻ nhỏ là rất cần thiết, không những phòng, chống được một số bệnh nguy hiểm mà còn giúp trẻ phát triển tốt cả thể chất lẫn trí tuệ.[7] Nhờ có Vắc xin, thế giới đã thanh toán được bệnh đậu mùa. Bệnh bại liệt hiện chỉ còn lưu hành ở 4 nước, số trẻ chết vì bệnh sởi năm 2007 giảm 78% so với năm 2000, số trẻ chết vì viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não do Hib hàng năm giảm đi 2,5 triệu trẻ sau khi nhiều nước triển khai đưa vắc xin viêm gan B và Hib vào chương trình TCMR sau năm 2000. Bằng tiêm chủng vắc xin, tỷ lệ mắc bệnh của nhiều bệnh nhiễm trùng có vắc xin dự phòng đã giảm đi hàng chục đến hàng trăm lần. Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981, đến năm 1985 chương trình TCMR được đẩy mạnh và triển khai trên phạm vi cả nước. Từ năm 1986, TCMR được coi là một trong những chương trình y tế quốc gia ưu tiên. Năm 1990, 87% trẻ dưới 1 tuổi trong cả nước được tiêm chủng đầy đủ 6 loại kháng nguyên (Lao, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt và Sởi). Đến nay, Việt Nam đã thanh toán được bệnh Bại liệt, loại trừ Uốn ván sơ sinh. Tỷ lệ mắc Ho gà giảm 183 lần, Bạch hầu giảm 82 lần; Sởi giảm 573 lần. Với các kết quả đạt được trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia thành công nhất trong chương trình sức khỏe này.[6] Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có tỉ lệ tiêm chủng cao trong cả nước, góp phần làm giảm tỉ lệ mắc các bệnh như sởi, ho gà, bạch hầu, uốn ván, rubelle…. Riêng dịch sởi-rubella vừa qua, cả tỉnh Thừa Thiên Huế có 83 ca mắc, tỷ lệ thấp hơn nhiều so với các tỉnh thành khác. Có được kết quả này là nhờ ngay từ tháng 3 đến tháng 5/2014, tỉnh đã triển khai tiêm vét vắc xin cho trẻ 9 tháng đến 2 tuổi đạt trên 99% nên đã khống chế không để dịch sởi lây lan trong cộng đồng. Trên cơ sở đó, nhóm chúng em thực hiện nghiên cứu “ Tìm hiểu tình hình Tiêm chủng mở rộng ở trẻ em dưới 2 tuổi tại phường Thuận Hòa, thành phố Huế năm 2014” nhằm mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ tiêm chủng của trẻ em dưới 2 tuổi tại phường Thuận Hòa thành phố Huế năm 2014. Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình tiêm chủng mở rộng 1.1.1. Trên thế giới Tiêm chủng đã có những đóng góp to lớn cho sức khỏe cộng đồng. Người ta ước tính rằng giữa hai và ba triệu trẻ em tử vong mỗi năm được ngăn chặn thông qua tiêm phòng các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, sởi và nhiều trường hợp tử vong trong tương lai nhiều hơn ngăn chặn trong nhóm tuổi cao hơn (ví dụ 600.000 ca tử vong tương lai ngăn chặn hàng năm thông qua tiêm phòng viêm gan B). Tiến độ tiêm chủng đã được cải thiện tổng thể trong tỷ lệ tiêm chủng thường xuyên kể từ năm 2000. Những điều này đã được đánh dấu ở các nước thu nhập thấp nhất, và đặc biệt là ở châu Phi cận Sahara; các khu vực khác, ngoài Đông Nam Á, đã tiếp tục duy trì ở mức độ cao tỷ lệ tiêm chủng. Năm 2007, trong số các ước tính 129 triệu trẻ sơ sinh còn sống sót hàng năm, một kỷ lục 105 triệu trẻ em dưới một tuổi được tiêm phòng trên toàn thế giới với ba liều bạch hầu, uốn ván và ho gà (DTP3), và số trẻ em không được chủng ngừa giảm xuống 24,1 triệu (11,5 triệu trong số đó ở Đông Nam Á và 7,3 triệu ở châu Phi) so với 33,6 triệu năm 2000. Ước tính có khoảng 86% trẻ em được miễn nhiễm sống trong nước đủ điều kiện cho các nguồn tài trợ từ Liên minh GAVI và 75% sống chỉ trong 10 quốc gia ở châu Phi và châu Á. Những quốc gia bao gồm Ấn Độ với gần 10 triệu trẻ em không được miễn nhiễm, Nigeria, Trung Quốc, Indonesia, cũng như Bangladesh, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Niger, Pakistan và Uganda. Điều này là do số lượng lớn các trẻ em sinh ra tại các quốc gia và / hoặc tỷ lệ tiêm chủng thấp. Mặc dù đã có những thành công to lớn tuy nhiên cũng gặp phải nhiều thách thức như: trong việc giảm tỷ lệ tử vong bệnh sởi, thiếu sót trong tiêm chủng thường xuyên đe dọa để bù đắp những lợi ích có dịch xảy ra ở những vùng có tỷ lệ tiêm chủng thường xuyên thấp ví dụ như ở Cộng hòa Dân chủ Congo, Nigeria, Tanzania và Uganda. Tất cả các nước đã thực hiện một chiến lược giảm tỷ lệ tử vong bệnh sởi, ngoại trừ Ấn Độ. Thất bại của Ấn Độ để thực hiện một chiến lược có nghĩa là khu vực này có thể không đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong 90%, do đó cũng ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong bệnh sởi trên toàn cầu. Ngoài ra là vấn đề phát triển và thực hiện các chiến lược để giải quyết những khó khăn, hỗ trợ quyết định dựa trên bằng chứng nhằm ưu tiên loại vắc-xin mới. Từ đó giới thiệu, tăng cường hệ thống miễn dịch, cung cấp vắc-xin mới, mở rộng tiêm chủng bao gồm nhóm tuổi lớn hơn, mở rộng quy mô vaccine giám sát dịch bệnh có thể phòng ngừa, nâng cao chất lượng giám sát tỷ lệ tiêm chủng và sử dụng dữ liệu để cải thiện hiệu suất của chương trình, và khám phá các lựa chọn tài chính để đạt được các mục tiêu GIVS, đặc biệt là ở các nước thu nhập trung bình thấp.[1] 1.1.2. Tại Việt Nam Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 do Bộ Y tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Đây là một trong những chương trình y tế ưu tiên thành công nhất của Việt Nam. Chương trình có mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc 6 loại bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao. Sau một thời gian thí điểm, Chương trình từng bước được mở rộng dần cả về địa bàn và đối tượng tiêm chủng. Chương trình TCMR đã bao phủ 100% tỉnh, thành trên cả nước với hơn 90% số trẻ dưới 5 tuổi được tiêm chủng. Từ năm 1985 tới nay toàn bộ trẻ em dưới 1 tuổi trên toàn quốc đã có cơ hội được tiếp cận với Chương trình TCMR. Mục tiêu của tiêm chủng mở rộng là tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt tỷ lệ 80% năm 1989 và ở mức trên 90% từ năm 1993 đến nay. Nhờ tiêm vắc xin, tỷ lệ mắc nhiều bệnh nhiễm khuẩn đã giảm đi hàng chục đến hàng trăm lần, đạt được mục tiêu thanh toán bệnh bại liệt năm 1997 (được xác nhận năm 2000) và loại trừ uốn ván sơ sinh từ năm 2005 nhờ tỷ lệ bao phủ tiêm chủng thường xuyên cao. Đến năm 2010, đã có 11 vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm cho trẻ em được đưa vào Chương trình bao gồm vắc xin phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib. Chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc sởi, ho gà và bạch hầu. Việt Nam cũng đã có những tiến bộ đáng kể hướng tới mục tiêu của Tổ chức Y tế Thế giới Khu vực Tây Thái Bình Dương là loại trừ bệnh sởi và kiểm soát bệnh viêm gan B. Sau chiến dịch tiêm phòng sởi năm 2010, số ca mắc sởi đã giảm. Việc đưa vắc xin phòng viêm gan B vào Chương trình TCMR năm 2003 và thực hiện tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh năm 2006 đã được triển khai rất thành công. Hơn 25 năm triển khai chương trình TCMR, Việt Nam đã tự sản xuất được hầu hết vắc xin sử dụng trong chương trình TCMR như lao, bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn… Tuy đã đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ, song công tác TCMR ở nước ta vẫn còn gặp phải một số khó khăn như: - Nhiều bệnh dịch nguy hiểm chưa có vắc xin hoặc chưa được đưa vào chương trình TCMR - Một số bệnh, chẳng hạn như hội chứng rubella bẩm sinh do bùng phát dịch rubella, vẫn tiếp tục là gánh nặng cho y tế công cộng. - Chất lượng dịch vụ tiêm chủng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa cao do khó khăn về mặt địa lý, kinh tế, xã hội; thiếu cán bộ y tế dự phòng tuyến huyện, xã. - Ngân sách nhà nước đầu tư cho TCMR mới chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu.[5] 1.1.3. Tại Huế Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có tỉ lệ tiêm chủng cao trong cả nước, góp phần làm giảm tỉ lệ mắc các bệnh như sởi, ho gà, bạch hầu, uốn ván, rubelle…. Riêng dịch sởi-rubella vừa qua, cả tỉnh Thừa Thiên Huế có 83 ca mắc, tỷ lệ thấp hơn nhiều so với các tỉnh thành khác. Có được kết quả đó là nhờ ngay từ tháng 3 đến tháng 5/2014, tỉnh đã triển khai tiêm vét vắc xin cho trẻ 9 tháng đến 2 tuổi đạt trên 99% nên đã khống chế không để dịch sởi lây lan trong cộng đồng. ngày 20/9/2014 Dự án TCMR tổ chức Lễ phát động triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi-rubella cho trẻ em khu vực miền Trung tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Riêng Tại huyện Phú Vang, tính đến ngày 24/9/2014, đã tiêm phòng vắc-xin sởi-rubella cho 6.515 trẻ, không ghi nhận trường hợp nào tai biến sau tiêm.[3] 1.2. Các loại vắc xin và liều tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng mở rộng.[2] [7] 1.2.1. Vacxin bạch hầu – ho gà – uốn ván(DPT)  Giới thiệu chung Vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván được làm từ giải độc tố bạch hầu, giải độc tố uốn ván và vắc xin ho gà. Đây là vắc xin dạng dung dịch. Nếu để lọ vắc xin thẳng đứng trong 1 thời gian dài, những hạt nhỏ mịn có thể lắng xuống dưới đáy trông giống như dải cát mịn dưới đáy lọ. Chính vì vậy mà trước khi sử dụng phải lắc lọ để trộn đều vắc xin.  Liều tiêm chủng: Số liều tiêm chủng văc xin: tối thiểu 3 liều, với lịch tiêm như sau: + Trẻ 2 tháng tuổi tiêm mũi 1 + Trẻ 3 tháng tuổi tiêm mũi 2 + Trẻ 4 tháng tuổi tiêm mũi 3 1.2.2. Vacxin sởi  Giới thiệu chung: Vắc xin sởi được đóng gói dưới dạng đông khô kèm theo dung môi pha hồi chỉnh. Vắc xin cần pha hồi chỉnh trước khi sử dụng. Chỉ sử dụng dung môi được cấp cùng với vắc xin. Vắc xin sởi sau khi pha hồi chỉnh vẫn phải bảo quản ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C. Hủy bỏ vắc xin còn trong lọ sau 6 giờ hoặc sau mỗi buổi tiêm chủng.  Liều tiêm chủng: Loại vắc xin Vắc xin sống giảm độc lực Số liều Một liều. Nếu tiêm liều thứ 2 thì phải cách liều 1 tối thiểu 1 tháng. Lịch tiêm Từ 9 đến 11 tháng tuổi ở những nước mà sởi còn lưu hành cao, muộn hơn ở những nước kiểm soát sởi ở mức độ cao hoặc có tỷ lệ mắc sởi thấp Liều tiêm nhắc Liều thứ 2 đang được khuyến nghị (trong tiêm chủng thường xuyên hoặc chiến dịch) Chống chỉ định Có phản ứng nặng trong lần tiêm trước; phụ nữ có thai; thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải (không kể nhiễm HIV) Phản ứng sau tiêm Khó chịu, sốt, ban sau khi tiêm 5 đến 12 ngày; xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát; hiếm gặp viêm não, dị ứng. Chú ý đặc biệt Không Liều lượng 0,5ml Vị trí tiêm Mặt ngoài giữa đùi/ mặt ngoài trên cánh tay tùy thuộc vào tuổi Đường tiêm Dưới da Bảo quản Từ 2°C đến 8°C (vắc xin không bị hỏng bởi đông băng, dung môi pha hồi chỉnh không được để đông băng) 1.2.3. Vacxin bại liệt uống (OPV)  Giới thiệu chung Vắc xin bại liệt uống được đóng gói dưới dạng dung dịch dưới 2 hình thức: +Ống vắc xin nhỏ bằng nhựa +Lọ thủy tinh và ống nhỏ giọt được đựng trong 1 túi riêng. [...]... ngày 5/11 /20 14 đến 7/11 /20 14 2. 2 .2 Địa điểm nghiên cứu Phường Thuận Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 2. 2.3 Vài nét về tình hình phường Thuận hòa, thành phố Huế 2. 2.3.1 Vị trí địa lý Phường Thuận Hòa là một trong các phường nằm ở trung tâm của thành phố Huế, có vị trí được xác định như sau: - Phía Bắc giáp phường Tây Lộc - Phía Đông giáp phường Thuận Thành - Phía Nam giáp phường Phú Thuận - Phía... Bảng 2 Đặc điểm cá nhân của trẻ Đặc điểm Giới Tháng tuổi 1 Nam 2 Nữ Tổng 1 < 12 tháng 2 12- 24 tháng Tổng Số lượng (n) 71 51 122 52 70 122 Tỷ lệ (%) 58 ,2 41,8 100 42, 6 57,4 100 Nhận xét: + Giới: trẻ nam chiếm: 58 ,2% ; trẻ nữ chiếm: 41,8% + Tháng tuổi: 12- 24 tháng chiếm: 57,4%; < 12 tháng chiếm 42, 6% 3 .2 Tỷ lệ tiêm chủng của trẻ dưới 2 tuổi 3 .2. 1 Tỷ lệ trẻ có đi tiêm chủng: Nhận xét: Tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi. .. lệ 2, 5% 3 .2. 3 Tỷ lệ có phiếu tiêm chủng mở rộng Nhận xét: Đa số trẻ em dưới 2 tuổi ở phường Thuận Hòa đều có phiếu tiêm chủng chiếm tỷ lệ 93,4% Chỉ số ít trẻ là không có phiếu tiêm chủng chiếm tỷ lệ 6,6% 3 .2. 4 Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đủ loại Nhận xét : Tỷ lệ trẻ tiêm đủ loại chiếm tỷ lệ cao ( 72, 1%) so với tỷ lệ trẻ tiêm không đủ loại (27 ,9%) 3 .2. 5 Tỷ lệ tiêm chủng đúng lịch: Nhận xét: Tỷ lệ trẻ tiêm. .. điểm của trẻ : tỉ lệ nam nữ ở mức tương đối cân bằng nam chiếm 52, 8% và nữ chiếm 48 ,2 % Trẻ độ tuổi dưới 12 tháng tuổi chiếm 42, 6% trẻ từ 12- 24 tháng tuổi chiếm 57,4% 5 .2 Tỷ lệ tiêm chủng của trẻ dưới 2 tuổi • • • • • Tỉ lệ trẻ được tiêm chủng chiếm 99 ,2 % , số trẻ không được đi tiêm chửng chiếm 0,8 % , chương trình hoạt động tiêm chủng ở đây đã hoàn thành tốt nhiệm vụ Người dân ở phường Thuận Hòa... dưới 2 tuổi ở phường Thuận Hòa có tiêm chủng là rất cao chiếm tỷ lệ 99 ,2% Số trẻ không được tiêm chủng chiếm tỷ lệ rất ít chỉ 0,8% 3 .2. 2 Nơi thường đưa trẻ đi tiêm chủng Bảng 3 Nơi thường đưa trẻ đi tiêm chủng Trẻ Số lượng Tỷ lệ (%) Nơi tiêm chủng Trạm y tế 110 90,9 Bệnh viện 3 2, 5 TT YTDP tỉnh 8 6,6 Khác 0 0 Tổng 121 100 Nhận xét: Đa số trẻ em dưới 2 tuổi ở phường Thuận Hòa được tiêm chủng tại trạm y... Tỷ lệ có phiếu tiêm chủng mở rộng: Đa số trẻ em dưới 2 tuổi ở phường Thuận Hòa đều có phiếu tiêm chủng chiếm tỷ lệ 93,4% Có được kết quả như vậy là do cán bộ ở trạm y tế phường thực hiện tốt, đầy đủ tất cả các bước trong quy trình tiêm chủng cho trẻ, trong đó có việc phát và quản lí phiếu tiêm chủng mở rộng để thuận tiện cho việc theo dõi Tuy nhiên, vẫn có số ít trẻ không có phiếu tiêm chủng chiếm tỷ... Thừa Thiên Huế 2. 1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn - Trẻ em dưới 2 tuổi (trẻ sinh và sống từ 1/10 /20 12 đến 30/11 /20 14) - Phiếu tiêm chủng cá nhân trẻ em - Bà mẹ có con dưới 2 tuổi có khả năng trả lời và đồng ý tham gia nghiên cứu 2. 1 .2 Tiêu chuẩn loại trừ - Bà mẹ không sinh con trong khoảng thời gian từ 1/10 /20 12 đến 30/11 /20 14) - Từ chối tham gia phỏng vấn 2. 2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2. 2.1 Thời gian... tiêm đúng lịch, Trẻ không tiêm đúng lịch - Nghiên cứu về tình trạng tiêm chủng của trẻ + Tiêm đầy đủ + Tiêm không đầy đủ + Không tiêm - Nghiên cứu về lịch tiêm chủng của trẻ + Tiêm đúng lịch + Tiêm không đúng lịch + Xác định tỷ lệ của trẻ tiêm không đúng lịch Trẻ tiêm BCG không đúng lịch: tiêm sau 1 tháng kể từ khi sinh Trẻ tiêm VGB không đúng lịch: tiêm 24 h đầu sau sinh Trẻ tiêm Quinvaxem 1 và OPV 1... thiết phải đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ Chính những điều này đã góp phần rất lớn vào thành công của kết quả tiêm chủng cho trẻ  Nơi thường đưa trẻ đi tiêm chủng: Người dân ở phường Thuận Hòa chủ yếu đưa trẻ đi tiêm chủng ở trạm y tế (chiếm tỷ lệ 90,9%) Có được một tỷ lệ lớn người dân đưa trẻ đi tiêm chủng ở trạm y tế như vậy có lẽ vì trạm y tế phường Thuận Hòa thực hiện việc tiêm chủng cho trẻ tốt, không... chủ yếu đưa trẻ đi tiêm chủng ở trạm y tế (chiếm tỷ lệ 90,9%) Đa số trẻ em dưới 2 tuổi ở phường Thuận Hòa đều có phiếu tiêm chủng chiếm tỷ lệ 93,4% Tỉ lệ trẻ tiêm đúng lịch chiếm 72, 1 % không đúng lịch chiếm 27 ,9% , phần lớn trẻ được tiêm đúng lịch nhưng cũng thấy được tỉ lệ trẻ chưa tiêm đúng lịch còn cao Tỷ lệ trẻ tiêm vắc xin VGB sơ sinh đúng lịch là cao nhất với 100%, thấp nhất là Quinvaxem mũi 3 . dịch sởi lây lan trong cộng đồng. Trên cơ sở đó, nhóm chúng em thực hiện nghiên cứu “ Tìm hiểu tình hình Tiêm chủng mở rộng ở trẻ em dưới 2 tuổi tại phường Thuận Hòa, thành phố Huế năm 20 14”. định tỷ lệ tiêm chủng của trẻ em dưới 2 tuổi tại phường Thuận Hòa thành phố Huế năm 20 14. Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình tiêm chủng mở rộng 1.1.1. Trên thế giới Tiêm chủng đã có. HỌC Y DƯỢC HUẾ KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG BỘ MÔN DỊCH TỄ HỌC BÁO CÁO THỰC TẬP CỘNG ĐỒNG TÌM HIỂU TÌNH HÌNH TIÊM CHỦNG CỦA TRẺ EM DƯỚI 2 TUỔI TẠI PHƯỜNG THUẬN HÒA THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 20 14 Huế 11 /20 14 TRƯỜNG

Ngày đăng: 21/12/2014, 12:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tuy đã đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ, song công tác TCMR ở nước ta vẫn còn gặp phải một số khó khăn như:

  • - Nhiều bệnh dịch nguy hiểm chưa có vắc xin hoặc chưa được đưa vào chương trình TCMR... 

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan