hiện trạng môi trường tỉnh khánh hòa, đặc biệt đối với thành phố nha trang. phương thức quản lý để bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với môi trường bãi biển nha trang

31 4.2K 17
hiện trạng môi trường tỉnh khánh hòa, đặc biệt đối với thành phố nha trang. phương thức quản lý để bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với môi trường bãi biển nha trang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa,Việt Nam. Đây là một trong các đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam. Nha Trang được mệnh danh là hòn ngọc của biển Đông, Viên ngọc xanh vì giá trị thiên nhiên, sắc đẹp cũng như khí hậu của nó. Dân số thành phố Nha Trang dao động trong khoảng 370.000 người, cộng thêm khoảng 5.000 cư dân sinh sống trên các đảo; ngoài ra mỗi năm, vịnh Nha Trang đón khoảng 1,2 triệu lượt khách du lịch. Dân số và du lịch phát triển, kéo theo lượng rác khổng lồ tấn công vịnh Nha Trang. Theo thống kê của Ban quản lý Khu Bảo tồn biển vịnh Nha Trang, mỗi ngày có khoảng 10 tấn rác thải du lịch, cộng với rác thải sinh hoạt của dân cư trên 6 khóm đảo đổ xuống biển khoảng 1 tấn rác nữa. Hiện có khoảng 380 lồng với gần 9.000 bè nuôi tôm hùm trên vịnh Nha Trang, thải ra không biết cơ man thức ăn thừa, bên cạnh đó là chất thải từ vô số nhà vệ sinh không có hầm chứa trên mặt nước. Vùng lõi Hòn Mun là khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, tuy nhiên mùa du lịch cao điểm, mỗi ngày có khoảng 40 tàu thuyền du lịch cùng với 500-600 khách qua lại, lặn ngắm san hô và tắm biển. Để thực hiện việc mở rộng 1ha mặt đất, chủ đầu tư đã đổ xuống mặt biển hàng vạn m3 đất đá, xây bờ kè, cầu cảng. Vì vậy, khoảng hơn 20ha rừng ngập mặn, cỏ biển, san hô xung quanh đảo Hòn Tre đã và đang bị các nhà đầu tư chôn vùi không thương tiếc. Với những vấn đề môi trường trên, và thông qua chuyến đi thực tập giáo học nhóm chúng tôi đã tìm hiểu “ Hiện trạng môi trường tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt đối với thành phố Nha Trang. Phương thức quản lý để bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với môi trường bãi biển Nha Trang ”. 1 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN 1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa 1.1.1. Vị trí địa lý Khánh Hòa là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên; Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận; Phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk, Lâm Đồng; Phía Đông giáp biển Đông. Ngoài phần đất liền, Khánh Hòa có vùng biển, vùng thềm lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa. 1.1.2. Đặc điểm tự nhiên Diện tíchtự nhiên của tỉnh Khánh Hòa 5.217,6 km 2 Bờ biển dài 385 km, có khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ và các đảo san hô trong quần đảo Trường Sa Là tỉnh có 3 vịnh biển đẹp: Nha Trang, Vân Phong, Cam Ranh. Thuận tiện về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Thuận lợi phát triển kinh tế nhất là kinh tế biển: du lịch biển, cảng biển, khai thác, nuôi trồng thủy hải sản. 1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội Dân số: 1.156.903 người (năm 2010). Gồm có 8 đơn vị hành chính: 02 thành phố: Nha Trang, Cam Ranh; 01 thị xã: Ninh Hòa; 5 huyện: Vạn Ninh, Diên Khánh, Cam Lâm, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Trường Sa. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp – Xây dựng: 42,23 %; Thương mại - Dịch vụ - Du lịch: 44,19 %; Nông – Lâm – Thủy sản: 13,58 % GDP tăng bình quân: 11 %/năm; GDP bình quân đầu người đạt: 1480 USD/người/năm. 2 1.1.4. Tiềm năng thiên nhiên và khả năng khai thác, sử dụng phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. a. Vịnh Cam Ranh Vị trí: Phía nam tỉnh Khánh Hòa. Có vị trí hết sức quan trọng về quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế. Sân bay Cam Ranh được đầu tư xây dựng nâng cấp để trở thành sân bay quốc tế. Cảng Ba Ngòi là cảng quan trọng của vùng Nam Trung Bộ để phát triển giao thương giữa Khánh Hoà với trong nước và quốc tế. b. Vịnh Vân Phong Vị trí: Phía bắc tỉnh Khánh Hòa; cách hải phận quốc tế 14 km, là ngã ba các tuyến hàng hải quốc tế. Là vịnh lớn với 41.000 ha măt nước, có độ nước sâu từ 20-30 m, tương đối kín gió. Thuận lợi phát triển cảnh nước sâu và cảng trung chuyển container quốc tế, KKT đa ngành: thương mại, CN, du lịch…Cảng trung chuyển container có thể đạt tới 17,5-17,8 triệu TEU/năm. Khí hậu ôn hoà, cảnh quan đẹp, HST biển đa dạng để phát triển du lịch sinh thái, phát triển kinh tế thủy sản… c. Cảng Nha Trang Vị trí: ngay thành phố Nha Trang. Là một trong các vịnh đẹp nhất thế giới. Cảnh quan đẹp, khí hậu ôn hòa, nhiều di tích lịch sử và văn hoá,hệ sinh thái biển đa dạng. Giao thông thuận lợi cả về đường biển, hàng không, đường sắt, đường bộ… Thuận lợi phát triển các loại hình kinh tế, nhất là du lịch. 1.1.5. Ảnh hưởng của hoạt động kinh tế - xã hội đến môi trường a. Tình hình phát triển đô thị Đất xây dựng đô thị tăng; diện tích cây xanh thiết so với quy chuẩn; 3 Toàn tỉnh đã có hệ thống cấp nước sạch cho các KDC đô thị; 85% dân nông thôn được sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 54% dân ven biển và nông thôn có hố xí hợp vệ sinh. Hầu hết các đô thị chưa có hệ thống thoát nước thải tập trung; Nha Trang đang thực hiện dự án cải thiện VSMT (XD hệ thống thu gom và 2 trạm XLNT tập trung); Các huyện, thị xã, thành phố chưa có bãi chôn lấp, xử lý rác thải hợp vệ sinh theo quy định. b. Tình hình phát triển công nghiệp Tỉnh Khánh Hòa có KCN Suối Dầu với 42 dự án đầu tư, 30 DNđã đi vào hoạt động, 8 dự án đang XD, 4 dự án đang triển khai các thủ tục xây dựng cơ bản; KKT Vân Phong có diện tích 150.000 ha, 84 DN đăng ký đầu tư (24 DA ĐTNN, 60 DA trong nước với tổng vốn 12.929 triệu USD và 31.897 tỷ đồng; 27 dự án đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho trên 5.000 lao động). Có 4 cụm CN : CCN Diên Phú, CCN chăn nuôi Khatoco tại Ninh Ích, CCN chế biến nông sản thực phẩm ở Ninh Phụng của Khatoco và CCN Đắc Lộc, giải quyết việc làm trên 2.000 lao động. c. Thủy điện Khánh Hòa có 1 nhà máy thuỷ điện đã hoạt động là Ea Krong Rou (Ninh Hòa), công suất 28 MW. Một số nhà máy đang thi công: Sông Chò 2, Sông Giang 1 và Sông Giang 2 (Khánh Vĩnh). Thuỷ điện ở Khánh Hòa có quy mô không lớn; Sông Chò 2 có công suất 7 MW, Sông Giang 2 có công suất 37 MW. Để thực hiện các dự án thuỷ điện nói trên không phải di dời dân trong khu vực lòng hồ chứa nước nên không ảnh hưởng đến dân cư trong khu vực dự án. 4 Nhà máy thuỷ điện Ea Krong Rou đã cung cấp 120 triệu kW; cung cấp nước tưới cho gần 3.000 ha lúa và hoa màu ở Ninh Hòa.  Tác động của công nghiệp đối với môi trường Hoạt động đóng, sửa chữa tàu của Công ty HVS phát sinh gần 1 triệu tấn nix thải. Hiện các nhà máy xi măng Hòn Khói (50.000 tấn/năm); nhà máy nghiền xi măng Cam Ranh (500.000 tấn/năm); trạm nghiền xi măng Nghi Sơn ở Ninh Hoà (1.000.000 tấn/năm); nhà máy xi măng Công Thanh ở Cam Ranh (2.000.000 tấn/năm) khi sản xuất thải bụi làm ảnh hưởng môi trường. Hiện có 123 cơ sở sản xuất gạch thủ công với 196 lò nung (Ninh Xuân, Ninh Phụng) thải khói bụi, gây ô nhiễm môi trường; khai thác đất canh tác để làm nguyên liệu sản xuất. Khai thác – chế biến khoáng sản (khai thác cát, đá vật liệu xây dựng thông thường, đất san lấp, cát trắng xuất khẩu…) làm ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm; phát tán bụi, ồn, sạt lở đất; thay đổi dòng chảy… Chế biến thuỷ hải sản, sản xuất tiểu thủ công nghiệp xen kẽ trong các khu dân cư xả nước thải, mùi hôi làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người dân. Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nằm xen kẽ trong khu dân cư không có hệ thống xử lý nước thải, không thu gom chất thải rắn theo quy định gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe dân cư. Các dự án đang đầu tư : Nhà máy nhiệt điện Sumitomo; Tổ hợp lọc hóa dầu 10 triệu tấn/năm khi đi vào hoạt động sẽ làm gia tăng các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Các nhà máy thuỷ điện gây những tác động bất lợi: giảm diện tích rừng đầu nguồn, thay đổi dòng chảy , suy giảm các hệ sinh thái, xả lũ gây hại vùng hạ lưu, xâm nhập mặn vùng hạ lưu Hoạt động của các cảng biển (dân sinh, vận tải hàng hoá, du lịch, đóng tàu…) làm xuất hiện lại nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường do nước thải từ 5 súc rửa tàu; sự cố dầu tràn; rơi vãi các chất ô nhiễm do bốc dỡ hàng hoá; xả thải rác, nước sinh hoạt, sản xuất sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường nước biển, làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển; ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản, suy giảm chất lượng nước biển ven bờ. d. Du lịch ở Khánh Hoà Giai đoạn 2006-2010, các chỉ tiêu về du lịch Khánh Hòa đều đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm khá cao. Số lượt khách lưu trú bình quân là 1.580.080 lượt khách, (281.200 lượt khách quốc tế, 1.298.880 lượt khách nội địa); doanh thu du lịch bình quân 1.562,6 tỷ đồng; số phòng tiêu chuẩn 4-5 sao là 1.560 phòng. Toàn tỉnh có 61 cơ sở /doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Các phương tiện thủy phục vụ du lịch ngày càng được tăng cường về số lượng, chất lượng và chủng loại, đảm bảo nhu cầu phục vụ du lịch các tuyến đảo cùng mạng lưới taxi, xe bus với hàng trăm đầu xe vận chuyển khách trên bộ. Tác động của phát triển du lịch đến môi trường Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cao, xả thải nhiều, nếu thu gom, XL đạt quy chuẩn sẽ gây ô nhiễm môi trường các nguồn nước tiếp nhận; Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh lớn (khoảng 7,15 tấn); ngoài ra còn cặn bùn do XLNT phát sinh cần thu gom và xử lý đúng quy định; tránh ô nhiễm môi trường và không làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Đấu tư xây dựng CSHT cho du lịch làm ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên, phát sinh các vấn đề môi trường khác như: ô nhiễm không khí tiếng ồn, suy thoái ĐDSH… 1.2. Khái quát về các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Nha Trang 1.2.1. Đặc điểm môi trường tự nhiên a.Vị trí địa lý Thành phố Nha Trang nằm sát bờ biển Đông, có tọa độ địa lý là 12,15 o vĩ Bắc và 109, 12 o kinh đông là một thành phố nằm ở điểm cực Đông của đất 6 nước, gần hai phận quốc tế nhất, có mối giao thông thuận lợi đối với cả nước bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không, có cảng biển thuận lợi liên hệ với quốc tế. Nha Trang có diện tích tự nhiên là 238 km 2 . b.Khí hậu Nha Trang có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương nên mát mẻ, ôn hòa trong cả năm, mùa hè nắng nhiều nhưng không nóng bức, mùa đông có mưa nhưng không lạnh, rất phù hợp cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Nhiệt độ trung bình năm là 26, 5 0 C. Tổng nhiệt trong năm là 9820 0 C. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, 85%lượng mưa tập trung vào những tháng mùa mưa(Tháng IX đến tháng XII) gây ra ngập úng cục bộ ở nhiều nơi. c. Hệ thực vật Ở Nha Trang hiện còn chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng tạp xen lẫn các trảng cây bụi,cỏ và thảm cây trồng ăn trái, hoa màu khác. d.Thủy văn Sông ngồi có hai lưu vực: + Sông Cái Nha Trang: Dài 60km chảy qua Diên Khánh và Nha Trang, thượng nguồn có nhiều chi lưu(Sông Khế, sông Giang, sông Cầu, sông Chò ) và nhiều thác ( thác Ngựa, thác Trâu) lưu lượng 40m 3 /s, lưu lượng mùa kiệt 11-14m 3 /s. Diện tích lưu vực 1750km 2 . Mực nước sông trung bình 1,36m; mực nước sông cao nhất 2,05m và thấp nhất 0,48m. + Sông Cửa Bé: Là một nhánh phân lưu của sông Cái Nha Trang, về mùa khô không có nước nên gọi là sông Cân hoặc sông Tắc, về mùa mưa do sông Cái chảy qua và nước của đồng ruộng vùng Diên khánh tập trung lại chảy qua Phú Vinh rồi ra Cửa Bé. 7 1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Nha Trang Qua hơn 30 năm xaay dựng và phát triển, thành phố Nha Trang đã được mở rộng gấp 3 lần. Nhiều ngành sản xuất được mở rộng với quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, thu hút nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Trong lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, nhờ khai thác thực hiện các chính sách khuyến khích, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, đẩy mạnh phát triển sản xuất, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 10 -15%. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết nhưng nông lâm ngư vẫn được duy trì. Diện tích nông nghiệp của thành phố không lớn, sản lượng lương thực hằng năm khoảng 12 nghìn tấn . Việc khai thác thủy hải sản đã bước đàu tực hiện hợp lý hóa và hiện đại hóa theo hướng đánh bắt xa bờ. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển theo hướng công nghiệp, nuôi trên biển phát triển mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là nghề nuôi tôm sú, tôm hùm và các loại thủy hải sản. 1.2.3. Các tiềm năng của thành phố Nha Trang a. Tiềm năng du lịch Nha Trang nổi tiếng về cảnh đẹp thiên nhiên, năm 2003 Nha Trang được thế giới công nhận là 1 trong 29 vịnh gia nhập câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới. Bờ biển Nha Trang có nhiều bãi tắm đẹp, từ đầm Nha Phu đến Lương Sơn, Bãi Tiên, Cầu Đá, Sông Lô và hàng loạt bãi rạm tạo nên các cụm công trình, các loại hình dịch vụ vui chơi, tắm biển được trang bị tiện nghi cao cấp. Trục du lịch Trần Phú – Cầu Đá – bãi Tiên là trung tâm du lịch của vùng này. Cảnh Nha Trang cho phép phát triển nhiều loại hình du lịch, điều dưỡng, săn bắn, bơi lội, leo núi, tắm biển. Một trong những điểm du lịch quan trọng nhất của Nha Trang là Vịnh Vân Phong, đảo Hòn Gốm là phức hợp du lịch nhiệt đới và là bãi tắm đẹp, là một trong những thắng cảnh biển đẹp nhất trong khu vực Châu Á- Viễn Đông. Ngoài bãi biển Nha Trang còn có nhiều 8 điểm tham quan du lịch khác như: Đền miếu, tháp Chàm, chùa Long Sơn, lầu Bảo Đại, hòn Chương, hòn Yến, suối Ba Hồ, suối Tiên, Dốc Lếch, khu di tích Yersin tại Hòn Bà, nhà thờ Đá… b.Du lịch sinh thái Với lợi thế các đảo núi, vịnh và bãi biển tạo thành quần thể du lịch đa dạng, liên hoàn, Nha Trang hấp dẫn khách du lịch bởi quần thể khu du lịch sinh thái, làng du lịch bãi trú, Đầm Già trên đảo hòn Tre. Khu nghi mát cao cấp và sân gôn Rusalca ở bãi Tiên, khu du lịch sông Lô, khu du lịch Bãi Dài, Cam Ranh Vân Phong. c. Thủy hải sản Tổng trữ lượng hải sản thuộc vùng biển Nha Trang có khoảng 150 nghìn tấn, trong đó chủ yêu là cá nổi cho phép khai thác hằng năm 70 nghìn tấn. Đặc biệt thành Phố Nha Trang – Khánh Hòa có điều kiện thuận lợi về tự nhiên cũng như về cơ sở đội ngũ nghiên cứu chuyên ngành( viện Hải Dương Học) để phát triển tôm giống. Nước biển có nồng độ muối tương đối cao thuận lợi cho việc sản xuất muối tập trung và các sản phẩm sau muối nhất là muối công nghiệp. Biển Nha Trang là nơi tập trung số lượng lớn chim yến, hằng năm cho phép khai thác 2000kg yến sào. 9 Chương 2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TỈNH KHÁNH HÒA VÀ THÀNH PHỐ NHA TRANG 2.1. Hiện trạng môi trường 2.1.1. Hiện trạng môi trường tỉnh Khánh Hòa a. Môi trường không khí 10 [...]... đến môi trường 3 1.2 Khái quát về các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Nha Trang 6 1.2.1 Đặc điểm môi trường tự nhiên 6 1.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Nha Trang 8 1.2.3 Các tiềm năng của thành phố Nha Trang .8 Chương 2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TỈNH KHÁNH HÒA VÀ THÀNH PHỐ NHA TRANG 10 2.1 Hiện trạng môi trường. .. 2.1.1 Hiện trạng môi trường tỉnh Khánh Hòa .10 1.1.2 Chất lượng môi trường nước .13 1.1.3 Hiện trạng chất thải rắn .17 2.1.2 Hiện trạng môi trường thành phố Nha Trang 18 2.1.2.1 Hiện trạng môi trường nước 18 2.1.2.2 Môi trường không khí 20 2.1.2.3 Chất thải rắn 21 2.2 Công tác quản lý môi trường ở tỉnh Khánh Hòa và môi trường biển thành. .. thực hiện đúng các nội dung đăng ký trong báo cáo ĐTM/Bản cam kết bảo vệ môi trường, hoặc chưa có hồ sơ môi trường trước khi hoạt động 2.2.2 Phương thức quản lý bảo vệ môi trường biển thành phố Nha Trang Theo thống kê của Ban quản lý Khu Bảo tồn biển vịnh Nha Trang, mỗi ngày có khoảng 10 tấn rác thải du lịch, cộng với rác thải sinh hoạt của dân cư trên 6 khóm đảo đổ xuống biển khoảng 1 tấn rác nữa Hiện. .. 2.2 Công tác quản lý môi trường ở tỉnh Khánh Hòa và môi trường biển thành phố Nha Trang 2.2.1 Ở tỉnh Khánh Hòa nói chung a Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Quyết định số 47/2006/QĐ-UBND ngày 13/06/2006 của UBND tỉnh về Kế hoạch thực hiện bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước Nghị quyết số 19/NQ-HĐND ngày 21/12/2007 của HĐND tỉnh về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải... môi trường Kết quả gám sát quan trắc nói trên đã thường xuyên được cập nhật, xử lý phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở môi trường thành phố Nha Trang và thực hiện báo cáo hiện trạng môi trường hằng năm d Các hoạt động khác Báo chí, đài truyền thanh, phát hình của tỉnh đã kịp thời đưa tin cac hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường Công tác đào tạo nâng cao kỹ năng và kiến thức. .. về hiện trạng môi trường tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt là thành phố Nha Trang nhóm chúng tôi nhận thấy công tác quản lý môi trường và xử chất thải ở đây rất được chú trọng, và việc được xây dựng một cách rất bài bản, người dân ở đây đã có ý thức rất cao trong bảo vệ môi trường Tuy nhiên do tốc độ phát triển nhất là phát triển du lịch ở đây diễn ra khá cao, và chịu nhiều sức ép về dân số nên hiện trạng môi. .. nhân viên chức là việc trong lĩnh vực môi trường cũng được chú trọng Sở tài nguyên Môi trường tỉnh Khánh Hòa cũng tổ chức nhiều lớp tập huân cho các ngành, đoàn thể, địa phương về: Quản lý nhà nước trong lĩnh 26 vực bảo vệ môi trường, kỹ năng lập và quản lý dự án truyền thông môi trường, quản lý chất thải rắn, lập và thẩm định báo cáo ĐTM, quản lý đa dạng sinh học Khánh Hoà chú trọng công tác tuyên truyền... và phí vệ sinh phục vụ cho Dự án cải thiện VSMT thành phố Nha Trang Quyết định số 09/2008/QĐ-UBND ngày 20/02/2008 của UBND tỉnh Quy định chế độ thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt và phí vệ sinh phục vụ cho Dự án cái thiện VSMT thành phố Nha Trang Quyết định số 2649/ QĐ-UBND ngày 08/10/2008 của UBND tỉnh về Kế hoạch triển khai một số nội dung quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh. .. cục bảo vệ môi trường được thành lập theo quyết định số 1669/QĐ-UBND ngày 03/7/2008 của UBND tỉnh Khánh Hòa ; 3 phòng chuyên môn; 14 biên chế Ở cấp huyện: 7 Phòng Tài nguyên và Môi trường; biên chế: 2 - 3 cán bộ quản lý môi trường Cấp xã phường: Cán bộ địa chính kiêm nhiệm công tác quản lý môi trường Ban Quản lý KKT Vân Phong: Phòng TNMT với 4 biên chế Phòng Cảnh sát môi trường thuộc Công an tỉnh Đơn... ven bờ chung tay bảo vệ môi trường biển, hạn chế vứt rác thải bừa bãi xuống biển, không chặt phá rừng ngập mặn Hàng năm, các hoạt động bảo vệ môi trường biển như thả rùa về biển, bắt sam biển gai, một loài ăn san hô, thu gom rác nhân ngày bảo vệ môi trường được đông đảo người dân tham gia Trong những dịp Ngày Môi trường thế giới, Ngày Đa dạng sinh học thế giới, Ngày Lặn trái đất, tỉnh phát động người . tôi đã tìm hiểu “ Hiện trạng môi trường tỉnh Khánh Hòa, đặc biệt đối với thành phố Nha Trang. Phương thức quản lý để bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với môi trường bãi biển Nha Trang ”. 1 Chương. sào. 9 Chương 2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TỈNH KHÁNH HÒA VÀ THÀNH PHỐ NHA TRANG 2.1. Hiện trạng môi trường 2.1.1. Hiện trạng môi trường tỉnh Khánh Hòa a. Môi trường không. Khái quát về các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Nha Trang 1.2.1. Đặc điểm môi trường tự nhiên a.Vị trí địa lý Thành phố Nha Trang nằm sát bờ biển Đông, có tọa độ địa lý là 12,15 o

Ngày đăng: 21/12/2014, 11:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan