tài trợ xuất khẩu, cơ hội và thách thức của viêt nam

31 861 8
tài trợ xuất khẩu, cơ hội và thách thức của viêt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Đại học Kinh tế TPHCM Lớp Ngoại thương 3 – K36 Danh sách nhóm: Trần Thị Anh Đào Trịnh Trung Cang Lê Hữu Đức Mai Thị Bích Trâm Phan Trần Bích Trâm Tài trợ xuất khẩu – Cơ hội và thách MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Lịch sử phát triển của thương mại quốc tế gắn liền với sự hình thành và phát triển của hoạt động xuất khẩu. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế với thế giới và khu vực, Đảng và Nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu để làm động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đẩy mạnh xuất khẩu, Nhà nước phải có những biện pháp chính sách khuyến khích ở mức cao nhất các ngành sản xuất cho xuất khẩu, các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xuất khẩu và quốc tế hoá nhằm phát huy mọi tiềm năng và nội lực của đất nước, đồng thời khai thác tối đa sự hỗ trợ và hợp tác của cộng đồng quốc tế. Trợ cấp xuất khẩu trở thành một công cụ vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu này. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc trở thành thành viên chính thức của WTO vừa mang đến nhiều thời cơ nhưng đồng thời cũng chứa đựng những thách thức và đặt ra không ít khó khăn cho Việt Nam. Gia nhập WTO, Việt Nam phải tuân thủ theo các quy định pháp luật của thương mại quốc tế, trong đó có việc cam kết xóa bỏ các biện pháp trợ cấp nông nghiệp bị cấm và áp dụng các biện pháp hỗ trợ nông nghiệp theo quy định của WTO. Là một quốc gia nông nghiệp với gần 70% dân số sống ở nông thôn, trình độ phát triển kinh tế thấp, việc điều chỉnh chính sách phát triển xuất khẩu, đặc biệt là các chính sách về trợ cấp nông nghiệp, sao cho phù hợp với các quy định của WTO đồng thời góp phần phát triển nền kinh tế đất nước là một việc làm cần thiết đối với Việt Nam. Trợ cấp xuất khẩu càng trở nên cần thiết khi nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 1998 lần đầu tiên từ năm 1990 trở lại đây có dấu hiệu chững lại chỉ đạt mức chưa đầy 6% còn tăng trưởng xuất khẩu chỉ đạt mức 1,9% là mức thấp nhất kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế và thậm chí vào quý I năm 1999, xuất khẩu còn giảm. Tuy xuất khẩu đã phục hồi tương đối mạnh mẽ thời gian từ quý II/1999 đến nay, nhưng chúng ta chưa tạo ra được một nền tảng chắc chắn để đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu bền vững. Sự chững lại nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu một số sản phẩm chính của Việt Nam như dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ Lớp Ngoại thương 3 – K36 | 12/09/2012 2 nghệ năm 2001 chứng tỏ điều này. Như vậy, yêu cầu thực tế đặt ra là chính sách trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới phải đảm bảo sự tăng trưởng xuất khẩu cao và bền vững. Xuất phát từ nhu cầu nghiên cứu “Tài trợ xuất khẩu. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam thực hiện các cam kết về giảm tài trợ theo yêu cầu của WTO?” đề tài mong muốn cung cấp thêm một số thông tin, giúp chúng ta hiểu được các khái niệm mới về trợ cấp trong WTO, nắm bắt khái lược thực trạng trợ cấp, từ đó nêu ra một số biện pháp bổ sung cho hoạt động nông nghiệp hiện nay. o Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích sự điều chỉnh chính sách trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam sau khi gia nhập WTO; sau khi nêu bật những cam kết của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp xuất khẩu đến nền kinh tế của nước ta, thực trạng tài trợ của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua với hàng nông nghiệp và phi nông nghiệp, đề tài đề xuất giải pháp để Việt Nam nắm bắt cơ hội và loại bỏ khó khăn của các doanh ngiệp Việt Nam khi chính phủ giảm hoặc không tài trợ theo tinh thần WTO. o Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu một số chính sách trợ cấp xuất khẩu trên phương diện lý luận và thực tiễn trong thời kỳ nước ta thực hiện đường lối đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu ủa trợ cấp xuất khẩu trong điều kiện hội nhập. o Phạm vi nghiên cứu của đề tài Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc phân tích tổng quát về trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn sau khi gia nhập WTO. Khi phân tích chính sách trợ cấp, đề tài giới hạn ở tài trợ hàng nông nghiệp và phi nông nghiệp. o Phương pháp nghiên cứu - Vận dụng lý luận vào thực tiễn, sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, khái quát hoá và tổng hợp để nghiên cứu. - Tham khảo, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới có điều kiện tương đồng với Việt nam để giải quyết các vấn đề nêu ra trong đề tài. Lớp Ngoại thương 3 – K36 | 12/09/2012 3 I. Khái niệm tài trợ xuất khẩu (theo nhiều cách) 1. Trợ cấp Trong WTO, trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức sau mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất: (i) Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay (ví dụ cấp vốn, cho vay, góp cổ phần) hoặc hứa chuyển (ví dụ bảo lãnh cho các khoản vay); (ii) Miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng (ví dụ ưu đãi thuế, tín dụng); (iii) Mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hoá (trừ cơ sở hạ tầng chung); (iv) Thanh toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho một đơn vị tư nhân tiến hành các hoạt động (i), (ii), (iii) nêu trên theo cách thức mà Chính phủ vẫn làm. Các khoản hỗ trợ này được hiểu là mang lại lợi ích cho đối tượng được hưởng hỗ trợ nếu nó được thực hiện theo cách mà một nhà đầu tư tư nhân, một ngân hàng thương mại…bình thường sẽ không khi nào làm như vậy (vì đi ngược lại những tính toán thương mại thông thường). 2. Trợ cấp xuất khẩu Trợ cấp được hiểu là “những lợi ích mà chính phủ đem lại cho một đối tượng nhất định và có thể lượng hóa về mặt tài chính”. Trong nông nghiệp, WTO phân chia trợ cấp thành hai nhóm chính là hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu. Hỗ trợ trong nước là những lợi ích được chính phủ dành cho một hoặc một số đối tượng mà không trực tiếp gắn với hoạt động hay kết quả xuất khẩu của đối tượng đó. Trợ cấp xuất khẩu có thể hiểu một cách đơn giản là những lợi ích gắn với hoạt động hoặc kết quả xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu được quy định trong các điều XVI và VI của Hiệp định GATT 1994 (gọi tắt là GATT 1994), và Hiệp định của WTO về trợ cấp và các biện pháp đối kháng 1995 (gọi tắt là HĐ SCM). Trợ cấp xuất khẩu là dạng trợ cấp phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu, tức là doanh nghiệp muốn nhận trợ cấp này thì phải sử dụng nó cho mục đích xuất khẩu (Điều 3.1 HĐ SCM). Phụ lục I của HĐ SCM cũng cung cấp danh sách tham khảo những trợ cấp nào thì bị liệt vào trợ cấp xuất khẩu. Một số khái niệm về trợ cấp xuất khẩu: • Trợ cấp xuất khẩu hiểu theo nghĩa thông thường là trợ cấp chỉ dành riêng cho hoặc liên quan tới hoạt động xuất khẩu, hay mục đích của trợ cấp là đẩy mạnh xuất khẩu. Do đó, căn cứ để trợ cấp thông thường là lượng hàng hóa xuất khẩu thực sự hoặc dự kiến xuất khẩu. Ví dụ: chương trình thưởng xuất khẩu của Chính phủ theo đó doanh nghiệp được thưởng 100 đồng Lớp Ngoại thương 3 – K36 | 12/09/2012 4 cho mỗi sản phẩm xuất khẩu được. Tuy nhiên, việc chính phủ đơn thuần trợ cấp cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu không thể nghiễm nhiên dẫn đến kết luận là trợ cấp xuất khẩu mà còn cần xem xét đến một số yếu tố khác. Trợ cấp xuất khẩu thường có hệ quả là hàng xuất khẩu được bán trên thị trường nước ngoài với giá thấp hơn trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu. • Trợ cấp xuất khẩu là trợ cấp với đối tượng nhận trợ cấp là các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trước tiên hoặc chủ yếu là để xuất khẩu, hay nói cách khác, hàng hoá được trợ cấp phải là hàng hóa được tiêu thụ tại thị trường nước ngoài. Doanh nghiệp được trợ cấp phải là doanh nghiệp Việt nam, đặc biệt ưu tiên các đơn vị sản xuất hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ và những hàng hoá Việt Nam có ưu thế so sánh . Mục đích của trợ cấp xuất khẩu là nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Trong WTO, trợ cấp là hình thức được phép, nhưng là trong các giới hạn và điều kiện nhất định. WTO có 02 hệ thống quy định riêng về trợ cấp, áp dụng cho 02 nhóm sản phẩm: • Đối với hàng công nghiệp: Các loại trợ cấp, các quy tắc và điều kiện cho từng loại cùng với các biện pháp xử lý nếu có vi phạm hoặc trợ cấp gây thiệt hại được quy định trong Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Agreement on Subsidies and Countervailing Measures - Hiệp định SCM); • Đối với hàng nông sản: Tuân thủ Hiệp định Nông nghiệp của WTO(AoA – agreement on agriculturer ) Có hai phương thức trợ cấp: một loại là trực tiếp bổ trợ, tức là trực tiếp chi tiền bổ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu, một loại khác là gián tiếp bổ trợ, tức là ưu đãi về tài chính cho người doanh nghiệp xuất khẩu một số hàng hoá xuất khẩu nào đó như hoàn lại hay miễn giảm thuế trong nước, miễn giảm thuế xuất khẩu cho một số hàng hoá xuất khẩu 3. Thực chất trợ cấp xuất khẩu là gì? Là một hình thức khyến khích xuất khẩu bằng cách chính phủ trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp đối với các nhà xuất khẩu quốc gia hay những nhà xuất khẩu có năng lực. Bên cạnh đó, chính phủ còn cho vay một khoản ưu đãi đối với những bạn hàng nước ngoài để họ có điều kiện nhập khẩu các sản phẩm xuất khẩu từ quốc gia. Như thế, trợ cấp cũng có thể xem là một hình thức bán phá giá. Mặc dù trợ cấp xuất khẩu bị ngăn cấm trong các hợp đồng thương mại quốc tế, nhưng nhiều quốc gia vẫn sử dụng, đặc biệt là các nước đang phát triển để đẩy Lớp Ngoại thương 3 – K36 | 12/09/2012 5 mạnh xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ. Trợ cấp xuất khẩu là những biện pháp hỗ trợ của Chính phủ nhằm mục đích thúc đẩy xuất khẩu, gắn với tiêu chí xuất khẩu. So với các hình thức trợ cấp khác, trợ cấp xuất khẩu gây ra hệ quả bóp méo thương mại quốc tế nhiều nhất, vì vậy quy định đối với hình thức trợ cấp này là nghiêm ngặt nhất. Về nguyên tắc, trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp là biện pháp bị cấm. II. Phân loại và vai trò 1. Phân loại trợ cấp a. Phân loại theo Hiệp định về Trợ cấp và Biệp pháp đối kháng (SCM – Subsidies Counterveiling Measures) Hiệp định SCM ra đời dựa trên Hiệp định về Giải thích và Áp dụng Điều khoản VI, XVI và XXIII đã được thảo luận trước đó tại Vòng đàm phán Tokyo. Hiệp định đưa ra các quy định về việc sử dụng các biện pháp trợ cấp cũng như các quy định về những hành động một thành viên WTO có thể sử dụng để đối phó lại ảnh hưởng của các biện pháp trợ cấp. Hiệp định phân trợ cấp thành hai nhóm: trợ cấp bị cấm và trợ cấp có thể áp dụng. Trước đây, trợ cấp còn có thể thuộc một nhóm thứ ba: trợ cấp có thể không được áp dụng. Nhóm này tồn tại trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, tức là đến ngày 31 tháng 12 năm 1999, và không được gia hạn thêm. Hiệp định áp dụng đối với cả hàng nông sản cũng như hàng chế tạo, ngoại trừ các khoản trợ cấp được miễn trừ theo "điều khoản hòa bình" của Hiệp định về Nông nghiệp. Điều khoản này cũng đã hết hạn vào cuối năm 2003. o Thứ nhất là Trợ cấp bị cấm (trợ cấp đèn đỏ - Red Subsidies) gồm: khối lượng trợ cấp, theo luật hoặc trong thực tế (dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác) căn cứ vào kết quả xuất khẩu; khối lượng trợ cấp (dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác) ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng ngoại. Chúng bị cấm vì chúng được xây dựng nhằm làm biến dạng thương mại quốc tế, và do đó có khả năng tác động tiêu cực đến trao đổi thương mại của các thành viên khác. Các loại trợ cấp này đều bị cấm bất kể chúng được quy định trong luật hay không (theo luật định - de jure hoặc trên thực tế - de facto) và trợ cấp thay thế nhập khẩu (trợ cấp để khuyến khích sử dụng đầu vào trong nước, khuyến khích nội địa hóa). Trong trường hợp ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại bởi hàng nhập khẩu được trợ cấp, thuế chống trợ cấp có thể được áp dụng đối với hàng nhập khẩu. o Thứ hai là Trợ cấp có thể đối kháng (trợ cấp đèn vàng - Yellow Subsidies). Hiệp định quy định ba hình thức thiết hại có thể gây ra bởi các khoản trợ cấp thuộc nhóm này. Lớp Ngoại thương 3 – K36 | 12/09/2012 6  Trợ cấp của một nước có thể gây thiệt hại đến ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu.  Trợ cấp của một nước có thể gây thiệt hại đến xuất khẩu của một nước khác khi hàng của 2 nước cạnh tranh với nhau trên thị trường của một nước thứ ba.  Trợ cấp nội địa của một nước có thể gây thiệt hại đối với hàng xuất khẩu của các nước khác được bán trên thị trường của nước áp dụng biện pháp trợ cấp, làm vô hiệu hay gây phương hại đến những quyền lợi mà Thành viên khác trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng từ Hiệp định GATT 1994 (đặc biệt là những quyền lợi có được từ những ưu đãi thuế quan có ràng buộc), và gây tổn hại nghiêm trọng đối với lợi ích của Thành viên khác. “Thiệt hại nghiêm trọng” sẽ được xem là tồn tại trong trường hợp tổng trị giá trợ cấp theo trị giá cho một sản phẩm vượt quá 5%. Trong trường hợp này, bên trợ cấp có nghĩa vụ chứng minh rằng những khoản trợ cấp đó không gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với bên khiếu nại. Những thành viên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi trợ cấp có thể đối kháng có thể đưa tranh chấp này lên cơ quan giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp cơ quan giải quyết tranh chấp đưa ra phán quyết có tồn tại tác động tiêu cực, bên trợ cấp phải thu hồi lại khoản trợ cấp hoặc xóa bỏ những tác động tiêu cực này. o Thứ ba là Trợ cấp không thể đối kháng (trợ cấp đèn xanh - Green Subsidies) có thể là trợ cấp không mang tính chất riêng biệt hoặc mang tính chất riêng biệt bao gồm hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu công nghiệp và hoạt động phát triển tiền cạnh tranh, hỗ trợ cho các vùng miền khó khăn, hỗ trợ nhằm xúc tiến nâng cấp những phương tiện hạ tầng hiện có cho phù hợp với yêu cầu mới về môi trường do luật pháp, hay các quy định đặt ra. Nếu một thành viên cho rằng trợ cấp không thể đối kháng khác sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến ngành công nghiệp nội địa, thành viên đó có thể yêu cầu đưa ra phán quyết và khuyến cáo về vấn đề này. Những nước kém phát triển và những nước đang phát triển có Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) bình quân đầu người ít hơn 1000 USD sẽ được miễn khỏi những quy tắc về trợ cấp xuất khẩu bị cấm và hưởng miễn trừ đối với trợ cấp bị cấp trong một khoảng thời gian nhất định. Các nước đang phát triển khác có thời hạn đến năm 2003 để dỡ bỏ các khoản trợ cấp xuất khẩu của mình. Tuy nhiên, các nước kém phát triển phải dỡ bỏ các khoản trợ cấp thay thế nhập khẩu (các khoản trợ cấp được xây dựng để trợ giúp sản xuất hàng trong nước thay thế hàng nhập khẩu) không chậm hơn năm 2003. Thời hạn này đối với các nước đang phát triển là năm 2000. Các nước đang phát triển sẽ nhận được đối xử ưu đãi hơn trong trường hợp hàng xuất khẩu của họ chịu sự điều tra để áp dụng thuế chống trợ cấp. Đối với các nền kinh tế chuyển đổi, các khoản trợ cấp bị cấm phải được dỡ bỏ chậm nhất là năm 2002. Lớp Ngoại thương 3 – K36 | 12/09/2012 7 Việc điều tra đối kháng đối với một sản phẩm xuất xứ từ một nước thành viên đang phát triển sẽ chấm dứt nếu tổng lượng trợ cấp không vượt quá 2% (và xuất xứ từ một số nước đang phát triển là 3%) tính trên trị giá sản phẩm, hoặc nếu khối lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp chiếm ít hơn 4% tổng lượng sản phẩm tương tự nhập khẩu của quốc gia nhập khẩu. Đối với những nước đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, trợ cấp bị cấm sẽ không bị tính trong vòng 7 năm kể từ ngày hiệp định này có hiệu lực. Tuy nhiên, bất kể quy định của Hiệp định SCM, các thành viên gia nhập WTO từ năm 1995 đều không được hưởng bất kỳ ngoại lệ gì, trừ một vài trường hợp hãn hữu, quy mô trợ cấp nhỏ, thời gian xin chuyển đổi ngắn (thí dụ, Jordan được duy trì chỉ hai chương trình trợ cấp xuất khẩu trong vòng hai năm). Thực tế này và việc ép các nước mới gia nhập phải bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản là những ví dụ điển hình của cái gọi là "tiêu chuẩn kép" trong đàm phán gia nhập WTO mà các tổ chức như Oxfam và Action Aid đã đề cập. b. Phân loại trợ cấp nông nghiệp: Các loại trợ cấp nội địa trong nông nghiệp: Loại trợ cấp Tính chất - Nội dung Cơ chế áp dụng Trợ cấp “hộp xanh lá cây” Phải là các trợ cấp: - Hầu như là không có tác động bóp méo thương mại; và - Không phải là hình thức trợ giá Được phép áp dụng không bị hạn chế Trợ cấp “hộp xanh lơ” Hỗ trợ trực tiếp trong khuôn khổ các chương trình hạn chế sản xuất Đây là các hình thức trợ cấp mà hầu như chỉ các nước đã phát triển áp dụng Trợ cấp “hộp hổ phách” Các loại trợ cấp nội địa không thuộc hộp xanh lá cây và xanh lơ(trợ cấp bóp méo thương mại) Được phép áp dụng trong mức nhất định (gọi là "Mức tối thiểu"). Phải cam kết cắt giảm cho phần vượt trên mức tối thiểu. Nhóm trợ cấp trong chương Ví dụ - Trợ cấp đầu tư; Đây là sự ưu đãi đặc biệt và khác biệt dành cho các nước Lớp Ngoại thương 3 – K36 | 12/09/2012 8 trình “hỗ trợ phát triển sản xuất” - Hỗ trợ “đầu vào” cho sản xuất nông nghiệp cho nông dân nghèo hoặc các vùng khó khăn; hoặc - Hỗ trợ các vùng chuyển đổi cây thuốc phiện. đang phát triển. o Trợ cấp “hộp xanh lá cây” là gì? Trợ cấp “Hộp xanh lá cây” bao gồm các biện pháp trợ cấp thuộc một trong 05 nhóm xác định và phải đáp ứng đủ 03 điều kiện cụ thể (xem các Hộp dưới đây).  Điều kiện: Là các biện pháp không hoặc rất ít tác động bóp méo thương mại; Thông qua chương trình do Chính phủ tài trợ (kể cả các khoản đáng ra phải thu nhưng được để lại); Không có tác dụng trợ giá cho người sản xuất.  Nhóm xác định: Nhóm 1 - Trợ cấp cho các Dịch vụ chung Ví dụ: Trợ cấp cho nghiên cứu khoa học; kiểm soát dịch bệnh; đào tạo; khuyến nông, tư vấn; kiểm tra sản phẩm vì mục đích sức khoẻ con người; tiếp thị, thông tin thị trường, tư vấn; kết cấu hạ tầng nông nghiệp (điện, đường, thuỷ lợi…) Nhóm 2 - Trợ cấp nhằm mục tiêu dự trữ an ninh lương thực quốc gia Khối lượng lương thực dự trữ phải phù hợp với các tiêu chí định trước, việc thu mua để dự trữ và thanh lý khi hết hạn dự trữ phải thực hiện theo giá thị trường. Nhóm 3 - Trợ cấp lương thực trong nước Tiêu chí để cho hưởng trợ cấp lương thực phải rõ ràng, có liên quan đến mục tiêu dinh dưỡng. Nhóm 4 - Hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai Các khoản chi phí hỗ trợ nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho những vùng bị thiên tai như giống, thuốc BVTV, thuốc thú y, san ủi lại đồng ruộng… Nhóm 5 - Hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất Hỗ trợ thu nhập (không được gắn với yêu cầu về sản xuất) Lớp Ngoại thương 3 – K36 | 12/09/2012 9 Hỗ trợ tài chính của Nhà nước vào chương trình an toàn và bảo hiểm thu nhập cho nông dân (khi mất mùa hoặc mất giá); Hỗ trợ bù đắp thiệt hại do thiên tai gây ra; Hỗ trợ hưu trí cho người sản xuất nông nghiệp; Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu thông qua chương trình chuyển các nguồn lực (đất đai, vật nuôi…) khỏi mục đích sản xuất thương mại; Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu thông qua chương trình trợ cấp đầu tư (đầu tư nhằm khắc phục các bất lợi về cơ cấu); Hỗ trợ theo các chương trình môi trường (bù đắp chi phí sản xuất phải tăng thêm hoặc sản lượng giảm đi do thực hiện các yêu cầu về môi trường); Hỗ trợ theo các chương trình trợ giúp vùng (vùng có vị trí hoặc điều kiện bất lợi). o Trợ cấp “hộp xanh lơ” là gì? Những hình thức trợ cấp trực tiếp cho người sản xuất trong chương trình hạn chế sản xuất nông nghiệp cũng được miễn trừ cam kết cắt giảm với các điều kiện:  Những trợ cấp dựa trên diện tích hoặc năng suất cố định.  Trợ cấp tối đa bằng 85% hoặc ít hơn mức sản xuất cơ sở  Trợ cấp trong chăn nuôi dựa trên số đầu con cố định. o Trợ cấp “hộp hổ phách” là gì? Trợ cấp thuộc “hộp hổ phách” là tất cả các trợ cấp trong nước không nằm trong nhóm “hộp xanh lá cây”,“hộp xanh lơ” hoặc “chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất”. Đây là hầu hết là các loại trợ cấp có tác động làm biến dạng thương mại. Trên thực tế, hình thức trợ cấp “hộp hổ phách” thông dụng nhất ở các nước là các chương trình thu mua nông sản của Chính phủ để can thiệp vào thị trường. Trong WTO, đối với trợ cấp trong nước, những hình thức sau không bị cấm:  Trợ cấp đầu tư thông thường cho nông nghiệp;  Trợ cấp “đầu vào” của sản xuất cho người trực tiếp sản xuất ở các vùng nghèo tài nguyên, thiếu nguồn lực hoặc thu nhập thấp;  Trợ cấp đa dạng hoá cây trồng trong chương trình tiêu huỷ một số loại cây có chất ma tuý Lớp Ngoại thương 3 – K36 | 12/09/2012 10 [...]... khẩu của Nhà nước và các doanh nghiệp Việt nam trong việc tranh thủ tối đa các cơ hội mới mở ra từ môi trường kinh doanh quốc tế và vượt lên những thách thức của cạnh tranh khốc liệt Những đóng góp của tiểu luận cho trợ cấp xuất khẩu của Việt nam được thể hiện ở những điểm sau đây: • Trợ cấp xuất khẩu là gì? • Nêu ra các hình thức trợ cấp xuất khẩu chủ yếu của một số nước có điều kiện tương tự Việt nam. .. tựu và tồn tại của trợ cấp xuất khẩu Việt nam đã áp dụng trong thời gian qua • Nêu ra những thuận lợi và thách thức đối với việc áp dụng trợ cấp xuất khẩu khi gia nhập thị trường quốc tế Để từ đó rút ra kinh nghiệm và đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trợ cấp xuất khẩu trong điều kiện hôi nhập Hy vọng trong điều kiện hội nhập, Việt nam sẽ đạt được nhiều thành tựu và mở rộng các mặt hàng xuất. .. cấp xuất khẩu thì phải cam kết cắt giảm Có 6 hình thức trợ cấp xuất khẩu: 1) Trợ cấp trực tiếp cho người sản xuất hàng xuất khẩu 2) Bán thanh lý hàng nông sản dự trữ cho xuất khẩu với giá rẻ hơn 3) Tài trợ các khoản chi trả cho xuất khẩu, kể cả phần được tài trợ từ nguồn thu thuế, các khoản được để lại 4) Trợ cấp cho nông sản dựa theo tỷ lệ xuất khẩu 5) Trợ cấp để giảm chi phí tiếp thị, kể cả chi phí... Nam khi chính phủ giảm hoặc không tài trợ theo tinh thần WTO 1 Cơ hội Thực hiện đúng cam kết cắt giảm tài trợ xuất khẩu sẽ giúp thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam, Việt Nam sẽ được các Thành viên WTO dành đối xử MFN đầy đủ và lâu dài ,và điều này là một cải thiện đáng kể Giúp giảm sự phân biệt đối xử, tạo thuận lợi cho một số ngành cụ thể trong nền kinh tế Việt Nam Các chính sách ngày càng thống... bằng các hỗ trợ về tài chính và thông qua hệ thống kho đệm của chính phủ; giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu, giúp nhà sản xuất tìm kiếm thị trường, đầu tư vào khoa học kỹ thuật,… 2 Vai trò Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay Hoạt động xuất khẩu chính là mũi nhọn để các nước nâng cao con số tăng trưởng GDP của mình Các nước áp dụng trợ cấp xuất khẩu vì nhiều lý do Có nước lập luận trợ cấp xuất khẩu để đảm... theo cách thức trợ cấp o Trợ cấp trực tiếp: Là hình thức chính phủ bằng những ưu đãi về tài chính hỗ trợ các nhà xuất khẩu trực tiếp giảm được chi phí kinh doanh, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường thế giới Các biện pháp trợ cấp trực tiếp: trợ lãi suất vay vốn kinh doanh, trợ giá, bù lỗ xuất khẩu, cho sử dụng cơ sở hạ tầng điện nước, công trình thuỷ lợi với giá bù lỗ; hỗ trợ xúc... đến từ hàng hóa điện tử của Trung Quốc với giá thành rẻ và chất lượng ngày càng được nâng cao… Năm 2012 có nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt đối với các thị trường Xuất khẩu của Việt Nam Hiện nợ công ở khu vực đồng tiền chung châu Âu hoặc những dấu hiệu của kinh tế Hoa Kỳ, những tác động của thị trường EU cũng đã “lây” sang thị trường châu Á và tác động lớn đến thị... hiện các cam kết của WTO và các nước Do đó, biện pháp đầu tiên là cần tuyên truyền, phổ cập rộng rải về kiến thức, những lợi ích cũng như những thách thức và cơ hội khi gia nhập vào thị trường thế giới nhất là nhóm dễ bị tổn thương từ sự gia nhập này như: nông dân, hộ gia đình và doanh nghiệp quy mô nhỏ • Cải cách và tiến tới hoàn thiện các chính sách nhất là chính sách về thuế và trợ cấp ngày càng... chương trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển, và trong sự chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường Tài trợ XNK giúp cho hoạt động ngoại thương được tiến hành trôi chảy, thuận lợi: thông qua các hình thức tài trợ vốn tài trợ XNK giúp tạo dựng cơ sở tài chính và niềm tin giữa các đối tác để các bên hoàn thành nghĩa vụ của mình Khi hoạt động XNK được... quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhìn chung đã có khởi sắc hơn IV CAM KẾT WTO VỀ GIẢM TÀI TRỢ KHI GIA NHẬP WTO 1 Trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp Quy định của WTO: Do các chính sách trợ cấp xuất khẩu có tính bóp méo thương mại nhiều nhất nên WTO quy định chặt chẽ đối với nhóm này Về nguyên tắc, WTO nghiêm cấm trợ cấp xuất khẩu Nếu nước thành viên WTO có trợ cấp xuất khẩu thì phải . chính sách trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới phải đảm bảo sự tăng trưởng xuất khẩu cao và bền vững. Xuất phát từ nhu cầu nghiên cứu Tài trợ xuất khẩu. Cơ hội và thách thức đối. Trâm Phan Trần Bích Trâm Tài trợ xuất khẩu – Cơ hội và thách MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Lịch sử phát triển của thương mại quốc tế gắn liền với sự hình thành và phát triển của hoạt động xuất khẩu. Từ khi thực. kết của việc điều chỉnh chính sách trợ cấp xuất khẩu đến nền kinh tế của nước ta, thực trạng tài trợ của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua với hàng nông nghiệp và phi nông nghiệp, đề tài đề xuất

Ngày đăng: 20/12/2014, 21:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Danh sách nhóm:

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • 1. Phân loại trợ cấp

  • 2. Vai trò

  • 3. Hậu quả

  • 1. Tổng quan tình hình xuất nhập khẩu:

  • 2. Các chính sách hỗ trợ Hộp xanh lá cây

  • 3. Tín dụng trợ cấp xuất khẩu

  • 1. Trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp

  • 4. Trợ cấp xuất khẩu trong công nghiệp

  • 1. Cơ hội

  • 2. Thách thức

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan