tác động của việc gia nhập hiệp hội các quốc gia đông nam á (asean) đến hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động đầu tư của việt nam

29 640 2
tác động của việc gia nhập hiệp hội các quốc gia đông nam á (asean) đến hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động đầu tư của việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nhóm 11 Lớp Kinh tế quốc tế 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN) VÀ KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN (AFTA) 4 1.1 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 4 1. 2. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) 7 1.2.1. Quá trình thành lập 7 1.2.2. Mục tiêu cơ bản 7 1.2.3. Cơ sở hình thành 7 1.2.4. Chương trình CEPT 8 1.2.5. Quá trình tham gia của Việt Nam 10 2. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP ASEAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM 11 2.1. Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu 11 2.1.1. Đối với hoạt động xuất khẩu 11 2.1.2. Đối với hoạt động nhập khẩu 13 2.2. Tác động đến hoạt động đầu tư 16 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP 21 3.1. Đánh giá chung 21 3.1.1. Những cơ hội 22 3.1.2. Những thách thức 23 3.2. Kiến nghị hoàn thiện hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động đầu tư của Việt Nam sau khi gia nhập ASEAN 24 3.2.1. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành trong công tác ASEAN 24 1 Nhóm 11 Lớp Kinh tế quốc tế 1 3.2.2. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác ASEAN 25 3.2.3. Công tác thông tin tuyên truyền về ASEAN 25 3.2.4. Các biện pháp ưu tiên phát triển 26 3.2.5. Các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước 27 3.2.6. Một số biện pháp hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp 27 KẾT LUẬN 28 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 2 Nhóm 11 Lớp Kinh tế quốc tế 1 MỞ ĐẦU Sau hơn 40 năm ra đời, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã ngày một lớn mạnh. Với sự chủ động hội nhập khu vực, Việt Nam đã tận dụng và phát huy các lợi thế trong quan hệ hợp tác ASEAN, góp phần hỗ trợ quan hệ song phương với các nước thành viên ASEAN. Đặc biệt, thông qua Khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Việt Nam có những điều kiện thuận lợi tăng cường kinh tế, thương mại, đâu tư, giao lưu văn hóa và nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam. Kể từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN, kim ngạch trao đổi thương mại cũng như hoạt động đầu tư giữa Việt Nam và các nước ASEAN đã tăng lên nhanh chóng, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng như các nước thành viên của Hiệp hội. Có thể nói việc gia nhập ASEAN có tác động tương đối mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động đầu tư của Việt Nam nói riêng. Việc gia nhập ASEAN cùng với AFTA đem đến cho Việt Nam nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng mang lại nhiều thách thức. Để hiểu rõ hơn về những tác động này, nhằm nhận thấy những cơ hội hay thách thức để từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư của Việt Nam, nhóm chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tác động của việc gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đến hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động đầu tư của Việt Nam.” Trong quá trình nghiên cứu, do thời gian có hạn, trình độ hiểu biết còn hạn chế nên đề tài của chúng tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của thầy cô và các bạn. 3 Nhóm 11 Lớp Kinh tế quốc tế 1 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN) VÀ KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN (AFTA) 1.1 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 1.1.1. Quá trình thành lập ASEAN được thành lập vào ngày 8/8/1967 bằng sự kiện các Bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, và Thái Lan ký Tuyên bố ASEAN tại toà nhà Bộ ngoại giao Thái Lan ở Bangkok, thường được gọi là Tuyên bố Bangkok. Brunei Darussalam trở thành thành viên thứ sáu sau khi gia nhập vào ngày 8 tháng 1 năm 1984. Ngày 28 tháng 7 năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy. Lào và Myanmar gia nhập hai năm sau ngày 23 tháng 7 năm 1997. Campuchia đã dự định gia nhập cùng Lào và Myanmar, nhưng bị trị hoãn vì cuộc tranh giành chính trị nội bộ. Nước này sau đó gia nhập ngày 30 tháng 4 năm 1999, sau khi đã ổn định chính phủ. Cho đến nay, ASEAN có 10 thành viên gồm các thành viên sáng lập và các nước Brunei, Việt Nam, Lào, Campuchia và Mianma. Đây là Hiệp hội của tất cả các nước Đông Nam Á theo đúng ý tưởng ban đầu của những người sáng tạo ra Hiệp hội. ASEAN ra đời trong bối cảnh nội bộ từ các nước trong khu vực và thế giới có nhiều biến động. Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đang diễn ra ác liệt và các nước Đông Nam Á tham gia vào cuộc chiến. Đồng thời, các nước Đông Nam Á phải xử lí nhiều vấn đề về chính trị, kinh tế trong từng nước và cả xung đột trong quan hệ giữa các nước với nhau. Trước bối cảnh đó, ASEAN ra đời để đối phó với những khó khăn bên trong và thách thức bên ngoài. Qua hơn 4 thập kỉ, ASEAN đã có nhiều hoạt động hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Các nước thành viên ASEAN đã đạt được nhiều kết quả trong phát triển kinh tế. Tốc độ tăng trưởng trung bình của các nước ASEAN trong những năm 1990 vào khoảng 6-7%. Đây được coi là khu vực tăng trưởng cao nhất thế giới. Những nền kinh tế phát triển nhất trong Hiệp hội là Singapore, Malaysia, Thái Lan. Hiệp hội các nước ASEAN có vị trí ngày càng quan trọng trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương và nền kinh tế thế giới. 1.1.2. Mục đích thành lập 4 Nhóm 11 Lớp Kinh tế quốc tế 1  Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nước trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.  Thúc đẩy sự hợp tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau về các vấn đề cùng quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kĩ thuật, hành chính.  Hợp tác trên lĩnh vực đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kĩ thuật và hành chính.  Phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, mở rộng hoạt động thương mại quốc tế, cải thiện hệ thống thông tin liên lạc, vận tải và nâng cao mức sống của nhân dân.  Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á.  Duy trì quan hệ hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự và để đề xuất các biện pháp để tăng cường hợp tác giữa các tổ chức này. 1.2.3. Cơ cấu tổ chức của ASEAN Hiện nay cơ cấu tổ chức của ASEAN gồm có các cơ quan :  Các cơ quan hoạch định chính sách bao gồm Hội nghị cấp cao ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN, Hội nghị bộ trưởng kinh tế, các hội nghị Bộ trưởng các ngành khác, Hội nghị lien bộ trưởng, Tổng thư kí ASEAN, cuộc họp các quan chức cao cấp khác, cuộc họp tư vấn chung.  Các ủy ban của ASEAN gồm có ủy ban thường trực ASEAN, các ủy ban hợp tác chuyên ngành.  Các ban thư kí ASEAN gồm có Ban thư kí ASEAN quốc tế và Ban thư kí ASEAN quốc gia.  Ngoài ra còn có các cơ chế hợp tác với nước thứ ba bao gồm Hội nghị sau Bộ trưởng, cuộc họp của ASEAN với các bên đối thoại và ủy ban ASEAN ở các nước thứ ba. 1.2.4. Nguyên tắc hoạt động Các nguyên tắc làm nền tảng cho quan hệ giữa các Quốc gia thành viên và với bên ngoài. Các nguyên tắc chính:  Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc.  Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài. 5 Nhóm 11 Lớp Kinh tế quốc tế 1  Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.  Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện.  Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực.  Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả. Các nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội: Việc quyết định các chính sách hợp tác quan trọng cũng như trong các lĩnh vực quan trọng của ASEAN dựa trên nguyên tắc nhất trí (consensus), tức là một quyết định chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua. Nguyên tắc này đòi hỏi phải có quá trình đàm phán lâu dài, nhưng bảo đảm được việc tính đến lợi ích quốc gia của tất cả các nước thành viên. Đây là một nguyên tắc bao trùm trong các cuộc họp và hoạt động của ASEAN . Một nguyên tắc quan trọng khác chi phối hoạt động của ASEAN là nguyên tắc bình đẳng. Nguyên tắc này thể hiện trên 2 mặt. Thứ nhất, các nước ASEAN, không kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều bình đẳng với nhau trong nghĩa vụ đóng góp cũng như chia xẻ quyền lợi. Thứ hai, hoạt động của tổ chức ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên, tức là các chức chủ toạ các cuộc họp của ASEAN từ cấp chuyên viên đến cấp cao, cũng như địa điểm cho các cuộc họp đó được phân đều cho các nước thành viên trên cơ sở luân phiên theo vần A,B,C của tiếng Anh. Để tạo thuận lợi và đẩy nhanh các chương trình hợp tác kinh tế ASEAN , trong Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ký tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 ở Xin-ga-po tháng 2/1992, các nước ASEAN đã thoả thuận nguyên tắc 6-X, theo đó hai hay một số nước thành viên ASEAN có thể xúc tiến thực hiện trước các dự án ASEAN nếu các nưóc còn lại chưa sẵn sàng tham gia, không cần phải đợi tất cả mới cùng thực hiện. Ngoài ra trong quan hệ giữa các nước ASEAN cũng đang dần dần hình thành một số các nguyên tắc, tuy không thành văn, không chính thức song mọi người đều hiểu và tôn trọng áp dụng như: nguyên tắc có đi có lại, không đối đầu, thân thiện, không tuyên truyền tố cáo nhau quan báo chí, giữ gìn đoàn kết ASEAN và giữ bản sắc chung của Hiệp hội. 1.2.5. Quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN Ngày 28 tháng 7 năm 1995, tại thủ đô Bandar Seri Begawan của đất nước Brunei Darussalam tươi đẹp, trong tiếng Quốc ca hùng tráng, Quốc Kỳ Việt Nam đã tung bay phấp phới cùng cờ của 6 thành viên ASEAN khác, mở ra một trang 6 Nhóm 11 Lớp Kinh tế quốc tế 1 sử mới của khu vực: Việt Nam chính thức là thành viên thứ 7 của ASEAN. Sự kiện này là một dấu son trên con đường hội nhập khu vực và thế giới, đưa nước ta tiến lên con đường phía trước trên con đường xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đây cũng là nguyện vọng của những người sáng lập ra ASEAN và nhân dân trong khu vực về một hiệp hội bao gồm 10 nước trong khu vực, một ASEAN của Đông Nam Á, do Đông Nam Á, và vì Đông Nam Á, trong đó các quốc gia thành viên cùng nhau hợp tác vì hoà bình, ổn định, phát triển, phồn vinh, góp phần vào sự nghiệp hoà bình và phát triển ở khu vực và trên thế giới 1. 2. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) 1.2.1. Quá trình thành lập Vào đầu những năm 1990 do môi trường chính trị, kinh tế trong khu vực Đông Nam Á có những chuyển biến đáng kể khi chiến tranh lạnh kết thúc, vị trí của các nước ASEAN đã được cải thiện, các cam kết quốc tế giữa Mĩ, Trung Quốc và Nga đã được thay đổi. Để đối phó với những thách thức đó, Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đã ra đời. Quyết định thành lập AFTA đã được đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 4, tổ chức vào tháng 1/1992 tại Singapore. Theo kế hoạch ban đầu, AFTA được hoàn thành vào năm 2008 với mục đích cơ bản là “tăng cường khả năng cạnh tranh của ASEAN như một cơ sở quốc tế nhằm cung cấp hàng hóa ra thị trường thế giới”. Tuy nhiên, trước sự phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ của các liên kết kinh tế toàn cầu khác, cũng như do sự tiến bộ của chính các quốc gia ASEAN, năm 1994, khối này quyết định đẩy nhanh thời hạn lên năm 2003. 1.2.2. Mục tiêu cơ bản  Tự do hóa thương mại  Thu hút đầu tư nước ngoài  Mở rộng quan hệ thương mại với các nước ngoài khu vực Cả 3 mục tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó mục tiêu thu hút đầu tư là mục tiêu quan trọng nhất. 1.2.3. Cơ sở hình thành  Chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung (CEPT- Common Effective Preferential Tariffs). 7 Nhóm 11 Lớp Kinh tế quốc tế 1  Thống nhất và công nhận tiêu chuẩn hàng hóa giữa các nước thành viên.  Công nhận việc cấp giấy xác nhận xuất xứ hàng hóa.  Xóa bỏ những quy định hạn chế đối với hoạt động thương mại.  Tăng cường hoạt động tư vấn kinh tế vĩ mô. 1.2.4. Chương trình CEPT CEPT (Common Effective Preferentical On Tariffs) là chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung. CEPT là một cơ chế thông qua đó thuế quan đánh trên hàng hoá buôn bán giữa các nước trong khu vực ASEAN, gồm 40% các mặt hàng sẽ được giảm thuế xuống còn 0 – 5% trước năm 2002 – 2003 (2006 đối với Việt Nam, 2008 đối với Lào và Myanmar, và 2010 đối với Campuchia). Việc giảm thuế quan được thực hiện theo các con đường nhanh và thông thường. Thuế quan đối với hàng hoá theo con đường nhanh được giảm mạnh còn 0 – 5% trước năm 2000. Thuế quan đối với hàng hoá theo con đường thông thường được giảm xuống mức này trước năm 2002, hoặc 2003 đối với một số ít sản phẩm. Hiện nay, khoảng 81% danh mục thuế quan của ASEAN đã được thực hiện theo một trong hai con đường trên. Các sản phẩm thực hiện giảm thuế nhập khẩu do các nước hội viên ASEAN tự đề nghị căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh kinh tế của mỗi nước. Khung thời gian thực hiện: Theo quy định của Hiệp định, các nước thành viên ASEAN sẽ thực hiện lịch trình cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hoá của mình xuống 0-5% trong vòng 15 năm, bắt đầu từ 1/1/1993 và hoàn thành vào 1/1/2008. Tuy nhiên, trước xu hướng tự do hoá thương mại toàn cầu đang được thúc đẩy mạnh mẽ, tháng 9/1994 ASEAN đã quyết định đẩy nhanh quá trình tự do hoá thương mại trong khu vực bằng việc rút ngắn thời hạn hoàn thành AFTA xuống còn 10 năm, tức là vào năm 2003. Phạm vi áp dụng: Ban đầu, Chương trình CEPT chỉ được áp dụng đối với các sản phẩm công nghiệp chế biến, tư liệu sản xuất và nông sản đã chế biến, loại trừ nông sản chưa chế biến là những mặt hàng nhạy cảm của các nước ASEAN và các sản phẩm mà các nước cho là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người và động thực vật, bảo vệ các tác phẩm có giá trị nghệ thuật, lịch sử và khảo cổ học. 8 Nhóm 11 Lớp Kinh tế quốc tế 1 Tuy nhiên, Hội nghị các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 26 (9/1994) đã quyết định đưa nông sản chưa chế biến vào thực hiện Chương trình CEPT với những quy định đặc biệt riêng về thời hạn bắt đầu và kết thúc cắt giảm thuế, mức thuế suất bắt đầu và khi hoàn thành cắt giảm Lộ trình cắt giảm thuế: Để thực hiện Chương trình CEPT, các nước thành viên phân loại các sản phẩm trong danh mục biểu thuế thành 4 danh mục: • Danh mục loại trừ hoàn toàn. • Danh mục các sản phẩm thực hiện cắt giảm thuế ngay (gọi tắt là Danh mục cắt giảm) • Danh mục loại trừ tạm thời • Danh mục Nông sản chưa chế biến nhạy cảm (gọi tắt là Danh mục nhạy cảm) và Danh mục nông sản chưa chế biến nhạy cảm cao (gọi tắt là Danh mục nhạy cảm cao) Cơ chế trao đổi : Cơ chế trao đổi của các quốc gia trong Chương trình CEPT dựa trên nguyên tắc có đi có lại. Để được hưởng các nhượng bộ về thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa trong khu vực, một sản phẩm phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện là sản phẩm đó phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu và phải có mức thuế nhập khẩu bằng hoặc cao hơn 20%, sản phẩm đó phải có chương trình giảm thuế được Hội đồng AFTA thông qua; sản phẩm đó là một sản phẩm của AFTA tức là phải thỏa mãn yêu cầu hàm lượng xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN (hàm lượng nội địa) ít nhất là 40%. Theo công thức: {[(Giá đầu vào nhập khẩu của các nước không phải là thành viên ASEAN) + (giá đầu vào không xác định được xuất xứ)]/ Giá FOB} *100% <=60% Giá đầu vào nhập khẩu là giá của các nguyên liệu, bộ phận, các sản phẩm nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên của ASEAN. Đây là giá CIF tại thời điểm nhập khẩu. Giá đầu vào không rõ xuất xứ là giá nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào được xác định ban đầu trước khi đưa vào chế biến trên lãnh thổ của nước xuất khẩu thành viên của ASEAN. Hưởng ưu đãi thuế quan: 9 Nhóm 11 Lớp Kinh tế quốc tế 1 Để xác định các sản phẩm có đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan theo chương trình CEPT, mỗi nước thành viên hàng năm xuất bản Tài liệu trao đổi ưu đãi CEPT (CCEM) của nước mình trong đó cho biết danh mục các sản phẩm thuế quan theo CEPT và các sản phẩm có đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan của các nước thành viên khác. Loại bỏ hàng rào phi thuế quan: Ngay sau khi một sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan theo như quy định nói trên, các quy định hạn chế định lượng như hạn ngạch số lượng, hạn ngạch giá trị nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu có tác dụng hạn chế định lượng, đối với sn phẩm đó sẽ được loại bỏ hoàn toàn. 5 năm sau khi một sn phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan, các biện pháp phi thuế khác (NTBs) cũng sẽ được loại bỏ. Tuy nhiên, thời hạn muộn nhất là 2003 (đối với Việt Nam là 2006) Hợp tác để thống nhất các tiêu chuẩn và sự phù hợp: cũng là một nội dung quan trọng góp phần thúc đẩy thương mại giữa các nước. Các nước ASEAN tăng cường minh bạch hoá các tiêu chuẩn và sự phù hợp của các sản phẩm và theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc công nhận lẫn nhau các tiêu chuẩn và sự phù hợp trên cơ sở song bên hoặc nhiều bên. 1.2.5. Quá trình tham gia của Việt Nam Ngày 28/7/1995. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN và cam kết tham gia AFTA. Thời hạn hoàn thành AFTA của Việt Nam là năm 2006. Việt Nam bắt đầu thực hiện lộ trình giảm thuế quan tham gia AFTA từ ngày 1/1/1996, khi đưa 875 mặt hàng đầu tiên vào thực hiện CEPT. Tất cả những mặt hàng này đều nằm ở khung thuế suất 0-5%. Đầu năm 1998, Việt Nam công bố lịch trình giảm thuế để thực hiện AFTA vào năm 2006. Trên thực tế thì đến cuối năm 2002, 5.500 mặt hàng (chiếm khoảng 86% tổng số mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu) đã được vào chương trình cắt giảm. Toàn bộ các mặt hàng này đã ở thuế suất dưới 20% và có lộ trình cắt giảm trong thời kì 2002-2006. Trong số đó, 65% đã ở mức thuế 0-5%. 10 [...]... vụ và hiệp định đầu tư và cùng với các thành viên khác ký hiệp định mậu dịch tự do với các đối tác khác (ASEAN+ ) là hệ quả tất yếu của việc Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Tác động của các hiệp định này đến Viết nam là khá phức tạp Do tính bổ sung giữa các nền kinh tế tuy có nhưng không lớn lại khác nhau ở từng đối tác, trong khi đó tính cạnh tranh lại rất cao nên cùng với cơ hội. .. CTCP Đông Dương xanh là 23,7 triệu USD Trong tư ng lai hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam được dự báo là sẽ không ngừng phát triển và không chỉ hạn chế ở các nước đang phát triển mà còn hướng vào các nước phát triển như Singapo, Thái Lan… 3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP 3.1 Đánh giá chung Năm 1995, Việt Nam gia nhập. .. Kinh tế quốc tế 1 2 TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP ASEAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM 2.1 Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu 2.1.1 Đối với hoạt động xuất khẩu Trước năm 1995, Việt Nam đã thực hiện cải cách kinh tế và có những bước chuyển đáng kể trong nền kinh tế, tuy nhiên trong lĩnh vực xuất khẩu thành tựu đạt được vẫn còn hạn chế Trước thực trạng này, để đưa đất nước hội nhập với... cho Việt Nam, ngược lại ta có thêm cơ hội để xâm nhập vào thị trường các nước 2.2 Tác động đến hoạt động đầu tư Khi ra nhập ASEAN, Việt Nam đã ký kết và triển khai thực hiện nhiều văn bản quan trọng về đầu tư với nội dung mở cửa thị trường Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, thực hiện các biện pháp tự do hoá và thuận lợi hoá đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài và. .. Hợp tác Á- Âu (ASEM), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á Bên cạnh việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, Việt Nam còn năng động cải thiện quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn và các tổ chức quốc tế trong quá trình hội nhập Ngoài ra, hiệp hội đã mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc sử dụng giấy chứng nhận mẫu xuất xứ hàng hóa (ROO) về ưu đãi thuế quan từ việc. .. tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tư ng ứng Số vốn bình quân 1 dự án đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN cao gấp đôi của các nước khác (26,7 triệu USD/dự án so với 13,7 triệu USD/dự án) Hầu hết các thành viên ASEAN đã có đầu tư vào Việt Nam Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch Đầu tư năm 2007, trong các nước ASEAN, Singapore đứng đầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. .. thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Trong những năm qua, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào việc xây dựng cộng đồng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hiến chương ASEAN, đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch Hội đồng liên nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA) ASEAN là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam Năm 2009, xuất khẩu của Việt Nam sang... với toàn cầu thì Việt Nam đã gia nhập vào nhiều hiệp hội trên thế giới., trong đó phải kể đến hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN Việc gia nhập ASEAN đánh dấu bước đi quan trọng đầu tiên trong hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta Sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam nỗ lực thực hiện đầy đủ mọi cam kết và trách nhiệm của một nước thành viên, chủ động đưa ra những sáng kiến nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực, hoàn... được đưa về 0-5% vào năm 2006 và xuống 0% vào năm 2015 Tạo ra thị trường lớn để thu hút đầu tư nước ngoài không chỉ thu hút đầu tư từ các nước ASEAN, các đối tác của ASEAN mà còn thu hút đầu tư từ các nước khác đặc biệt là khu vực Châu Âu và Hoa Kỳ Kì khi đầu tư vào một thành viên của ASEAN, các nhà đầu tư có thể bán sản phẩm của mình không chỉ trên thị trường nội địa của nước đó mà còn bán tại thị trường... nói trên còn tuỳ thuộc và môi trường đầu tư và các yếu tố hộ trợ đầu tư từ các nước thành viên (Sự ổn định chính trị xã hội, môi trường kinh doanh, bao gồm cơ chế chính sách và thủ tục hành chính, chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, sự phát triển của công nghiệp hộ trợ ) Sau khi gia nhập ASEAN, hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động đầu tư của Việt Nam còn gặp phải những thách thức sau:  Cạnh tranh . thiện hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư của Việt Nam, nhóm chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài Tác động của việc gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đến hoạt động xuất nhập khẩu và. 1 2. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP ASEAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM 2.1. Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu 2.1.1. Đối với hoạt động xuất khẩu Trước năm 1995, Việt Nam đã. XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM 11 2.1. Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu 11 2.1.1. Đối với hoạt động xuất khẩu 11 2.1.2. Đối với hoạt động nhập khẩu 13 2.2. Tác động đến hoạt động đầu

Ngày đăng: 20/12/2014, 21:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN) VÀ KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN (AFTA)

    • 1.1 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

    • 1. 2. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)

      • 1.2.1. Quá trình thành lập

      • 1.2.2. Mục tiêu cơ bản

      • 1.2.3. Cơ sở hình thành

      • 1.2.4. Chương trình CEPT

      • 1.2.5. Quá trình tham gia của Việt Nam

      • 2. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP ASEAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM

        • 2.1. Tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu

          • 2.1.1. Đối với hoạt động xuất khẩu

          • 2.1.2. Đối với hoạt động nhập khẩu

          • 2.2. Tác động đến hoạt động đầu tư

          • 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP

            • 3.1. Đánh giá chung

              • 3.1.1. Những cơ hội

              • 3.1.2. Những thách thức

              • 3.2. Kiến nghị hoàn thiện hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động đầu tư của Việt Nam sau khi gia nhập ASEAN

                • 3.2.1. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành trong công tác ASEAN

                • 3.2.2. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác ASEAN

                • 3.2.3. Công tác thông tin tuyên truyền về ASEAN

                • 3.2.4. Các biện pháp ưu tiên phát triển

                • 3.2.5. Các biện pháp bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước

                • 3.2.6. Một số biện pháp hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp

                • KẾT LUẬN

                • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan