một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty tnhh tân hải

42 214 0
một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty tnhh tân hải

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Việt Hùng MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền sản xuất hàng hoá. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ đe dọa cho các doanh nghiệp. Để có thể đứng vững trước qui luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải vận động, tìm tòi một hướng đi cho phù hợp. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về với mục đích đã được đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế này: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Do đó việc nghiên cứu và xem xét vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hiện nay. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là một bài toán khó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến. Vì vậy, qua quá trình thực tập ở Công ty TNHH Tân Hải, với những kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này cho nên em đã mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tân Hải" làm đề tài báo cáo thực tập của mình. 2. MỤC ĐÍCH NGIÊN CỨU: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về hoạt động sản xuất kinh doanh. - Vận dụng lý thuyết vào thực tiễn để bổ sung và cũng cố kiến thức đã học. - Phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tân Hải để thấy được những mặt yếu của công ty, qua đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Báo cáo được xây dựng theo phương pháp tổng hợp, áp dụng phương pháp phân tích so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn nhằm mục đích có cái nhìn tổng quan về hiệu quả sản xuất kinh tại công ty TNHH Tân Hải, đồng thời rút ra những ưu nhược điểm, từ đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: SVTH: Lê Văn Thông 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Việt Hùng Phạm vi nghiên cứu là phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Tân Hải. 5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI: Nội dung báo cáo bao gồm các chương sau: Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Chương II: Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Tân Hải. Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty TNHH Tân Hải. Báo cáo này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo Ths.Phạm Việt Hùng. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quí báu đó. Quảng ngãi, tháng 05 năm 2010 Sinh viên: Lê Văn Thông SVTH: Lê Văn Thông 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Việt Hùng CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH I.1 KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH: I.1.1 Khái niệm: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tiền vốn) và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Ta có công thức sau để mô tả hiệu quả kinh doanh: Với kết quả đầu ra đo được bằng các chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu thuần, lợi nhuận thuần, lợi tức gộp …Còn yếu tố đầu vào bao gồm lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu, vốn vay… Công thức trên phản ánh sức sản xuất (hay sức sinh lợi) của các chỉ tiêu phản ánh đầu vào, được tính cho tổng số và cho riêng phần gia tăng. Như vậy hiệu quả kinh doanh là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. I.1.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh: Về mặt định tính, mức độ hiệu quả kinh tế cao thu được phản ánh sự cố gắng nổ lực của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống kinh tế, phản ánh trình độ năng lực quản lý SXKD và sự gắn bó của việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế, mục tiêu chính trị xã hội. Về mặt định lượng, hiệu quả kinh tế của việc thực hiện mỗi nhiệm vụ kinh tế – xã hội biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Xét về tổng lượng, người ta chỉ đạt được hiệu quả kinh tế khi nào kết quả thu được lớn hơn chi phí, chênh lệch này càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. SVTH: Lê Văn Thông 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Việt Hùng I.1.3 Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh: Hiệu quả SXKD là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, nói lên kết quả toàn bộ hoạt động SXKD của doanh nghiệp, ta có thể thấy vai trò của hiệu quả SXKD trong doanh nghiệp được thể hiện trong các khía cạnh sau:  Đối với doanh nghiệp: Hiệu quả là thước đo chất lượng, trình độ quản lý, trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có trong doanh nghiệp, đồng thời là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, doanh nghiệp chỉ tồn tại khi SXKD có hiệu quả. Hiệu quả của quá trình SXKD sẽ là điều kiện để đảm bảo tái sản xuất, nâng cao sản lượng và chất lượng hàng hoá, giúp doanh nghiệp củng cố được vị trí và cải thiện được điều kiện làm việc của người lao động.  Đối với nền kinh tế xã hội: Khi doanh nghiệp hoạt động SXKD có hiệu quả, đạt được lợi nhuận cao sẽ đóng góp cho nền kinh tế, xã hội những khía cạnh như: - Tăng sản phẩm xã hội. - Tăng nguồn thu cho ngân sách. - Nâng cao chất lượng hàng hoá, hạ giá thành, góp phần ổn định nền kinh tế. - Tạo điều kiện cải thiện và nâng cao mức sống cho người dân. I.2 PHÂN LOẠI HIỆU QUẢ: Phân loại hiệu quả nhằm mục đích có thể tiếp cận và xử lý chính xác hiệu quả, người ta phân loại các chỉ tiêu hiệu quả theo các căn cứ sau:  Căn cứ vào nội dung, tính chất của kết quả nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của mục tiêu, người ta chia hiệu quả thành: - Hiệu quả kinh tế. - Các hiệu quả khác như: xã hội, an ninh, quốc phòng và các yêu cầu về chính trị.  Căn cứ theo yêu cầu tổ chức xã hội và tổ chức quản lý kinh tế theo cấp quản lý trong nền kinh tế quốc dân người ta chia hiệu quả thành: - Hiệu quả kinh tế quốc dân. - Hiệu quả kinh tế vùng, địa phương. - Hiệu quả kinh tế sản xuất của xã hội. SVTH: Lê Văn Thông 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Việt Hùng - Hiệu quả kinh tế của các khu vực phi sản xuất như: giáo dục, y tế … - Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.  Căn cứ theo các nguyên nhân, các yếu tố sản xuất và các phương hướng tác động đến hiệu quả, người ta chia hiệu quả theo hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào như: - Hiệu quả lao động. - Hiệu quả của tài sản cố định. - Hiệu quả đầu tư. - Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu. - Hiệu quả sản phẩm. - Hiệu quả khoa học kỹ thuật. - Hiệu quả quản lý. I.3 TRÌNH TỰ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH: Khi phân tích hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp có thể phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau phù hợp với từng đặc điểm của doanh nghiệp đó. Nhưng nhìn chung thường theo trình tự sau: - Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả SXKD của doanh nghiệp: hiệu quả sử dụng chi phí, lao động, vốn. - Phân tích sự biến động của các chỉ tiêu hiệu quả trên. - Phân tích sự ảnh hưởng của tử số và mẫu số tới các chỉ tiêu. - Phân tích những nhân tố bao gồm nhân tố khách quan mà doanh nghiệp không thể giải quyết được và các nhân tố chủ quan mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được ảnh hưởng tới các chỉ tiêu tử số và mẫu số. - Nhận xét và đánh giá: + Dựa trên các căn cứ, cơ sở đã phân tích tính toán ở trên từ đó đưa ra các phương hướng và biện pháp để khắc phục. + Lựa chọn và kết luận. I.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH: I.4.1 Phương pháp so sánh: SVTH: Lê Văn Thông 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Việt Hùng Đây là phương pháp lâu đời nhất và ứng dụng rộng rãi nhất. So sánh trong phân tích kinh tế là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhau. Phương pháp so sánh có nhiều dạng: - So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức hoặc kế hoạch. - So sánh số liệu giữa các kỳ hoặc các năm. - So sánh số liệu giữa kỳ thực hiện với các thông số kỹ thuật - kinh tế trung bình hoặc tiên tiến. - So sánh số liệu của doanh nghiệp đang phân tích với các số liệu của các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc là đối thủ cạnh tranh. - So sánh các thông số kinh tế kỹ thuật của các phương án kinh tế khác. Đòi hỏi có tính nguyên tắc khi áp dụng phương pháp so sánh là: - Các chỉ tiêu hay các kết quả tính toán phải tương đương nhau về nội dung phản ánh và cách xác định. - Trong phân tích so sánh có thể so sánh: số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân. + So sánh bằng số tuyệt đối: C 1 – C 0 trong đó: C 1 : chỉ tiêu kỳ phân tích. C 0 : chỉ tiêu kỳ gốc. + So sánh bằng số tương đối: C 1 /C 0 . I.4.2 Phương pháp thay thế liên hoàn: Thay thế liên hoàn là thay thế lần lượt các số liệu kỳ gốc hoặc số liệu kế hoạch bằng số liệu thực tế của nhân tố ảnh hưởng tới một chỉ tiêu kinh tế được phân tích theo đúng logic quan hệ giữa các nhân tố. Phương pháp này thể hiện như sau: xét chỉ tiêu cần phân tích là C; C có quan hệ với các yếu tố theo quan hệ hàm: C = f(x,y,z). Để xét sự biến động của C ta dùng phương pháp so sánh khi lần lượt các yếu tố biến đổi. ∆C x = f(x 1 ,y 0 ,z 0 ) - f(x 0 ,y 0 ,z 0 ) SVTH: Lê Văn Thông 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Việt Hùng ∆C y = f(x 1 ,y 1 ,z 0 ) - f(x 1 ,y 0 ,z 0 ) ∆C z = f(x 1 ,y 1 ,z 1 ) - f(x 1 ,y 1 ,z 0 ) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ∆C = f(x 1 ,y 1 ,z 1 ) - f(x 0 ,y 0 ,z 0 ) = ∆C x + ∆C y + ∆C z • Ưu điểm của phương pháp: đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán hơn so với các phương pháp khác dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. • Nhược điểm của phương pháp: - Các nhân tố có quan hệ với các chỉ tiêu phân tích dưới dạng một tích số (hoặc một thương số). - Việc sắp xếp và xác định các ảnh hưởng của các nhân tố cần tuân theo quy luật “lượng - kết cấu - chất”. I.5 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH: Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả SXKD trong doanh nghiệp là cơ sở để đánh giá chính xác và có khoa học hiệu quả SXKD trong một doanh nghiệp, tuy nhiên các chỉ tiêu này luôn phải đảm bảo thể hiện được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yêu tố, từng loại vốn: I.5.1 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động: Nhóm chỉ tiêu này gồm sức sản xuất của lao động và sức sinh lợi của lao động. - Sức sản xuất của lao động (SSX LĐ ): Chỉ tiêu này phản ánh một lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Về thực chất đây chính là năng suất lao động. - Sức sinh lợi bình quân (SSL LĐ ): Chỉ tiêu này phản ánh một lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong nhóm chỉ tiêu này có mối quan hệ: Trong đó: LN: Lợi nhuận trong kỳ DT: tổng doanh thu trong kỳ. SVTH: Lê Văn Thông 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Việt Hùng N : tổng số lao động trong kỳ bình quân. ROS: tỷ suất lợi nhuận doanh thu (doanh lợi tiêu thụ) phản ánh một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROS = LN/DT. Nếu năng suất lao động đạt cao trong kỳ nhưng doanh lợi tiêu thụ thấp thì tỷ suất lợi nhuận lao động thấp. Điều đó chứng tỏ việc sử dụng lao động chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. I.5.2 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh: - Sức sản xuất của vốn (SSX V ): ∗ Ý nghĩa: chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, một đồng vốn sẽ cho ra bao nhiêu đồng doanh thu, nghĩa là biểu thị khả năng tạo ra kết quả SXKD của một đồng vốn . Hiệu suất sử dụng vốn càng cao thể hiện hiệu quả kinh tế càng lớn. - Sức sinh lợi của vốn (SSL V ): ∗ Ý nghĩa: chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, một đồng vốn sẽ sinh lợi cho ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn SXKD trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong nhóm chỉ tiêu này ta có mối quan hệ: I.5.3 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí: - Sức sản xuất của chi phí (SSX CP ): Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí SXKD trong kỳ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. - Sức sinh lợi chi phí (SSL CP ): SVTH: Lê Văn Thông 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Việt Hùng Trong nhóm này có mối quan hệ: I.6 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH: I.6.1 Những nhân tố bên trong (hoàn cảnh nội bộ doanh nghiệp): - Lực lượng lao động. - Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. - Nhân tố vốn. - Nhân tố quản trị doanh nghiệp. I.6.2 Những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp: a. Những nhân tố thuộc về môi trường vi mô: - Khách hàng (người mua). - Đối thủ cạnh tranh. - Nhà cung ứng. - Công chúng trực tiếp. b. Những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô: - Yếu tố nhân khẩu. - Yếu tố kinh tế. - Yếu tố tự nhiên. - Yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ. - Yếu tố chính trị và pháp luật. - Yếu tố văn hoá - xã hội. I.7 CÁC PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH: Việc nâng cao hiệu quả SXKD là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp vì nó là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. SVTH: Lê Văn Thông 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Việt Hùng Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bình thường thì hoạt động sản xuất kinh doanh ít nhất phải bù đắp được chi phí bỏ ra, còn doanh nghiệp muốn phát triển và ngày càng đi lên thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không những bù đắp được chi phí mà còn phải dư thừa để tích luỹ cho quá trình tái sản xuất mở rộng. Như vậy vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp là làm thế nào để nâng cao hiệu quả SXKD. Theo định nghĩa ở phần khái niệm ta có: Qua công thức trên ta thấy để nâng cao hiệu quả SXKD ta có thể:  Một là, giữ nguyên đầu vào tăng kết quả đầu ra: Như đã nêu ở trên, hiệu quả SXKD của một doanh nghiệp chính là phần chênh lệch giữa kết quả thu được với toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Do đó phương cách đầu tiên để doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả SXKD là giữ nguyên đầu vào tăng kết quả đầu ra đồng thời tìm biện pháp nâng cao, tăng kết quả đầu ra để thu về phần chênh lệch nhiều hơn, nâng cao hiệu quả SXKD.  Hai là, giữ nguyên kết quả đầu ra tiết kiệm nguồn lực: Sử dụng tiết kiêm chi phí nguyên vật liệu, sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị, lao động. Đây là hướng biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD khác cũng đang được khá nhiều công ty, các doanh nghiệp áp dụng.  Ba là, tăng đầu vào đồng thời tăng đầu ra nhưng tốc độ nhanh hơn: Bằng cách mua sắm máy móc thiết bị để nâng cao năng suất tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu và nhân công bởi trong điều kiện nền kinh tế thị trường như ở Việt Nam ta hiện nay, các doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau một cách gay gắt và quyết liệt không chỉ về giá cả mà còn cả về chất lượng, thời gian,… Do vậy để nâng cao hiệu quả SXKD mỗi doanh nghiệp, tất nhiên vẫn có thể áp dụng hai phương pháp trên và mang lại kết quả trong những trường hợp cụ thể, nhưng có lẽ để mang lại kết quả lâu dài thì các doanh nghiệp sẽ thực hiện một số biện pháp nâng cao hiệu quả SXKD như ở chương 3 này. SVTH: Lê Văn Thông 10 [...]... TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TÂN HẢI II.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TÂN HẢI: II.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Tên gọi chính: Nhà máy chế biến lâm sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa Tân Hải Tên giao dịch: Công Ty TNHH Tân Hải Địa chỉ liên lạc: Lô C2KCN Tịnh Phong, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi Số điện thoại: 84-55-812169 Fax: 84-56-821862 Công ty TNHH Tân Hải. .. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TÂN HẢI III.1 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI: III.1.1 Thuận lợi: Số vốn kinh doanh được từng bước được đầu tư tăng lên, tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lý, đội ngũ cán bộ nhân viên lành nghề, có trình độ chuyên môn tương đối cao Máy móc của công ty tương... doanh lợi tiêu thụ sau thuế trong kỳ là nguyên nhân chính làm SSLTTS tăng lên II.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH TÂN HẢI: II.4.1 Phân tích bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh: Công ty TNHH Tân Hải chuyên sản xuất các mặt hàng lâm sản Sản phẩm chính là các sản phẩm bàn, ghế, tủ… Trước khi đi vào phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty, ta xem xét bảng kết quả kinh doanh của công. .. nhau, Công ty sẽ tập trung tiêu thụ các mặt hàng khác nhau, có lượng tiêu thụ ổn định và các mặt hàng có nhu cầu lớn nhằm khai thác triệt để tiềm năng của thị trường III.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TÂN HẢI: III.2.1 Giải pháp 1: Phát triển thị trường bằng xây dựng phòng marketing, từ đó tăng doanh thu: III.2.1.1 Lý do thực hiện giải pháp: SVTH:... xuất ,kinh doanh, các bộ phận chịu trách nhiệm kết quả hoạt động kinh doanh của mình Thông qua hệ chức năng các bộ phận có điều kiện phối hợp với nhau giải quyết vấn đề khi cần thiết II.1.4 Một số kết quả kinh doanh gần đây của công ty: Trong những năm gần đây Công ty đã đạt được nhiều thành công đáng khích lệ Công ty đã không ngừng đổi mới một cách toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, cả về số lượng... trong Công ty TNHH Tân Hải (xem bảng II.1 (danh mục các bảng biểu, sơ đồ đồ thị)) SVTH: Lê Văn Thông 13 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Việt Hùng Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cho nên lao động trực tiếp trong Công ty thường chiếm một tỷ lệ lớn, tới 89% trong tổng số lao động Số lao động trong Công ty có trình độ đại học hầu hết giữ vị trí quan trọng trong Công ty Tuy số lượng lao... đến công nghệ khoa học kỹ thuật Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua được thể hiện thông qua biểu dưới đây: Một số kết quả của công ty trong năm 2009-2010: (xem bảng II.2 (danh mục các bảng biểu, sơ đồ đồ thị)) Nhận xét: Qua bảng II.2 cho thấy, năm 2010 doanh thu thuần tăng 25.74% so với năm 2009, doanh thu tăng lên là do trong năm 2010 công ty làm ăn phát đạt, số lượng... nguyên liệu ngày càng cao III.1.3 Phương hướng hoạt động của công ty trong những năm tới: Trên cơ sở nghiên cứu từ thực tế, thu thập số liệu và sử lý số liệu bằng SPSS (bảng câu hỏi khảo sát bảng III.1, kết quả nghiên cứu bảng III.2 (danh mục các bảng biểu, sơ đồ đồ thị)), em xin đưa ra một số định hướng cho công ty và từ đó đưa ra một số giải pháp đối với tình trạng hiện tại của công ty như sau: - Định... rất cao (trên 83%) trong tổng vốn vay của công ty Do đó khả năng thanh toán nợ của công ty rất thấp Trong cơ cấu TSLĐ, các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng còn cao, công ty chính sách bán hàng để thu được các khoản nợ của khách hàng nhanh hơn SVTH: Lê Văn Thông 30 Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Th.S Phạm Việt Hùng II.5 NHẬN XÉT CHUNG Về HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH. .. hàng bán, chi phí QLDN và chi phí tài chính tăng cao, nhưng tỷ lệ tăng doanh thu vẫn cao hơn, từ đó làm lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 827,380,783 đồng, tương ứng 480.91% Nhìn chung kết quả SXKD của công ty năm 2010 có sự tăng trưởng nhưng hiệu quả mang lại chưa cao - II.4.2 Phân tích bảng cân đối kế toán của công ty: Qua bảng cân đối kế toán của công ty năm 2009-2010 ( Bảng II.3 (danh mục các bảng . tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Chương II: Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Tân Hải. Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty TNHH Tân. là phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Tân Hải. 5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI: Nội dung báo cáo. trọng của vấn đề này cho nên em đã mạnh dạn chọn đề tài " ;Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tân Hải& quot; làm đề tài báo cáo thực tập của mình. 2. MỤC ĐÍCH

Ngày đăng: 20/12/2014, 21:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Ta có công thức sau để mô tả hiệu quả kinh doanh:

  • Nhân tố quản trị doanh nghiệp.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan