ảnh hưởng của giai đoạn và tốc độ thuần hóa lên chất lượng tôm thẻ chân trắng

63 574 0
ảnh hưởng của giai đoạn và tốc độ thuần hóa lên chất lượng tôm thẻ chân trắng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: D620301 ẢNH HƯỞNG CỦA GIAI ĐOẠN VÀ TỐC ĐỘ THUẦN HÓA LÊN CHẤT LƯỢNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Sinh viên thực hiện: Nguyễn Vũ Nhật MSSV: 1053040017 LỚP: NTTS K5 Cần Thơ, năm 2014 ii TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: D620301 ẢNH HƯỞNG CỦA GIAI ĐOẠN VÀ TỐC ĐỘ THUẦN HÓA LÊN CHẤT LƯỢNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện Th.s Tăng Minh Khoa Nguyễn Vũ Nhật MSSV: 1053040017 LỚP: NTTS K5 Cần Thơ, năm 2014 iii LỜI CẢM TẠ Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Tây Đô, cùng với khoa SHUD đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt khóa học này. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy: Ths. Tăng Minh Khoa người đã tận tình định hướng, chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện hoàn thành thực tập tốt nghiệp. Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể trại sản xuất giống Đăng Khoa đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất giúp em hoàn thành thực tập tốt nghiệp này. Lời cảm ơn chân thành xin gửi đến gia đình và bạn bạn bè và những người đã giúp đỡ động viên em trong học tập và cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ! NGUYỄN VŨ NHẬT iv TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của giai đoạn và tốc độ thuần hóa lên chất lượng tôm thẻ chân trắng giống được thực hiện qua 2 thí nghiệm. Thí nghiệm 1 được tiến hành nhằm nâng cao chất lượng tôm giống khi nuôi ở nơi có độ mặn thấp, góp phần thuần hóa tôm với độ mặn thấp và để nâng cao chất lượng tôm giống sau khi thuần hóa. Thí nghiệm gồm có 6 nghiệm thức thực hiện từ giai đoạn PL1 đến giai đoạn PL12 gồm: NT1 hạ 2,09‰ trong 11 ngày từ giai đoạn PL1, NT2 hạ 2,55‰ trong 9 ngày từ giai đoạn PL3, NT3 hạ 3,2‰ trong 7 ngày từ giai đoạn PL5, NT4 hạ 4,6‰ trong 5 ngày từ giai đoạn PL7, NT5 hạ 7,66‰ trong 3 ngày từ giai đoạn PL9, NT6 hạ 23‰ trong 1 ngày từ giai đoạn PL11. Kết quả cho thấy về tỷ lệ sống và tăng trưởng chiều dài của nghiệm thức 1 hạ 2,09‰ trong 11 ngày từ giai đoạn PL1 cao nhất (57,5%, 10,1mm), thấp nhất là nghiệm thức 6 hạ 23‰ trong 1 ngày từ giai đoạn PL11 (40.6%, 8,05mm). Qua đánh giá chất lượng tôm thẻ chân trắng giống gây sốc bằng dung dịch formol 250ppm trên 6 nghiệm thức, sau thời gian 120 phút, tỷ lệ chết của các nghiệm thức là 0% điều này cho thấy tôm giống khỏe chất lượng con giống tốt. Thí nghiệm 2 gồm có 5 nghiệm thức mỗi nghiệm thức hạ xuống độ mặn khác nhau. Mỗi ngày hạ 2,09‰ như: nghiệm thức 1 hạ đến 1‰, nghiệm thức 2 hạ đến 2‰, nghiệm thức 3 hạ đến 3‰, nghiệm thức 4 hạ đến 4‰, nghiệm thức đối chứng (nghiệm thức 5) hạ đến 5‰. Chất lượng tôm giống tốt khi sốc formol 250ppm. Sau khi để tôm hoạt động trong 24 giờ vận chuyển tôm giống trong 8 giờ 20 phút cho ra tỷ lệ chết của tôm không đáng kể. Do đó, trong ương tôm có thể hạ độ mặn đến 1‰. Từ khóa: Tôm thẻ chân trắng, thuần hóa, nước ngọt. v MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ i TÓM TẮT ii MỤC LỤC iii DANH SÁCH HÌNH v DANH SÁCH BẢNG v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Giới thiệu 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1 1.3 Nội dung thực hiện 2 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3 2.1 Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng 3 2.1.1 Hệ thống phân loại 3 2.1.2 Đặc điểm hình thái 3 2.1.3 Đặc điểm phân bố 4 2.1.4 Đặc điểm sinh thái và tập tính sống 4 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng và sự lột xác 5 2.1.6 Đặc điểm dinh dưỡng 5 2.1.7 Đặc điểm sinh sản 6 2.1.7.1 Cơ quan sinh dục 6 2.1.7.2 Hoạt động giao vỹ 7 2.1.7.3 Mùa vụ đẻ trứng và sức sinh sản 7 2.1.8 Ảnh hưởng của độ mặn đến khả năng sinh trưởng và phát triển trong nuôi tôm thẻ chân trắng 7 2.2 Các giai đoạn phát triển và vòng đời của tôm thẻ chân trắng 8 2.2.1 Thời kỳ phát triển ấu trùng tôm thẻ chân trắng 8 2.2.2 Vòng đời của tôm thẻ chân trắng 10 2.3 Tình hình nuôi và một số thông tin liên quan về tôm thẻ chân trắng 10 CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 14 3.2 Vật liệu nghiên cứu 14 3.2.1 Dụng cụ trang thiết bị 14 3.2.2 Hóa chất 14 3.2.3 Thức ăn 14 3.2.4 Nguồn ấu trùng 14 3.3 Phương pháp nghiên cứu 14 3.3.1 Vệ sinh trại và dụng cụ thí nghiệm 14 3.3.2 Chuẩn bị bể và nước thí nghiệm 14 3.3.3 Bố trí thí nghiệm 15 3.3.4 Chăm sóc và quản lý 16 Ấp Artemia 16 vi 3.3.5 Thu mẫu môi trường và đánh giá chất lượng tôm 17 3.3.5.1 Thu mẫu môi trường 17 3.3.5.2 Đánh giá chất lượng Postlarvae bằng phương pháp Stress Index 17 3.3.6 Yếu tố môi trường 17 3.3.7 Xử lý số liệu 18 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19 4.1 Thí nghiệm 1 19 4.1.1 Biến động một số chỉ tiêu môi trường nước trong ương ấu trùng tôm thẻ chân trắng 19 4.1.1.1 Nhiệt độ 19 4.1.1.2 pH 20 4.1.1.3 Chỉ tiêu NO 2 − 20 4.1.1.4 Chỉ tiêu NO 3 − 20 4.1.1.5 Chỉ tiêu TAN (NH 4 + /NH 3 ) 20 4.1.2 Tỷ lệ sống củaấu trùng tôm 20 4.1.3 Tăng trưởng chiều dài của ấu trùng tôm 21 4.1.4 Đánh giá chất lượng tôm giống 22 4.2 Thí nghiệm 2 22 4.2.1 Biến động một số chỉ tiêu môi trường nước trong ương tôm thẻ chân trắng 23 4.2.1.1 Chỉ tiêu NO 2 − 23 4.2.1.2 Chỉ tiêu NO 3 − 24 4.2.1.3 TAN (NH 4 + /NH 3 ) 24 4.2.2 Tỷ lệ sống củaấu trùng tôm 24 4.2.3 Chiều dài (mm) của ấu trùng tôm 25 4.2.4 Đánh giá chất lượng tôm giống 25 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 27 5.1 Kết luận 27 5.2 Đề xuất 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 PHỤ LỤC A vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Hình dạng ngoài của tôm thẻ chân trắng 4 Hình 2.2 Vòng đời của tôm thẻ chân trắng ngoài tự nhiên 10 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.3.1: Chế độ cho ăn 16 Bảng 3.3.2: Đánh giá chất lượng tôm giống 17 Bảng 3.2: Các chỉ tiêu môi trường 18 Bảng 4.1 Các yếu tố môi trường nước giữa các nghiệm thức thí nghiệm 1 19 Bảng 4.2 Tỷ lệ sống (%) của ấu trùng tôm thẻ chân trắng thí nghiệm 1 21 Bảng 4.3 Tăng trưởng chiều dài của ấu trùng tôm thẻ chân trắng ở thí nghiệm 1 22 Bảng 4.4 Các yếu tố môi trường nước giữa các nghiệm thức thí nghiệm 2 23 Bảng 4.5 Tỷ lệ sống (%) của ấu trùng tôm thẻ chân trắng giữa thí nghiệm 2 24 Bảng 4.6 Tăng trưởng chiều dài của ấu trùng tôm thẻ chân trắng ở thí nghiệm 2 25 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt BNN – PTNN Bộ Nông Nghiệp vàPhát triểnNông Thôn ĐBSCL Đồng bắng sôngCửu Long ĐLC Độ lệch chuẩn C Chiều M Mysis N Nauplius NT Nghiệm thức PL Postlarve S Sáng TAN Total Ammonia Nitrogen TB Trung bình TN Thí nghiệm TLS Tỷ lệ sống Z Zoae 1 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Theo Tổng cục Thủy sản năm 2013, diện tích nuôi tôm của cả nước đạt 652.612 ha, bằng 99,2% cùng kỳ năm 2012. Trong đó, diện tích nuôi tôm sú là 588.894 ha, tôm thẻ chân trắng 63.719 ha. Sản lượng thu hoạch là 475.854 tấn (sản lượng tôm sú là 232.853 tấn, tôm thẻ chân trắng là 243.001 tấn). Giá trị xuất khẩu tôm đạt khoảng 2,5 tỷ USD, tăng gần 33% so cùng kỳ 2012 và chiếm 44% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Năm 2013 đã từng bước kiểm soát được dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp, góp phần quan trọng vào sự thành công của vụ nuôi tôm. Tuy nhiên, năm 2014 do thời tiết không thuận lợi, đầu năm nắng nóng bất thường ở các tỉnh ĐBSCL do đó dịch bệnh tôm vẫn xảy ra ở nhiều vùng nuôi, gây thiệt hại cho người nuôi tôm, các bệnh đốm trắng, đầu vàng, hoại tử gan tụy là các bệnh phổ biến chưa được kiểm soát tốt. Kết quả thống kê tình hình dịch bệnh ở tôm nuôi nước lợ tại địa phương theo chiều hướng bệnh đốm trắng nhiều, chiếm chủ yếu (14.436 ha chiếm 2,2% diện tích thả nuôi và bằng 165,33% so với cùng kỳ năm 2012), bệnh hoại tử gan tụy là 6.842,2 ha đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2011 và 2012 (chiếm 1,0% diện tích nuôi và bằng 24,4% so với cùng kỳ năm 2012). Tôm thẻ chân trắng nuôi ở độ mặn cao dễ bị bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra (độ mặn dưới 5‰, gần như không có nguy cơ bị EMS, điều này cho thấy, trong nước ngọt hoàn toàn không có vi khuẩn gây bệnh này). Trên cơ sở đó các tỉnh hiện nay như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng đã theo xu hướng nuôi tôm có độ mặn thấp, nguồn nước có độ mặn từ 2 - 5‰ thậm chí 0‰. Vì vậy, người dân đang có xu hướng nuôi tôm ở độ mặn thấp (<10‰) và con giống đạt chất lượng tốt để đáp ứng được nhu cầu người nuôi. Trên cơ sở đó đề tài “Ảnh hưởng của giai đoạn và tốc độ thuần hóa lên chất lượng tôm thẻ chân trắng” được thực hiện nhằm đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tôm giống khi nuôi ở nơi có độ mặn thấp, góp phần thuần hóa tôm với độ mặn thấp và để nâng cao chất lượng tôm giống sau khi thuần hóa. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Tìm ra giải pháp nâng cao tỷ lệ sống sau khi thuần hóa và thả nuôi ở vùng có độ mặn thấp. 2 1.3 Nội dung thực hiện - Đánh giá ảnh hưởng của tốc độ thuần hóa độ mặn đến chất lượng tôm giống qua tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm giống. - Xác định được ngưỡng độ mặn thấp nhất thích hợp cho tôm thẻ chân trắng. [...]... tinh trùng, tôm cái lên trứng Thời kỳ trưởng thành: Đây là giai đoạn chín sinh dục hoàn toàn, tôm bắt đầu tham gia sinh sản 9 2.2.2 Vòng đời của tôm thẻ chân trắng Hình 2.2 Vòng đời của tôm thẻ chân trắng ngoài tự nhiên Thời kỳ ấu niên và hậu ấu niên tôm thẻ chân trắng sống ở vùng cửa sông Ở giai đoạn sắp trưởng thành, khi tôm có thể tham gia sinh sản lần đầu thì chúng sống ở vùng triều ở độ sâu khoảng... Trọng Nho và ctv, 2006) Tôm Thẻ chân trắng lột xác vào ban đêm, thời gian giữa 2 lần lột xác khoảng 1 – 3 tuần, tôm nhỏ (< 3g) trung bình 1 tuần lột xác 1 lần, thời gian giữa 2 lần lột xác tăng dần theo tuổi của tôm, đến giai đoạn tôm lớn (15 – 20g), trung bình 2,5 tuần tôm lột xác 1 lần (Trần Viết Mỹ, 2009) Tuổi thọ của tôm thẻ chân trắng: Tôm có tuổi thọ ngắn, tuổi thọ của tôm đực thấp hơn tôm cái... sản lượng tôm nuôi tại nước này); đến năm 2008 tôm chân trắng đạt sản lượng 1,2 triệu tấn (trong tổng số 1,6 triệu tấn tôm nuôi) Inđônêxia nhập tôm chân trắng về nuôi từ năm 2002 và năm 2005 đạt 40 nghìn tấn, năm 2007 là 120 nghìn tấn (trong tổng sản lượng 320 nghìn tấn) Năm 2004, tôm chân trắng dẫn đầu về sản lượng tôm nuôi, đóng góp trên 50% tổng sản lượng tôm nuôi trên thế giới Năm 2007, tôm chân trắng. .. nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm Theo Whetston (2002) hàm lượng (NH4) nhỏ hơn 2 ppm không ảnh đến thủy sinh vật và mức độ an toàn của (NH3) là 0,1 – 0,5 ppm 4.2.2 Tỷ lệ sống của ấu trùng tôm Kết quả tỷ lệ sống của ấu trùng tôm thẻ chân trắng giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm với độ mặn khác nhau được trình bày ở Bảng 4.5 Bảng 4.5 Tỷ lệ sống (%) của ấu trùng tôm thẻ chân trắng giữa... nhiệt độ nước 30 – 32oC, độ mặn 20 40‰ từ tôm bột đến thu hoạch mất 180 ngày, cỡ tôm thu trung bình 40g/con, chiều dài 4cm tăng lên tới 14cm Tuổi thọ trung bình của Tôm > 32 tháng 2.1.6 Đặc điểm dinh dưỡng Tôm thẻ chân trắng là loài động vật ăn tạp nhưng thiên về ăn động vật Ngoài tự nhiên tôm tích cực bắt mồi vào ban đêm, vào kỳ cường lúc thủy triều lên Tính ăn của tôm thay đổi tùy theo giai đoạn phát... loại tăng nhanh và ổn định ở khu vực châu Á tại thời điểm đó là do tôm chân trắng, góp phần đẩy sản lượng tôm thế giới tăng gấp 2 lần vào năm 2000 Trước năm 2003, các nước có sản lượng tôm nuôi lớn nhất thế giới (như Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia, Ấn Độ) chủ yếu nuôi tôm sú hay tôm bản địa Nhưng sau đó, đã tập trung phát triển mạnh đối tượng tôm chân trắng Sản lượng tôm chân trắng của Trung Quốc năm... Khi nhiệt độ bất lợi, giáp xác không bắt được mồi và dẫn đến bị đói, gây ức chế quá trình lột xác Tỷ lệ sống và thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng bị ảnh hưởng rất lớn bởi nhiệt độ (Đỗ Thị Thanh Hương, 2011) Do vậy nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng chi phối toàn bộ đời sống của ấu trùng tôm, nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của ấu trùng tôm thẻ Nhìn chung... tiêu môi trường nước trong ương tôm thẻ chân trắng Điều kiện môi trường là một trong những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp lên đời sống của tôm, trong đó sự biến động của các yếu tố như: Nhiệt độ, pH, NO2−, NO3− và TAN (NH4+/NH3)… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, biến thái và hoạt động bắt mồi cũng như tỷ lệ sống của ấu trùng tôm Do vậy, cần được khắc phục và theo dõi thường xuyên trong... trong và nhánh ngoài Đốt bụng thứ 7 biến thành telson hợp với đôi chân đuôi phân nhánh tạo thành đuôi, giúp tôm bơi lội lên xuống và búng nhảy Ở tôm đực, 2 nhánh trong của đôi chân bụng 1 biến thành petasma và 2 nhánh trong của đôi chân bụng 2 biến thành đôi phụ bộ đực, là các bộ phận sinh dục bên ngoài Màu sắc Vỏ tôm thẻ chân trắng mỏng, có màu trắng bạc, nhìn vào cơ thể tôm thấy rõ đường ruột và đốm... đảm bảo tỷ lệ sống cao 4.2.3 Chiều dài (mm) của ấu trùng tôm Sự tăng trưởng của ấu trùng tôm thẻ chân trắng trong các nghiệm thức tăng dần về kích thước theo từng giai đoạn phát triển (Hình 4.10) Chiều dài trung bình cao nhất của ấu trùng ở giai đoạn PL5 là 6,12mm , giai đoạn PL12 là 10mm và giai đoạn PL14 là 11,6mm Sự khác biệt về tăng trưởng của ấu trùng tôm giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm được . đó đề tài Ảnh hưởng của giai đoạn và tốc độ thuần hóa lên chất lượng tôm thẻ chân trắng được thực hiện nhằm đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tôm giống khi nuôi ở nơi có độ mặn thấp,. đời của tôm thẻ chân trắng 8 2.2.1 Thời kỳ phát triển ấu trùng tôm thẻ chân trắng 8 2.2.2 Vòng đời của tôm thẻ chân trắng 10 2.3 Tình hình nuôi và một số thông tin liên quan về tôm thẻ chân trắng. sống. Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ! NGUYỄN VŨ NHẬT iv TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của giai đoạn và tốc độ thuần hóa lên chất lượng tôm thẻ chân trắng giống được thực hiện qua 2

Ngày đăng: 20/12/2014, 15:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan