sinh học 12. bài 9. quy luật phân ly độc lập

5 937 1
sinh học 12. bài 9. quy luật phân ly độc lập

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày soạn: 17/10/2013 Tuần 9, Tiết 9 Tiết 9, Bài 9: QUY LUẬT MEĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải: 1. Kiến thức: - Nêu được thí nghiệm lai hai tính trạng của Menđen. - Giải thích được tại sao Menđen suy ra được quy luật các cặp alen phân li độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử. - Nêu nội dung của quy luật phân li độc lập; trình bày được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập. - Nêu được công thức tổng quát về số loại giao tử, số tổ hợp giao tử, số kiểu gen, số kiểu hình, tỉ lệ kiểu hình trong các phép lai nhiều tính trạng. - Nêu được ý nghĩa của các quy luật Menđen 2. Kĩ năng: - Biết vận dụng công thức tổ hợp để giải thích tính đa dạng của sinh giới. - Phát triển kĩ năng phân tích kết quả thí nghiệm, kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Phát triển năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá. - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm cũng như làm việc độc lập với sách giáo khoa. 3. Thái độ: - Nhận thức được sự xuất hiện các biến dị tổ hợp tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống, tạo đa dạng loài, có ý thức bảo vệ biến dị phát sinh, bảo tồn đa dạng sinh học. - Ứng dụng quy luật phân li độc lập để tính để giải thích các hiện tượng di truyền theo quan điểm di vật biện chứng. II. Phương tiện dạy học: - Tranh vẽ (sơ đồ) giải thích cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập - Máy chiếu Projector. III. Phương pháp dạy học chính: - Vấn đáp tìm tòi, trực quan tìm tòi, thảo luận nhóm - Sử dụng câu hỏi tự lực kết hợp với nghiên cứu SGK, quan sát các phương tiện trực quan để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp và kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: yêu cầu HS hoàn thành 2 bài tập sau: Bài tập 1: Ở đậu Hà lan, xét tính trạng màu sắc hạt do một cặp gen quy đinh và trội lặn hoàn toàn. Cho Pt/c Hạt vàng x hạt xanh thu được F 1 100% hạt vàng. Khi cho F 1 x F 1 . Xác định kết quả kiểu hình ở F 2 : (Đáp án: Kiểu hình ở F 2 : 3 hạt vàng : 1 hạt xanh) Bài tập 2: Ở đậu Hà lan, xét tính trạng hình dạng hạt do một cặp gen quy đinh và trội lặn hoàn toàn. Cho Pt/c Hạt trơn x hạt nhăn thu được F 1 100% hạt trơn. Khi cho F 1 x F 1 . Xác định kết quả kiểu hình ở F 2 : (Đáp án: Kiểu hình ở F 2 : 3 hạt trơn : 1 hạt nhăn) 3. Giảng bài mới Đặt vấn đề: Bài tập 3: Ở đậu Hà lan khi cho Pt/c Hạt vàng, trơn x hạt xanh, nhăn thu được F 1 100% hạt vàng, trơn. Khi cho F 1 x F 1 thì kết quả kiểu hình ở F 2 như thế nào? Để làm rõ vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu Bài 9: Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập. Hoạt động của GV - HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu Thí nghiệm lai hai tính trạng GV: Em hãy nhắc lại phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen ở quy luật phân li gồm những bước nào? 1 HS: vận dụng kiến thức cũ để trả lời GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Trước khi lai, Menđen tạo dòng thuần, lúc đầu ông tiến hành lai một tính trạng, sau đó tiến hành lai hai hay nhiều tính trạng, hôm nay chúng ta tìm hiểu thí nghiệm lai hai tính trạng. GV: Nghiên cứu mục I SGK và cho biết: Kết quả kiểu hình thu được ở F 2 như thế nào? HS: nghiên cứu SGK, trao đổi ý kiến để trả lời. GV: Qua kết quả thí nghiệm trên em có nhận xét gì về kiểu hình ở F 1 , số kiểu hình ở F2 và sự phân li kiểu hình ở F 2 ? HS: Dựa vào thí nghiệm, vận dụng kiến thức để trả lời. GV nhận xét, bổ sung GV: Nếu như trong thí nghiệm lai 1 tính như bài tập 1: hạt vàng F1 x hạt vàng F1 thu được tỉ lệ 3 : 1 nhưng trong trường hợp lai 2 tính như ở bài tập 3: hạt vàng, trơn F1 x hạt vàng, trơn F1 thì tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1 được hình thành từ đâu? Để làm sáng tỏ điều này, chúng ta sang mục 3. GV: xét riêng từng tính trạng. GV: sau khi phân tích riêng từng tính trạng, em hãy cho biết tỉ lệ phân li kiểu hình ở mỗi tính trạng ở F2 như thế nào? Và đúng như quy luật di truyền nào? HS: dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời được: + Tính trạng màu sắc hạt: (3 vàng : 1 xanh) + Tính trạng hình dạng vỏ hạt: (3 trơn : 1 nhăn) + Theo quy luật phân li. GV nhận xét, bổ sung GV: vậy thì kiểu hình: 9 : 3 : 3 : 1 ở F2 được hình thành như thế nào? Chúng ta xét chung cả hai tính trạng GV: Từ kết quả trên rút ra được kết luận gì về sự di truyền của 2 cặp tính trạng trong phép lai của Menđen? HS: vận dụng kiến thức, thảo luận nhóm để trả lời + Kiểu hình ở F2 bằng tích các tính trạng hợp thành nó. + Các tính trạng di truyền độc lập nhau. GV: nhận xét, bổ sung GV: từ những kết quả phân tích thí nghiệm Menđen đã đưa đến nội dung của quy luật phân li độc lập. Vậy quy luật phân li độc lập được phát biểu như thế nào? HS: nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm trả lời. GV: nhận xét và bổ sung GV: Để minh họa cho vấn để trên ta có sơ đồ lai như sau: GV: Nếu quy ước: A: hạt vàng; a hạt xanh B: hạt trơn; b hạt nhăn GV: nếu quy ước như trên thì sơ đồ lai trong thí nghiệm lai hai tính của Menđen được viết như thế nào? I. Thí nghiệm lai hai tính trạng 1. Thí nghiệm: P t/c : Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn F 1 : 100% Hạt vàng, trơn F 1 tự thụ phấn (F 1 x F 1 ) F 2 : 315 V, T; 108 V, N; 101 X, T; 32 X, N 2. Nhận xét - F 1 xuất hiện 1 loại kiểu hình (đồng tính) - F 2 xuất hiện 4 loại kiểu hình theo tỉ lệ: ≈ 9 V, T : 3 V, N: 3 X, T : 1 X, N 3. Giải thích: - Xét riêng từng tính trạng ở F2: + Màu sắc hạt: (9 V + 3 V)/(3 X + 1 X) = 3 vàng : 1 xanh + Hình dạng hạt: (9 T + 3 T)/(3 N + 1 N) = 3 trơn : 1 nhăn - Xét chung cả hai tính trạng ở F2: (3 vàng : 1 xanh) x (3 trơn : 1 nhăn) = 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn. Xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình ở F 2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.  Các tính trạng di truyền độc lập với nhau * Nội dung của quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử. * Sơ đồ lai minh họa: Quy ước: A: hạt vàng; a: hạt xanh B: hạt trơn; b: hạt nhăn P t/c AABB (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn) G P AB ab F 1 AaBb (100% vàng, trơn) F1 x F1 AaBb x AaBb G F1 AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab 2 HS: thảo luận nhóm và vận dụng kiến thức để hoàn thành. GV: nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Tìm hiểu Cơ sở tế bào học GV: nội dung quy luật phân li độc lập của Menđen được làm sáng tỏ theo di truyền học hiện đại như thế nào? Để hiểu rõ hơn vấn đề này ta sang phần II. GV: Nếu quy ước: Alen A qui định hạt vàng (nằm trên NST hình que) Alen a qui định hạt xanh (nằm trên NST hình que) Alen B qui định hạt trơn (nằm trên NST hình cầu) Alen b qui định hạt nhăn (nằm trên NST hình cầu) GV: Quan sát sơ đồ cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập hãy cho biết, 2 cặp tính trạng mà Menđen nghiên cứu nằm trên mấy cặp NST? HS: quan sát kênh hình để trả lời (2 cặp) GV: Sở dĩ những tính trạng Menđen nghiên cứu phân li độc lập là do đâu? HS: Do NST phân li độc lập trong giảm phân GV: nhận xét và bổ sung GV: Từ những kết quả phân tích trên, em hãy khái quát cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập? HS: vận dụng kiến thức để trả lời. GV: nhận xét và bổ sung điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập của Menđen. Hoạt động 3: Tìm hiểu Công thức tổng quát cho phép lai nhiều tính trạng GV: Nếu lai hai tính trạng thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 là 9 : 3: 3: 1, nhưng nếu lai 3 tính trạng hay nhiều tính trạng thì kết quả sẽ như thế nào? Để làm sáng tỏ điều này chúng ta sang phần III. GV: Ở phép lai 1 tính F1 dị hợp 1 cặp gen (Aa) cho 2 loại giao tử = 2 1 , số loại kiểu gen: 3 = 3 1 , số kiểu hình: 2 = 2 1 , tỉ lệ phân li kiểu hình: 3 : 1 = (3 : 1) 1 ; nếu F1 chứa 2 cặp gen dị hợp thì ta thu được kết quả như sơ đồ lai trên. Vậy nếu lai n cặp gen dị hợp thì kết quả sẽ như thế nào? HS: vận dụng kiến thức để hoàn thành được Công thức tổng quát cho các phép lai hai và nhiều tính trạng ở bảng 9 SGK. GV: nhận xét, bổ sung Hoạt động 4: Tìm hiểu về Ý nghĩa của các quy luật Menden GV: Để biết được các quy luật Menđen có ý nghĩa gì chúng ta cùng tìm hiểu phần IV. GV: hướng dẫn HS quay lại thí nghiệm lai 2 tính trạng của Menđen và đặt câu hỏi: Nhận xét số KH ở F 2 so với thế hệ xuất phát (bố mẹ)? F 2: Lập bảng tổ hợp ta có + Tỉ lệ Kiểu gen F 2 : + Tỉ lệ Kiểu hình F 2 : 1AABB 2AABb 9/16 (A-B-): vàng, trơn 2AaBB 4AaBb 1AAbb 2Aabb 3/16 (A-bb): vàng, nhăn 1aaBB 2aaBb 3/16 (aaB-): xanh, trơn 1aabb: 1/16 (aabb): xanh, trơn II. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập - Các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. - Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong giảm phân hình thành giao tử dẫn đến sự phân li độc lập và sự tổ hợp tự do của các cặp alen tương ứng. III. Công thức tổng quát cho phép lai nhiều tính trạng (HS tự hoàn thành bảng 9 SGK) IV. Ý nghĩa của các quy luật Menden 3 HS: (4 KH, 2 KH giống P, 2 KH khác P) GV: Các KH khác bố mẹ có phải khác hoàn toàn không? HS: không, mà là sự tổ hợp lại những tính trạng vốn có của bố mẹ. GV: Sự tổ hợp lại những tính trạng vốn cơ ở bố mẹ được gọi là biến dị tổ hợp. Vậy quy luật phân li độc lập của Menđen làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp hay giảm xuất hiện biến dị tổ hợp? HS: tăng xuất hiện biến dị tổ hợp GV: nhận xét và bổ sung - Tạo nguồn biến dị tổ hợp, giải thích được sự đa dang của sinh giới. - Dự đoán được kết quả phân li ở đời sau. 4. Củng cố: - Hoàn thàn một số bài tập sau: Câu 1: Thực chất của qui luật phân li độc lập là nói về: A. Sự phân li độc lập của các cặp tính trạng B. Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ (3:1) n C. Sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh D. Sự phân li độc lập của các cặp alen trong quá trình giảm phân Câu 2: Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x AaBbdd với các gen phân li độc lập và trội là trội hoàn toàn sẽ cho ở thế hệ sau số loại kiểu gen và kiểu hình lần lượt là: A. 12 kiểu gen : 8 kiểu hình B. 18 kiểu gen : 8 kiểu hình C. 27 kiểu gen : 8 kiểu hình D. 8 kiểu gen : 8 kiểu hình Câu 3: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do một cặp gen có 2 alen quy định và trội lặn hoàn toàn, trong đó alen A: quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a: quy định thân thấp; tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen có 2 alen quy định nhưng trội lặn không hoàn toàn, trong đó alen B: quy định hoa màu đỏ trội không hoàn toàn so với alen b: quy định hoa màu trắng nên kiểu gen dị hợp Bb quy định hoa màu hồng. Tiến hành phép lai giữa 2 cây có kiểu gen như sau P: AaBb x AaBb. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là: A. 9 : 3 : 3 : 1 B. 3 : 1 C. 6 : 3 : 3 : 2 : 1 : 1 D. 6 : 3 : 2 : 1 : 1 5. Bài tập về nhà: - Giải bài tập sau: Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen sau đây: ♂AaBbCcDdEe x ♀aaBbccDdee các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Hãy cho biết: a. Tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về tất cả 5 tính trạng là bao nhiêu? b. Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống mẹ là bao nhiêu? c. Tỉ lệ đời con có kiểu gen giống bố là bao nhiêu? - Chuẩn bị trước bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen + So sánh giữa tương tác bổ sung với tương tác cộng gộp theo bảng sau: Nội dung Tương tác bổ sung Tương tác cộng gộp Giống nhau Khác nhau * RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… 4 5 . Ngày soạn: 17/10/2013 Tuần 9, Tiết 9 Tiết 9, Bài 9: QUY LUẬT MEĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP I. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải: 1. Kiến thức: - Nêu được thí. được quy luật các cặp alen phân li độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử. - Nêu nội dung của quy luật phân li độc lập; trình bày được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập. -. cứu phân li độc lập là do đâu? HS: Do NST phân li độc lập trong giảm phân GV: nhận xét và bổ sung GV: Từ những kết quả phân tích trên, em hãy khái quát cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập? HS:

Ngày đăng: 20/12/2014, 00:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan