nhà nhập khẩu với phương thức thanh toán bằng lc

11 943 1
nhà nhập khẩu với phương thức thanh toán bằng lc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHÀ NHẬP KHẨU NHÀ NHẬP KHẨU VỚI PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BẰNG L/C VỚI PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BẰNG L/C Trình bày NGUYỄN THỊ BÍCH HẢO MSSV: K064040627 LỚP : K06404B NộI dung 1.Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of credit_L/C) 2.Các loại thư tín dụng phổ biến. 3.NộI dung chủ yếu của L/C. 4.Quy trình thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng. 5.Những rủi ro của nhà nhập khẩu trong thanh toán bằng L/C và biện pháp giảI quyết. Ngày nay,thế giớI đang phát triển theo xu hướng toàn cầu hoá.Các quốc gia đều trở nên hộI nhập và mở rộng hợp tác kinh doanh để bắt nhịp vớI xu thế chung đó.Chính vì thế mà hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng phổ biến.Các phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế bằng những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn. Những phương thức thanh toán quốc tế ngày nay ngày càng nhiều.Trong đó phổ biến hơn cả chính là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng L/C 1.Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of credit_L/C) Là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng Thư tín dụng được hình thành trên cơ sở hợp đồng thương mại, tức là phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu của hợp đồng để người nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng. Nhưng sau khi đã được mở, thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hoạt động thương mại đó. Điều đó có nghĩa là khi thanh toán, ngân hàng chỉ căn cứ vào nội dung thư tín dụng mà thôi. 2.Các loại thư tín dụng phổ biến. 1 Thư tín dụng có thể hủy bỏ (Revocable letter of Credit) * Đặc điểm: Ngân hàng mở L/C và nhà nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ L/C bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C. * Ưu điểm: Đối với những hợp đồng mua bán không chắc chắn, không đầy đủ thì thư tín dụng có thể hủy bỏ sẽ tạo điều kiện bổ sung, hoàn thiện hợp đồng. Đối với những nhà xuất khẩu không đủ tin cậy, nó sẽ bảo vệ quyền lợi nhà nhập khẩu. * Nhược điểm: Không đảm bảo quyền lợi nhà xuất khẩu vì lúc này L/C chỉ là lời hứa trả tiền, không phải là sự cam kết, như vậy dễ gây thiệt hại cho nhà xuất khẩu. Bảo hộ quá nhiều cho nhà nhập khẩu, kể cả trường hợp nhà nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán cũng có thể tự động hủy bỏ L/C. 2 Thư tín dụng không thể hủy ngang (Irrevocable letter of Credit) * Đặc điểm: Sau khi thư tín dụng đã được mở và thông báo cho người bán thì không được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ nó trong thời gian hiệu lực của thư tín dụng, trừ trường hợp có sự đồng ý của các bên có liên quan. * Ưu điểm: Đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu. Ràng buộc trách nhiệm của các bên liên quan, đảm bảo hợp đồng sẽ được thực hiện. * Nhược điểm: Trường hợp có sai sót khi mở L/C hoặc muốn bổ sung vào L/C thì phải có sự đồng ý của các bên hoặc mở 1 L/C khác. 3 Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable letter of Credit) * Đặc điểm: Là loại thư tín dụng không hủy ngang, đồng thời có thêm một ngân hàng thứ ba có uy tín đứng ra xác nhận L/C này, đảm bảo thanh toán cho nhà xuất khẩu. * Ưu điểm: Đảm bảo lớn nhất quyền lợi của nhà xuất khẩu do có một ngân hàng uy tín cam kết thanh toán. Tăng uy tín cho nhà nhập khẩu và ngân hàng mở L/C để nhà xuất khẩu yên tâm xuất hàng. * Nhược điểm: Ngân hàng mở L/C phải trả thủ tục phí xác nhận rất cao, có thể lên đến 1% trị giá L/C và đặt cọc tiền ký quỹ có khi tới 100% trị giá L/C cho ngân hàng xác nhận. Rủi ro lớn cho ngân hàng xác nhận, ngân hàng này phải kiểm tra khả năng thanh toán, độ tin cậy của ngân hàng mở L/C. 4 Thư tín dụng không thể hủy ngang miễn truy đòi: (Irrevocable without recource letter of Credit) * Đặc điểm: Sau khi nhà xuất khẩu đã được trả tiền thì ngân hàng mở L/C không có quyền đòi lại tiền nhà xuất khẩu trong bất cứ trường hợp nào. * Ưu điểm: Đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu trong trường hợp đã nhận được tiền. * Nhược điểm: Bảo hộ cho nhà xuất khẩu, khi vô tình xảy ra sai sót trong việc kiểm tra chứng từ hoặc nhà xuất khẩu dùng thủ đoạn lừa đảo… thì ngân hàng không lấy lại được tiền đã thanh toán. 5 Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable letter of Credit) * Đặc điểm: Người hưởng lợi đầu tiên của L/C này có quyền chuyển nhượng một phần hay toàn bộ số tiền của L/C cho một hay nhiều người nhưng chỉ được phép chuyển nhượng một lần mà thôi. * Ưu điểm: Thư khẩu trực tiếp và nhập khẩu biết về nhau. Đối với những nhà xuất khẩu nhỏ, lẻ không tự mình tìm được đối tác thì thông qua L/C này tìm được đơn hàng xuất.tín dụng chuyển nhượng giúp cho những nhà xuất khẩu không có vốn lớn hoặc không đủ khả năng xuất trực tiếp được hưởng khoản chêch lệch do xuất khẩu gián tiếp, đồng thời với L/C này nhà xuất khẩu trung gian có thể không cho bên xuất * Nhược điểm: Thư tín dụng chuyển nhượng khá phức tạp có nhiều bên liên quan, và các điều khoản phải quy định rõ trong L/C. Nhà nhập khẩu phải trả một khoản tiền lớn hơn và nhà xuất khẩu trực tiếp cũng có thể mất một khoản tiền do phải qua trung gian 6 Thư tín dụng giáp lưng (Back to back letter of Credit) * Đặc điểm: Được nhà xuất khẩu trung gian mở dựa vào 1 L/C gốc khác nhưng L/C giáp lưng khác L/C gốc ở chỗ: Số chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiều hơn L/C gốc. Trị giá của L/C giáp lưng phải nhỏ hơn L/C gốc, khoản chêch lệch này do người trung gian hưởng, để trả chi phí mở L/C và phần hoa hồng của họ. Thời gian giao hàng của L/C phải sớm hơn L/C gốc. Một số điểm khác biệt của L/C giáp lưng so với L/C thông thường: Ngoài hối phiếu và hóa đơn ra, các chứng từ không ghi đơn giá và trị giá. Một số chứng từ (B/L, giấy giám định hàng hóa…) phải ghi dẫn chiếu số L/C gốc. * Ưu điểm: Thông qua L/C giáp lưng người trung gian đuợc hưởng khoản chêch lệch mà không cho người thụ hưởng L/C gốc biết đơn giá, trị giá và phần chêch lệch đó. Rất phù hợp với mua bán qua trung gian. * Nhược điểm: L/C giáp lưng rất phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp khéo léo và chính xác những điều kiện của L/C gốc và L/C giáp lưng, nhất là các vấn đề liên quan đến vận đơn và các chứng từ hàng hóa khác 3.NộI dung chủ yếu của L/C -Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C: Tất cả các thư tín dụng đều phải có số hiệu riêng, nhằm để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng. -Ðịa điểm mở: Là nơi mà ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. Ðịa điểm này có ý nghĩa khi chọn luật áp dụng nếu xảy ra tranh chấp có xung đột về pháp luật -Ngày mở : Là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở với người xuất khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng hạn như đã quy định trong hợp đồng không. -Tên địa chỉ của những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ; -Ngân hàng mở L/C : là ngân hàng thường được hai bên xuất khẩu và nhập khẩu thoả thuận lựa chọn và quy định trong hợp đồng, nếu chưa có quy định trước người nhập khẩu có quyền lựa chọn. Căn cứ vào đơn xin mở L/C của người nhập khẩu ngân hàng phát hành L/C và tìm cách thông báo L/C đó cho người xuất khẩu . -Ngân hàng thông báo: thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở L/C ở nước người xuất khẩu. Khi nhận đựoc điện thông báo L/C của ngân hàng mở L/C ngân hàng này sẽ chuyển toàn bộ nội dung L/C đã nhận được cho người xuất khẩu dưới hình thức văn bản. Ngân hàng thông báo chỉ chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bức điện đó, chứ không chịu trách nhiệm phải dịch, diễn giải các từ chuyên môn ra tiếng địa phương. -Ngân hàng trả tiền: là ngân hàng mở L/C và có thể là một ngân hàng khác do ngân hàng mở L/C uỷ nhiệm. Ngân hàng mở L/C có thể chỉ định ngân hàng trả tiền là chi nhánh của mình, nhưng với điều kiện ngân hàng chi nhánh đó ở nước khác (Ðiều 2 UCP 500) -Ngân hàng xác nhận: là ngân hàng đứng ra xác nhận cho ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của nó. Ngân hàng xác nhận thường là ngân hàng lớn có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế. -Số tiền của thư tín dụng: Số tiền của L/C vừa ghi bằng số, vừa ghi bằng chữ và thống nhất với nhau. Tên của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng. Cách ghi số tiền tốt nhất là ghi một số giớihạn mà người xuất khẩu có thể đạt được. Những từ “khoảng chừng, độ khoản” hoặc những từ ngữ tương tự được dùng đê chỉ biên độ số tiền của L/C cho phép xê dịch hơn kém không quá 10% của tổng số tiền đó. -Thời hạn hiệu lực: là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với L/C . -Thời hạn trả tiền của L/C: là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền về sau. éi?u này có thể nhận dạng ở hối phiếu của người xuất khẩu ký phát. - Thời hạn về giao hàng cũng được ghi trong L/C và do hợp đồng mua bán quy định như đã phân tích ở trên, thời hạn giao hàng có thể có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C. - Những nội dung về hàng hoá: tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu cũng được ghi vào thư tín dụng. - Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hoá như điều kiện có sở giao hàng, nơi gửi nơi giao hàng cũng được ghi vào thư tín dụng. - Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình: là nội dung then chốt của thư tín dụng, bởi vì bộ chứng từ quy định trong thư tín dụng là môt bằng chứng của người xuất khẩu chứng mình rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những quy định của thư tín dụng. - Sự cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C là nội dung cuối cùng của thư tín dụng và nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C. - Chữ ký của ngân hàng mở L/C : L/C thực chất là một khế ước dân sự, do vậy người ký nó cũng phải là người có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực pháp lý để tham gia và thực hiện quan hệ dân luật. L/C mở bằng thư phải được ký bằng chữ ký đã được lưu ký tại ngân hàng đại lý. L/C mở bằng điện phải có sự đồng ý của ngân hàng mở L/C). 4.Quy trình thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng 1. Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng. 2. Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập một thư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ỏ nước người xuất khẩu thông báo việc mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu. 3. Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng đó, và khi nhận được bản gốc thư tín dụng, thì chuyển ngay cho người xuất khẩu. Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếu không thì tiến hành đề nghị người mua yêu cầu ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hợp đồng (tu chỉnh L/C). 5. Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng xuất trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở thư tín dụng xin thanh toán. 6. Ngân hàng mở L/C kiểm tra chứng từ không quá 7 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận chứng từ và thông báo kết quả kiểm tra cho người nhập khẩu bằng văn bản, yêu cầu người nhập khẩu trả lời trong vòng 2 ngày làm việc. 7. Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ và quyết định chấp nhập hay từ chối thanh toán. 8. Căn cứ vào ý kiến của người nhập khẩu, Ngân hàng mở L/C quyết định nhận chứng từ và trả tiền hoặc quyết định từ chối nhận chứng từ và từ chối trả tiền. Nếu quyết định từ chối nhận chứng từ thì ngân hàng mở L/C phải chuyển trả chứng từ lại cho ngân hàng xuất trình 5.Những rủi ro của nhà nhập khẩu trong thanh toán bằng L/C và biện pháp giảI quyết Trong các cuộc giao thương quốc tế ngày nay,thanh toán theo L/C luôn là phương thức thanh toán phổ biến và quan trọng ,nhất là giữa các đối tác kinh doanh.Sở dĩ như thế vì nội dung của nó được thực hiện theo “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” – UCP500 do Phòng Thương mại Quốc tế tại Paris (ICC) ban hành (bản sửa đổi mới nhất vào năm 1993)-tạo ra sự an tâm và thuận lợi tối đa cho các công ty.Nhưng dù an toàn và tiện lợi đến mấy thì thanh toán L/C vẫn không thể tránh khỏi các rủi ỏ và tranh chấp phát sinh.Ở đây,tôi chỉ xin đề cập về rủi ro của nhà nhập khẩu trong phương thức thanh toán này.Bởi nhà nhập khẩu là đối tượng có nguy cơ chịu rủi ro cao nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức L/C nói riêng . 1. Rủi ro do người xuất khẩu không cung cấp hàng hoá Biện pháp: - Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng - Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của người xuất khẩu - Quy định trong hợp đồng điều khoản Penalty, trong đó quy định phạt bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ - Yêu cầu cả hai bên ký quĩ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng - Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như: Standby L/C, Bank Guarantee, Performance Bond (chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau) để đảm bảo quyền lợi nhà nhập khẩu 2. Rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ Nếu đối tác không tin cậy hay đối tác có chủ ý “lừa đảo” rất có thể doanh nghiệp sẽ bị lừa bởi những giấy tờ giả. Ngoài ra, vấn đề mâu thuẫn giữa hàng và chứng từ cũng là rất quan trong, bởi rất có thể hàng hoá khi nhập khẩu sẽ bị hải quan tịch thu do không có sự trùng khớp với giấy tờ. Biện pháp phòng tránh: - Yêu cầu về nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ, không yêu cầu chung chung. - Chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp - Vận đơn do hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hoá phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch trình tàu ( đối với lô hàng có giá trị lớn) - Ðề nghị nhà xuất khẩu gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc ( bản chính) thẳng tới nhà nhập khẩu - Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc của Phòng Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự ( Consular's invoice) - Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu hoặc quốc tế cấp hoặc có sự giám sát kiểm tra và ký xác nhận vào giấy chứng nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu - Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc đại diện thương mại. [...]... nghiệp Phương thức L/C luôn có thể phát sinh nhiều rủi ro kèm theo Do đó các doanh nghiệp cần có những biện pháp tránh rủi ro như: - Giành quyền chủ động thuê tàu ( nhập khẩu theo điều kiện nhóm F) - Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng giao dịch tại nước nhà nhập khẩu - Mua bảo hiểm cho hàng hoá - Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong... ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF stowed Để đạt được mục tiêu là hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động TTQT (L/C), cần có các biện pháp, chính sách mang tính đồng bộ và dài hạn từ nhiều bên liên quan chứ không riêng gì của nhà nhập khẩu ... chứng nhận kiểm tra ( Certificate of inspection) 3 Các rủi ro khác như: lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định Công ty Hapos của Úc đã ký thoả thuận mua hàng với một đối tác Nhật Bản, nhưng trong những thoả thuận trong hợp đồng Hapos đã để cho đôi tác Nhật Bản lựa chọn hãng tàu vận chuyển Hapos cứ đinh ninh đợi hàng về, nhưng sự việc bát ngờ đã xảy ra, chiếc . NHÀ NHẬP KHẨU NHÀ NHẬP KHẨU VỚI PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BẰNG L/C VỚI PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN BẰNG L/C Trình bày NGUYỄN THỊ BÍCH HẢO MSSV: K064040627 LỚP : K06404B NộI dung 1 .Phương thức. thế bằng những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn. Những phương thức thanh toán quốc tế ngày nay ngày càng nhiều.Trong đó phổ biến hơn cả chính là phương thức thanh toán bằng. thanh toán cho nhà xuất khẩu. * Ưu điểm: Đảm bảo lớn nhất quyền lợi của nhà xuất khẩu do có một ngân hàng uy tín cam kết thanh toán. Tăng uy tín cho nhà nhập khẩu và ngân hàng mở L/C để nhà

Ngày đăng: 19/12/2014, 22:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NGUYỄN THỊ BÍCH HẢO

    • LỚP : K06404B

      • NộI dung

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan