một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp điện tử việt nam trong bối cảnh hội nhập

56 409 0
một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp điện tử việt nam trong bối cảnh hội nhập

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc o0o LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan chuyên đề: “Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” của em được thực hiện nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Thị Tuyết Mai và GV. Nguyễn Bích Ngọc, cùng với việc tham khảo các sách báo và tài liệu trên Internet… và nhiều tài liệu liên quan đến đề tài. Số liệu dẫn chứng trong chuyên đề được lấy từ các báo cáo tài liệu chính thức của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử không sửa chữa. Em xin cam đoan chuyên đề được thực hiện mà không có sự sao chép từ tài liệu nào khác. Nếu sai phạm, em xin chịu mọi hình thức kỉ luật của Khoa và nhà trường. Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Trung Đức Sinh viên: Nguyễn Trung Đức Trang 1 Chuyên đề thực tập LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã trang bị cho em những kiến thức, kỹ năng trong suốt 4 năm học để em có thể hoàn thành chuyên đề: “Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”. Em xin chân thành cảm ơn TS. Ngô Thị Tuyết Mai và GV. Nguyễn Bích Ngọc đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện chuyên đề này. Em cũng xin cảm ơn tới Văn phòng Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại cơ quan, tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Trung Đức Sinh viên: Nguyễn Trung Đức Trang 2 Chuyên đề thực tập MỤC LỤC Sinh viên: Nguyễn Trung Đức Trang 3 Chuyên đề thực tập Sinh viên: Nguyễn Trung Đức Trang 4 Chuyên đề thực tập DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AEF Diễn đàn kinh tế châu Á AEM Diễn đàn kinh tế các nước Đông Nam Á ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á BMI Business Monitor International CKD Nhập toàn linh kiện DN Doanh nghiệp EU Liên minh Châu Âu FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc dân IKD Nhập một phần linh kiện INKE Mạng lưới toàn cầu các doanh nghiệp Hàn Quốc KEA Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Hàn Quốc KOVA Hiệp hội các doanh nghiệp Hàn Quốc LEFASO Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam OEM sản xuất hàng gia công theo thiết kế và thương hiệu của người mua SKD Nhập bán linh kiện TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh USD đô la Mỹ VEIA Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam WEF Diễn đàn kinh tế châu Âu XNK Xuất nhập khẩu Sinh viên: Nguyễn Trung Đức Trang 5 Chuyên đề thực tập CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 1.1. SỰ RA ĐỜI VÀ VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI 1.1.1. Sự ra đời của Hiệp hội Trong những năm cuối cùng của thế kỷ 20, khi đất nước đẩy mạnh quá trình đổi mới và hội nhập với khu vực và thế giới và nhất là sau khi Mỹ dỡ bỏ cấm vận thì ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin nước ta cũng bắt đầu khởi sắc và phát triển. Các hãng điện tử nước ngoài ồ ạt tiến vào thị trường Việt Nam để thăm dò, bán hàng, tìm cơ hội liên doanh, liên kết sản xuất kinh doanh hàng điện tử, trong đó có nhiều hãng điện tử nổi tiếng hàng đầu thế giới như Sony, Samsung,… Sự xuất hiện của các hãng điện tử nước ngoài đã thúc đẩy ngành công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin trong nước phát triển sau 1 thời gian dài đình đốn vì cấm vận và Liên Xô tan rã khiến ngành hàng bị mất nguồn cung cấp nguyên vật liệu và thị trường. Từ năm 1990, ngành đã liên tục phát triển và có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế quốc dân. Tuy phát triển khá nhanh như vậy nhưng ngành cũng đã bộc lộ những nhược điểm cơ bản. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 1/5 tổng số doanh nghiệp nhưng có vốn đầu tư gấp 10 lần các doanh nghiệp trong nước, doanh số gấp 4 lần và chiếm hơn 90% kim ngạch xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả là doanh nghiệp nhà nước, phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiềm lực kinh tế công nghệ hạn chế. Cơ chế kinh tế thị trường tuy còn rất mới mẻ nhưng đã có những tác động to lớn đến phương thức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành hàng. Các doanh nghiệp nhà nước phải từ bỏ cơ chế bao cấp, các doanh nghiệp tư nhân mới được thành lập lại không thuộc một bộ chủ quản nào nên rất khó khan trong việc liên kết hỗ trợ nhau, phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh để tang cường quan hệ với các doanh nghiệp điện tử nước ngoài đề liên doanh, liên kể đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Tình hình đó đòi hỏi phải có một tổ chức xã hội nghề nghiệp tập hợp các doanh nghiệp trong ngành để hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh, thu thập ý kiến nguyện vọng của các doanh nghiệp phản ánh với các cơ quan quản lý Nhà nước và thực hiện các hoạt động tư vấn, phản biện đối với các chủ trương chính sách của Chính phủ liên quan tới ngành hàng. Trước bối cảnh đó, được sự ủng hộ của Bộ Công thương, từ đầu năm 1997, một ban vận động thành lập Hiệp hội Doanh Nghiệp điện tử Việt Nam gồm 13 thành viên đại diện cho hơn 40 doanh nghiệp điện tử thuốc cả 3 thành phần kinh tế trong cả nước đã được thành lập. Sau khi thành lập Ban Chấp hành, Hiệp hội thông qua các hoạt động đã được trù bị. Sau hơn 2 năm làm việc trong điều kiện khó khan về cơ sở vật chất và phải tìm kiến phương thức làm việc cho Sinh viên: Nguyễn Trung Đức Trang 6 Chuyên đề thực tập phù hợp tình hình thực tế Việt Nam, Hiệp hội đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Từ 1997-nay, sau 15 năm xây dựng và phát triển, Hiệp hội đã có những bước tiến lớn. Từ 40 thành viên lúc đầu nay đã có 145 thành viên và vẫn tiếp tục phát triển. Trụ sở cũng đã được mở rộng vào phía Nam tại TP HCM, văn phòng miền Trung tại Đà Nẵng. 1.1.2. Khái niệm và vai trò của Hiệp hội Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (Vietnam Electronics Industries Asociation - VEIA) là một tổ chức toàn quốc của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông ở Việt Nam. Hiệp hội là một tổ chức phi chính phủ và không lợi nhuận được thành lập ngày 02/6/2000 theo Quyết định số 38/2000/QĐ-BTCCBCP của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ). Logo của Hiệp hội được thể hiện trong Hình 1.1 Nhiệm vụ của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam là tập hợp các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông trong một tổ chức vững mạnh và gắn kết để phát triển nền công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Hiệp hội đại diện cho toàn ngành công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông trước Chính phủ và các cơ quan nhà nước, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên và thúc đẩy hợp tác với các nhà sản xuất và kinh doanh nước ngoài. Hiệp hội thực hiện các nhiệm vụ của mình thông qua các hoạt động rộng rãi trong các lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông. Tất cả các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông trấn lãnh thổ Việt Nam đều có thể gia nhập Hiệp hội không phân biệt quốc tịch. Có hai loại hội viên: hội viên chính thức và hội viên liên kểt. Hội viên liên kết dành cho các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Ngoài các quyền lợi bình đẳng như các hội viên khác, các hội viên liên kết không tham gia vào cơ cấu lãnh đạo của Hiệp hội. Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam là một tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông. Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam đã nỗ lực xây dựng mối quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế cùng ngành. Trong tiến trình hội nhập, vai trò của Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam đối với sự phát triển của ngành điện tử ngày càng quan trọng và không thể phủ nhận. Dưới đây là những vai trò cơ bản của Hiệp hội: Sinh viên: Nguyễn Trung Đức Trang 7 Hình 1.: Logo của Hiệp hội Chuyên đề thực tập - Tạo dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp và Chính phủ: Ngay từ đầu, mục đích thành lập Hiệp hội là để đoàn kết các doanh nghiệp trong nước, nhằm tương trợ nhau, và để ngành hàng có 1 tiếng nói chung đến cơ quan hữu quan. Đối với vai trò này, Hiệp hội thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các cơ quan hữu quan của Chính phủ trong khuôn khổ thông tin và hợp tác vì lợi ích của ngành như tư vấn cho Chính phủ trong việc hình thành các chính sách có ảnh hưởng tới ngành công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông, cập nhật các quan điểm của ngành cho các cơ quan nhà nước và thông tin kịp thời cho hội viên về những chính sách của Chính phủ. - Thu thập và phân tích thông tin: Thu nhận, đánh giá, phân tích các thông tin về ngành nghề, xuất bản và phân phối các báo cáo và tài liệu tham khảo về các đề tài như phương hướng của công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông của thế giới và Việt Bam, các dự báo về sản phẩm và phát triển công nghệ… Chủ trì các hội thảo, triển lãm và cung cấp dịch vụ đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp. - Trợ giúp phát triển công nghệ: Trợ giúp hoạt động nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông, khuyến khích những sản phẩm mới ứng dụng công nghệ cao. - Đẩy mạnh tiêu chuẩn hóa: Tham gia và trợ giúp Chính phủ trong việc xây dựng tiêu chuẩn các sản phẩm sản xuất trong nước theo các tiêu chuẩn quốc tế. Xác nhận các chứng chỉ chất lượng và chính chỉ xuất xứ hàng hóa. - Xúc tiến thương mại và hợp tác quốc tế: Đẩy mạnh quan hệ với các Hiệp hội cùng ngành hàng nước ngoài thông qua việc tổ chức và tham gia các hội nghị quốc tế và những sự kiện có liên quan. Phối hợp với các tổ chức nước ngoài trong các hoạt động trao đổi thông tin, cung cấp trợ giúp kỹ thuật và trao đội các đoàn tham quan học hỏi về công nghệ và thương mại. Tổ chức các cuộc tham quan và làm việc cho các phái đoàn thương mại và đầu tư, mở rộng xuất khấu các sản phẩm điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông của Việt Nam. - Tăng cường hợp tác tương trợ giữa các hội viên: Tạo điều kiện cho các hội viên gặp gỡ, thảo luận và trao đổi ý kiến về các quan điểm và lợi ích chung, chia sẻ các thông tin có liên quan cho hội viên và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các hội viên trong không khí bè bạn. Sinh viên: Nguyễn Trung Đức Trang 8 Chuyên đề thực tập 1.2. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA HIỆP HỘI Trong khuôn khổ hoạt động của mình, Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam có các nhiệm vụ, quyền hạn sau, dựa trên “Điều lệ hoạt động của Hiệp hội”: - Đại diện và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các hội viên trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam. - Tư vấn và kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước về chiến lược phát triển, các quy hoạch và kế hoạch dài hạn, các chủ trương, chính sách, xây dựng các tiêu chuẩn sản phẩm và các vấn đề khác liên quan tới ngành theo quy định của pháp luật. Phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan cho các hội viên. - Nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của ngành điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới để tư vấn về đầu tư, chuyển giao công nghệ, liên doanh, liên kết với nước ngoài, tư vấn về phương hướng đầu tư sản xuất kinh doanh cho các hội viên nhằm khai thác thế mạnh của từng hội viên và đảm bảo lợi ích toàn ngành theo quy định của pháp luật. - Tổ chức các hoạt động giao lưu, hợp tác và liên kết kinh tế - khoa học công nghệ giữa các hội viên, đẩy mạnh chuyên môn hoá và hợp tác hoá, khai thác có hiệu quả tiềm năng của mọi hội viên trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, làm đầu mối giải quyết những khó khăn vướng mắc và tranh chấp giữa các hội viên. - Giữ mối quan hệ và tham gia các tổ chức quốc tế và hiệp hội cùng ngành trên thế giới, trong khu vực theo quy định của pháp luật. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hội viên gặp gỡ, trao đổi và hợp tác với các tổ chức cùng ngành nghề nước ngoài, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại của hội viên theo phương hướng chung của Hiệp hội . - Tổ chức thu nhận phân tích các thông tin liên quan tới ngành nghề để cung cấp cho các hội viên thông qua các hình thức trao đổi thông tin, hội thảo, toạ đàm, xuất bản các ấn phẩm, tài liệu tham khảo Tổ chức và giúp đỡ các hội viên tham gia các hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm, tham quan khảo sát thị trường trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. - Hỗ trợ doanh nghiệp hội viên trong việc chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, xúc tiến thương mại; giúp đỡ, tạo điều kiện cho các hội viên phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và phổ biến, áp dụng các Sinh viên: Nguyễn Trung Đức Trang 9 Chuyên đề thực tập sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh để mạng lại hiệu quả cho doanh nghiệp. - Tham gia các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành khi được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Tổ chức và thành lập các trung tâm đào tạo, tư vấn và dịch vụ; triển khai các hoạt động tư vấn, đào tạo, dịch vụ khoa học – công nghệ trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông và tự động hoá theo quy định của pháp luật . 1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH VÀ NGUỒN LỰC CỦA HIỆP HỘI 1.3.1. Cơ cấu tổ chức điều hành - Đại hội toàn thể: Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội là Đại hội toàn thể tập hợp tất cả các hội viên để thảo luận và quyết định các chính sách và các biện pháp quan trọng liên quan đến các hoạt động của Hiệp hội. Đại hội toàn thể bốn năm họp một lần và thực hiện những nhiệm vụ: + Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Hiệp hội báo cáo kiểm điểm nhiệm kỳ của Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra. + Xem xét và thông qua Báo cáo tài chính nhiệm kỳ trước và kế hoạch tài chính nhiệm kỳ tới của Hiệp hội. + Thảo luận và quyết định phương hướng, chương trình hoạt động của Hiệp hội nhiệm kỳ tới. Thảo luận và thông qua việc bổ sung, sửa đổi Điều lệ của Hiệp hội. + Quyết định số lượng uỷ viên Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra, bầu cử Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra. + Thảo luận và thông qua Nghị quyết của Đại hội. + Giải quyết các công việc cấp bách khác của Hiệp hội. - Ban Chấp hành: Ban Chấp hành gồm 25 uỷ viên được Đại hội toàn thể bầu ra với nhiệm kỳ 4 năm. Ban chấp hành bầu ra Chủ tịch, các phó Chủ tịch và Tổng Thư ký của Hiệp hội. Chủ tịch Hiệp hội do Ban Chấp hành bầu. Chủ tịch Hiệp hội phải là người có uy tín trong ngành hàng, là lãnh đạo đương nhiệm của một trong những doanh nghiệp lớn, tiêu biểu của ngành hàng và có quan hệ rộng rãi với các cơ quan quản lý Nhà nước, các Hiệp hội ngành hàng trong nước và quốc tế. Các Phó Chủ tịch giúp Chủ tịch lãnh đạo từng mặt công tác của Hiệp hội. Các Phó Chủ tịch có trách nhiệm và quyền hạn trong phạm vi được phân công của Ban Chấp hành. Trong trường hợp vắng mặt, Chủ tịch Hiệp hội có thể uỷ nhiệm Sinh viên: Nguyễn Trung Đức Trang 10 [...]... Chuyên đề thực tập CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦAHIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 2.1.1 Khái quát quá trình phát triển của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam 1975 – 2005 Ngành công nghiệp điện tử nước ta ra đời muộn hơn nhiều so với sự ra đời của ngành công nghiệp điện tử thế giới Khi những tiến bộ vượt bậc... bộ nhân viên Nguồn: ước tính từ số liệu báo cáo hoạt động của VEIA Hình 1.: Cơ cấu ngân sách của Hiệp hội 1.4 CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA HIỆP HỘI Nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội tuân theo văn bản “Điều lệ hoạt động của Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam và pháp luật Nhà nước Theo đó, cách thức hoạt động, quyền và nghĩa vụ của Hiệp hội cũng như các Hội viên đều được quy định rõ 1.4.1... Quốc Hàn Quốc là một trong những quốc gia đi đầu trong đường lối công nghiệp hướng ngoại tại châu Á Đầu năm 2012, Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Hàn Quốc (KEA) và hiệp hội các doanh nghiệp liên doanh Hàn Quốc (KOVA) đã có 2 buổi hội chợ xúc tiến thương mại hợp tác với Việt Nam dưới dạng “Business Meeting” thông qua sự phối hợp tổ chức của Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam Những hoạt động xúc tiến... NGHIỆM HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG 1.5.1 Kinh nghiệm về liên kết doanh nghiệp trong nước của Hiệp hội Da Giầy Việt Nam Tại nhiều quốc gia, hiệp hội có tiếng nói rất quan trọng trong hoạt động kinh tế bảo vệ quyền lợi ngành nghề Một ví dụ điển hình về vai trò của hiệp hội là Hiệp hội Cá da trơn của Mỹ, để bảo vệ quyền lại các thành viên, họ đã khiến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt. .. thương hiệu của mình chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 8 Số các doanh nghiệp xuất khẩu hàng bằng thương hiệu của doanh nghiệp phần lớn lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Từ sau 2007 khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), việc đổi mới công nghệ là yếu tố cốt lõi trong phương hướng phát triển củadoanh nghiệp Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam cũng nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc... lớn Các ý kiến tư vấn, phản biện của Hiệp hội đều được các cơ quan hữu quan đánh giá cao Và đã có nhiều kiến nghị của Hiệp hội về miễn giảm các sắc thuế được các cơ quan quản lý Nhà nước chấp thuận và giải quyết Các hoạt động này phù hợp với quyền lợi của các Doanh nghiệp và xu thế hội nhập nên đã được các doanh nghiệp trong ngành hưởng ứng nhiệt liệt Một số hoạt động cụ thể: - Năm 2004, Hiệp hội tham... nhập sâu rộng (2007 – nay) 2.1.2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ngành điện tử Việt Nam từ 2006 – nay Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam xuất hiện từ những năm 70 và bắt đầu phát triển từ giữa thập niên 90 đặc biệt kể từ khi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam Nhìn chung, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam còn non trẻ, tiềm lực tài chính cũng như... DIỆN Nguồn: Điều lệ Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam – sửa đổi bổ sung 2010 Hình 1.: Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử 1.3.2 Nguồn lực của Hiệp hội Có thể nhìn qua Bảng 1.1 để thấy sơ qua quy mô của Hiệp hội Hiện tại, Hiệp hội có 3 văn phòng trên cả nước, 1 trụ sở đặt tại Hà Nội và 2 văn phòng đại diện ở Đà Nẵng và TP HCM Về nhân sự, số lượng nhân sự toàn bộ Hiệp hội gồm 30 người,... phát triển được thì ngành điện tử Việt Nam cũng cần tham gia vào chuỗi giá trị của ngành điện tử toàn cầu Tuy nhiên để có thể tham gia được vào chuỗi giá trị của ngành điện tử thế giới cần xác định vị trí hiện tại của ngành điện tử Việt Nam Hiện nay trong chuỗi giá trị toàn cầu, doanh nghiệp Việt Nam thường ở vị trí là gia công, lắp ráp là chủ yếu Doanh nghiệp điện tử Việt Nam thường là nhà sản xuất... phòng hiệp hội và các văn phòng đại diện Số lượng hội viên hiện tại của hội tính đến cuối 2011 là 145 doanh nghiệp, trong đó có 14 doanh nghiệp hội viên liên kết, tức là doanh nghiệp liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài Sinh viên: Nguyễn Trung Đức Trang 12 Chuyên đề thực tập Bảng 1.: Nguồn lực của Hiệp hội Văn phòng Hiệp hội Nhân sự Doanh nghiệp hội viên 3 văn phòng trên cả nước 30 người 145 doanh . hội. Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam là một tổ chức xã hội nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông. Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam đã. xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc o0o LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan chuyên đề: Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam trong. CHỦ YẾU CỦA HIỆP HỘI Nguyên tắc hoạt động của Hiệp hội tuân theo văn bản “Điều lệ hoạt động của Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam và pháp luật Nhà nước. Theo đó, cách thức hoạt động, quyền

Ngày đăng: 19/12/2014, 22:08

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

    • 1.1. SỰ RA ĐỜI VÀ VAI TRÒ CỦA HIỆP HỘI

    • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦAHIỆP HỘI DOANH NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

    • CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI CHO ĐẾN NĂM 2014

      • 3.2. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA HIỆP HỘI TRONG 2011 – 2014

        • 3.2.2. Phát triển hội viên

        • KẾT LUẬN

        • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan