thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty tnhh liên kết á đông sang thị trường eu

61 181 0
thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty tnhh liên kết á đông sang thị trường eu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẨU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi nước đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Ở Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã ra nghị quyết các địa phương trên cả nước thực hiện quá trình thúc đẩy chiến lược phát triển kinh tế văn hoá xã hội 2010-2015. Theo đó các doanh nghiệp xuất khẩu đều cố gắng hoà vào xu thế chung của cả nước đồng thời đưa ra những kế hoạch mới nhằm phát triển những thị trường xuất khẩu cũ cũng như tìm kiếm những thị trường mới. Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Liên kết Á Đông đang là một trong những doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn trong xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Phát huy thế mạnh xuất khẩu của thủ công mỹ nghệ trong thời gian qua, công ty đã có mặt trên rất nhiều thị trường lớn đồng thời luôn phát hiện những thị trường mới để bắt kịp với thị trường trong và ngoài nước. Với thị trường lớn nhất của công ty là thị trường EU nên công ty đang tích cực xây dựng những phương hướng nhằm thúc đẩy xuất khẩu trên thị trường này. Thị trường châu Âu luôn là thị trường lớn để xuất khẩu các mặt hàng trong đó thủ công mỹ nghệ cũng không phải là một ngoại lệ (bao gồm: thêu ren, gốm sứ, mây tre đan, sơn mài, đá trang trí, ). Những mặt hàng này đã và đang có được những chỗ đứng nhất định trên thị trường này. Với sức mua rộng lớn của thị trường EU gồm hơn 501.259.840 dân sống trên 27 quốc gia (theo số liệu ước lượng năm 2010), cùng với GDP/ đầu người đạt $36.812 (Nguồn: Wikipedia), những điều kiện đó đem đến cho Việt Nam nói chung và công ty nói riêng những cơ hội vô cùng lớn để phát triển ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam. Công ty đã có những chủ trương cụ thể hết sức sát thực đó là phát triển bền bỉ ở những thị trường cũ đồng thời đẩy mạnh thâm nhập vào các thị trường tiềm năng do đó việc phát triển thị trường EU luôn được đặt lên hàng đầu, đồng thời không thể bỏ qua việc mở rộng các thị trường mới như Hoa Kỳ, Nhật Bản… 1 Nhận thấy những tiềm năng nhất định về nhu cầu mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng như những yếu tố cần thiết thúc đẩy xuất khẩu của Công ty trong giai đoạn 2011 – 2015. Em đã lựa chọn đề tài: “Thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH liên kết Á Đông sang thị trường EU” làm chuyên đề thực tập của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Bài chuyên đề với mục đích tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Liên kết Á Đông sang thị trường EU trong giai đoạn 2012 – 2015 trên cơ sở đã nghiên cứu các bước hoạt động xuất nhập khẩu của công ty trong các giai đoạn trước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ra các thị trường của công ty TNHH Liên Kết Á Đông mà trong đó chủ yếu là thị trường EU. Phạm vi nghiên cứu: Một là, về mặt thời gian: nghiên cứu số liệu trong giai đoạn 2007 – 2011đồng thời đề xuất phương hướng cho giai đoạn 2012 – 2015. Hai là, về mặt không gian: nghiên cứu về các thị trường xuất khẩu của công ty trong đó đề tài chủ yếu nghiên cứu về thị trường EU. Ba là, định hướng để thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty có những bước tiến mới trong giai đoạn mới. 4. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, nội dung của chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về công ty và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Liên Kết Á Đông . Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Liên Kết Á Đông trong thời gian qua. Chương 3: Định hướng và một số giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty giai đoạn 2012 – 2015. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY TNHH LIÊN KẾT Á ĐÔNG Chương một bắt đầu với những trình bày tổng quát về công ty TNHH Liên kết Á Đông. Ngoài mục tiêu giới thiệu về lịch sử hình thành công ty, quá trình hoạt động, cơ cấu tổ chức danh mục các sản phẩm; trong phần trình bày tổng quan này sẽ giới thiệu sơ lược những nét chính về những thị trường xuất khẩu của công ty. Trong chương này, còn phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của công ty sang thị trường EU giai đoạn 2007 – 2011. Phần phân tích nhân tố ảnh hưởng sẽ xác định rõ từng nhân tố thay đổi ảnh hưởng thuận lợi hay bất lợi với các hoạt động xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu của công ty. Các nhân tố ảnh hưởng sẽ trình bày theo hai hướng chính là những nhân tố bên trong doanh nghiệp và các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. 1.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH LIÊN KẾT Á ĐÔNG 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.1.1.1. Quá trình hình thành của công ty - Tên công ty: Công ty TNHH Liên kết Á Đông - Tên giao dịch: Link Orient Co.Ltd - Thương hiệu: LINKORIENT - Trụ sở chính: Nhà A khu Vĩnh Phúc- phố Vĩnh Phúc- Ba Đình – Hà Nội – Việt Nam - Website: http://linkorient.com - Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0103006546 đăng kí lần đầu tiên ngày 18/02/2005, đăng kí thay đổi lần thứ nhất ngày 08/06/2005, do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. - Cơ sở vật chất: Hệ thống máy vi tính hiện đại thuận tiện cho việc giao dịch quốc tế. 3 - Số lượng nhân viên: Khoảng 60 nhân viên chính thức. - Mục đích hoạt động của công ty là thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu của mình để khai thác hiệu quả nguồn lực của đất nước để đẩy mạnh xuất nhập khẩu, tăng thu ngoại tệ, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. 1.1.1.2. Quá trình phát triển của công ty Công ty được thành lập từ cuối năm 2003 với tư cách là một đơn vị chuyên trách về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Cho đến nay, công ty đã tồn tại được 10 năm, cùng theo bước với nền kinh tế Việt Nam. Đó là một quá trình phát triển đầy gian nan và thử thách để khẳng định một thương hiệu bền vững, tên tuổi – thương hiệu LINKORIENT. Ngày 23 tháng 12 năm 2003, Công ty được thành lập theo Quyết định số 634/BNgT-TCCB. Công ty đã sớm ổn định được tổ chức và bước đầu đã thực hiện được các chức năng và nhiệm vụ được giao, cụ thể là tổ chức sản xuất, thu mua, đóng gói, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ. Ngoài thị trường xuất khẩu chính lúc ấy là châu Âu, Úc ,công ty còn tiếp cận một số thị trường tư bản khác như Nhật Bản, Hồng Kong, Singapo Đến năm 2007, công ty bước đầu thành công, sản phẩm đã được giới thiệu đến các nước và người tiêu dùng nước ngoài nhận được sự quan tâm. Đây cũng là thời kỳ nhà nước, các cán bộ ngành quan tâm hơn đến ngành thủ công mỹ nghệ. Nhiều chính sách, chủ trương, nghị quyết được ban hành để trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. 1.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty 1.1.2.1. Chức năng- nhiệm vụ của công ty: Theo định hướng phát triển của công ty đã được thông qua vào ngày 28-12-2003, qua đó chức năng của công ty đã được thể hiện qua lĩnh vực kinh doanh chính của công ty. Tổ chức sản xuất, chế biến, gia công và thu mua hàng thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu và các mặt hàng khác được nhà nước cho phép. Nhiệm vụ của công ty được xây dựng trên phương diện quản lý để thực hiện tốt các chức năng đã được ban giám đốc đặt ra - Xây dựng và tổ chức thực hiện theo các chức năng của mình. 4 - Nghiên cứu khả năng sản xuất và nhu cầu của thị trường. - Quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn. 1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Liên kết Á Đông: Tại công ty TNHH Liên kết Á Đông, mỗi phòng chức năng được coi như một đơn vị kinh doanh độc lập với chế độ hạch toán riêng. Mỗi phòng bổ nhiệm một quản lý để điều hành công việc kinh doanh của phòng. Chính nhờ cơ cấu hoạt động độc lập nhưng có sự quản lý chung của ban giám đốc với quy chế xác định do bộ phận quản lý đề ra mà hoạt động của các phòng kinh doanh cũng như các bộ phận khác rất có hiệu quả. kinh doanh của Công ty và tránh được việc quản lý chồng chéo chức năng. Cơ cấu tổ chức của công ty như sau: Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Nguồn: linkorient.com 1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2007 – 2011 5 Giám đốc Phó Giám đốc Các bộ phận kinh doanh Các bộ phận quản lý Phòng tổ chức hchinh Phòng Nghiệp vụ 1 Phòng thị trường Phòng kế toán Phòng Nghiệp vụ 2 Phòng Nghiệp vụ 3 Phòng Nghiệp vụ 4 Để chúng ta có thể tìm ra được những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty, ngoài việc phân tích thực trạng hoạt động của công ty, chúng ta cần phải đặt lại doanh nghiệp trong hoàn cảnh của doanh nghiệp, và môi trường doanh nghiệp đã hoạt động trong khoảng thời gian nghiên cứu để có được những đánh giá tổng quát về chính xác nhất về hoạt động của doanh nghiệp. Những tác động có thể là những rủi ro đã được dự đoán trước về tỉ giá, về kinh tế nhưng cũng có thể là những yếu tố có tính bất ngờ. Đặc biệt là trong giai đoạn nghiên cứu tức là trong gian đoạn 2007 – 2011 là khoảng thời gian mà Việt Nam có nhiều sự kiện kinh tế và hợp tác quốc tế lớn và gây những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu. Hơn nữa, cũng trong khoảng thời gian này thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, với những biến động về chính trị. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu là một yếu tố rất quan trọng để ta có thể hiểu rõ hơn được những ảnh hưởng lúc đó là tác động thuận lợi hay bất lợi tới mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp, và các tác động đó diễn ra như thế nào và tác động thế nào tới doanh nghiệp trong giai đoạn 2007 – 2011 với mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU. 1.2.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 1.2.1.1. Nhân tố về nguồn nhân lực của công ty Nhân lực được coi là nhân tố cơ bản quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Đặc biệt hơn là việc hoạt động của công ty trong ngành thủ công mỹ nghệ, yếu tố con người tồn tại trên từng sản phẩm vì sản phẩm là đứa con tinh thần của những nghệ nhân. Việc chất lượng lao động trong các làng nghề đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quản lí chất lượng nguồn hàng. Thủ công mỹ nghệ là một ngành nghề đặc thù, yêu cầu của công việc với lực lượng sản xuất ngoài việc dựa trên kỹ thuật, những kinh nghiệm tích luỹ được và sự khéo léo, tình yêu nghề là một trong những nhân tố quan trọng không thể thiếu đối với các nghệ nhân. Với đội ngũ lao động sản xuất trực tiếp lành nghề, chăm chỉ và yêu nghề đã trở thành một yêú tố tác động thuận lợi đến chất lượng nghệ thuật của sản phẩm. Qua đó các nghệ nhân đã sang 6 tạo ra được những mẫu mã sản phẩm mới, lạ mắt, chất lượng cao. Nhân tố về nguồn nhân lực sản xuất sẵn có của công ty đã tạo nên bước đà vững chắc để xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ ngày càng thuận lợi hơn đối với Á Đông. Công ty có đội ngũ nhân viên khá đông đảo với khoảng 60 nhân viên chính thức, rất thành thạo về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, với trình độ chuyên môn tương đối cao, rất hiểu biết về nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệm thực hiện những đối tác lớn. Các nhân viên đã thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu 100% có trình độ đại học sử dụng thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, nhiều nhân viên nghiệp vụ xuất khẩu có học vị thạc sỹ trong đó có cả những cử nhân được đào tạo ở nước ngoài về. Với việc sử dụng thông thạo Incoterms, am hiểu về luật hàng hải và nghiệp vụ hải quan, đội ngũ nhân viên xuất khẩu là một trong những nhân tố quan trọng tác động thuận lợi đến hoạt động thúc đẩy thủ công mỹ nghệ của công ty. 1.2.1.2. Nhân tố nguồn vốn của công ty Là một công ty TNHH nên nguồn vốn của công ty không thực sự là điểm mạnh của công ty, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công ty trên rất nhiều phương diện trong đó tồn tại về phương diện vốn: tự chủ về vốn hoạt động, công khai kết quả hoạt động kinh doanh trên phương diện tài chính. Nhân tố về nguồn vốn này là một nhân tố tác động bất lợi của công ty do giảm sự hỗ trợ vốn từ phía nhà nước, đồng thời gặp thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu và việc công khai kết quả hoạt động kinh doanh có thể dẫn đến khó khăn trong huy động vốn qua đó tác động bất lợi tới hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty. 1.2.1.3. Nhân tố về trình độ quản lí của công ty Công ty TNHH Liên kết Á Đông là một công ty hoạt động trên nhiều thị trường, hoạt động trên nhiều châu lục với trên 12 quốc gia. Việc này đặt ra một yêu cầu cao trong việc quản lý hoạt động sản xuất và hoạt động của các đầu mối trên các nước. Cũng như các doanh nghiệp Việt Nam khác, việc hoạt động với nhiều chi nhánh trên thị trường quốc tế không phải là điểm mạnh, đặc biệt khi công ty mới chỉ thành lập vào năm 2003, nghĩa là cơ cấu hoạt động của bộ máy lãnh đạo công ty cần có thời gian để thích nghi. Trình độ quản lí doanh nghiệp của các cấp lãnh đạo cũng như mô hình kinh doanh và 7 phương thức kinh doanh của công ty là một nhân tố tác động bất lợi đến hoạt động xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu của công ty. 1.2.1.4. Nhân tố về cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp Cơ sở vật chất của công ty trong giai đoạn 2007 – 2011 đã được đổi mới theo quy trình hiện đại hóa cơ sở vật chất trong các làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, so với những đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành đặc biệt là Trung Quốc cơ sở vật chất của chúng ta vẫn không hiện đại và hợp lý bằng. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, việc hiện đại hóa lò nung tại Gốm sứ Bát Tràng giai đoạn 2000 – 2005 đã làm tăng 20% chất lượng sản phẩm, và tăng 45% công suất dự kiến của mỗi lò nung. Điều này cho thấy rằng việc hiện đại hóa cơ sở vật chất là một công tác cần thiết cần được lên kế hoạch có tính lâu dài để có thể từng bước tiến tới những công nghệ tiên tiến mà các nước trong khu vực đang sở hữu cũng như tiến gần tới những công nghệ cao được sử dụng ở Nhật và các nước châu Âu. Cơ sở vật chất kỹ thuật là một nhân tố tác động bất lợi tới sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty. 1.2.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 1.2.2.1. Các nhân tố kinh tế Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 tại Mỹ lan rộng trên toàn thế giới. Tình trạng giảm phát xuất hiện ở khắp các nền kinh tế trên thế giới. Nền kinh tế châu Âu nói chung đối đầu với hiện tượng giảm phát 4% vào năm 2008. Các nền kinh tế lớn khác cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự. Kim ngạch ngoại thương của các quốc gia đều có hiện tượng giảm theo các năm. Việc xuất khẩu vào các thị trường mới đều gặp nhiều khó khăn. Tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung đều đứng trước nguy cơ bị trì trệ và không đạt được những mục tiêu ban đầu đề ra. Hơn thế nữa, khủng hoảng kinh tế dẫn đến hàng loạt các khủng hoảng về tài chính về nợ công. Khủng hoảng tài chính đã tác động bất lợi nghiêm trọng tới hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty trong những năm 2007-2010. Các doanh nghiệp châu Âu trong giai đoạn 2007 – 2011 tăng cường đẩy mạnh việc tìm kiếm các đối tác có giá cả hợp lí, hấp dẫn. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu các mặt hàng với giá khá thấp, Việt Nam có nguồn lao động ổn định, có trình độ và chi phí không cao. Asean cũng trở 8 thành một trong những đối tác tiềm năng cho các đối tác EU. Đây là một nhân tố tác động thuận lợi tới thúc đẩy xuất khẩu của ngành nghề thủ công mỹ nghệ của các nước trong khối Asean nói chung và công ty nói riêng. Giá xăng dầu tăng đột biến trong giai đoạn 2007 – 2011. Dẫn đến sự lên giá của hàng loạt các phương thức vận chuyển toàn cầu. Đặc biệt với ngành hàng thủ công mỹ nghệ. Yêu cầu diện tích vận chuyển lớn, không gian xung quanh hàng hóa để bảo quản việc vận chuyển đường dài với nhiều lộ trình. Giá thành vận chuyền cùng một lô hàng cùng một kích cỡ với một lộ trình đã tăng lên từ 35% - 45%. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá thành sản phẩm, đặc biệt với những sản phẩm cạnh tranh chủ yếu bởi giá thành. Nhân tố này thực sự tác động bất lợi không nhỏ tới hoạt động thúc đẩy xuất khẩu xuất khẩu của công ty. 1.2.2.2. Các nhân tố chính trị Trong giai đoạn 2007 – 2011 là giai đoạn nhà nước ta khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống, do đó các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ được hỗ trợ cho vay vốn, được giúp đỡ nhiều mặt về khâu kỹ thuật, vốn dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Hơn nữa, một số ngành thủ công mỹ nghệ bị mai một đã được khôi phục và đi vào hoạt động ổn định và trở một trong những ngành nghề giúp các địa phương phát triển kinh tế nên nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía ủy ban nhân dân các cấp địa phương đặc biệt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đây là một tác động thuận lợi tới nguồn nhân lực sản xuất trực tiếp sản phẩm xuất khẩu. Năm 2007 đánh dấu một sự kiện rất lớn của Việt Nam. Đó là việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Với sự kiện đáng chú ý này, hàng rào thuế quan của các nước trong tổ chức thương mại thế giới WTO với mặt hàng thủ công Việt Nam đã giảm từ 68% - 26% tùy theo các mặt hàng. Ngoài ra, những hạn chế phi hải quan như hạn ngạch, kiểm định cũng được lới lỏng hơn, công tác hải quan trở nên thuận lợi đã tác động thuận lợi tới thúc đẩy xuất khẩu sang các nước đã gia nhập WTO Hợp tác Việt Nam – EU có nhiều bước tiến nhất định. Quan hệ chính trị - ngoại giao song phương cơ bản tốt. Trong đó nhiều quan hệ đã đạt tới độ trưởng thành, có truyền thống hữu nghị, hợp tác tốt. Điều đó giúp cho các 9 doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty nói riêng có được những thuận lợi trong thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU. 1.2.2.3. Các nhân tố văn hóa xã hội Những năm gần đây, công cuộc đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ và ảnh hưởng rất lớn đến các miền quê, nơi có các làng nghề truyền thống. Giới trẻ bị thu hút vào làm việc ở các khu công nghiệp hoặc di cư lên thành thị tìm kiếm những công việc khác. Tuy nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ phía địa phương, tổ chức nhưng thủ công mỹ nghệ không phải là một ngành nghề có thể nhanh chóng làm giàu cũng như không phải là một ngành nghề đơn giản mà ai cũng có thể trở thành một nghệ nhân giỏi. Di cư lên thành thị đang trở thành một vấn đề xã hội nhức nhối tác động tới nhiều mặt của kinh tế, văn hóa xã hội. Đây là một nhân tố tác động bất lợi tới nguồn nhân lực sản xuất trực tiếp sản phẩm, gây ảnh hưởng đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của công ty từ phía nguồn cung. Khủng hoảng kinh tế đã lan rộng ra khắp thế giới, thế giới phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp gia tăng đột biến. Thất nghiệp ở châu Âu lan rộng, kết hợp với tình trạng nhập cư từ châu Phi sang châu Âu liên tục tăng làm giảm phúc lợi xã hội ở châu Âu. Tình trạng thắt lưng buộc bụng, giảm thiểu tiêu dùng diễn ra khắp châu Âu đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các mặt hàng. Thất nghiệp thực sự tác động bất lợi tới thói quen tiêu dùng từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và thủ công mỹ nghệ của công ty nói riêng. Cộng đồng người Việt Nam tại Châu Âu tương đối đông, dẫn đến nhu cầu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam tương đối lớn. Hơn nữa mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống luôn khiến những người xa xứ cảm thấy một mối gắn kết với quê hương. Những mặt hàng thủ công mỹ nghệ được bày bán luôn được sự chào đón của cộng đồng người Việt tại châu Âu và chiếm ưu thế vượt trội so với các mặt hàng cùng tính chất và chất lượng. Nhắm tới cộng đồng người Việt tại châu Âu là một nhân tố ảnh hưởng thuận lợi tới thúc đẩy xuất khẩu sang châu Âu. 10 [...]... cũng chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu Những nguyên nhân này chính là tiền đề để có thể đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU giai đoạn 2011 – 2015 trong chương 3 33 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY TNHH LIÊN KẾT Á ĐÔNG SANG EU GIAI ĐOẠN 2012 – 2015 Chương... TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY TNHH LIÊN KẾT Á ĐÔNG TRONG THỜI GIAN QUA Nội dung của chương hai sẽ đi tìm hiểu thực trạng khi công ty thực hiện nhiệm vụ này trong giai đoạn 2007 – 2011, qua đó tổng quan đánh giá được những hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty trong giai đoạn 2007– 2011 Kết hợp với cách thức đánh giá thúc đẩy xuất khẩu để có được những nhận định chính xác... những bước tiến mới Thị phần của thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường EU đã tiến vững chắc trên thị trường châu Âu, chiếm trên 5% tổng số nhu cầu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ trên toàn thị trường EU Đánh giá về thị phần của thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại bốn thị trường Anh, Đức, Tây Ban Nha, Pháp Hình 2.3 Tỉ lệ thị phần của thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại Anh, Tây Ban Nha, Đức, Pháp giai đoạn 2007... và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng hoá sang các thị trường chủ lực của công ty giảm mạnh Sang đến năm 2011, tình hình kinh tế của các nước đối tác nhập khẩu có nhiều diễn biến khả quan lên xuất khẩu của công ty đã tăng trở lại Trong giai đoạn 2007 – 2011, EU vẫn là thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty 2.2.4 .Hàng gỗ mỹ nghệ và gỗ gia dụng 14 Hàng gỗ mỹ nghệ và gỗ... pháp để thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty sang thị trường EU giai đoạn 2012 – 2015 Tất cả các giải pháp này được đưa ra trên cơ sở kết hợp của mục tiêu doanh nghiệp đặt ra trong giai đoạn tới và bối cảnh trong nước, quốc tế tác động tới hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty Bối cảnh trong nước và quốc tế sẽ tạo ra những cơ hội cũng như những thách thức cho việc thúc đẩy xuất khẩu. .. cho việc thúc đẩy xuất khẩu của coong ty, và công ty sẽ tận dụng và hạn chế chúng thế nào với mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU của mình Chương ba sẽ đề xuất những giải pháp nhằm tận dụng tối đa những cơ hội và giảm thiểu những hạn chế đối với doanh nghiệp trên mục tiêu chính của công ty là thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ sang thị trường EU giai đoạn 2012 – 2015 và... lớn trong giá thành mặt hàng thủ công mỹ nghệ) Đặc biệt với mặt 32 hàng cồng kềnh như mặt hàng gốm và mặt hàng á làm cho giá thành của hai mặt hàng này tăng đột biến Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tăng trưởng giảm trong hai nhóm mặt hàng này Tóm lại chương hai đã đi sâu vào phân tích thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty Liên kết Á Đông sang thị trương EU giai đoạn... hàng được quan tâm xuất khẩu của công ty Các sản phẩm gỗ mỹ nghệ và gỗ gia dụng thường được công ty xuất khẩu với các sản phẩm bộ bàn ghế, hoành phi, phù điêu, tủ, kệ, giá treo Các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ và đồ gỗ gia dụng của Artexport hiện đang được xuất khẩu tới hơn hai mươi thị trường và trở thành một sản phẩm thủ công độc đáo mang đậm bản sắc thủ công mỹ nghệ Việt Nam 2.3 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG... điểm mà công ty đã làm được trong giai đoạn 2007 – 2011 về thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU Qua quá trình nghiên cứu thực trạng, chúng ta cũng tìm ra được những điểm chưa đạt trong quá trình thúc đẩy xuất khẩu và nguyên nhân của những tồn tại đó 2.1 ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA EU: Các nước châu Âu không có những nguyên liệu đặc thù để sản xuất ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đặc... và đây thực sự là một điểm mạnh trong hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty 2.5.2 Những tồn tại Trong giai đoạn 2007 – 2011, kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của công ty Liên kết Á Đông sang thị trường châu Âu không ổn định Đặc biệt là năm 2009 kim gạch xuất khẩu của công ty sang EU giảm tới 31%, đây là mức giảm lớn nhất trong kinh doanh của công ty Và giảm tiếp trong năm tiếp theo xuống xa dưới . riêng của Việt Nam cho hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sang EU nói chung và của công ty Liên kết Á Đông nói riêng. 11 2.2. CÁC SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH LIÊN KẾT Á ĐÔNG 2.2.1 .Hàng thêu ren Hàng. VỀ CÔNG TY VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY TNHH LIÊN KẾT Á ĐÔNG Chương một bắt đầu với những trình bày tổng quát về công ty TNHH Liên kết Á Đông. . xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Liên Kết Á Đông trong thời gian qua. Chương 3: Định hướng và một số giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty giai

Ngày đăng: 19/12/2014, 20:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẨU

  • CHƯƠNG 1

  • TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY TNHH LIÊN KẾT Á ĐÔNG

    • 1.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH LIÊN KẾT Á ĐÔNG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan