chiến lược kinh doanh quốc tế của hyundai và bài học kinh nghiệm

35 4.1K 30
chiến lược kinh doanh quốc tế của hyundai và bài học kinh nghiệm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai và bài học kinh nghiệm MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HYUNDAI 3 i. Phương châm quản lý 4 ii. Giá trị cốt lõi 4 iii. Tầm nhìn và sứ mệnh 5 CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA HYUNDAi 10 CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA HYUNDAI 15 1. Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai 15 1.1. Khái niệm chung về chiến lược 15 1.2. Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai 15 2. Cơ cấu tổ chức thiết kế theo chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai 19 2.1. Khái niệm cơ cấu tổ chức 19 2.2. Cơ cấu tổ chức của Hyundai 19 3.1. Các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế 20 3.2. Phương thức thâm nhập thị trường quốc tế của Hyundai 20 CHƯƠNG 4: BÀI HỌC THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA HYUNDAI 24 1. Bài học thành công tại thị trường Mỹ 24 2. Bài học thất bại tại thị trường Nhật Bản 26 4. Bài học kinh nghiệm của Hyundai cho các doanh nghiệp Việt Nam 30 4.1. Tìm hiểu kỹ thị trường, thấu hiểu khách hàng mục tiêu 30 KẾT LUẬN 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 1 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai và bài học kinh nghiệm LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, thị trường ô tô toàn cầu ngày càng cạnh tranh gay gắt và khốc liệt với hàng loạt những hãng sản xuất ô tô lớn nhỏ khác nhau. Chính sự cạnh tranh ngày càng gay gắt này cùng với quy mô thị trường ngày càng mở rộng, các hãng sản xuất ô tô, bằng những chiến lược kinh doanh của mình, ngày càng cố gắng tìm ra những giải pháp cạnh tranh có hiệu quả và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Khi mà nền kinh tế quốc tế có nhiều biến động và thăng trầm, người ta không thể không nhắc đến Hyundai như là thương hiệu có giá trị và là một trong những hãng đi tiên phong trong việc nhận diện cơ hội trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2010. Để đạt được sự thành công và khẳng định hãng là một thương hiệu có chất lượng trong tâm trí khách hàng, Hyundai đã kiên định với triết lý kinh doanh của mình, không ngừng tạo ra những “Suy nghĩ mới, khả năng mới”, liên tục đổi mới sản phẩm, nắm bắt cơ hội cả trong thách thức và có những chiến lược kinh doanh phù hợp. Vì vậy, để có những hiểu biết nhiều hơn về Hyundai và bài học từ những thành công và thất bại của hãng, nhóm 7-QTKD xin được lựa chọn đề tài: “Chiến lược kinh doanh của Hyundai và bài học kinh nghiệm”. Dù rất nỗ lực và cố gắng, nhưng do giới hạn về thời gian nghiên cứu và nguồn tài liệu nên bài tiểu luận này không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Vì vậy, chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn trong nhóm khác để nội dung tiểu luận được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn 2 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai và bài học kinh nghiệm CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HYUNDAI 1. Lịch sử hình thành và phát triển. Hyundai bắt nguồn từ Công ty Xây dựng Dân dụng Hyundai do Chung Ju Yung sáng lập vào năm 1947. Công ty đã bị đánh bom trong chiến tranh ở Hàn Quốc, tuy nhiên, đã nhanh chóng khôi phục và trở thành một trong những công ty xây dựng hàng đầu Hàn Quốc vào những năm 1950. Vào cuối những năm 1960, ông Chung chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực ô tô. Chính phủ Hàn Quốc thời điểm đó cho rằng cách tốt nhất là nhập khẩu ô tô thay vì sản xuất trong nước. Tuy nhiên ông Chung vẫn lựa chọn đi theo ý tưởng riêng của mình và vào năm 1967, ông đã thành lập nên Công ty Ô tô Hyundai. Năm 1968, Công ty nhanh chóng được xây dựng với sự hợp tác với một trong những nhà sản xuất ô tô lâu đời nhất trong ngành công nghiệp ô tô - Ford. Một hợp đồng liên doanh hai năm giữa hai bên đã được ký để chia sẻ công nghệ lắp ráp, dẫn đến sự ra đời chiếc xe đầu tiên của Hyundai với nhãn hiệu Cortina. Năm 1974, chiếc xe đầu tiên của hãng được thiết kế và chế tạo tại Hàn Quốc có tên là Pony (có sự hỗ trợ công nghệ Nhật Bản của hãng Mitsubishi) được tung ra thị trường và năm sau đó được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Năm 1986, Hyundai thâm nhập vào thị trường Mỹ bằng việc tung ra dòng xe Excel hạng nhỏ. Loại xe này đã nhanh chóng đưa doanh số bán hàng lên mức đỉnh điểm, hơn 100,000 chiếc Excel đã được tiêu thụ ở Mỹ trong bẩy tháng đầu tiên kể từ ngày ra mắt. Đến năm 1988, Hyundai bắt đầu sản xuất các loại xe sử dụng công nghệ chính hãng. Vào những năm 90, doanh số Hyundai tại Mỹ giảm nhưng hãng đã kiên quyết không từ bỏ thị trường mà thay vào đó đã tích cực đầu tư cải tiến và thiết kế sản phẩm mới với chất lượng và độ tin cậy cao. 3 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai và bài học kinh nghiệm Với sự nỗ lực và đổi mới không ngừng, hiện nay Hyundai đã trở thành hãng sản xuất ôtô lớn nhất Hàn Quốc và là thương hiệu xe hơi nổi tiếng đứng thứ 8 thế giới sau Toyota, Mercedes-Benz, BMW, Honda, Volkswagen, Ford, Audi và xếp phía trên của Porsche, Nissan và Ferrari. 2. Triết lý kinh doanh Sự thành công này của Hyundai cho đến ngày hôm nay chính là sự kết hợp ý chí đặc thù của người Hàn Quốc với tính chính xác của Nhật Bản và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của Mỹ trong mọi công đoạn sản xuất và quản lý để có được chất lượng cao nhất, hiệu quả tốt nhất và hiệu ứng tối ưu. Nắm bắt những giá trị kinh nghiệm đó, Hyundai đã xây dựng cho mình triết lý kinh doanh phù hợp và lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh doanh thực tiễn của mình. i. Phương châm quản lý ii. Giá trị cốt lõi Trong lịch sử hoạt động của mình, Hyundai luôn duy trì và kiên định 5 giá trị cốt lõi sau đây: ► Khách hàng: Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu số 1 và là động lực phát triển của Hyundai. Do đó, Công ty thúc đẩy một nền văn hóa doanh nghiệp định hướng khách hàng bằng cách cung cấp sản phẩm với chất lượng tốt nhất và dịch vụ hoàn hảo nhất, trên cơ sở lấy khách hàng làm trung tâm. “Doanh số là quan trọng. Chúng tôi cần nó để phát triển. Nhưng mục tiêu hàng đầu là làm hài lòng khách hàng. Chúng tôi muốn trở thành thương hiệu ôtô được yêu thích nhất” (Krafcik–Top 10 người quyền lực nhất ngành ôtô) 4 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai và bài học kinh nghiệm ► Thử thách: Hyundai không bao giờ thỏa mãn với kết quả đã đạt được và sẵn sàng chấp nhận thách thức để khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Để tạo ra những giá trị riêng biệt, Hyundai thường đi ngược lại với những nguyên tắc truyền thống và lối mòn để tạo ra những thiết kế mang tính đột phá. ►Hợp tác: Đảm bảo hài hòa lợi ích tổ chức với người lao động, khách hàng và đối tác nhằm tạo ra một sức mạnh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh tối ưu ► Con người: Hyundai tin rằng tương lai của tổ chức nằm trong sức mạnh và khả năng của các thành viên. Để có sự phát triển bền vững, công ty đã tạo lập một nền văn hóa công ty, ở đó nhân viên luôn được trao cơ hội tối đa để phát huy năng lực, phát triển bản thân và đóng góp vào sự thành công của công ty. ►Tính toàn cầu:Hyundai cũng như các công ty xuyên quốc gia khác nhận thấy để thành công họ phải tôn trọng sự đa dạng của nền văn hóa và phong tục, nỗ lực và phấn đấu hết mình để trở thành một công ty toàn cầu, đáp ứng được kỳ vọng người tiêu dùng trên toàn thế giới. iii. Tầm nhìn và sứ mệnh Vì sự phát triển lâu dài, bền vững và để trở thành một đối tác đáng tin cậy của khách hàng, Hyundai hứa hẹn trong tương lai sẽ nỗ lực mang lại cái nhìn mới về sản phẩm thông qua các giải pháp đột phá và sáng tạo trên cơ sở công nghệ, dịch vụ thân thiện với môi trường và luôn lấy con người làm trung tâm. Hãng mong muốn mở rộng khái niệm về ô tô cho người tiêu dùng, rằng đó không những là phương tiện vận tải đơn giản, mà còn là không gian giúp gắn kết mỗi cá nhân với gia đình, công việc và xã hội. Bằng cách tạo ra một không gian mới trong thiết kế, Hundai hi vọng có thể tạo thêm giá trị cho chiếc xe truyền thống. 5 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai và bài học kinh nghiệm Trong tương lai, Hyundai hi vọng có thể đưa ra giải pháp di động hoàn toàn mới mẻ và sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo tính cạnh tranh về giá trên thị trường toàn cầu. Cùng vời phát triển sản phẩm, trên cơ sở cải tiến dịch vụ sau bán hàng, họ kỳ vọng người tiêu dùng sẽ có những trải nghiệm tốt nhất và đáng tin cậy nhất. Hyundai cũng cam kết sẽ luôn nỗ lực sáng tạo và tư duy không ngừng để tạo ra những sản phẩm tiết kiệm nguyên liệu và thân thiện nhất với môi trường. Thực tế cũng đã chứng minh thông qua những cải tiến mới, công ty đã tăng tính hiệu quả cũng như hiệu suất của tất cả những xe họ sản xuất, cùng với người anh em Hàn Quốc Kia, trở thành công ty” xanh” nhất tại Mỹ (theo công bố của cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ). 3. Tổng quan về hoạt động kinh doanh 3.1. Sản phẩm Về cơ bản, sản phẩm của Hyundai được chia thành 3 dòng sản phẩm chủ yếu: - Xe du lịch: Elantra, Equus, Sonata, Veloster, Veloster Turbo, Avante, Genesis, i40, - Xe thể thao, đa dụng, tải nhẹ: Tucson,Starex, Santa fe, Veracruz, - Xe thương mại, chuyên dụng: H120, Aero town, Bare chasis,H45, Về chủng loại, sản phẩm của Hyundai tuy không được đánh giá là đa dạng như các đôi thủ cạnh tranh khác nhưng lại cho ra sản phẩm mới rất nhanh và liên tục cập nhật mẫu mã hiện có. Khi nhu cầu khách hàng thay đổi, Hyundai luôn muốn chăm chút tỉ mỉ đến từng chi tiết cho sản phẩm của họ theo mọi ý muốn của khách hàng như một tác phẩm nghệ thuật. Sự năng động này là điều mà người Nhật không thể lường tới. Ở Toyota, mọi sản phẩm thiết kế theo chu kỳ và thay đổi theo đúng trình tự, họ không thấy cần thiết phải thay đổi kết cấu ở giữa chu kỳ sản phẩm. Với Hyundai, điều đó lại rất cấp bách và “ý tưởng của bạn có thể nhanh chóng trở nên đặc biệt quan trọng. Bất cứ ai hít thở bầu không khí nơi đây đều thấy họ có khả năng thay đổi sản phẩm, dù là khách hàng, nhà cung ứng linh kiện hay nhân viên" Dòng xe chủ yếu của Hyundai là dòng xe với giá cả phải chăng nhưng chất lượng tốt. Khi sử dụng sản phẩm của Hyundai, khách hàng vẫn được dùng những xe cùng tính năng như các hãng khác mà giá lại rẻ hơn. Hãng đã 6 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai và bài học kinh nghiệm và đang mở rộng thị trường sang dòng xe hạng sang và coi sức hấp dẫn trong thiết kế chính là phương châm chiến lược để cạnh tranh với các đổi thủ khác trên thị trường. Trong đó, các dòng xe như Hyundai Sonata, Hyundai Elantra và Hyundai Genesis nằm trong top những mẫu xe thành công nhất 2012 (theo Consumer Reports). Hiện nay, Hyundai cùng với nhiều hãng khác như Honda, Ford đang là những hãng có độ tín nhiệm cao từ khách hàng về chất lượng sản phẩm. Năm 2011, Hyundai là hãng đứng đầu danh sách Brand Keys Customer Loyalty Engagement Index khảo sát mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với 528 thương hiệu của 79 công ty. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Hyundai giành vị trí đầu bảng. 3.2. Hoạt động kinh doanh của Hyundai Trong tiến trình phát triển của công ty, cùng với sự biến động mạnh mẽ của thị trường ô tô, Hyundai ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế. Vào năm 1998, Hyndai bắt đầu nỗ lực xây dựng hình ảnh của mình như một thương hiệu toàn cầu. Sau cuộc biến động mạnh mẽ của nghành công nghiệp ôtô Hàn Quốc, do tham vọng mở rộng thị trường cũng như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, Hyundai đã mua lại được công ty đối thủ Kia Motors. Năm 2000, Hyundai thiết lập mối quan hệ liên minh chiến lược với DaimlerChrysler dẫn đến sự ra đời của Daimler–Hyundai Truck Corporation vào năm 2001. Tuy nhiên, năm 2004, DaimlerChrysler đã rút lợi tức của mình khỏi công ty bằng cách bán 10,5% vốn cổ phần để lấy 900 triệu USD. Hyndai tiếp tục đầu tư vào các xưởng sản xuất đặt tại Bắc Mỹ, Trung Quốc, Pakistan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kì cũng như các trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Châu Âu, Bắc Mỹ, và Nhật Bản. Năm 2004, doanh thu của Hyundai tại thị trường trong nước lên tới 57,2 tỉ USD và trở thành công ty ôtô lớn thứ hai Hàn Quốc. Doanh số bán trên toàn thế giới của hãng trong năm 2005 là 2.533.695 xe, tăng 11% so với cùng kì năm ngoái. Mục tiêu năm 2006 của Hyndai là doanh số toàn cầu đạt 2,7 triệu xe. 7 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai và bài học kinh nghiệm Những chiếc xe mang thương hiệu Hyundai được bán tại 193 quốc gia thông qua 5.000 đại lý và showroom. Theo nghiên cứu của Automotive News về doanh số toàn cầu của các hãng thì Hyundai xếp thứ 6, vượt qua cả Nissan, Honda và nhiều thương hiệu nổi tiếng khác với 3.715.096 xe trong năm 2005. Sức mạnh thương hiệu của Hyundai ngày càng lớn khi đứng thứ 72 trong danh sách Các thương hiệu tốt nhất thế giới năm 2007( theo Interbrand and BusinessWeek) trị giá thương hiệu ước tính là 4,5 tỉ USD. Để được người tiêu ưa chuộng, Hyundai đã phải nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu cải tiến chất lượng sản phẩm. Thành công đạt được là kết quả tất yếu của những nỗ lực này. Năm 2009, trong khi nhiều hãng xe lâm vào tình cảnh thê thảm do cơn bão khủng hoảng, Hyundai nổi lên như một hiện tượng. Cùng với công ty chị em là Kia, mà Hyundai nắm 39% số cổ phần, Hyundai gần như độc quyền thị trường xe hơi Hàn Quốc với 80% doanh số. Tại Mỹ, nhờ chính sách khuyến khích hào phóng cho các khách hàng lẻ và các công ty mua sỉ, doanh số của Hyundai năm 2009 đã tăng 7% trong khi toàn thị trường giảm 24%. Ở Trung Quốc, nơi doanh số xe hơi tăng như tên lửa nhờ vào chính sách kích cầu của chính phủ, doanh số của Hyundai tăng tới 150%, tính đến tháng 9/2009, xếp thứ hai về mức tăng trưởng của các hãng xe hơi nước ngoài, chỉ sau Volkswagen. Hyundai dễ dàng “vượt mặt” Ford đứng vị trí hãng xe lớn thứ 4 thế giới về doanh số tiêu thụ. Thắng lợi lớn này xuất phát từ tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của hãng tại thị trường các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc. Năm 2010 thực sự là một năm đầy thách thức của Hyundai do tình trạng khó khăn của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, Hyundai cũng đạt được ghi nhận tăng trưởng đáng kể với 3,61 triệu xe bán ra trên thị trường toàn cầu, xứng đáng với thứ hạng 65 trong số 100 thương hiệu hàng đầu thế giới với giá trị thương hiệu 5 tỷ USD. Năm 2011, Hyundai vươn lên vị trí thứ 61 trong bảng xếp hạng này. Năm ngoái, liên minh Hyundai-Kia đã tăng thị phần tại châu Âu từ 4,5% lên 5,1%, cao hơn Toyota, Mercedes-Benz và Volvo, cao hơn thị phần 4,2% của cả Honda, Mitsubishi và Suzuki gộp lại. Bên cạnh sự thành công với 8 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai và bài học kinh nghiệm công thức giá rẻ cộng với chất lượng tốt, Hyundai đã và đang có những chiến lược phân phối dòng xe hạng sang tại các thị trường này. Theo một nghiên cứu của Công ty Nghiên cứu thị trường Lehman Bros, kể từ năm 1999, Hyundai đã trở thành hãng sản xuất xe có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Hoạt động kinh sản xuất và kinh doanh của Hyundai ngày càng mở rộng, các sản phẩm của Hyundai ngày càng tăng thị phần trên thị trường quốc tế. Một thành tích vô cùng nổi bật của Hyundai trong năm nay đó là hãng đứng đầu danh sách thương hiệu giữ chân khách hàng (theo nghiên cứu của J.D. Power and Associates), vươt trên cả Ford và Honda. Điều này càng khẳng định sự thành công của thương hiệu Hyundai trên trường quốc tế. 9 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai và bài học kinh nghiệm CHƯƠNG 2: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA HYUNDAi 1. Môi trường vi mô 1.1. Nguồn lực bên trong Hiện tại tổng số nhân viên trực tiếp từ các cơ sở sở của Hyundai là khoảng 78.000 nhân viên. Nếu tính cả các nhân viên trong các công ty liên doanh con số này sẽ vượt ngưỡng hàng trăm ngàn. Hyundai hiện đang có 6 viện nghiên cứu và phát triển ( R&D ) trên toàn cầu, được đặt tại Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn độ, Đức. Hyundai có hệ thống 9 nhà máy nằm khắp các nước trên thế giới, với năng suất lớn, và có vị trí nhất định trong ngành công nghiệp sản xuất xe trong khu vực: Nhà máy ô tô lớn nhất- Ulsan Là một trong những nhà máy sản xuất chính của Hyundai có diện tích 5,050,000 m2, với 5 nhà máy nhỏ riêng biệt, hơn 34,000 công nhân, năng suất 5,400 chiếc/ngày. Hơn nữa, nhà máy sở hữu một cảng riêng nơi 3 tàu 50,000 tấn có thể nhổ neo cùng lúc. Nhà máy Ulsan còn được gọi là nhà máy Forest, nơi có 580,000 cây bao quanh tạo tạo phong cảnh và tính hiện đại cho Ulsan. Nhà máy sản xuất cao cấp phục vụ cho xuất khấu- Asan Sức chứa 30,000 đơn vị, nhà máy Asan hoàn toàn độc lập trong việc sản xuất, sản phẩm xuất khẩu chính là xe khách loại lớn. Asan đem đến một không gian làm việc tươi sáng, hứng khởi và hướng đến lợi ích của người lao động. Nhà máy sản xuất xe thương mại hạng nặng- Jeonju Sức sản xuất là 125,000 đơn vị, nhà máy Jeonju chuyên sản xuất xe buýt cỡ lớn, xe tải và đặc biệt là các phương tiện trên 2.5 tấn. Nhà máy Alabama Hoa Kỳ Trong vòng 1 năm sau khi đưa vào hoạt động, nhà máy Alabama đã đạt được những thành tựu đáng kể, đứng thứ 10 về chất lượng sản xuất trong 37 10 [...]... trong thế kỷ mới này 14 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai và bài học kinh nghiệm CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA HYUNDAI 1 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai 1.1 Khái niệm chung về chiến lược Chiến lược là một từ có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự, đó là phương cách để chiến thắng trong một cuộc chiến tranh Có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng có thể hiểu chiến lược là chương trình... mạnh về doanh số Hyundai phát triển mạnh mẽ trở thành nhà sản xuất và lắp ráp xe thương mại cao cấp (xe tải và xe buýt) hàng đầu thế giới tại các thị trường Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ, châu Á - Thái Bình Dương 15 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai và bài học kinh nghiệm Chiến lược quốc tế - giai đoạn đầu gia nhập thị trường kinh doanh quốc tế Chiến lược quốc tế trong giai đoạn đầu của Hyundai. .. trường quốc tế của Hyundai Hyundai đã và đang thực hiện chiến lược toàn cầu hóa và đẩy mạnh liên doanh đầu tư ngành công nghiệp ô tô ở các nước kém phát triển.Hãng này sẽ tiếp tục các hình thức của một doanh nghiệp không đồng nhất, như hợp tác những dự án, cấp giấy phép sản xuất hoặc liên doanh Bên cạnh đó Hyundai 20 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai và bài học kinh nghiệm thiết lập liên doanh. .. thành công như 30 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai và bài học kinh nghiệm vậy, hy vọng rằng Hyundai cũng sẽ làm được như vậy đối với người Nhật vào một ngày không xa 4.2 Bài học về chất lượng và xây dựng giá trị thương hiệu Vào những thập niên 80-90 Hyundai chưa được đánh giá cao trên trị trường quốc tế và “chất lượng” chính là lý do kiềm hãm sự phát triển của Hyundai Một bài học đau thương từ... cảnh thị trường quốc tế ngày càng hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, hi vọngrằng doanh nghiệp trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ học hỏi được nhiều bài học kinh nghiệm từ Hyundai cũng như các hãng sản xuất ô tô khác, chắt lọc những bài học phù hợp với hoàn cảnh thực tế để có những bước tiến và thành công mới 33 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai và bài học kinh nghiệm TÀI LIỆU THAM... mặt trời mọc, một hãng xe Hàn Quốc không thể sánh với các thương hiệu khác được, và có thể “chất lượng” cũng sẽ là chìa khóa cho bài toán khó thì sao 4.3 Luôn luôn sáng tạo và nắm bắt để xây dựng những chiến lược marketing đúng đắn và hiệu quả 31 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai và bài học kinh nghiệm Đây không phải là bài học của riêng Hyundai mà của tất các các doanh nghiệp trong thế kỷ 21... cạnh tranh nhưng lại được định giá rẻ hơn Điều này được áp dụng cho tất cả dòng xe của Hyundai kể cả dòng xe hạng sang 18 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai và bài học kinh nghiệm 2 Cơ cấu tổ chức thiết kế theo chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai 2.1 Khái niệm cơ cấu tổ chức Khi nói đến cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp, người ta cần phải xét đến những vấn đề chủ yếu như sự phân công trong... phát triển của thế giới, mở rộng, và dần lọt vào top dẫn đầu trong ngành công nghiệp ô tô thế giới Chiến lược mới của Hyundai đã hướng Hyundai đến một hình ảnh mới dựa trên cơ sở toàn cầu hóa Trong dự án xe Châu Á, Hyundai dự định mở rộng sang thị trường Trung Quốc Tuy nhiên, sự thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, cùng với việc cạnh 21 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai và bài học kinh nghiệm tranh... thiện hình ảnh của mình hơn nữa trong mắt người tiêu dùng thế giới Hyundai có thể thành công khi phát triển nguồn nhân lực một cách phù hợp nhằm nâng cao chất lượng 23 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai và bài học kinh nghiệm CHƯƠNG 4: BÀI HỌC THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA HYUNDAI 1 Bài học thành công tại thị trường Mỹ Hyundai bắt đầu bán chiếc xe của mình lần tiên tại thị trường Mỹ vào ngày 20 tháng... nay bắt nguồn từ nhiều yếu tố và trải qua một quá trình kiên định và lâu dài trong triết lý và chiến lược Và giờ đây, sự hấp dẫn và chất lượng tốt trong sảncủa 32 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai và bài học kinh nghiệm Hyundai chính là động lực chính để người tiêu dùng có thể đặt niềm tin vào So sánh với các công ty châu Á khác, Hyundai có tư tưởng rất thoáng trong cách tiếp cận với thị trường . này. 14 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai và bài học kinh nghiệm CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA HYUNDAI 1. Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai 1.1. Khái niệm chung về chiến. 15 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai và bài học kinh nghiệm Chiến lược quốc tế - giai đoạn đầu gia nhập thị trường kinh doanh quốc tế Chiến lược quốc tế trong giai đoạn đầu của Hyundai. TRƯỜNG KINH DOANH CỦA HYUNDAi 10 CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA HYUNDAI 15 1. Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai 15 1.1. Khái niệm chung về chiến lược 15 1.2. Chiến lược kinh doanh

Ngày đăng: 19/12/2014, 20:42

Mục lục

  • 1. Chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai

  • 2. Cơ cấu tổ chức thiết kế theo chiến lược kinh doanh quốc tế của Hyundai

  • 1. Bài học thành công tại thị trường Mỹ

  • 2. Bài học thất bại tại thị trường Nhật Bản

  • 4. Bài học kinh nghiệm của Hyundai cho các doanh nghiệp Việt Nam

  • 4.1. Tìm hiểu kỹ thị trường, thấu hiểu khách hàng mục tiêu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan