phân tích môi trường kinh tế vĩ mô của canada

7 1.8K 37
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô của canada

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Canada - “Đất nước của những cây phong”, được coi là một trong ba nơi có điều kiện sống tốt nhất trên thế giới. Tuy vậy, khi thâm nhập vào thị trường Canada, chúng ta cần xác định được những cơ hội và nguy cơ sẽ gặp phải. Do đó, cần phải phân tích kĩ các yếu tố của môi trường vĩ mô: các yếu tố kinh tế, chính trị - luật pháp, văn hóa – xã hội, công nghệ, tự nhiên. 1. Các yếu tố kinh tế: Canada là nền kinh tế lớn thứ 9 trên thế giới (tính theo giá trị đô la Mỹ theo tỷ giá thị trường), và là một trong các quốc gia giàu nhất trên thế giới, là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và thuộc nhóm tám quốc gia phát triển (G8). Giống như các quốc gia phát triển khác, ngành dịch vụ chiếm ưu thế trong nền kinh tế Canada, chiếm 3/4 nền kinh tế Canada. Khác với các nước phát triển khác, Canada chú trọng vào khu vực sơ khai, với khai thác gỗ và khai thác dầu mỏ là hai ngành quan trọng nhất. Canada cũng có một khu vực chế tạo tương đối lớn, tập trung ở trung tâm Canada, với ngành công nghiệp ô tô - xe máy là đặc biệt quan trọng nhất. Canada xếp thứ hạng cao trong danh sách các quốc gia có nền kinh tế tự do trên thế giới. Tại thời điểm tháng 10 năm 2007 , Canada có tỉ lệ thất nghiệp là 5,9%, thấp nhất trong 33 năm gần đây. Trong danh sách 2000 công ty lớn nhất thế giới năm 2008 của báo Forbes Global, Canada có 69 công ty, xếp hạng 5 ngang với Pháp.Vào năm 2008, tổng gánh nặng nợ chính phủ của Canada là thấp nhất trong các thành viên của G8. Năm 2005, thu nhập bình quân đầu người là 34.000 USD. Dự trữ ngoại tệ và vàng năm 2005 là 33,03 tỷ USD. Với một đất nước có nền kinh tế phát triển như Canada, một doanh nghiệp khi thâm nhập thị trường sẽ gặp khó khăn khi đòi hỏi của đất nước này sẽ khá cao, gặp nhiều cạnh tranh trên thị trường. Tuy vậy, đây cũng là một cơ hội để doanh nghiệp học hỏi và phát triển từ một nền kinh tế lớn như vậy. Thương mại quốc tế đóng góp một phần lớn trong nền kinh tế Canada, đặc biệt là các nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa rất quan trọng. Hoa Kỳ hiện là đối tác thương mại lớn nhất, chiếm khoảng 76% xuất khẩu và 65% nhập khẩu trong năm 2007 của Canada. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Canada lớn thứ 8 trong tất cả các quốc gia trên thế giới trong năm 2006. Theo ước tính của Cơ quan Thống kê Canada, tỷ lệ lạm phát trung bình của năm nay có thể giảm xuống mức 1,1%, trong đó có những thời điểm hạ xuống 1,0%, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2010. Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát này, có thể coi đây là một cơ hội cho các doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường Canada bởi nhờ tỉ lệ lạm phát thấp, chi phí cho sản xuất sẽ giảm, từ đó dẫn đến doanh thu, lợi nhuận tăng. Đối với tỷ lệ lãi suất, ngân hàng trung ương Canađa (BoC) vừa tuyên bố giữ nguyên lãi suất ở mức 1%. Chính vì vậy, muốn thâm nhập vào thị trường Canada còn phải xem xét cả vấn đề tỷ lệ lãi suất, từ đó đưa ra các quyết định chi tiêu cho hợp lí. 2. Chính trị - luật pháp: *Về chính trị: Được đánh giá là đất nước có môi trường chính trị, an ninh ổn định, Canada cũng hưởng lợi lớn từ hoạt động giao thương với Mỹ. Ngày nay, kinh tế Canada liên kết chặt chẽ với kinh tế Hoa Kỳ cả về thể chế kinh tế theo định hướng thị trường lẫn mô hình sản xuất. Trong chưa đầy 6 năm, Chính phủ của Thủ tướng Stephen Harper đã hoàn tất các hiệp định thương mại tự do với 9 quốc gia. Canada cũng đang tham gia thương thuyết hiệp định quan hệ đối tác kinh tế với các thị trường lớn phát triển nhanh và năng động, bao gồm Liên minh châu Âu (EU), Ấn Độ, Nhật Bản và hiệp định Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Năm 2012, Canada đã tăng cường mở rộng quan hệ thương mại với nhiều nước thuộc nhiều khu vực. Nổi bật trong số đó là chuyến thăm lịch sử tới Myanmar của Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Ed Fast hồi tháng 9/2012 và nhân dịp này Canada đã mở văn phòng đại diện thương mại tại quốc gia Đông Nam Á này. Canada cũng mở một loạt văn phòng thương mại tại nước ngoài để thúc đẩy các lợi ích thương mại của Canada, trong đó có Ấn Độ, Trung Quốc, Arập Xêút, Jordan, Thái Lan, Campuchia, Philippines, Nga và Libya. Bên cạnh đó, Ottawa đã đạt được quy chế quan sát viên tại Liên minh Thái Bình Dương - nhóm 4 quốc gia Thái Bình Dương tăng trưởng nhanh tại Mỹ Latinh. Canada đã lần đầu tiên vươn lên tốp 10 nước dẫn đầu thế giới về các chính sách thuế quan ưu đãi, tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động làm ăn. các đạo luật thuế doanh nghiệp hiện nay của Canada đang hết sức ưu đãi đối với các công ty, nhất là các công ty vừa và nhỏ trong nước. *Về luật pháp: Với lãnh thổ rộng lớn (9,9 triệu km2) và dân cư ít (32,4 triệu dân), Canada có những chương trình thu hút dân nhập cư trên khắp thế giới để đẩy mạnh nền kinh tế, bổ sung nhân lực và làm tăng dân số. Hiện nay Canada có nhiều chương trình Di Dân Thương Mại đặc biệt để đón chào các chủ doanh nhân trên khắp thế giới. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đối tượng dân cư này, Canada cho phép các tỉnh bang lập ra các ủy ban chuyên ban hành những chính sách, quy chế nhằm đãi ngộ các đối tượng này trong kinh doanh, sinh sống, học hành cho cả gia đình của họ. Các tỉnh bang có nhiều chương trình giúp cả gia đình lấy thẻ thường trú nhân Canada với nhiều quyền lợi. Việc thu hút đối tượng cư dân này được tổ chức với quy mô rộng và thường xuyên là đề tài thảo luận ưu tiên của quốc hội và chính phủ. Bên cạnh đó nhiều tổ chức tư vấn, các hãng Luật làm cầu nối nhằm đáp ứng nhu cầu đến Canada trên khắp thế giới, đặc biệt là hướng đến Châu Á. Ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Canada là tạo việc làm, tăng trưởng và phồn vinh lâu dài thông qua việc mở cửa những thị trường mới để thúc đẩy xuất khẩu của Canada sang những nền kinh tế và khu vực tăng trưởng nhanh, năng động và lớn nhất thế giới. Như vậy, chính trị - luật pháp ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư. Đất nước Canada luôn có những chính sách ưu đãi cho tất cả mọi người trong lĩnh vực kinh doanh và vì thế đây là một cơ hội lớn cho doanh nghiệp. Hơn nữa, Canada còn là một đất nước hòa bình, ổn định về chính trị. Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định hợp lí trong quản trị doanh nghiệp, cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển. 3. Văn hóa – xã hội: Canada là đất nước “song ngữ” có hai ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh và tiếng Pháp. Đại đa số (75%) cư dân nói tiếng Pháp của Canada sinh sống tại tỉnh Quebec. Canada là quốc gia của dân nhập cư và luôn quan tâm khuyến khích phát triển nền văn hoá đa sắc tộc. Chính vì vậy, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc được tôn trọng, giữ gìn và phát huy. Hầu như mọi sắc tộc trên thế giới đều hiện diện ở Canada. Vì vậy hầu hết các lọai thức ăn, các hoạt động giải trí cùng với nền văn hoá đặc thù của các dân tộc cũng sẵn có ở Canada. Canada khuyến khích và nâng cao chủ nghĩa đa văn hóa bằng cách khuyến khích tất cả những người dân Canada tham gia vào mọi lĩnh vực của cuộc sống. Mọi người bất kể chủng tộc hay sắc tộc có thể tham gia mọi lĩnh vực trong xã hội, văn hóa, kinh tế và chính trị với tư cách ngang bằng nhau. Mọi người trên đất nước Canada là bình đẳng. Tất cả mọi người đều có quyền được lắng nghe. Tất cả những quyền này được đảm bảo trong Hiến Pháp Canada và Hiến chương Canada về quyền lợi và sự tự do. Hầu như tất cả các tín ngưỡng đều xuất hiện tại Canada. Hiến chương Canada về quyền lợi và sự tự do đảm bảo cho công dân tự do theo tôn giáo của mình. Điều đó cũng có nghĩa là bạn phải tôn trọng cả tín ngưỡng của những người khác nữa. Dù là một nước đa văn hóa, sắc tộc và có chính sách nhập cư dễ dàng hơn các đất nước khác, Canada vẫn được đánh giá là một đất nước với trình độ nhận thức, học vấn chung của toàn xã hội khá cao với hệ thống giáo dục đào tạo chất lượng và đội ngũ giáo sư hàng đầu thế giới. Hơn nữa, mới đây, Báo cáo về giáo dục năm 2011, được Tổ chức vì hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) công bố, cho thấy Canađa đứng đầu thế giới về trình độ học vấn của người dân, với 50% số dân có trình độ đại học và cao đẳng. Thêm vào đó, người dân hưởng mức sống vào hàng cao nhất thế giới. Trên 65% dân có nhà riêng với tỷ lệ cao sở hữu các sản phẩm tiêu dùng như xe hơi, tủ lạnh, máy giặt, tivi, điện thoại, radio. Canada cũng là đất nước có hệ thống an ninh xã hội và hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện. Canada nổi tiếng là đất nước hòa bình, sạch đẹp và an toàn. Tỉ lệ tội phạm đã giảm đều đặn từ thập niên 90. Không giống như nước láng giềng Hoa Kỳ, vũ khí được quản lý rất nghiêm ngặt và thường không được phép sử dụng ở Canada. An ninh tốt, tỷ lệ tội phạm thấp, Canada phát triển với tiêu chí là thiên đường cho trẻ em. Như vậy, do sự đa dạng về văn hóa giúp cho các doanh nghiệp có thể phổ biến sản phẩm của mình tới rất nhiều người giúp sản phẩm càng biết đến nhiều hơn với những nền văn hóa khác nhau. Tuy vậy, do mỗi nền văn hóa có thể có những quan điểm trái ngược nhau nên có những điều mà nền văn hóa này cho là đúng thì nền văn hóa kia lại bác bỏ. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xem xét kĩ đặc trưng của mỗi nền văn hóa để có thể hoàn thiện sản phẩm của mình một cách tốt nhất, phổ biến tới toàn người dân trong đất nước bởi mỗi một sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh. 4. Công nghệ: Canada là một quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin và máy tính, ngoài ra Canada còn là cường quốc trong các lĩnh vực viễn thông, vận tải và cơ khí, đặc biệt là hàng không vũ trụ, giao thông đô thị, vi điện tử, dụng cụ y tế, phần mềm cao cấp, thủy điện, năng lượng hạt nhân, lade và quang điện tử, công nghệ sinh học, chế biến thực phẩm và thức uống, địa toán, công nghệ môi trường và đại dương. Báo cáo tình hình khoa học và công nghệ tại nước này do Hội đồng các Viện Hàn lâm Canada thực hiện và công bố ngày 27/9, cho biết Canada hiện đứng thứ tư thế giới về chất lượng nghiên cứu khoa học, chỉ sau Mỹ, Anh và Đức. Trong tương lai, Canada có thể dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực nghiên cứu thuốc cá nhân, kỹ thuật mô, các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, công nghệ nano và công nghệ không dây. Điều này đã tạo một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp đó là sản phẩm sẽ được sản xuất với chất lượng tốt hơn, nhiều tính năng hơn nên sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao hơn, đồng thời tạo thị trường mới cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy vậy, nó cũng tạo ra không ít nguy cơ cho doanh nghiệp khi thâm nhập vào đất nước này như: tăng ưu thế cạnh tranh của sản phẩm thay thế, đe dọa sản phẩm truyền thống và đòi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh. 5. Tự nhiên: Canada là một đất nước rộng lớn. Tổng diện tích là 9,984,670 km2, là nước có diện tích lớn thứ 2 trên thế giới. Lãnh thổ Canada trải dài từ Đại Tây Dương ở phía đông sang Thái Bình Dương ở phía tây, và giáp Bắc Băng Dương ở phía bắc. Về phía nam, Canada giáp với Hoa Kỳ bằng một biên giới không bảo vệ dài nhất thế giới. Phía tây bắc của Canada giáp với tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ. Đông bắc của Canada có đảo Greenland (thuộc Đan Mạch). Ở bờ biển phía đông có quần đảo Saint-Pierre và Miquelon (thuộc Pháp). Biên giới chung của Canada với Hoa Kỳ về phía nam và phía tây bắc là đường biên giới dài nhất thế giới. Phần lớn khu vực Bắc cực của Canada được bao phủ bởi băng và lớp băng vĩnh cửu. Canada cũng có bờ biển dài nhất thế giới: 202.080 km (125.570 dặm). Canada có một đường bờ biển rộng lớn ở phía bắc, đông và tây, và kể từ thời kỳ băng hà cuối cùng nơi đây đã bao gồm tám khu vực rừng khác biệt, bao gồm rừng taiga rộng lớn ở Shield Canada. Canada nổi tiếng về sự phong phú và đa dạng về địa lý, sinh thái , thảm thực vật và địa hình của Canada đã tạo cho quốc gia này một sự đa dạng về khí hậu. Với diện tích rộng lớn, Canada có nhiều hồ hơn bất kỳ quốc gia nào khác, số hồ này chứa một lượng nước ngọt lớn của thế giới. Ngoài ra còn có các sông băng nước ngọt ở Rockies Canada và dãy núi Coast. Nhiệt độ trung bình mùa đông và mùa hè trên khắp Canada khác nhau tùy theo vị trí. Mùa đông có thể rất khắc nghiệt ở nhiều vùng của đất nước, đặc biệt là tại các tỉnh nội địa và các tỉnh bình nguyên, là những nơi có khí hậu lục địa, nhiệt độ trung bình hàng ngày là gần -15 ° C (5 ° F), nhưng có thể giảm xuống dưới -40 ° C (- 40 ° F) với những cơn gió lạnh khắc nghiệt. Canada cũng là nơi có hoạt động địa chất phức tạp, với nhiều trận động đất và các ngọn núi lửa có khả năng hoạt động. Canada rất nổi tiếng trên thế giới về hệ thống rừng, động thực vật hoang dã, hệ thống bảo vệ đất và nguồn nước. Canada có hơn 71.500 loài động thực vật hoang dã, chiếm 20 % thảm động thực vật thoang dã còn lại trên thế giới và 10 % rừng và 25 % đầm lầy, 7% hệ thống cung cấp nước sạch trên thế giới. Người dân nơi đây rất tự hào về môi trường thiên nhiên của đất nước mình. Hiện nay có 40 công viên và khu bảo tồn quốc gia tọa lạc tại khắp các tỉnh và vùng lãnh thổ ở Canada nhằm bảo vệ hơn 300,000 km2 đất hoang. Một số công viên quốc gia đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Mỗi tỉnh và vùng lãnh thổ đều có các khu vực được chọn làm công viên, khu vực hoang mạc, khu bảo tồn thiên nhiên và sinh thái và trên khắp đất nước có đến 2000 khu vực như thế. Vì vậy, đó là một cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp khi tham gia vào một môi trường kinh doanh được thiên nhiên ưu đãi như vậy. Đất nước rộng lớn giúp doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi hoạt dộng của mình. Tuy vậy, các doanh nghiệp phải xác định chiến lược kinh doanh phù hợp để đáp ứng các yêu cầu: ưu tiên phát triển các hoạt động khai thác tốt điều kiện tự nhiên trên cơ sở duy trì, tái tạo; tiết kiệm và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, chuyển dần từ tài nguyên không thể tái sinh sang sử dụng vật liệu nhân tạo; đẩy mạnh việc tìm kiếm, phát triển công nghệ để bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa tác động gây ô nhiễm. Hơn nữa, Canada là một đất nước có mùa đông tương đối lạnh và khắc nghiệt, đó cũng là một cản trở mà các doanh nghiệp cần xem xét.  Khi thâm nhập một thị trường nước ngoài, cần phân tích những yếu tố của môi trường vĩ mô một cách đầy đủ, kĩ lưỡng để từ đó doanh nghiệp có thể phát triển một cách tốt nhất. Thị trường Canada có thể được coi là một thị trường đầy tiềm năng với những doanh nghiệp đang khao khát kiếm tìm và mở rộng ra nước ngoài. Tuy vậy, bên cạnh đó, vẫn còn những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt. Do vậy, các doanh nghiệp cần bình tĩnh suy xét mọi khía cạnh khi bước ra một thị trường mới rộng mở hơn. . cần phải phân tích kĩ các yếu tố của môi trường vĩ mô: các yếu tố kinh tế, chính trị - luật pháp, văn hóa – xã hội, công nghệ, tự nhiên. 1. Các yếu tố kinh tế: Canada là nền kinh tế lớn thứ. nhập một thị trường nước ngoài, cần phân tích những yếu tố của môi trường vĩ mô một cách đầy đủ, kĩ lưỡng để từ đó doanh nghiệp có thể phát triển một cách tốt nhất. Thị trường Canada có thể. định, Canada cũng hưởng lợi lớn từ hoạt động giao thương với Mỹ. Ngày nay, kinh tế Canada liên kết chặt chẽ với kinh tế Hoa Kỳ cả về thể chế kinh tế theo định hướng thị trường lẫn mô hình

Ngày đăng: 19/12/2014, 17:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan