phân tích các chỉ tiêu hóa học trong cao su

44 2.1K 7
phân tích các chỉ tiêu hóa học trong cao su

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

phân tích các chỉ tiêu hóa học trong cao su

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH CÔNG NGHIỆP PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU HÓA HỌC TRONG CAO SU GVHD: Ths. HỒ VĂN TÀI SVTH: TRẦN CẨM BA 11301011 NGUYẾN THANH NGỌC HẠNH 11299521 LÊ THỊ MINH NHỰT 11310461 ĐỖ HÒAN QUYÊN 11331331 TRẦN KIM TRINH 11245741 CHU THỊ ANH TRÚC 11316211 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 03 năm 2012 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CAO SU 1.1. Giới thiệu về cao su Cao su tự nhiên hay cao su thiên nhiên là loại vật liệu được sản xuất từ mủ cây cao su (Hevea brasiliensis) của họ Đại Kích (Euphorbiaceae). Những người dân Nam Mỹ là những người đầu tiên phát hiện và sử dụng cao su tự nhiên ở thế kỷ 16. Henry Wickham hái hàng ngàn hạt ở Brasil vào năm 1876 và mang những hạt đó đến Kew Gardens (Anh) cho nảy mầm. Các cây con được gửi đến Colombo, Indonesia, và Singapore. Tuy nhiên, việc sử dụng cao su trở nên phổ biến chỉ khi quá trình lưu hóa cao su được các nhà hóa học, tìm ra vào năm 1839. Khi đó, cao su tự nhiên chuyển từ trạng thái chảy nhớt sang trạng thái đàn hồi cao. Mủ cao su thiên nhiên là dạng nhũ tương trong nước của các hạt cao su với hàm lượng phần khô từ 28%-40%. Kích thước hạt cao su rất nhỏ, cỡ khoảng 0,05-3μ và có hình quả trứng gà. Trong 1 gam mủ cao su với hàm lượng phần khô 40% có 5000 hạt với đường kính trung bình 0,26μ, tất cả các hạt này đều ở trạng thái chuyển động Browner. 1.2. Cấu tạo hóa học Về mặt hóa học, cao su thiên nhiên là polyisopren - polyme của isopren Mạch đại phân tử của cao su thiên nhiên được hình thành từ các mắt xích isopren đồng phân cis liên kết với nhau ở vị trí 1,4. Ngoài đồng phân cis 1,4, trong cao su thiên nhiên còn có khoảng 2% mắt xích liên kết với nhau ở vị trí 3,4. Có cấu tạo tương tự với cao su thiên nhiên, nhựa cây Gutapertra được hình thành từ polyme của isopren đồng phân trans 1,4. 1.3. Tính chất vật lý Ở nhiệt độ thấp, cao su thiên nhiên có cấu trúc tinh thể . Cao su thiên nhiên kết tinh với vận tốc nhanh nhất ở -25°C. CSTN tinh thể nóng chảy ở 40°C. Khối lượng riêng 913 kg/cm³. Cao su thiên nhiên tan tốt trong các dung môi hữu cơ mạch thẳng, mạch vòng và CCl 4 . Tuy nhiên, cao su thiên nhiên không tan trong rượu và xeton. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU HÓA HỌC TRONG CAO SU 2.1. Phân tích các chỉ tiêu hóa học trong cao su thiên nhiên 2.1.1. Phân tích hàm lượng chất bay hơi 2.1.1.1. Phạm vi áp dụng Có hai phương pháp để xác định độ ẩm và hàm lượng chất bay hơi trong cao su thô là phương pháp cân nóng và phương pháp lò sấy. Các phương pháp này cũng có thể được áp dụng cho các loại cao su khác, nhưng khi đó cần phải chứng minh rằng sự thay đổi khối lượng chỉ do mất các chất bay hơi gốc mà không phải do phân hủy cao su. Phương pháp cán nóng không áp dụng được đối với cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp isoprene hay đối cao su quá khó cán nóng hoặc cao su dạng bột hay dạng mảnh. Hai phương pháp thử này không cho kết quả đồng nhất. do vậy, trong trường hợp tranh chấp, phương pháp lò sấy là phương pháp trọng tải. 2.1.1.2. Nguyên tắc a. Phương pháp cán nóng Phần mẫu thử được cán thành tấm trên máy cán đã làm nóng cho đến khi tất cả các chất bay hơi bay hết. Khối lượng bị mất trong lúc cán được tính toán và biểu thị hàm lượng chất bay hơi. b. Phương pháp lò sấy Nếu mẫu không phải ở dạng bột, sử dụng máy cán phòng thí nghiệm để đồng nhất một phần mẫu thử. Một phần mẫu thử được lấy từ phần đã đồng nhất hoặc lấy trực tiếp từ cao su nếu mẫu ở dạng bột, được dàn thành tấm và làm khô trong là nung đến khối lượng không đổi. Hàm lượng chất bay hơi được tính theo khối lượng bị mất trong quá trình thử, cùng với khối lượng bị mất trong lúc đồng nhất phần mẫu thử. 2.1.1.3. Thiết bị _ Máy cán trộn (dùng cho phương pháp cán nóng). _ Lò sấy được lắp thiết bị thông gió, tốt nhất là loại tuần hoàn không khí, có khả năng duy trì nhiệt độ ở 105 0 C ± 5 0 C (dùng cho phương pháp lò sấy). 2.1.1.4. Cách tiến hành a. Phương pháp cán nóng _ Cán thành tấm một miếng mẫu thử khoảng 250 g. Cân chính xác đến 0.1 g trước và sau khi đồng nhất (ghi khối lượng m 1 và m 2 tương ứng). _ Dùng mảnh chì, điều chỉnh khe hở trục cán đến 0.25 mm ± 0.05 mm. Giữ nhiệt độ bề mặt của trục ở 105 0 C ± 5 0 C. _ Một phần mẫu thử đã cân (khối lượng m 3 ) được cán lại trên máy cán trong 4 phút. Không được để cho phần mẫu thử bị cán thành đai và cẩn thận chống thất thoát cao su. Cân mẫu thử chính xác đến 0.1 g. Cho phần mẫu thử qua máy cán thêm 2 phút và cân lại. Nếu khối lượng sau khi cán 4 phút và 6 phút nhỏ hơn 0.1 g, tính hàm lượng chất bay hơi; nếu chênh lệch không đạt yêu cầu trên, tiếp tục cho phần mẫu thử qua máy cán 2 phút nữa cho đến khi khối lượng không giảm quá 0.1 g giữa các lần cân liên tiếp (khối lượng cuối cùng m 4 ). Trước mỗi lần cân, làm nguội cao su đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm. _ Nếu cao su bị bong ra từng mảng hay trở thành keo dính trên trục máy cán, gây khó khăn cho việc cân hoặc không thể cân được khi sử dụng phương pháp lò sấy. b. Phương pháp lò sấy Trong trường hợp cao su thiên nhiên, tiến hành như sau: _ Nếu cao su không ở dạng bột, chọn một phần mẫu thử khoảng 600g và đồng nhất. Cân phần mẫu chính xác đến 0.1 g trước và sau khi đồng nhất (ghi khối lượng m 5 và m 6 tương ứng). Để nguội đến nhiệt độ phòng trước khi cân lần cuối. _ Chọn mẫu thử khoảng 10 g từ phần mẫu thử đã đồng nhất và cân chính xác đến 1 mg (ghi khối lượng m 1 ). _ Đặt máy cán ở nhiệt độ 70 0 C ± 5 0 C, cho phần mẫu thử qua giữa các trục và cán hai lần thành tấm có chiều dày nhỏ hơn 2 mm. _ Trong trường hợp cao su ở dạng bột, chọn ngẫu nhiên một phần mẫu thử khoảng 10 g và đặt lên trên mặt kính đồng hồ hoặc một khay nhôm để dễ cân. Cân chính xác đến 1mg (ghi khối lượng m 7 ). Trong trường hợp cao su tổng hợp, tiến hành như sau: _ Nếu mẫu không ở dạng bột, chọn một phần mẫu thử khoảng 250 g và đồng nhất. Cân chính xác đến 0.1g trước và sau khi đồng nhất (ghi khối lượng m 5 và m 6 tương ứng). _ Đặt máy cán ở nhiệt độ 70 0 C ± 5 0 C, và cân 10 g, chính xác đến 1mg (ghi khối lượng m 7 ). _ Nếu không thể có tấm mẫu này, lấy 10 g mẫu thử từ phần mẫu thử đã đồng nhất và cắt nó bằng tay thành những hình khối nhỏ với các cạnh dài xấp xỉ 2 mm. Đặt các hình khối đó lên mặt kính đồng hồ hay khay nhôm để dễ cân. Cân chính xác đến 1 mg (ghi khối lượng m 7 ). _ Trong trường hợp cao su ở dạng bột, chọn ngẫu nhiên một phần mẫu thử khoảng 10 g và đặt lên mặt kính đồng hồ hay khay nhôm để dễ cân. Cân chính xác đến 1 mg (ghi khối lượng m 7 ). _ Đặt phần mẫu thử vào trong lò sấy ) và sấy trong 1 giờ, duy trì nhiệt độ ở 70 0 C ± 5 0 C với quạt tuần hoàn không khí. Sắp xếp cao su sao cho diện tích bề mặt tiếp xúc với khí nóng là lớn nhất. Để nguội trong bình hút ẩm và cân. Lặp lại quá trình sấy trong các khoảng thời gian 30 phút tiếp sau cho đến khi khối lượng giảm không lớn hơn 1 mg giữa các lần cân liên tiếp (ghi khối lượng cuối cùng m 8 ). 2.1.1.5. Công thức tính a. Phương pháp cán nóng Hàm lượng chất bay hơi (X) tính bằng phần trăm khối lượng, theo công thức: X = [1 – (m 2 × m 4 )/(m 1 ×m 3 )] × 100 Trong đó: m 1 là khối lượng của phần mẫu thử trước khi đồng nhất (g) m 2 là khối lượng của phần mẫu thử sau khi đồng nhất (g) m 3 là khối lượng của phần mẫu thử trước khi cân (g) m 4 là khối lượng của phần mẫu thử sau khi cân (g) b. Phương pháp lò sấy Nếu phần mẫu thử được lấy từ mẫu thử đã đồng nhất, hàm lượng chất bay hơi (X), được tính bằng phần trăm, theo công thức: X = [(m 5 – m 6 )/m 5 – (m 7 – m 8 /m 7 ] × 100 Trong đó: m 5 là khối lượng của mẫu thử trước khi đồng nhất (g) m 6 là khối lượng của mẫu thử sau khi đồng nhất (g) m 7 là khối lượng của phần mẫu thử lấy từ mẫu thử (g) m 8 là khối lượng của phần mẫu thử sau khi sấy khô trong lò (g) Nếu phần mẫu thử được lấy trực tiếp từ mẫu ở dạng bột, hàm lượng chất bay hơi (X), tính bằng phần trăm theo khối lượng, theo công thức: X = [(m 7 – m 8 )/m 7 ] × 100 Trong đó: m 7 là khối lượng của phần mẫu thử lấy từ mẫu thử (g) m 8 là khối lượng của phần mẫu thử sau khi sấy khô trong lò (g) 2.1.2. Phân tích hàm lượng tro 2.1.2.1. Phạm vi áp dụng Xác định hàm lượng tro dối với cao su thiên nhiên thô, cao su hỗn hợp và cao su lưu hóa. Phương pháp này cũng áp dụng cho cao su thô thiên nhiên, hỗn hợp hoặc lưu hóa họ M, N, O, R và U. Phương pháp A không áp dụng để xác định hàm lượng tro của cao su hỗn hợp hoặc lưu hóa chứa clo, brom hoặc iot. Phương pháp B áp dụng để xác định hàm lượng tro của cao su hỗn hợp hoặc lưu hóa chứa clo, brom hoặc iot. Không sử dụng phương pháp này cho cao su không pha trộn. Hỗn hợp liti và fluo có thể phản ứng với chén nung silic để tạo ra hỗn hợp bay hơi, cho kết quả hàm lượng tro thấp. Chén nung platin được sử dụng để hóa tro cao su chứa flo và cao su liti- polime hóa. 2.1.2.2. Nguyên tắc a. Phương pháp A Một mẫu thử đã cân được nung trong chén nung trên đèn khò. Sau khi bay hơi, các sản phẩm phân hủy, chén nung được chuyển sang lò nung, ở đó chén nung được nung cho đến khi hóa tro hoàn toàn và thu được khối lượng không đổi. b. Phương pháp B Một lượng mẫu thử được nung trong chén có axit sunfuric, trước tiên nung trên đèn khò và sau đó trong lò nung cho đến khi hóa tro hoàn toàn và thu được khối lượng không đổi. 2.1.2.3. Thuốc thử Axit sunfuric đậm đặc (chỉ cho phương pháp B), TKPT, d= 1.84 g/cm 3 . 2.1.2.4. Thiết bị _ Chén nung, bằng sứ, silic hoặc platin với dung tích khoảng 50 cm 3 . Đối với cao su thô tổng hợp, phải sử dụng chén nung có dung tích tối thiểu 25 cm 3 trên một gam mẫu thử. _ Tấm cách nhiệt, chịu nhiệt, có diện tích 100 mm 2 và chiều dày khoảng 5 mm có lỗ hổng ở tâm phù hợp với chén nung. Khoảng 2/3 chén nung sẽ nhô ra khỏi tấm cách nhiệt. _ Đèn Busen hoặc loại tương tự đèn khò. _ Lò nung, gắn một ống khói để kiểm soát dòng không khí trong lò. Thiết bị điều chỉnh nhiệt độ giữ cho nhiệt độ 550 o C ± 25 o C. 2.1.2.5. Chuẩn bị mẫu thử _ Phần mẫu thử của cao su thô thiên nhiên dược cắt từ mẫu đồng nhất đã chuẩn bị. Phần mẫu thử của cao su thô tổng hợp được cắt ra từ cao su khô thu được sau khi tiến hành xác định hàm lượng chất bay hơi. _ Phần mẫu thử của cao su hỗn hợp được chia nhỏ bằng tay. _ Phần mẫu thử của cao su lưu hóa được cán thành tờ trên máy cán hoặc bóp vụn hoặc chia nhỏ bằng tay. 2.1.2.6. Cách tiến hành a. Phương pháp A Chén nung rỗng và sạch với kích cỡ thích hợp được nung khoảng 30 phút trong lò nung, giữ nhiệt độ tại 550 o C ± 25 o C, để nguội đến nhiệt độ môi trường trong bình hút ẩm và cân chính xác đến 0.1 mg. Lấy khoảng 5 g mẫu thử cao su thô, 1 g đến 5 g cao su hỗn hợp hoặc lưu hóa tùy theo khối lượng tro dự kiến xác định, cân chính xác đến 0.1mg. Đặt phần mẫu thử đã cân vào chén nung gắn vào lỗ trong tấm chịu nhiệt, cách nhiệt. Nung nhẹ chén nung trên đèn khò trong tủ hút để cho thông thoáng thích hợp, cẩn thận để cao su không bị bắt lửa. Nếu bất kỳ mẫu nào bị mất do bắn ra hoặc sủi bọt, lặp lại quá trình trên với một mẫu thử mới. Khi cao su bị phân hủy đến khối lượng than hóa, từ từ tăng nhiệt đèn khò cho đến khi chất phân hủy bay hơi bị đuổi hết và thu được cặn cacbon khô. Chuyển chén nung và các chất trong chén vào lò nung, giữ nhiệt độ ở 550 o C± 25 o C, mở cửa lò một cách nhẹ nhàng để cung cấp đầy đủ không khí cho sự oxi hóa cacbon. Tiếp tục nung cho đến khi cacbon bị oxi hóa hoàn toàn và thu được tro sạch. Lấy chén nung và các chất trong đó ra khỏi lò nung, để nguội đến nhiệt độ môi trường trong bình hút ẩm và cân lại chính xác đến 0.1 mg. Khối lượng này sẽ khác khối lượng lúc trước hơn 1 mg trong trường hợp cao su thô hoặc hơn 1% tương đối so với lượng tro của cao su hỗn hợp và lưu hóa. Nếu yêu cầu này không được đáp ứng, lặp lại các quá trình nung, để nguội và cân cho dến khi chênh lệch giữa hai lần cân liên tiếp đáp ứng yêu cầu trên. b. Phương pháp B Chén nung rỗng và sạch với kích cỡ thích hợp được nung khoảng 30 phút trong lò nung, giữ nhiệt độ tại 550 o C ± 25 o C, để nguội đến nhiệt độ môi trường trong bình hút ẩm và cân chính xác đến 0.1 mg. Lấy khoảng 1 g đến 5 g cao su hỗn hợp hoặc lưu hóa và cân chính xác đến 0.1 mg. Cho mẫu thử vào chén nung và rót khoảng 3.5 cm 3 axit sunfuric đậm đặc lên mẫu sao cho cao su được thấm ướt hoàn toàn. Để chén nung và các chất có trong chén vào lỗ trong tấm chịu nhiệt, cách nhiệt và nung nhẹ chén nung trên đèn khò trong tủ hút để cho thông thoáng thích hợp. Nếu trong lúc phản ứng bắt đầu, hỗn hợp nở ra quá nhiều, giảm bớt lửa để tránh thất thoát mẫu. Khi phản ứng trở nên dịu hơn, tăng nhiệt đèn khò cho đến khi axit sunfuric thừa bay hơi và một lượng cặn cacbon được giữ lại. Chuyển chén nung và các chất trong chén vào lò nung giữ nhiệt độ ở 950 o C ± 25 o C, và nung khoảng 1 giờ cho đến khi cacbon bị oxi hóa hoàn toàn và thu được tro sạch. Lấy chén nung và các chất trong chén ra khỏi lò, để nguội đến nhiệt độ môi trường trong bình hút ẩm và cân chính xác đến 0.1 mg. Sau đó lại nung chén nung và các chất trong chén khoảng 30 phút trong lò nung, giữ nhiệt độ ở 950 o C ± 25 o C, để nguội đến nhiệt độ môi trường trong bình hút ẩm và cân lại chính xác đến 0.1 mg. Nếu khối lượng này chênh lệch với khối lượng lúc trước hơn 1% tưương đối so với lượng tro, lặp lại các quá trình nung, để nguội và cân cho dến khi chênh lệch giữa hai lần cân liên tiếp nhỏ hơn 1% tương đối so với lượng tro. 2.1.2.7. Công thức tính Hàm lượng tro (X) tính bằng phần trăm khối lượng, theo công thức: X = [(m 2 - m 1 ) / m 0 ]x 100 Trong đó: m 0 khối lượng của phần mẫu thử (g) m 1 khối lượng của chến nung rỗng (g) m 2 khối lượng của chén nung và tro (g) 2.1.3. Phân tích hàm lượng nitơ [...]... theo công thức: 0,14 x (V3 – V4)/m Trong đó: V3 thể tích dung dịch axit sunfuric dùng để chuẩn độ (cm3) V4 thể tích dung dịch axit sunfuric dùng để chuẩn độ trong phép thử mẫu trắng (cm3) m khối lượng của phần mẫu thử (g) Kết quả được tính chính xác đến 0,01 % 2.2 Phân tích các chỉ tiêu hóa học trong cao su latex 2.2.1 Phân tích hàm lượng chất rắn 2.2.1.1 Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này qui định phương... của kết quả hai lần thử nghiệm 2.2.8 Phân tích hàm lượng Mangan 2.2.8.1 Phạm vi áp dụng Các phương pháp quang phổ để xác định mangan sau quá trình oxy hóa với natri periodat trong các loại cao su latex Các phương pháp đều phân tích cao su có chứa clorua Điều 3 quy định phương pháp áp dụng cho cao su phối liệu hoặc cao su lưu hóa, phương pháp không bị ảnh hưởng bởi các chất độn trơ có khối lượng nặng... tổng hợp hoặc các dạng canxi cacbonat khác nhau, hoặc bởi sự có mặt của các chất phối liệu tạo thành phosphat không hòa tan trong các điều kiện thử nghiệm Điều 4 quy định phương pháp áp dụng cho cao su thô, cao su phối liệu và cao su tổng hợp và các latex cao su không chứa các chất độn nặng (lớn hơn khoảng 10%) của chất độn trơ silicat hay bất kỳ chất nào chẳng hạn như titan dioxit trong các điều kiện... 91 × BA WTS Trong đó WBA là hàm lượng axit boric, được tính bằng % khối lượng 2.2.7 Phân tích hàm lượng đồng 2.2.7.1 Phạm vi áp dụng Áp dụng phương pháp quang phổ để xác định tổng lượng vết của đồng trong cao su thô, latex và cao su phối liệu, cho cả cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp Phương pháp này có thể áp dụng cho cao su chứa silic, với điều kiện là có xử lý bằng axit flohydric trong quá trình... ép miếng cao su đông từ ngoài vào trong _ Rửa kỹ tờ cao su dưới vòi nước ít nhất 5 phút nếu latex cô đặc được bảo quản với amoniac hoặc ít nhất là hai giờ nếu bảo quản với kali hydroxyt Để tờ cao su ráo nước ít nhất 5 phút trước khi đưa vào tủ sấy _ Sấy tờ cao su ở nhiệt độ 700 C ± 20 C cho tới khi hết màu trắng Nếu tờ cao su được sấy trên miếng kính lớn, cẩn thận trở tờ cao su hai đến ba lần trong vài... axit sulfuric và fluohydric để làm bay hơi silicon như là silicon tetrafluorua Sau khi phá mẫu, mangan bị oxy hóa thành permanganat bằng cách đun sôi với dung dịch natri periodat Nồng độ mangan được xác định bằng máy đo quang phổ tại bước sóng 525 nm _ Trường hợp mẫu thử không có clo: cao su được tro hóa trong chén silica 2.2.8.3 Thuốc thử Trong quá trình phân tích, chỉ dùng các hóa chất tinh khiết phân. .. nhẹ tờ cao su đông dưới bề mặt axit.Đậy đĩa bằng mặt kính đồng hồ và gia nhiệt trên bếp cách thuỷ khoảng 15 phút đến 30 phút _ Khi serum đã trong lại, gộp các mảnh đông nhỏ vào miếng đông chính Rửa cao su đông trong nước nhiều lần cho đến khi nước không còn axit khi thử bằng giấy quỳ _ Ép cao su đông để nước thoát ra và tạo thành tờ đồng đều dày không quá 2 mm Một cách thích hợp khác để cao su đông... không lớn hơn 0,2 % ( m /m) 2.2.2 Phân tích hàm lượng cao su khô 2.2.2.1 Phạm vi áp dụng _ Xác định hàm lượng cao su của latex cao su thiên nhiên cô đặc _ Phương pháp này không thích hợp cho các loại latex có nguồn gốc thiên nhiên khác với Heavea brasiliensis hoặc latex đã phối liệu, latex đã lưu hoá hoặc cao su khuyếch tán nhân tạo và cũng không áp dụng đối với cao su tổng hợp 2.2.2.2 Nguyên tắc Mẫu... _ Trong dung dịch axit sunfuric thể tích chuẩn sau đó là chuẩn độ axit thừa bằng dung dịch bazơ thể tích chuẩn _ Trong dung dịch axit boric sau đó là chuẩn độ bằng dung dịch axit thể tích chuẩn (vì axit boric là một axit yếu nên nó không ảnh hưởng đến chất chỉ thị được sử dụng trong phép chuẩn độ này) 2.1.3.3 Thuốc thử Trong su t quá trình phân tích, trừ khi có quy định khác, chỉ sử dụng thuốc thử có... lượng nitơ trong cao su thiên nhiên thô và latex cao su thiên nhiên bằng phương pháp Kendan 2.1.3.2 Nguyên tắc Một lượng mẫu đã biết được phân hủy bằng hỗn hợp axit sunfurric, kali sunfat và lượng xúc tác đồng sunfat, selen hoặc natri selenat, do vậy biến đổi các hợp chất nitơ thành amoni hydro sunfat, từ đó amoniac được chưng cất sau khi tạo thành hỗn hợp kiềm Amoniac chưng cất được hấp thụ: _ Trong dung . TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH CÔNG NGHIỆP PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU HÓA HỌC TRONG CAO SU GVHD: Ths. HỒ VĂN TÀI SVTH: TRẦN. kg/cm³. Cao su thiên nhiên tan tốt trong các dung môi hữu cơ mạch thẳng, mạch vòng và CCl 4 . Tuy nhiên, cao su thiên nhiên không tan trong rượu và xeton. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU HÓA HỌC TRONG. và xeton. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU HÓA HỌC TRONG CAO SU 2.1. Phân tích các chỉ tiêu hóa học trong cao su thiên nhiên 2.1.1. Phân tích hàm lượng chất bay hơi 2.1.1.1. Phạm vi áp dụng Có

Ngày đăng: 19/12/2014, 17:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan