tóm tắt luận án âm nhạc trong nghi lễ phật giáo ở hà nội

24 704 1
tóm tắt luận án âm nhạc trong nghi lễ phật giáo ở hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trải qua gần hai thiên niên kỷ du nhập và phát triển, Phật giáo đã đi sâu vào hầu hết các khía cạnh của đời sống xã hội, trở thành một trong những bộ phận cấu thành nền văn hóa Việt Nam, để lại nhiều dấu mốc đáng chú ý trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Ngược lại, chính những yếu tố truyền thống đã tác động trở lại và là “chất liệu”, phương tiện để Phật giáo nhập thế, phát triển với sắc thái riêng so với Phật giáo trong khu vực và vùng lãnh thổ khác. Âm nhạc Phật giáo sinh ra từ trong nghi lễ Phật giáo, là kết quả của quá trình vận động liên tục từ sự biến đổi, hình thành tông phái đến diễn trình truyền thừa vào các nền văn hóa khác nhau mà tính nhiều tầng, nhiều lớp trong âm nhạc Phật giáo Việt Nam là một minh chứng sống động. Nằm trong truyền thống âm nhạc nước nhà, âm nhạc Phật giáo lấy âm nhạc bản địa là cơ sở chính trong quá trình hình thành và phát triển. Ngoài thể hiện những đặc điểm chung của một nền âm nhạc truyền thống dân tộc, âm nhạc Phật giáo Việt Nam nói chung còn là âm nhạc chức năng nên mang những đặc trưng riêng gắn với triết lý và tập quán tu tập của tôn giáo này. Có thể nói, nghiên cứu âm nhạc Phật giáo là góp phần nghiên cứu Phật giáo Việt Nam, cũng là để thông qua đó nghiên cứu âm nhạc, văn hóa và tôn giáo Việt Nam trong lịch sử. Nói cách khác, thực tế cho thấy, Phật giáo Việt Nam mang tính vùng miền và tông phái, bởi vậy nghiên cứu về tôn giáo và văn hóa Việt Nam nói chung cũng như trong nghiên cứu vùng văn hóa không thể không nghiên cứu Phật giáo. Trong tương quan đó, nghiên cứu văn hóa, tư tưởng của Phật giáo Việt Nam không thể không nghiên cứu âm nhạc Phật giáo. Trong một phạm vi cụ thể, nghiên cứu âm nhạc Phật giáo qua trường hợp Thăng Long - Hà Nội, đặt trong bối cảnh vùng châu thổ Bắc bộ là góp phần chỉ ra bản chất của sự khác biệt mang tính vùng miền của âm nhạc và Phật giáo Việt Nam. Với vị trí là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của đất nước, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của dân tộc hàng nghìn năm qua, âm nhạc Phật giáo Hà Nội chứa đựng và còn bảo lưu được nhiều yếu tố mang đặc trưng riêng; dù vậy chưa dành được những nghiên cứu chuyên sâu. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài “Âm nhạc trong nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội” để viết luận án Tiến sĩ chuyên ngành Tôn giáo học. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nguồn gốc, sự hình thành, đặc biệt là diện mạo và chức năng của âm nhạc cùng mối quan hệ âm nhạc - nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội; một số đặc trưng cơ bản 2 của âm nhạc Phật giáo; các lớp văn hóa âm nhạc, tôn giáo, tín ngưỡng trong âm nhạc - nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội là đối tượng nghiên cứu chính của luận án. 2.2. Phạm vi nghiên cứu: 1. Không gian: nghiên cứu riêng phong cách Hà Nội ở Hà Nội cũ và một số địa phương phụ cận; hai nghi lễ tiêu biểu là lễ Thường nhật và lễ Trai đàn chẩn tế; 2. Âm nhạc: một số đặc trưng cơ bản như quan hệ ca từ, giai điệu, tổ chức và chức năng của nhạc khí; vai trò, chức năng của các nhịp trống - có so sánh với một số thể loại âm nhạc truyền thống vùng châu thổ Bắc bộ, âm nhạc Phật giáo Thái Bình và Huế; 3. Tên gọi, tên đề tài là nghiên cứu mối quan hệ giữa âm nhạc và nghi lễ Phật giáo gắn với Mã ngành. 3. Mục tiêu, mục đích nghiên cứu 3.1. Mục tiêu: Nghiên cứu để đưa ra các kết luận như: diện mạo của âm nhạc Phật giáo; chức năng và mối quan hệ giữa âm nhạc với nghi lễ Phật giáo; đặc trưng và những lớp văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng trong âm nhạc nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội. 3.2. Mục đích: đem kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong nghiên cứu và đào tạo chuyên ngành tôn giáo học và âm nhạc truyền thống dân tộc. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Khảo cứu tài liệu và nghiên cứu thực địa và xây dựng các luận điểm để trả lời các câu hỏi: 1. Âm nhạc xuất hiện trong nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội từ khi nào; 2. Âm nhạc có chức năng và ý nghĩa như thế nào trong nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội; 3. Âm nhạc Phật giáo Hà Nội có những đặc trưng cơ bản nào khác biệt và tương đồng so với một số thể loại âm nhạc phổ biến ở vùng châu thổ Bắc bộ và âm nhạc Phật giáo ở một địa phương cụ thể cùng khu vực? 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng trong triết học Mác-Lênin và một số lý thuyết trong nghiên cứu văn hóa, âm nhạc, tôn giáo và xã hội học. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu văn bản học; Phương pháp điền dã; Phương pháp so sánh đối chiếu; Phương pháp phân tích âm nhạc học; Phương pháp nghiên cứu lịch sử; Phương pháp tâm lý học tôn giáo. 6. Những đóng góp của luận án Về cơ sở lý luận, có thể khẳng định, đây là công trình đầu tiên sử dụng các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu liên ngành khoa học xã hội, tôn giáo học và nghệ thuật trong nghiên cứu âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội. Về cơ sở thực tiễn, đây cũng là công trình nghiên cứu đầu tiên, toàn diện về nguồn gốc, diện mạo, đặc trưng và chức năng của âm nhạc Phật giáo trong tương quan với nghi lễ của tôn giáo này. Là nguồn tư liệu cần tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy âm nhạc truyền thống và một số lĩnh vực liên ngành gần ở nước ta trong bối cảnh hiện nay. 3 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo và Công trình của tác giả, nội dung của luận án gồm bốn Chương, 11 tiết, các tiểu kết và phần Kết luận. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. NGUỒN TÀI LIỆU 1.1.1. Tài liệu gốc từ kinh điển Phật giáo và các bộ quốc sử, khảo cổ Nguồn này gồm các bộ kinh điển của Phật giáo; những cuốn cổ sử; một số văn bia cổ; những bức hình chạm khắc, vẽ và in trong kiến trúc các ngôi chùa và bệ đá khuôn viên chùa; các tượng cầm Pháp khí. 1.1.2. Tài liệu thứ cấp Những ghi chép, nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến âm nhạc và nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam giai đoạn trung, cận và hiện đại, cung cấp bối cảnh lịch sử để luận án có thể tham khảo hoặc kế thừa phương pháp luận nghiên cứu. 1.1.3. Tài liệu điền dã Tiến hành điền dã, khảo sát và nghiên cứu trực tiếp, trong đó điểm nhấn của luận án là tư liệu phỏng vấn sâu các sư tăng, cư sĩ và phỏng vấn tham dự các nghi lễ tại một số ngôi chùa thuộc 9 quận, huyện ở Hà Nội và một số tỉnh thuộc vùng châu thổ Bắc bộ. 1.1.4. Tài liệu tham khảo Gồm những công trình nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra là những cuốn tư liệu lịch sử đã đề cập ở mục 1.1.2 và một số sách lý luận liên ngành khác như Lý thuyết vùng văn hóa trong Vùng Văn hóa và Phân vùng Văn hóa ở Việt Nam, Lý thuyết chức năng trong Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Lý thuyết về sự nhiều tầng, nhiều lớp trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam,… 1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 1.2.1. Những công trình tiếp cận dưới góc độ âm nhạc học Nghiên cứu về âm nhạc Phật giáo Việt Nam nói chung đã có ít nhiều công trình nghiên cứu trước ít nhiều đề cập dưới góc độ âm nhạc học, đó là các tác giả Trần Văn Khê (Pháp) với Du ngoạn trong Âm nhạc truyền thống Việt Nam (Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh - 2004), Nguyễn Huy Thông (chủ biên), Lễ nhạc Phật giáo xứ Huế, Phân viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2008, Nguyễn Đình Lâm, “Âm nhạc Phật giáo trong nghi lễ cầu siêu”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 6, năm 2008, Hà Nội; “Diễn xướng thanh nhạc 4 trong nghi lễ Phật giáo (trường hợp lễ cầu siêu)”, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, số 12, 2008, Hà Nội; “Tổ chức dàn nhạc trong nghi lễ cầu siêu”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1 năm 2009. Lê Toàn với “Bước đầu tìm hiểu âm nhạc Phật giáo ở Bắc Ninh: trường hợp lễ cầu siêu” trên Tạp chí Di sản Văn hóa, Cục Di sản Văn hóa, số 02 năm 2008. Phạm Hồng Lĩnh với Góp phần tìm hiểu lễ nhạc Phật giáo xứ Huế, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội 2009. Nguyễn Thuyết Phong (Mỹ) trong “Bản sắc Lễ nhạc Phật giáo Việt Nam” in trong Nghệ thuật Phật giáo trong đời sống hôm nay (GS. Hoàng Chương chủ biên, Nxb. Dân trí, Hà Nội - 2010), Bùi Trọng Hiền với “Nhạc Phật giáo”, trong 1000 năm âm nhạc Thăng Long-Hà Nội (quyển 2 - Nhạc cổ truyền), Nxb. Âm nhạc, Hà Nội - 2010. Có thể nói, những nghiên cứu trên đã đóng một phần quan trọng ở nhiều phương diện giúp tác giả luận án có thể kế thừa, tiếp thu để xây dựng luận án này. 1.2.2. Những công trình tiếp cận dưới góc nhìn sử học-Phật giáo Các công trình Lịch sử âm nhạc Việt Nam - từ thời Hùng Vương đến thời Lý Nam Đế, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 2001; Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2005; Tổng tập văn học Việt Nam, (Tập I, II), Nxb. Văn học, Hà Nội, 1996. Tác giả Thích Giác Duyên với bài nghiên cứu Về nguồn gốc Chuông - Trống - Mõ đăng trên mạng điện tử . Tác giả Nguyễn Lang với công trình Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1994. Và tác giả Nguyễn Hùng Hậu với Đại cương Triết học Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000 - đã góp phần quan trọng giúp tác giả nhận thức vấn đề nhập thế của Phật giáo khi tiếp cận và biến những yếu tố truyền thống bản địa, trong đó có âm nhạc và các yếu tố khác phù hợp để trên đó xây dựng những nghi lễ - âm nhạc Phật giáo mang sắc thái riêng của Việt Nam và Hà Nội. 1.2.3. Đánh giá chung 1.2.3.1. Những khía cạnh cho luận án kế thừa Các công trình nghiên cứu ở hai góc độ trên cùng với quá trình nghiên cứu riêng của tác giả đã giúp chúng tôi có được một nhận thức thống nhất và tương đối toàn diện về âm nhạc Phật giáo Hà Nội nói riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung từ khởi đầu hình thành cho đến những bước phát triển của nó - để kế thừa phát triển luận án này. 1.2.3.2. Những khoảng trống để luận án nghiên cứu Về cơ sở lý luận, các nghiên cứu chuyên về âm nhạc lại chưa có những nghiên cứu sâu về “tính chất tôn giáo (Phật giáo)” của âm nhạc. Về cơ sở thực tiễn, chưa có công trình nào đưa ra được cái nhìn tổng thể cũng như diện mạo cùng với những đánh giá, kết luận khoa học về nhiều vấn đề có tính bản chất trong âm nhạc Phật giáo địa bàn này. 5 1.2.4. Những vấn đề đặt ra - Âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội cần được tổng hợp, khái quát lại những khía cạnh: 1) cơ sở, quá trình hình thành; 2) chức năng, vị trí và ý nghĩa của âm nhạc Phật giáo qua trường hợp Hà Nội; 3) đặc trưng của âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội, đặt trong bối cảnh vùng châu thổ Bắc bộ khi so sánh với âm nhạc Phật giáo Thái Bình; và bước đầu so sánh một vài khía cạnh của âm nhạc Phật giáo Huế. - Giải quyết vấn đề cơ bản đặt ra trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn tôn giáo học và âm nhạc học hiện nay: nghiên cứu nghệ thuật tôn giáo trong nghiên cứu tôn giáo học và việc tiếp cận âm nhạc tôn giáo trong nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam. 1.3. KHUNG PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT Luận án đã sử dụng các lý thuyết làm hướng đi, gồm Lý thuyết duy vật lịch sử trong hệ thống triết học Mác - Lênin; Lý thuyết chức năng; Lý thuyết vùng văn hóa; Lý thuyết về sự nhiều tầng, nhiều lớp trong âm nhạc truyền thống dân tộc. Các lý thuyết được sử dụng trong quan hệ hữu cơ với nhau nhằm phát hiện và làm rõ nhiều vấn đề xung quanh đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, luận án còn sử dụng lý thuyết âm nhạc phương Tây để mã hóa những hiện tượng âm nhạc và nhạc khí Phật giáo. 1.4. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Luận án đã tập trung một số khái niệm, thuật ngữ liên quan trực tiếp đến luận án như âm nhạc, âm nhạc Phật giáo, Canh, Kinh, Kệ, Lý, Sự, Tào Động, Lâm Tế, Thiền Thông, Bùa, Chú, … Tiểu kết chương 1 Thứ nhất, nếu như nguồn tư liệu gốc, bao gồm cả tư liệu cổ sử và khảo cổ, mỹ thuật, cho thấy sự xuất hiện của âm nhạc Phật giáo ngay từ những thế kỷ đầu của thiên niên kỷ thứ nhất, thì nguồn tư liệu nghiên cứu trên các phương diện lịch sử, tôn giáo, văn hóa và âm nhạc được nhắc đến ít nhiều cho thấy âm nhạc Phật giáo Việt Nam là một dòng chảy liên tục có sự kế thừa, tinh lọc qua lịch sử và được hiện diện trong đời sống sinh hoạt văn hóa Phật giáo trong lịch sử dân tộc. Cũng thông qua những công trình nghiên cứu này mà tác giả luận án kế thừa một số góc nhìn mới, cách tiếp cận mới để triển khai và trình bày những phát hiện vấn đề ở những chương sau của luận án. Thứ hai, những vấn đề cơ bản về cơ sở lý thuyết đã được tác giả đề cập cũng như xác định rõ. Nếu như nguồn tư liệu là chất liệu chính của luận án thì cơ sở lý thuyết chính là thế giới quan và phương pháp luận để tác giả xây dựng các luận cứ cũng như trình bày những đóng góp mới, kết quả mới trên cả phương diện lý luận và thực tiễn khi nghiên cứu âm nhạc Phật giáo Hà Nội. Cùng với đó, những khái niệm sử dụng trong luận án cũng là những vấn đề căn bản để tác giả 6 kiểm soát và làm rõ bản chất của các mối liên hệ liên quan đến đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGHI LỄ PHẬT GIÁO VÀ NGUỒN GỐC,DIỆN MẠO CỦA ÂM NHẠC TRONG NGHI LỄ PHẬT GIÁO Ở HÀ NỘI 2.1. ĐẶC ĐIỂM NGHI LỄ PHẬT GIÁO 2.1.1. Nghi lễ Phật giáo ở Việt Nam 2.1.1.1. Nghi lễ phản ánh sâu sắc giáo lý, giáo luật qua hoạt động tu hành của người xuất gia Theo giáo luật Phật giáo nói chung, người xuất gia phải thụ giới, giữ giới. Quá trình tu tập diễn ra tuần tự theo các bậc từ khi mới vào chùa (Chú Tiểu) cho đến khi đắc đạo. Theo quy định của giáo luật, bậc tu hành căn bản dành cho người xuất gia là Sa di, Tỳ kheo và Bồ Tát giới (với Đại thừa), trong đó giai đoạn thụ giới tỳ kheo được coi là căn bản và quan trọng bậc nhất. Hoạt động này được thực hiện hằng ngày và liên tục trong suốt cuộc đời mà hai nghi lễ Thường nhật và nghi lễ Trai đàn chẩn tế là nghi lễ phản ánh sâu sắc tư tưởng này. 2.1.1.2. Nghi lễ ảnh hưởng đến nếp sống văn hóa làng xã, địa phương Ngôi chùa là không gian để hai tư tưởng văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng truyền thống bản địa “va chạm” và hội nhập vào nhau để từ đó sinh ra nhiều nghi lễ “tạp tiếu” liên quan cả đến Phật giáo và dân gian. Người dân thì nương tựa vào cửa Phật, người tu hành lại “nhập gia tùy tục” để phát triển tôn giáo mình. Ở Hà Nội, những thời lễ buổi chiều, vì thế nhiều ngày có thêm những lá sớ, những mâm cúng cháo, thí thực bên cạnh cho các vong còn có chân linh có tên tuổi cụ thể. Những gia đình có người quá cố, ngoài được thờ cúng tại nhà còn được mang lên chùa, nương nhờ cửa Phật. Quan hệ qua lại giữa người tu hành với người dân, tín đồ và Phật tử địa phương vì thế trở thành “hạt nhân” tạo và bồi đắp nên văn hóa làng xã, phố phường Hà Nội. 2.1.1.3. Nghi lễ có sự phân hóa sâu sắc giữa tông phái và văn hóa vùng miền Sự phân hóa sâu sắc về vị trí địa lí, lịch sử, văn hóa và đặc điểm của quá trình truyền giáo chính là yếu tố căn bản quy định đặc điểm nghi lễ Phật giáo ở Việt Nam. Điều này cũng đã được khẳng định qua các kỳ Đại hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ năm 1981 đến năm 2012. 2.1.2. Nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội 2.1.2.1. Sự hòa quyện tư tưởng Thiền - Tịnh - Mật trong nghi lễ Đặc điểm này có ở trong phần lớn nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội, trong đó đáng chú ý là hai nghi lễ là Thường nhật và Trai đàn chẩn tế. Ở đây, nếu như 7 phương pháp tự thân tập trung tư tưởng, tu tập để thu nhận tinh hoa bên ngoài vào bên trong ở trạng thái thiền là một trong những đặc trưng của phép tu tập này thì phương pháp trì chú, ấn quyết, chủ trương tiếp nhờ tha lực chính là một đặc trưng của pháp tu Tịnh Độ và Mật tông; riêng Tịnh độ có đặc trưng là niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà để có được cảnh giới Tây Phương Cực lạc sau này. 2.1.2.2. Sự dung hợp Nho, Đạo giáo và tín ngưỡng bản địa trong nghi lễ Biểu hiện của sự hỗn dung có thể thấy rất rõ trong đàn lễ, từ khâu chuẩn bị cho đến các bước lễ. 1)Lễ cúng tổ-thỉnh sư tăng, 2) Phát tấu, 3) triệu vong, tắm vong-quy vong, 4) thỉnh Phật, tụng kinh, 5) chạy đàn-phá ngục, 6) giải oan-cắt kết, 7) Mông sơn, và 8) thỉnh xá-phóng xá. Nhưng một yếu tố quan trọng và là điểm nhấn trong quan hệ này là, để cầu siêu thoát cho các chân linh, cô hồn, các sư tăng phải chuẩn bị đàn tràng với đầy đủ hai yếu tố: tượng chư Phật thánh và vật phẩm cúng dàng cần thiết. Tượng và đồ lễ đặt trong đàn lễ phổ biến gồm 5 lớp, gồm các tượng Phật, Thánh thờ hỗn dung. Ngoài ra, những vật phẩm cúng dàng như hương, hoa, đăng, trà, quả, thực, các sư tăng còn phải chuẩn bị các loại vật phẩm khác gồm: sớ, điệp, trạng, sắc, phó ý, và các đồ mã khác như mũ, ngựa, hia, roi, hình nhân, quần áo, cỗ “mặn” (lợn, gà),… để dâng cúng cũng là những chi tiết cho thấy tinh thần ấy. 2.2. NGUỒN GỐC CỦA ÂM NHẠC PHẬT GIÁO HÀ NỘI 2.2.1. Nguồn gốc tư tưởng 2.2.1.1. Giáo lý, kinh sách Theo nghiên cứu một số điều trong giáo luật Phật giáo thì giai đoạn đầu Phật giáo phát triển, những người xuất gia được khuyên không nên tiếp xúc với âm nhạc. Giới thứ 33, không được tham dự và làm việc tà, nằm trong 48 giới nhẹ quy định việc này. Tuy nhiên, từ khi có Phật giáo Đại thừa, âm nhạc trong nghi lễ Phật giáo đã trở thành một trong những lễ vật để cúng dàng Phật pháp. 2.2.1.2. Qua quan niệm về Pháp khí/nhạc khí của người xuất gia Đó là quan niệm về chuông, trống, mõ. Ngoài ra, nhiều nhạc khí khác như Thanh la, Não bạt, Sáo, Nhị, Tiu - Cảnh cũng đã được nhà chùa hóa - Phật hóa thành những pháp khí sử dụng nhiều trong nhà chùa, nhất là các đàn lễ ứng phó đạo tràng, vì thế được sử dụng trong từng không gian, đàn lễ có quy định cụ thể. 2.2.2. Nguồn chất liệu 2.2.2.1. Văn hóa âm nhạc dân gian bản địa Âm nhạc Phật giáo là một bộ phận của âm nhạc truyền thống, sinh ra trên cơ sở của nền âm nhạc dân gian cổ truyền .Với tinh thần nhập thế, từ xa xưa, các sư tăng đã biết vận dụng âm điệu dân gian bản địa làm phương tiện góp phần thấu hiểu kinh điển Phật giáo và giáo hóa chúng sinh thông qua việc tụng kinh, niệm 8 Phật, Đây là cơ sở, nền tảng cơ bản và quan trọng để, thông qua đó, hình thành nền âm nhạc Phật giáo Hà Nội ngày nay. 2.2.2.2. Văn hóa âm nhạc ngoại nhập và nhạc cung đình Ở đây là quá trình tiếp nhận nhạc khí có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ và Chăm Pa. Ngoài ra, yếu tố âm nhạc cung đình trong nghi lễ Phật giáo cũng là kết quả của quá trình phát triển liên tục dựa trên cơ sở lý luận cũng như tư tưởng triết học truyền thống của các tôn giáo ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. 2.3. DIỆN MẠO CỦA ÂM NHẠC PHẬT GIÁO HÀ NỘI 2.3.1. Diện mạo âm nhạc Phật giáo Hà Nội và vùng phụ cận qua những dấu ấn lịch sử 2.3.1.1. Tư liệu thành văn Đó là những cuốn cổ sử, lịch sử Phật giáo, lịch sử âm nhạc Việt Nam, mà Long Biên - Thăng Long - Hà Nội là một trong những địa danh gắn với lịch sử dân tộc và quá trình truyền giáo diễn ra sớm nhất được ghi chép. Ngoài ra, tư liệu văn bia cũng là nguồn rất có giá trị khác phản ánh âm nhạc Phật giáo giai đoạn đầu độc lập của nước ta. 2.3.1.2. Tư liệu khảo cổ - mỹ thuật Đó là những bức chạm - khắc trên chất liệu đá và gỗ trong chùa; các pho tượng tay cầm Pháp khí, v.v… 2.3.2. Diện mạo âm nhạc Phật giáo Hà Nội hiện nay 2.3.2.1. Nhạc hát và sự phân nhóm Thứ nhất, nhóm gắn với những thể loại và hình thức tụng, tán, niệm giáo lý và danh hiệu Phật. Ở đây có tụng kinh, tán Canh và niệm danh hiệu Phật. Thứ hai, nhóm những bài thỉnh chư Phật thánh và than cô hồn. Thứ ba, nhóm những bài liên quan đến câu đọc, ngâm. Ở đây đáng chú ý là những bài đọc Sớ, Điệp, Trạng, Phó ý. 2.3.2.2. Tổ chức khí nhạc: các bộ phận chính Nhóm một, nhóm nhạc khí gắn với quá trình tu tập của người xuất gia. Ở đây chủ yếu là nhóm tự thân vang, gồm ba bộ phận: Chuông, có hai loại là đại hồng chung, chuông tụng kinh (gia trì) và chuông lắc, rung (còn gọi là linh); Mõ có hai loại là mõ tụng kinh và mõ cá (hình con cá); Mộc bảng và khánh, dùng khi báo chúng, báo thức. Ngoài các nhạc cụ thân vang, đôi khi người xuất gia còn sử dụng trống để mở đầu cho khoa cúng bố thí. Nhóm hai, nhóm nhạc cụ gắn với nghi lễ ứng phó đạo tràng (ở đây là nghi lễ Trai đàn chẩn tế). Bên cạnh một số nhạc cụ ở nhóm 1, còn sử dụng ba họ nhạc cụ khác: 9 Họ tự thân vang có Thanh la, Não bạt và Tiu - Cảnh; Họ màng rung có trống lớn và trống bản (mỗi thứ một chiếc); Họ dây có Nhị; và họ hơi có kèn Sô na (còn gọi là Già nam lam). Hai nhóm khí nhạc này có khi được sử dụng diễn tấu độc lập, trong một không gian đặc thù trong nhà chùa, nhưng cũng nhiều lúc được phối hợp lại với nhau, tổng hợp thành một “tổ chức dàn nhạc”. 2.3.2.3. Nhạc đàn - nhịp trống Nhịp trống sử dụng trong toàn bộ các nghi lễ Phật giáo gồm: 1)Trống lễ, 2)Trống thượng đường, 3)Trống phát lôi, 4)Trống sai, 5) Trống hóa sớ và 6) Trống dẫn lục cúng. Các nhịp trống ở đây, chủ yếu được sử dụng trong nghi lễ ứng phó đạo tràng, ở đây là Trai đàn chẩn tế, ít dùng trong nghi lễ Thường nhật. Trống và các nhịp trống có chức năng khá quan trọng, không chỉ như là “phần mở đầu” của nghi lễ mà còn có vai trò, vị trí như những “đoạn chen”, lưu không, giúp gắn kết các phần lễ lại với nhau trong suốt quá trình cử hành nghi lễ. Điều đó giúp cho nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội mang một sắc thái riêng, vừa uy nghi, thiêng liêng, nhưng lại vừa chứa đựng những yếu tố truyền thống quen thuộc với người dân bản địa. Tiểu kết chương 2 Trong nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội, bên cạnh ba yếu tố Thiền, Tịnh, Mật đồng tu còn có sự hội nhập của Nho, Đạo giáo và văn hóa, tín ngưỡng bản địa. Những yếu tố này hội tụ trong cả hai nghi lễ, trong đó đáng chú ý là nghi lễ Trai đàn chẩn tế. Từ đặc điểm chung về vị trí địa lý, văn hóa vùng và quá trình truyền thừa của Phật giáo đã tác động góp phần không nhỏ tới sự hình thành sắc thái âm nhạc Phật giáo Hà Nội. Trên cơ sở tư tưởng của Phật giáo và nguồn văn hóa âm nhạc dân gian bản địa, âm nhạc Phật giáo Hà Nội đã được định hình và phát triển trong sự tác động qua lại liên tục giữa các yếu tố này, đồng thời còn có sự ảnh hưởng và bồi đắp bởi các yếu tố ngoại nhập và cung đình trong lịch sử. Ở đó. những ghi chép từ trong chính sử cùng với nhiều tư liệu khảo cổ và mỹ thuật đã cho thấy sức ảnh hưởng và diện mạo của âm nhạc được phản ánh khá đậm đặc trong đời sống sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người dân gắn với ngôi chùa ở Hà Nội và vùng phụ cận. Tiếp nối dòng chảy lịch sử, diện mạo âm nhạc Phật giáo Hà Nội ngày nay được xác định trên ba thành phần chính là nhạc hát, tổ chức các nhạc khí và “nhạc đàn” - các nhịp trống. Những bộ phận này có quan hệ hữu cơ và liên kết với nhau, hỗ trợ nhau trong mỗi không gian và quá trình thực hành nghi lễ, tạo thành một tổng thể thống nhất, một diện mạo mang đặc trưng, sắc thái riêng. Đó là cơ sở quan trọng để luận án đi sâu nghiên cứu những khía cạnh, đặc trưng cơ bản của 10 âm nhạc Phật giáo Hà Nội trong mối tương quan với âm nhạc trong nghi lễ Phật giáo và âm nhạc truyền thống vùng châu thổ Bắc bộ. Chương 3: CHỨC NĂNG VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA ÂM NHẠC TRONG NGHI LỄ PHẬT GIÁO Ở HÀ NỘI 3.1. CHỨC NĂNG CỦA ÂM NHẠC TRONG NGHI LỄ Ở đây, chúng tôi sử dụng lý thuyết chức năng của Emile Durkheim để tìm hiểu bản chất của mối quan hệ giữa âm nhạc và nghi lễ Phật giáo qua trường hợp Phật giáo Hà Nội. Theo ông, “khi người ta cắt nghĩa một hiện tượng xã hội thì cần phải tìm riêng nguyên nhân hữu hiệu là nguyên nhân sản sinh ra nó và chức năng mà nó hoàn thành”. Điều này đúng khi nhìn vào hiện tượng âm nhạc Phật giáo qua phân tích các chức năng dưới đây. 3.1.1. Chức năng nghi lễ 3.1.1.1. Âm nhạc trong quá trình truyền và giữ giới cho người xuất gia Trong Phật giáo Đại thừa, đối với tỳ kheo tăng cần phải lĩnh thụ 250 giới, và với tỳ kheo ni là 348 giới. Những người thụ giới là những thanh văn, nghe âm thanh để được đến với đạo và đắc đạo. Âm thanh ở đây là những âm thanh khi tụng kinh, đọc kệ, tán Canh, đó là những Tứ diệu đế, Thập nhị nhân duyên, và là Bát chính đạo. Và âm nhạc đã hiện diện trong hầu hết các nghi lễ của Phật giáo. 3.1.1.2. Âm nhạc trong quá trình tu tập, quán tưởng và chuyển tải triết lý Phật giáo Khi các sư tăng tụng kinh, tán Canh, đọc kệ chính là để tiếp xúc được với Phật-Pháp-Tăng. Ở đây, tiếng chuông được thỉnh, tiếng mõ được điểm cùng với triết lý của Nhà Phật để người tu hành quay đầu trở về với cái bản thể tâm trong sáng, trí tuệ, nhận thức sự vật, hiện tượng là vô thường, diệt cái tôi - bản ngã, không có tham, sân, si. 3.1.1.3. Âm nhạc kết nối giữa cõi tục - thiêng Phật giáo lấy cái sự để hiển cái lý, lấy tâm truyền tâm và Phật giáo cũng lấy cái màu nhiệm, lấy cái giả tướng để cứu vớt cái giả tướng của mình, lấy mục tiêu siêu thoát cho “người âm” để giúp “người dương” được giác ngộ. 3.1.2. Chức năng chuyển hóa 3.1.2.1. Âm nhạc trong quá trình tu tập - chuyển hóa Điều này thể hiện ở nguyên tắc của đạo Phật, đặc biệt là Phật giáo Đại thừa, là có tu tập, giữ giới thì mới có sự chuyển hóa. Người xuất gia được sống đạo từ khi quy y Tam Bảo cho đến lúc thụ giới ở các cấp bậc khác nhau và đều được trải qua quá trình sống và gắn bó với Pháp khí - âm nhạc. Trong ba thời kinh: sáng, trưa, tối và các nghi lễ khác đều có sự đồng hành của âm nhạc. [...]... bản địa thông qua nghi lễ Phật giáo Khi nhìn nhận sự phát triển của âm nhạc Phật giáo Hà Nội nói riêng hiện nay cần đặt trong tương quan với quá trình hình thành và phát triển của nghi lễ Phật giáo Nói cách khác, âm nhạc Phật giáo sinh ra từ trong nghi lễ Phật giáo nên hướng đi của âm nhạc là hướng đi chung của nghi lễ Phật giáo: đó là sự ra đời của nghi lễ trên nền tảng tư tưởng Phật giáo có sự hội nhập... giáo ở ngoài dân gian với âm nhạc Phật giáo ở đây Điều đó cho thấy âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội thể hiện tính riêng nhưng thống nhất trong đa dạng nằm trong truyền thống âm nhạc truyền thống Việt Nam 5 Là một bộ phận của nghi lễ Phật giáo, âm nhạc Phật giáo đã và đang thực hiện vai trò bảo tồn và phát huy nhiều yếu tố truyền thống của dân tộc Do vậy, âm nhạc Phật giáo sẽ chịu tác động bởi chính nghi lễ Phật. .. Hai là, nghi lễ Phật giáo là môi trường đảm bảo cho những giá trị truyền thống trong âm nhạc Phật giáo được bảo tồn và phát huy Nếu như nghi lễ có 18 chức năng duy trì, bảo tồn tư tưởng và giáo hội Phật giáo thì âm nhạc chính là một trong những phương tiện có chức năng bảo tồn nghi lễ Phật giáo Điều đó cho thấy vai trò và mối quan hệ tác động qua lại giữa nghi lễ Phật giáo và âm nhạc trong nghi lễ là... quá trình vận động và hoàn thiện của nghi lễ Phật giáo Âm nhạc và nghi lễ Phật giáo có một quá trình hình thành và phát triển gắn bó mật thiết với nhau trong suốt diễn trình lịch sử Nghi n cứu âm nhạc trong nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội, chúng tôi rút ra một số nhận định chung qua một số luận điểm dưới đây Một là, sự hình thành và phát triển của âm nhạc Phật giáo Hà Nội là một quá trình kế thừa, tinh lọc... “ngành dọc” cùng âm nhạc Phật giáo, khi so sánh với truyền thống khác là Thái Bình và Huế thì những điểm chung ở đây là những nguyên tắc sử dụng âm nhạc Phật giáo gắn với từng bước lễ cho đến nội dung kinh sách và những thể loại căn bản dùng trong nghi lễ Phật giáo Chương 4: VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY ÂM NHẠC TRONG NGHI LỄ PHẬT GIÁO HÀ NỘI HIỆN NAY 4.1 NHẬN ĐỊNH CHUNG 4.1.1 Âm nhạc Phật giáo gắn với quá... bản âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội, đáng chú ý là nhạc đàn” chỉ còn trong trí nhớ của các cư sĩ và sư tăng cao tuổi Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, âm nhạc Phật giáo cần được nghi n cứu, bảo tồn, tôn vinh và giới thiệu trong đời sống văn hóa ở Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung qua sự quan tâm vào cuộc của các cơ quan ban ngành KẾT LUẬN Nghi lễ Phật giáo Việt Nam nói chung được hình thành trên cơ sở giáo. .. 3.2.1 Nhạc hát 3.2.1.1 Nhạc hát Phật giáo Hà Nội mang đặc trưng riêng so với nhạc hát truyền thống vùng châu thổ Bắc bộ - Nhạc hát Phật giáo sử dụng thể loại văn thơ mang đặc trưng riêng Âm nhạc nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội sử dụng phần lớn thể văn học với nội dung, ca từ mang đặc trưng riêng, không có trong âm nhạc truyền thống khác ngoài Phật giáo ở châu thổ Bắc bộ Ở đây, có 3 thể loại văn thơ Phật giáo. .. nghìn năm lịch sử Âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội vẫn đang hiện diện và phát triển trong đời sống văn hóa Phật giáo nói riêng, trong đời sống văn hóa truyền thống của người Hà Nội nói chung Vì vậy, âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội cần được các cơ quan hữu quan có chức năng, cả phía Nhà nước và Giáo hội quan tâm đầu tư để mảng âm nhạc này không ngừng được phát triển và sống trong đời sống văn hóa của Phật tử và quần... trình sáng tạo, lưu giữ và phát triển thể loại âm nhạc này Vì vậy, nhìn nhận sự duy trì và phát triển của âm nhạc Phật giáo Hà Nội là nhìn trong sự phát triển liên tục trong tương quan giữa môi trường sống, ở đây là nghi lễ, và vai trò của người thực hành nghi lễ - những “di sản nhân văn sống” 6 Như đã đề cập, âm nhạc Phật giáo ở Hà Nội đã có lịch sử hình thành, phát triển và được bồi đắp qua hàng nghìn... về âm nhạc Phật giáo Hà Nội, ngoài kết quả nghi n cứu được trình bày rải rác ở các Chương và Tiểu kết Chương trên, tác giả đưa ra những kết luận tổng quát dưới đây 1 Âm nhạc Phật giáo sinh ra từ trong nghi lễ Phật giáo gắn với quá trình phát triển và truyền giáo của tôn giáo này Đó là bước biến đổi từ Phật giáo Nguyên thủy sang Phật giáo Đại thừa Cũng có thể coi đó là bước chuyển biến về “lý luận trong . và phạm vi nghi n cứu. Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGHI LỄ PHẬT GIÁO VÀ NGUỒN GỐC,DIỆN MẠO CỦA ÂM NHẠC TRONG NGHI LỄ PHẬT GIÁO Ở HÀ NỘI 2.1. ĐẶC ĐIỂM NGHI LỄ PHẬT GIÁO 2.1.1. Nghi lễ Phật giáo ở Việt Nam 2.1.1.1 nhạc xuất hiện trong nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội từ khi nào; 2. Âm nhạc có chức năng và ý nghĩa như thế nào trong nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội; 3. Âm nhạc Phật giáo Hà Nội có những đặc trưng cơ bản. cơ bản 2 của âm nhạc Phật giáo; các lớp văn hóa âm nhạc, tôn giáo, tín ngưỡng trong âm nhạc - nghi lễ Phật giáo ở Hà Nội là đối tượng nghi n cứu chính của luận án. 2.2. Phạm vi nghi n cứu: 1.

Ngày đăng: 19/12/2014, 13:04

Mục lục

  • Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ

  • NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

    • 1.1. NGUỒN TÀI LIỆU

      • 1.1.1. Tài liệu gốc từ kinh điển Phật giáo và các bộ quốc sử, khảo cổ

      • Nguồn này gồm các bộ kinh điển của Phật giáo; những cuốn cổ sử; một số văn bia cổ; những bức hình chạm khắc, vẽ và in trong kiến trúc các ngôi chùa và bệ đá khuôn viên chùa; các tượng cầm Pháp khí.

      • 1.1.2. Tài liệu thứ cấp

      • 1.1.3. Tài liệu điền dã

      • 1.1.4. Tài liệu tham khảo

      • 1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

        • 1.2.1. Những công trình tiếp cận dưới góc độ âm nhạc học

        • 1.2.2. Những công trình tiếp cận dưới góc nhìn sử học-Phật giáo

        • 1.2.3. Đánh giá chung

        • 1.2.4. Những vấn đề đặt ra

        • 1.3. KHUNG PHÂN TÍCH LÝ THUYẾT

        • 1.4. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN

        • Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGHI LỄ PHẬT GIÁO VÀ NGUỒN GỐC,DIỆN MẠO CỦA ÂM NHẠC TRONG NGHI LỄ PHẬT GIÁO Ở HÀ NỘI

          • 2.1. ĐẶC ĐIỂM NGHI LỄ PHẬT GIÁO

            • 2.1.1. Nghi lễ Phật giáo ở Việt Nam

            • 2.1.1.1. Nghi lễ phản ánh sâu sắc giáo lý, giáo luật qua hoạt động tu hành của người xuất gia

            • 2.2. NGUỒN GỐC CỦA ÂM NHẠC PHẬT GIÁO HÀ NỘI

            • 2.2.1. Nguồn gốc tư tưởng

            • 2.2.1.1. Giáo lý, kinh sách

              • 2.2.1.2. Qua quan niệm về Pháp khí/nhạc khí của người xuất gia

              • 2.2.2. Nguồn chất liệu

              • 2.3. DIỆN MẠO CỦA ÂM NHẠC PHẬT GIÁO HÀ NỘI

                • 2.3.1. Diện mạo âm nhạc Phật giáo Hà Nội và vùng phụ cận qua những dấu ấn lịch sử

                • 2.3.2. Diện mạo âm nhạc Phật giáo Hà Nội hiện nay

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan