Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh (2).doc

90 1.9K 22
Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh (2).doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh

Trang 1

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vi

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài : 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài 3

6 Kết cấu của luận văn tốt nghiệp 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1 Ngân hàng thương mại 4

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại 4

1.1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại đối với sự phát triển của nền kinh tế 5

1.2 Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại 7

1.2.1 Khái niệm về vốn của Ngân hàng thương mại 7

1.2.2 Khái niệm về huy động vốn 9

1.2.3 Các hình thức huy động vốn trong Ngân hàng thương mại 9

1.2.4 Các phương pháp xác định chi phí huy động vốn 17

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại 19

1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn 24

1.3.1 Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn 24

1.3.2 Tỷ số huy động vốn có kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động 24

Trang 2

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI

NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH TÂY NINH 26

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 26

2.1.1 Tóm lượt quá trình hình thành và phát triển 26

2.1.2 Quá trình tăng vốn điều lệ của Sacombank 29

2.1.3 Cơ cấu sở hữu 30

2.1.4 Cơ cấu tổ chức 31

2.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh 32

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh 32

2.2.2 Bộ máy tổ chức và quản lý của Sacombank Tây Ninh 34

2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 34

2.3 Khái quát tình hình kinh doanh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh qua 3 năm 2008 - 2010 35

2.3.1 Tổng thu nhập 38

2.3.2 Tổng chi phí 39

2.3.3 Lợi nhuận 40

2.3.4 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển sắp tới của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh 41

2.4 Thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài GònThương Tín - chi nhánh Tây Ninh 45

2.4.1 Khái quát tình hình nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh 45

Trang 3

2.4.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn 65

2.4.4 Đánh giá chung về tình hình huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín trong thời gian qua 68

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 71

3.1 Giải pháp về lãi suất 71

3.2 Công nghệ 72

3.3 Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn và dịch vụ 73

3.4 Đào tạo nguồn nhân lực 74

3.5 Marketing Ngân hàng 75

3.6 Cơ sở vật chất 76

3.7 Kiến nghị 77

3.7.1 Đối với Nhà nước 77

3.7.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 78

3.7.3 Đối với Sacombank hội sở 79

3.7.4 Đối với Sacombank Tây Ninh 79

KẾT LUẬN 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

Trang 4

DN: DOANH NGHIỆP NH: NGÂN HÀNG

NHNN: NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC NHTM: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

NHTMCP: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHTƯ: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

UBND: ỦY BAN NHÂN DÂN

UBMTTQ: ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VHTTDL: VĂN HÓA THỂ THAO DU LỊCH VHĐCKH: VỐN HUY ĐỘNG CÓ KỲ HẠN VHĐKKH: VỐN HUY ĐỘNG KHÔNG KỲ HẠN

Trang 5

BẢNG 2.1: VỐN ĐIỀU LỆ CỦA SACOMBANK QUA CÁC NĂM

BẢNG 2.2: CƠ CẤU CỔ ĐÔNG CỦA SACOMBANK TÍNH ĐẾN NGÀY

BẢNG 2.3: TỔNG HỢP BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH CỦA SACOMBANK TÂY NINH NĂM 2008, 2009 VÀ 2010

BẢNG 2.4: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA SACOMBANK TÂY NINH

NĂM 2008, 2009 VÀ 2010

BẢNG 2.5: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN NĂM 2008, 2009, 2010

BẢNG 2.6: HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN THEO THỜI GIAN HUY

ĐỘNG CỦA SACOMBANK TÂY NINH NĂM 2008, 2009, 2010

BẢNG 2.7: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ LÃI VÀ TIỀN GỬI NĂM 2008,

2009 VÀ 2010

BẢNG 2.8: HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN NĂM 2008,

2009, 2010

Trang 6

SƠ ĐỒ 2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN

SƠ ĐỒ 2.9: TIỀN GỬI CỦA DN – TCKT NĂM 2008, 2009 VÀ 2010

SƠ ĐỒ 2.10: TIỀN GỬI KHÔNG KỲ HẠN CỦA DN – TCKT NĂM 2008,

Trang 7

SƠ ĐỒ 2.15: PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ NĂM 2008, 2009, 2010SƠ ĐỒ 2.16: TIỀN GỬI CỦA TCTD KHÁC NĂM 2008, 2009, 2010

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài :

Mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra hiện nay là tích cực đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Đây là mục tiêu quan trọng trong quá trình vươn lên, thoát khỏi sự tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới Để thực hiện được mục tiêu này thì vốn là một trong những yếu tố rất quan trọng, vốn là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế hay nói cách khác mức tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào quy mô và hiệu quả vốn đầu tư Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi sau một giai đoạn suy thoái, với sự phục hồi đó làm cho thị trường xuất khẩu trở nên sôi nổi, xu hướng đầu tư của doanh nghiệp ngày càng tăng cao, các thành phần kinh tế khác cũng theo đó mà phát triển… vì thế nhu cầu về vốn trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Thực tế, trong nền kinh tế cạnh tranh hiện nay, có rất nhiều chủ thể, thông qua các con đường khác nhau có khả năng cung cấp vốn, đáp ứng nhu cầu về vốn Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận được là huy động vốn qua các trung gian tài chính - Ngân hàng thương mại - là kênh quan trọng nhất, có hiệu quả nhất.

Như chúng ta đã biết trong những năm vừa qua để kìm chế lạm phát, Ngân hàng Nhà nước đã có những chính sách thắt chặt tiền tệ như tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, ấn định mức lãi suất huy động vốn để tránh tình trạng nguồn vốn chạy từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác đã làm cho hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng thương mại gặp khá nhiều khó khăn Nhu cầu về vốn của khách hàng tăng trong khi Ngân hàng lại thiếu vốn để giải ngân Vì vậy, Ngân hàng cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ngoài việc sử dụng công cụ lãi suất

Trang 9

Nắm bắt được tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề này, với những kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Tây Ninh, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu thực tế hoạt động huy động vốn của Sacombank Tây Ninh qua 3 năm 2008 - 2010 nhằm nhận dạng những khó khăn và thuận lợi để từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

 Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh qua 3 năm 2008 - 2010.

 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh qua 3 năm 2008 - 2010.

 Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh.

4 Phương pháp nghiên cứu

 Khảo sát thông tin từ thực tiễn Sacombank qua quan sát và trao đổi trực tiếp với các nhân viên, lãnh đạo phụ trách hoạt động huy động vốn

 Thu thập dữ liệu thứ cấp: Báo cáo tài chính, báo cáo tín dụng

 So sánh các số liệu qua các thời kỳ để đánh giá hiệu quả huy động vốn  Dựa vào các chỉ tiêu tài chính để phân tích và đánh giá hiệu quả huy động

vốn

Trang 10

5 Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài

- Chưa có kinh nghiệm thực tế để xử lý thông tin.

6 Kết cấu của luận văn tốt nghiệp

Luận văn bao gồm 3 chương:  Chương 1: Cơ sở lý luận

 Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Tây Ninh

 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Tây Ninh

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại

Mỗi nước khác nhau sẽ có một khái niệm và mô hình tổ chức Ngân hàng khác nhau Thông thường người ta phải dựa vào tính chất và mục đích, đối tượng hoạt động của nó trên thị trường tài chính

Trong điều 1 luật Ngân hàng của Pháp (13/6/1941) có ghi: “Ngân hànglà những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạccủa công chúng dưới hình thức ký thác hay dưới hình thức khác và sử dụngtài nguyên đó cho chính họ , trong các nghiệp vụ chiết khấu và làm phươngtiện thanh toán ” Hay như Ấn Độ, luật Ngân hàng năm 1950 được bổ sungvào năm 1959 đã nêu: “Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác đểcho vay, tài trợ, đầu tư” Và theo luật Ngân hàng Đan Mạch năm 1930 địnhnghĩa: “Những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, buônbán vàng bạc, hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiệntín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra bảohiểm…”.

Theo pháp lệnh “Các Tổ chức Tín dụng” (1990) của Việt Nam thì

Ngân hàng thương mại được định nghĩa như sau: “Ngân hàng thương mại làmột tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên lànhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đóđể cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.

Trang 12

1.1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại đối với sự phát triển của nềnkinh tế

1.1.2.1Ngân hàng thương mại cung cấp vốn cho nền kinh tế

Ngân hàng thương mại ra đời là tất yếu của nền sản xuất hàng hoá Khi sản xuất hàng hóa phát triển, lưu thông hàng hóa ngày càng được mở rộng, nhu cầu về vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh ngày càng cao Mặt khác trong xã hội lại có một lượng vốn nhàn rỗi do quá trình tiết kiệm, tích luỹ của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác NHTM là chủ thể đứng ra huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi đó và sử dụng nguồn vốn huy động được cấp vốn cho nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng NHTM trở thành chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế Nhờ có những hoạt động và nghiệp vụ của NHTM, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, tăng năng suất lao động, từ đó thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển.

1.1.2.2Ngân hàng thương mại là cầu nối doanh nghiệp và thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp khi sản xuất phải luôn đặt ra và trả lời được 3 câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Sản xuất của doanh nghiệp phải phù hợp với tín hiệu của thị trường Để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao sản xuất, đa dạng hóa mẫu mã, sản phẩm, đầu tư các trang thiết bị, công nghệ hiện đại Những hoạt động này luôn đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn đầu tư lớn và các NHTM có thể đáp ứng được vấn đề này Nói cách khác NHTM là một cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp và thị trường, giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng về mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh và từ đó tạo cho doanh nghiệp chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh.

Trang 13

1.1.2.3Ngân hàng thương mại là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nềnkinh tế

Trong nền kinh tế thị trường, NHTM với tư cách là trung tâm tiền tệ của toàn bộ nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển hài hoà cho tất cả các thành phần kinh tế khi tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể nói mỗi sự dao động của Ngân hàng đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến các thành phần kinh tế khác Do vậy, sự hoạt động có hiệu quả của NHTM thông qua các nghiệp vụ kinh doanh của nó thực sự là công cụ tốt để Nhà nước tiến hành điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Thông qua hoạt động thanh toán giữa các Ngân hàng trong hệ thống, NHTM đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng cho lưu thông Thông qua việc cấp tín dụng cho nền kinh tế NHTM đã thực hiện việc dẫn dắt các nguồn tiền, tập hợp và phân phối vốn trên thị trường, điều khiển chúng một cách hiệu quả và thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô

Mặt khác thông qua NHTM, NHNN có thể ấn định mức lãi suất huy động, quy định thời hạn cho vay, tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc để thực thi chính sách tiền tệ mở rộng hay thắt chặt nhằm quản lý lượng tiền trong lưu thông, đảm bảo sự ổn định của thị trường tiền tệ Việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua hệ thống NHTM thườmg đạt hiệu quả trong thời gian ngắn nên thường được Nhà nước sử dụng

1.1.2.4Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia và nền tàichính quốc tế

Trong nền kinh tế thị trường, khi các mối quan hệ hàng hoá, tiền tệ ngày càng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên cần thiết và cấp bách Việc phát triển kinh

Trang 14

tế ở các quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó.Vì vậy nền tài chính của mỗi quốc gia cũng phải hoà nhập với nền tài chính quốc tế và NHTM với các hoạt động của mình đã đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoà nhập này Với các nghiệp vụ như thanh toán, nghiệp vụ hối đoái và các nghiệp vụ khác NHTM tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển Thông qua hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại hối, quan hệ tín dụng với các NHTM nước ngoài NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế

1.2 Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại1.2.1 Khái niệm về vốn của Ngân hàng thương mại

Vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do bản thân Ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động vốn dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện dịch vụ kinh doanh khác Vốn của Ngân hàng thương mại bao

Vốn tự có là giá trị thực có của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ và một số tài sản nợ khác của Ngân hàng theo quy định của NHNN Vốn tự có chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của NHTM Vốn tự có gồm:

 Vốn điều lệ : là số vốn do pháp luật quy định khi Ngân hàng mới thành lập và đi vào hoạt động

Trang 15

 Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ : được trích lập hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế và không được vượt quá vốn điều lệ

 Quỹ dự phòng tài chính: được trích lập hàng năm theo tỷ lệ 10% lợi nhuận sau thuế nhương không được vượt quá 25% vốn điều lệ

 Tài sản nợ khác:

 Lợi nhuận chưa phân phối  Thu nhập lớn hơn chi pní  Hao mòn TSCĐ

1.2.1.2Nguồn vốn trong huy động

Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng huy động được từ hai nguồn chủ yếu là:

 Tiền gửi của cá nhân và hộ gia đình

 Tiền gửi của tổ chức kinh tế và doanh nghiệp

Đây là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng sử dụng để kinh doanh của Ngân hàng Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM

Để đảm bảo hoạt động có hiệu quả cao, Ngân hàng phải huy động đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn làm sao để huy động được nguồn vốn phù hợp với chi phí thấp nhất, tỷ trọng các nguồn vốn phải hợp lý từ đó nâng cao được sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng

1.2.1.3Nguồn vốn đi vay

Vốn đi vay là nguồn vốn được hình thành do Ngân hàng đi vay các tổ chức tín dụng khác hoặc NHTƯ:

 Vay các TCTD khác: Trong trường hợp vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu thanh khoản NHTM có thể đi vay các TCTD khác để đáp ứng nhu cầu thanh khoản Đây là nguồn vốn có tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn,

Trang 16

NHTM chỉ sử dụng nguồn vốn này khi thực sự cần thiết vì nó có chi phí cao hơn vốn huy động rất nhiều

 Vay NHTƯ: NHTƯ cho NHTM vay dưới hình thức tái cấp vốn, vay thanh toán, vay ngắn hạn bổ sung NHTƯ có cho NHTM vay hay không phụ thuộc vào:

 Chính sách tiền tệ mà NHTƯ đang theo đuổi: Nếu NHTƯ muốn mở rộng mức cung tiền để thúc đẩy kinh tế phát triển thì NHTƯ sẽ đáp ứng nhu cầu vay của NHTM một cách dễ dàng và ngược lại

 Hạn mức tín dụng của NHTM được NHTƯ cấp đã được sử dụng hết chưa: thông thường NHTƯ cấp cho mỗi Ngân hàng một hạn mức tín dụng và NHTM được phép vay trong hạn mức này Đây là nguồn vốn có chi phí rất cao do đó NHTM chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết

1.2.1.4Nguồn vốn khác

Ngoài các nguồn vốn chủ yếu trên NHTM còn có các nguồn vốn khác cũng không kém phần quan trọng như: vốn trong thanh toán, nguồn vốn uỷ thác đầu tư NHTM có thể sử dụng các nguồn vốn này để kinh doanh trong khoảng thời gian và điều kiện nhất định

1.2.2 Khái niệm về huy động vốn

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM Các NHTM nhận vốn từ những người gửi tiền, các chủ thể cho vay để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình nên nguồn vốn này được xem như một khoản nợ của Ngân hàng.

1.2.3 Các hình thức huy động vốn trong Ngân hàng thương mại1.2.3.1Phân loại căn cứ theo thời gian

Phân loại theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng vì nó liên quan mật thiết đến tính an toàn và khả năng sinh lợi của nguồn vốn huy

Trang 17

động cũng như thời gian phải hoàn trả khách hàng Theo thời gian hình thức huy động chia thành

a.Huy động ngắn hạn

Đây là hình thức huy động chủ yếu trong các Ngân hàng thương mại thông qua việc phát hành các công nợ ngắn hạn trên thị trường tiền tệ và các nghiệp vụ nhận tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi thanh toán… Phần lớn số này được dùng để cho vay ngắn hạn (dưới 1 năm) hoặc được chuyển hoán kỳ hạn để cho vay trung hạn Do thời gian ngắn nên lãi suất huy động ngắn hạn thường thấp, tính ổn định kém.

b.Huy động trung hạn

Đây là nguồn huy động vốn Ngân hàng qua phát hành các công cụ nợ trung hạn trên thị trường vốn hoặc nhận tiền gửi trung hạn (1 năm đến 5 năm) Vốn huy động này Ngân hàng có thể sử dụng tương đối dài và thuận tiện Tuy nhiên lãi suất huy động nguồn này thường cao hơn nguồn ngắn hạn Nguồn huy động trung hạn rất quan trọng và cần thiết để Ngân hàng thực hiện các hoạt động đầu tư, thay đổi công nghệ và cho vay trung hạn, dài hạn với lãi suất cao.

c.Huy động dài hạn

Đây là hoạt động huy động vốn dài hạn của Ngân hàng trên thị trường vốn Với nguồn huy động này Ngân hàng có thể sử dụng dễ dàng, có tính ổn định cao (từ 5 năm trở lên) Do vậy lãi suất của Ngân hàng phải trả cũng rất cao.

1.2.3.2Phân loại theo đối tượng huy độnga.Huy động vốn từ dân cư

Đây là khu vực huy động đầy tiềm năng cho các Ngân hàng Ngân hàng huy động từ các khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng và sau đó chuyển đến cho

Trang 18

những người cần vốn để mở rộng đầu tư và kinh doanh Nguồn huy động từ dân cư thường khá ổn định.

b.Huy động vốn từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế

Đây là nguồn huy động được đánh giá rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn Để tiết kiệm thời gian và chi phí trong thanh toán, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ hầu hết đều có tài khoản trong Ngân hàng Các doanh nghiệp khi bán được hàng hóa đều gửi tiền vào Ngân hàng và rút ra khi cần Chu kỳ rút tiền của doanh nghiệp và các tổ chức trong xã hội không giống nhau Vì vậy, Ngân hàng luôn có trong tay một khoản tiền lớn mà mình có thể sử dụng một cách tương đối thuận lợi Tuy nhiên, độ lớn của khoản tiền này phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ, các tiện ích mà Ngân hàng mang lại khi khách hàng sử dụng các dịch vụ Điều này khiến cho việc huy động vốn từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế gắn liền với việc mở rộng, cải tiến các dịch vụ Ngân hàng.

c.Huy động vốn từ Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng khác

Trong quá trình hoạt động, các Ngân hàng thường có các khoản tiền gửi lẫn nhau để thuận tiện trong giao dịch, thanh toán… Ngoài ra việc vay lẫn nhau giữa các Ngân hàng cũng làm tăng nguồn vốn huy động Điều này tuy không thường xuyên song là cần thiết trong hoạt động kinh doanh của mỗi Ngân hàng thương mại Khi xuất hiện việc thiếu hụt dự trữ hay khả năng thanh toán bị đe dọa… các Ngân hàng thương mại có thể vay lẫn nhau Quá trình vay là một thỏa thuận tín dụng giữa hai bên Quá trình tăng vốn huy động này có thể được thực hiện trên thị trường nội tệ hay thị trường ngoại tệ Trong số những người cho Ngân hàng vay có 1 người đặc biệt đó là Ngân hàng Trung ương Ngân hàng Trung ương đóng vai trò là người cho vay cuối cùng để cứu các Ngân hàng thương mại thoát khỏi các trục trặc xảy ra Huy động vốn từ các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác tuy cũng khá dễ

Trang 19

dàng nhưng số lượng thường không nhiều và chi phí huy động thường cao hơn Do vậy, hình thức huy động này các Ngân hàng sử dụng không nhiều.

1.2.3.3Phân loại theo nghiệp vụ huy động

Hình thức phân loại này là hình thức chủ yếu được các Ngân hàng thương mại sử dụng hiện nay Phân loại theo nghiệp vụ huy động vốn rõ ràng tạo sự thuận tiện cho Ngân hàng khi tiến hành huy động, bao gồm:

a.Huy động vốn qua nghiệp vụ nhận tiền gửi

Huy động tiền gửi không kỳ hạn

Đây là phần tiền huy động tương đối quan trọng ở những nước phát triển có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt cao Mục đích của các khoản tiền gửi này không phải là để lấy lãi mà chủ yếu dùng để thanh toán Khách hàng gửi tiền phần lớn là những tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các cá nhân làm ăn buôn bán phải thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ liên tục Người gửi tiền có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào hoặc để trả cho người thứ ba Hình thức rút có thể là tiền mặt hay lấy qua hình thức thanh toán bằng séc Đặc biệt người gửi tiền có thể không cần trực tiếp đến Ngân hàng lấy mà có thể rút qua các máy rút tiền tự động ( máy ATM ) Ngân hàng thường bảo quản loại tiền gửi này trên hai tài khoản: Tài khoản thanh toán và tài khoản vãng lai

 Tài khoản thanh toán là loại tài khoản tiền gửi mà chủ tài khoản có toàn quyền sử dụng số tiền trên tài khoản nhưng chỉ trong phạm vi số dư tiền gửi Loại tài khoản này luôn luôn có số dư có

 Tài khoản vãng lai là tài khoản có thể dư có hoặc dư nợ, thường được sử dụng cho các tổ chức kinh tế Số dư có thể hiện tiền gửi của khách hàng còn số dư nợ thể hiện khoản tín dụng Ngân hàng cấp cho khách hàng vay

Với mục đích chủ yếu khi gửi tiền là để sử dụng các dịch vụ Ngân hàng nên mức lãi suất mà Ngân hàng trả cho người gửi tiền là rất thấp, thậm chí

Trang 20

không phải trả lãi Tuy nhiên ở nhiều nước có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt thấp (trong đó có Việt Nam) và để tăng mức động viên tiền gửi, Ngân hàng vẫn trả lãi cho tiền gửi này (có những thời điểm được trả ngang bằng với lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn) Tỷ lệ huy động từ nguồn này sẽ là khá cao nếu Ngân hàng có các dịch vụ đa dạng, sản phẩm Ngân hàng chất lượng cao, hệ thống mạng lưới rộng rãi đáp ứng tốt các nhu cầu của người gửi tiền

Huy động tiền gửi có kỳ hạn

Là các tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào Ngân hàng và rút ra sau một thời hạn nhất định Khoản này thường gắn với các tổ chức kinh tế có chu kỳ kinh doanh gần như xác định, thời gian thanh toán tiền ổn định, ít có sự biến động Phần tiền gửi này Ngân hàng sử dụng dễ dàng nên mức lãi suất mà Ngân hàng phải trả cũng cao hơn Người gửi tiền ngoài mục đích sử dụng các dịch vụ Ngân hàng còn có mục đích kiếm lời Do đó, sự thay đổi lãi suất sẽ có tác động rất nhanh và rõ nét đối với nguồn vốn huy động của Ngân hàng

Ở Việt Nam, hình thức tiền gửi có kỳ hạn bằng các chứng chỉ tiền gửi mà chúng ta vẫn gọi là kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích với các thời hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng ngày càng phổ biến, đã và đang phát huy vai trò hay việc tạo vốn cho các Ngân hàng

Huy động tiền gửi tiết kiệm

Đây là hình thức phổ biến nhất, lâu đời nhất của các Ngân hàng thương mại Bao gồm các loại sau:

 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là một loại sản phẩm mà Ngân hàng cung ứng để giúp khách hàng tích lũy dần những khoản tiền nhỏ để đáp ứng một khoản chi tiêu nào đó trong tương lai mà vẫn được hưởng lãi Khi mở tài

Trang 21

khoản này khách hàng có thể tùy ý gửi tiền hoặc rút tiền Do các giao dịch này không thường xuyên, chủ yếu là giao dịch gửi tiền và rút tiền trực tiếp nên chi phí của Ngân hàng thấp Hình thức này gần giống như huy động tiền gửi không kỳ hạn Tuy nhiên so với tiền gửi không kỳ hạn thì số dư của phần này ổn định hơn, ít biến động hơn nên Ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn

Khi khách hàng gửi tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng sẽ được Ngân hàng cấp một sổ tiền gửi Sổ tiền gửi này sẽ phản ánh tất cả các giao dịch gửi tiền, rút tiền, số dư hiện có, tiền lãi được hưởng hoặc khách hàng được cung cấp một báo cáo tài khoản sau mỗi lần giao dịch thay cho sổ tiền gửi.

 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Đây là loại hình tiết kiệm phổ biến nhất, quen thuộc nhất ở nước ta Người gửi tiền gửi vào Ngân hàng và rút ra sau những thời hạn xác định: 3 tháng, 6 tháng Người gửi không được rút trước, nếu rút trước hạn thì sẽ bị phạt Đây là những khoản tiền có tính ổn định rất cao nên Ngân hàng phải trả khách hàng với lãi suất gần như là cao nhất Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, để tăng sức cạnh tranh, thu hút được vốn các Ngân hàng đã rất linh hoạt trong việc khách hàng rút ra trước thời hạn Có Ngân hàng thì tính lãi cho khách hàng với lãi suất không kỳ hạn, có Ngân hàng vẫn tính với lãi suất đó với số ngày gửi thực tế

 Tiền gửi tiết kiệm có thời hạn dài

Loại hình này khá phổ biến ở những nước phát triển nhưng ở nước ta còn khá mới mẻ Người gửi có thể gửi tiền vào bất cứ lúc nào và chỉ được rút ra khi đến hạn (thời hạn tương đối dài) Loại hình này giúp cho Ngân hàng có nguồn vốn ổn định để có thể đầu tư trung và dài hạn

Trang 22

b.Huy động vốn qua nghiệp vụ đi vay

Hình thức này ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay Các Ngân hàng thương mại có thể vay từ nhiều nguồn:

Vay từ các Tổ chức tín dụng

Đó là các khoản vay thông thường mà các Ngân hàng vay lẫn nhau trên thị trường liên Ngân hàng hay thị trường tiền tệ Các Ngân hàng thường xây dựng các mối quan hệ tốt để khi thiếu hụt vốn có thể vay lẫn nhau chứ không vay Ngân hàng Trung ương

Vay từ Ngân hàng Trung ương

Khi Ngân hàng thương mại xảy ra tình trạng thiếu hụt dự trữ bắt buộc hay mất khả năng thanh toán thì người cuối cùng mà các Ngân hàng có thể cầu cứu là Ngân hàng Trung ương Ngân hàng Trung ương cho vay dưới hình thức tái chiết khấu thương phiếu Các Ngân hàng thương mại có thể mang các thương phiếu lên Ngân hàng Trung ương để vay Tuy nhiên việc vay này cũng có một số khó khăn do Ngân hàng Trung ương chỉ cho Ngân hàng thương mại một hạn mức tái chiết khấu và việc cho vay này lại nằm trong định hướng của chính sách tài chính quốc gia Dẫu sao đây cũng là một hình thức bổ sung vốn cho Ngân hàng thương mại cực kỳ quan trọng trong những thời điểm nhất định

c.Huy động vốn qua phát hành các công cụ nợ

Ngân hàng được phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy

định của Ngân hàng Nhà nước (Điều 46 – Luật các tổ chức tín dụng).

Đây là hình thức huy động vốn có hiệu quả khá cao của Ngân hàng thương mại Trong quá trình hoạt động, ở những thời điểm nhất định, Ngân

Trang 23

hàng thấy cần phải huy động thêm vốn trước những cơ hội kinh doanh đầy hấp dẫn Ngân hàng huy động vốn ở thế chủ động, có nghĩa là có đầu ra mới tính đầu vào Ngân hàng xác định rõ quy mô huy động vốn, loại tiền huy động và đưa ra mức hợp lý làm cho việc tạo vốn của Ngân hàng thành công nhanh chóng

Giấy tờ có giá là chứng nhận của Ngân hàng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa Ngân hàng và người mua.

Phân loại giấy tờ có giá

Căn cứ vào thời hạn, giấy tờ có giá bao gồm

 Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.

Kỳ phiếu Ngân hàng là một loại giấy tờ nhận nợ ngắn hạn do Ngân hàng phát hành nhằm huy động vốn trong dân, chủ yếu là để phục vụ những kế hoạch kinh doanh xác định của Ngân hàng như một dự án, một chương trình kinh tế  Giấy tờ có giá dài hạn là giấy tờ có giá có thời hạn từ 12 tháng trở lên, bao gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn và các giấy tờ có giá dài hạn khác Trái phiếu của Ngân hàng là một loại giấy tờ có giá, xác nhận khoản nợ của Ngân hàng đối với người chủ của Ngân hàng với những cam kết thanh toán một số tiền xác định vào một ngày xác định trong tương lai với thời hạn xác định cho trước Trái phiếu được phát hành trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng, chủ yếu là huy động vốn trung và dài hạn.

Căn cứ vào phương thức trả lãi, giấy tờ có giá bao gồm

 Giấy tờ có giá tính lãi trước là các giấy tờ có giá Ngân hàng tính lãi ngay khi phát hành, khi đáo hạn khách hàng nhận tiền bằng mệnh giá.

Trang 24

 Giấy tờ có giá trả lãi một lần khi đến hạn thanh toán là các giấy tờ có giá Ngân hàng phát hành chỉ thanh toán lãi khi đáo hạn cùng mệnh giá.

 Giấy tờ có giá trả lãi theo định kỳ là các giấy tờ có giá Ngân hàng phát hành căn cứ vào phiếu trả lãi theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm đối với các giấy tờ có giá dài hạn.

Các trường hợp phát hành giấy tờ có giá

Có các trường hợp phát hành giấy tờ có giá sau:

 Phát hành giấy tờ có giá ngang giá (phát hành bằng mệnh giá) là phát hành giấy tờ có giá đúng bằng mệnh giá.

 Phát hành giấy tờ có giá có chiết khấu (giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá) là phát hành giấy tờ có giá với giá nhỏ hơn mệnh giá Phần chênh lệch giữa giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá gọi là chiết khấu giấy tờ có giá.

 Phát hành giấy tờ có giá có phụ trội (giá phát hành lớn hơn mệnh giá) là phát hành giấy tờ có giá với giá lớn hơn mệnh giá Phần chênh lệch giữa giá phát hành lớn hơn mệnh giá gọi là phụ trội giấy tờ có giá.

d.Huy động vốn qua các hình thức khác

Để tăng cường huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các Ngân hàng thương mại còn sử dụng các hình thức khác về dịch vụ xã hội: làm dịch vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán, trung gian thanh toán, đầu mối trong hợp đồng đồng tài trợ Nền kinh tế càng phát triển, các dịch vụ trên càng mang lại cho Ngân hàng những nguồn huy động lớn giúp cho Ngân hàng có thể kinh doanh một cách an toàn và hiệu quả

1.2.4 Các phương pháp xác định chi phí huy động vốn1.2.4.1Phương pháp chi phí trung bình theo nguyên giá

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất, có ưu điểm là đánh giá được nguồn vốn trong quá khứ.

Trang 25

Chi phí trả lãiChi phí trả lãi gia quyền =

Tổng các khoản tiền gửi và vay

Để bù đắp được chi phí trả lãi

Chi phí trả lãiChi phí đặt ra =

Tài sản có sinh lời

Để đạt được mức lãi cổ phần a% (với mức thuế T%)

%ROE trước thuế x vốn cổ phầnThu nhập để đảm bảo ROE =

Tài sản sinh lời

Tổng số tiền

1.2.4.2Phương pháp chi phí dự kiến bình quân gia quyền

Phương pháp này sử dụng chi phí dự kiến bình quân gia quyền của tất cả các loại nguồn vốn làm kết quả ước đốn chi phí biên Với giả thuyết rằng: Ngân hàng đã tài trợ được với mức chi phí huy động chung thấp nhất thì chi phí huy động biên phải bằng với chi phí dự kiến bình quân gia quyền.

Tổng chi phí bằng tiềnChi phí huy động bình quân gia quyền dự kiến =

Số lượng huy động

Tổng chi phí bằng tiềnChi phí huy động bình quân gia quyền dự kiến =

Số lượng huy động

Trang 26

1.2.4.3Đánh giá các phương pháp

Tùy theo mục đích sử dụng của con số huy động vốn tính toán được mà người ta lựa chọn phương pháp tính toán Chi phí huy động trung bình theo nguyên giá có tác dụng đánh giá được tình hình hoạt động trước đó của Ngân hàng, từ đó làm căn cứ định giá đối với các sản phẩm của Ngân hàng trong tương lai Chi phí biên của mội loại nghiệp vụ cụ thể được sử dụng khi Ngân hàng muốn quyết định nên huy động loại nguồn vốn nào trong một tập hợp các sản phẩm, dịch vụ mà nhà hoạch định dự định huy động.

Ngoài việc hàng ngày theo dõi tính toán chi phí huy động vốn, các nhà làm Ngân hàng hiện đại cũng theo dõi sát xao xu hướng vận động của các nguồn vốn riêng lẻ thông qua sự trợ giúp của công nghệ tin học hiện đại để có thể kịp thời đưa ra các quyết định đúng đắn về vốn của Ngân hàng mình.

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàngthương mại

1.2.5.1Các nhân tố khách quan

Đây là các yếu tố mà khi tác động đến Ngân hàng sẽ không thể chống được, đó là các rủi ro không thể tránh Ngân hàng chỉ có thể nhận thức, dự báo và tìm cách giảm thiểu các rủi ro khi nó xảy ra

a.Yếu tố pháp lý

Kinh doanh Ngân hàng là một trong những ngành chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của Chính phủ Hoạt động Ngân hàng được điều chỉnh rất chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật Môi trường pháp lý đem lại cho Ngân hàng hàng loạt các cơ hội và thách thức Ngoài ra Ngân hàng còn chịu sự điều chỉnh của rất nhiều bộ luật : luật dân sự, luật NHTƯ, các quy định của Chính phủ Do đó hoạt động huy động vốn của

Trang 27

Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của Nhà nước, chính sách của NHTƯ như: chính sách tiền tệ, lãi suất, tài chính, tín dụng Sự thay đổi của những chính sách này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn và chất lượng nguồn của NHTM

b.Yếu tố kinh tế

Môi trường kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, chi tiêu, thanh toán và nhu cầu về vốn và gửi tiền của dân cư và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động của Ngân hàng Sự thay đổi của các yếu tố: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thu nhập bình quân đầu người thay đổi, chính sách đầu tư, tiết kiệm của Chính phủ sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư và từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn của NHTM

c.Yếu tố chính trị

Một quốc gia có tình hình chính trị ổn định, an toàn sẽ tạo sự an tâm cho người dân làm ăn, sinh sống, do đó không phải tích lũy dự trữ tiền nhiều cho những trường hợp đặc biệt Nhờ vậy, Ngân hàng thương mại có khả năng huy động được nhiều vốn hơn Trái lại, một quốc gia có tình hình chính trị bất ổn như Thái Lan, Campuchia… sẽ gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân, do vậy họ sẽ tích trữ nhiều của cải, tiền bạc bên người đề phòng trường hợp bất trắc nên sẽ hạn chế gửi tiền vào Ngân hàng, từ đó khả năng huy động vốn của Ngân hàng giảm

d.Yếu tố văn hóa, xã hội, dân cư

Mỗi quốc gia có nền văn hóa riêng, văn hóa chính là yếu tố tạo nên bản sắc của các dân tộc như: Tập quán, thói quen, tâm lý… Đối với Ngân hàng, hoạt động huy động vốn là hoạt động chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường văn hóa Cụ thể ở các nước phát triển người dân có thói quen gửi tiền vào Ngân hàng để hưởng những tiện ích thanh toán, hưởng lãi, trong tiềm thức họ,

Trang 28

Ngân hàng là một phần không thể thiếu được, là một phần tất yếu của nền kinh tế Do vậy, Ngân hàng không gặp mấy khó khăn trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và tổ chức kinh tế Ngược lại, ở những nước đang phát triển như Việt Nam, huy động vốn của Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn vì người dân Việt Nam hiện nay vẫn chưa quen sử dụng các dịch vụ Ngân hàng.

Quy mô dân cư, chất lượng đời sống của người dân không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến số lượng kết cấu các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng thương mại mà còn là yếu tố rất quan trọng để xây dựng và điều chỉnh hoạt động huy động vốn của Ngân hàng.

e.Yếu tố tâm lý và thói quen tiêu dùng

Yếu tố tâm lý

Với những nền kinh tế chịu tình trạng Dollar hóa cao như Việt Nam thì việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn Người dân lo sợ sự mất giá của nội tệ, ưa chuộng cất trữ ngoại tệ nên các Ngân hàng thương mại sẽ gặp khó khăn khi huy động nguồn vốn bằng nội tệ.

Khi mức thu nhập người dân tăng lên, họ cũng có tâm lý tăng tích lũy, do vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng thương mại trong việc huy động thêm nguồn vốn nhàn rỗi từ trong dân cư.

 Thói quen tiêu dùng

Ở các nước phát triển thì tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong thanh toán chỉ chiếm khoảng 2% đến 3%, thói quen tiêu dùng và thanh toán của họ chủ yếu thông qua Ngân hàng và hầu hết khoản tiền của họ đều được Ngân hàng quản lý thông qua tài khoản cá nhân, do đó Ngân hàng thương mại có thể tăng khả năng huy động vốn để đầu tư, sử dụng…

Trang 29

Nhưng với những nước đang phát triển như Việt Nam vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán (chiếm tới 14% trong tổng phương tiện thanh toán) thì sẽ hạn chế khả năng huy động vốn từ người dân hơn.

1.2.5.2Các nhân tố chủ quana.Các sản phẩm và mạng lưới

Sản phẩm dịch vụ phải phong phú, đa dạng, ngày càng nâng cao, cải thiện các chất lượng dịch vụ để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất.

Một Ngân hàng có dịch vụ tốt hiển nhiên sẽ có nhiều lợi thế hơn các Ngân hàng khác Trong điều kiện kinh tế thị trường, các Ngân hàng phải phấn đấu nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng thu nhập của Ngân hàng Khác với cạnh tranh về lãi suất, cạnh tranh về dịch vụ Ngân hàng không có giới hạn do vậy đây chính là điểm mạnh để các Ngân hàng vươn lên trong cạnh tranh.

b.Lãi suất và các dịch vụ gia tăng

Chính sách lãi suất cạnh tranh bao gồm lãi suất cạnh tranh huy động và lãi suất cạnh tranh cho vay là một chính sách quan trọng của Ngân hàng Việc duy trì lãi suất cạnh tranh huy động là đặc biệt quan trọng khi lãi suất thị trường đang ở mức tương đối cao Các Ngân hàng thương mại không chỉ cạnh tranh về vốn với nhau mà còn cạnh tranh với các tổ chức tiết kiệm và người phát hành các công cụ khác nhau trên thị trường vốn Đặc biệt trong thời kỳ khan hiếm tiền tệ, dù cho sự khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy những người tiết kiệm và đầu tư chuyển vốn từ công cụ mà họ đang có sang tiết kiệm và đầu tư tại các tổ chức tiết kiệm hoặc từ tổ chức tiết kiệm này sang tổ chức tiết kiệm khác.

Trang 30

c.Chất lượng phục vụ, dịch vụ

Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ như ngày nay khó có thể duy trì sự khác biệt về sản phẩm và giá cả nên chiến lược phục vụ và quảng cáo trở thành yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng Thái độ phục vụ thân thiện, chu đáo là điều kiện để thu hút khách hàng, chiến lược quảng cáo phù hợp sẽ giúp Ngân hàng có nhiều khách hàng mới Do đó, để có uy tín trên thị trường, giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống và thu hút nhiều khách hàng mới, Ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, có chiến lược quảng cáo hợp lý để nhiều người biết đến Ngân hàng và sản phẩm dịch vụ do Ngân hàng cung ứng.

Ngân hàng phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp Trong chiến lược kinh doanh đó, Ngân hàng quyết định mở rộng hay thu hẹp quy mô huy động vốn, thay đổi tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, lãi suất huy động Nếu chiến lược kinh doanh đúng đắn Ngân hàng sẽ khai thác được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu và đạt hiệu quả cao.

Trong công tác khách hàng, Ngân hàng thường chia khách hàng ra làm nhiều nhóm để có cách phục vụ phù hợp Với những khách hàng lâu năm, giao dịch thường xuyên, có số dư tiền gửi lớn, gây được tín nhiệm với Ngân hàng thì Ngân hàng sẽ có chính sách phù hợp về thời hạn và lãi suất.

d.Cơ sở vật chất và công nghệ hạ tầng

Công nghệ có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của Ngân hàng, nó mang lại cho Ngân hàng nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại hàng loạt thách thức mới Công nghệ mới cho phép Ngân hàng đổi mới quy trình nghiệp vụ, cách thức phân phối sản phẩm, phát triển các sản phẩm mới… nhờ có công nghệ mà hoạt động huy động vốn được cải tiến, phát triển và rút ngắn thời

Trang 31

gian giao dịch và thực hiện nghiệp vụ chính xác… giúp Ngân hàng cĩ khả năng thu hút được nhiều vốn, nhiều khách hàng và tăng thu nhập và uy tín của Ngân hàng.

Cơ sở hạ tầng cũng quyết định một phần khả năng huy động vốn của Ngân hàng thương mại, với những Ngân hàng lớn, cĩ tầm cỡ với hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ, tiện nghi và hệ thống mạng lưới lớn rộng khắp trên đất nước thì sẽ tạo được lịng tin của khách hàng cũng như cung cấp cho khách hàng các dịch vụ một cách tốt nhất.

e.Đội ngũ nhân sự

Một đội ngũ nhân sự giỏi, chuyên nghiệp cũng ảnh hưởng phần nào đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng.

f.Danh tiếng và uy tín của Ngân hàng

Khi các Ngân hàng xây dựng thương hiệu mạnh, cĩ uy tín từ lâu thì sẽ cĩ lợi thế hơn trong việc huy động vốn.

1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn1.3.1 Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Tổng vốn huy động

Tổng nguồn vốn

Tỷ số này cho biết mức độ tham gia của vốn huy động trong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Tỷ số này càng cao thì vốn huy động càng ổn định và sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng trong việc cho vay

Trang 32

1.3.2 Tỷ số huy động vốn cĩ kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động

Vốn huy động có kỳ hạn

Tổng nguồn vốn huy động

Tỷ số này cho biết 100 đồng vốn huy động sẽ cĩ bao nhiêu đồng vốn huy động cĩ kỳ hạn huy động được từ bên ngồi Chỉ tiêu này thể hiện tính ổn định của nguồn vốn huy động của Ngân hàng, nếu tỷ lệ này lớn sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng nhưng nếu tỷ số này quá nhỏ thì Ngân hàng khơng thể chủ động trong việc cấp tín dụng.

1.3.3 Tỷ số huy động vốn khơng kỳ hạn trên tổng nguồn vốn huy động

Vốn huy động không kỳ hạn

Tổng nguồn vốn huy động

Tỷ số này cho biết 100 đồng vốn huy động sẽ cĩ bao nhiêu đồng vốn huy động khơng kỳ hạn huy động được từ bên ngồi Chỉ số này cho biết vốn huy động khơng kỳ hạn sẽ chiếm bao nhiêu % tổng vốn huy động Nếu tỷ số này càng cao thì lợi nhuận Ngân hàng sẽ cao do chênh lệch khá cao giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao sẽ làm cho Ngân hàng khơng thể chủ động được nguồn vốn huy động để cho vay vì tiền gửi khơng kỳ hạn là tiền gửi khơng ổn định, nếu cho vay sẽ cĩ nhiều rủi ro hơn.

Trang 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠINGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH TÂY NINH

2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín2.1.1 Tóm lượt quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín được thành lập ngày 21/12/1991 trên cơ sở hợp nhất 4 Tổ chức tín dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Ngân hàng phát triển kinh tế quận Gò Vấp và 3 hợp tác xã tín dụng Thành Công, Tân Bình, Lữ Gia với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng Qua hơn 20 năm hoạt động và phát triển, đến nay Sacombank đã đạt số vốn điều lệ khoảng 9.179 tỷ đồng và được xem là một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu ở Việt Nam với 366 điểm giao dịch, trong đó có 67 Chi nhánh/Sở Giao dịch, 295 Phòng giao dịch và 01 tại Lào và 01 chi nhánh tại Campuchia (tính đến thời điểm 31/12/2010).

Ngày 12/7/2006 Sacombank là Ngân hàng đầu tiên chính thức niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh), đây là một sự kiện rất quan trọng và có ý nghĩa cho sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam, cũng như tạo tiền đề cho việc niêm yết cổ phiếu của các NHTMCP khác Đến năm 2008, Sacombank cũng là Ngân hàng Việt Nam tiên phong công bố hình thành và hoạt động theo mô hình Tập đoàn tài chính tư nhân với 5 công ty trực thuộc và 5 công ty liên kết.

Với việc khai trương Chi nhánh Lào vào năm 2008, Chi nhánh Campuchia năm 2009, Sacombank trở thành Ngân hàng Việt Nam đầu tiên thành lập chi nhánh tại nước ngoài Đây được xem là bước ngoặt trong quá

Trang 34

trình mở rộng mạng lưới của Sacombank với mục tiêu tạo ra cầu nối trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tài chính của khu vực Đông Dương.

Sacombank cũng nhận được rất nhiều bằng khen và giải thưởng có uy

 “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam 2008” do Asset bình chọn  “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Global Finance bình chọn  “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008” do Finance Asia bình chọn  “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007” do Euromoney bình chọn

 “Ngân hàng bán lẻ của năm tại Việt Nam 2007” do Asia Banking & Finance bình chọn

 “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam về cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007” do Global Finance bình chọn

 Được đánh giá và xếp loại A (loại cao nhất) trong bảng xếp loại của Ngân hàng Nhà nước cho năm 2006 và xếp thứ 4 trong ngành Tài chính Ngân hàng tại Việt Nam do chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc UNDP đánh giá cho năm 2007

 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 2008 vì có những đóng góp tích cực vào các hoạt động kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế

 Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ về những thành tích dẫn đầu phong trào thi đua ngành Ngân hàng trong năm 2007

 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ dành cho các hoạt động từ thiện trong suốt các năm qua

Giới thiệu về Sacombank

Trang 35

Tên tổ chức: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

Tên giao dịch quốc tế: SAI GON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT

STOCK BANK

Tên viết tắt: SACOMBANK

Trụ sở chính: 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh

Giấy phép thành lập: Số 05/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND TP.HCM

Giấy phép hoạt động: Số 0006/GP-NH ngày 05/12/1991 của NHNN Việt

- Huy động ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi

- Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn

Trang 36

- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá - Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật

- Làm dịch vụ thanh toán giữa khách hàng

- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế - Huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ khác - Hoạt động bao thanh toán

2.1.2 Quá trình tăng vốn điều lệ của Sacombank

Bảng 2.1: Vốn điều lệ của Sacombank qua các năm

Nguồn: Bản cáo bạch của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (2010)

2.1.3 Cơ cấu sở hữu

Trang 37

Bảng 2.2: Cơ cấu cổ đông của Sacombank tính đến ngày 22/10/2010

Nguồn: Bản cáo bạch của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (2010)

2.1.4 Cơ cấu tổ chức

Trang 38

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Nguồn: Bản cáo bạch của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (2010)

Trang 39

2.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh

Tây Ninh

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Sài GònThương Tín - chi nhánh Tây Ninh

Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Tây Ninh được thành lập vào ngày 21/5/2003, là Ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tiên trên địa bàn tỉnh Tây Ninh Mạng lưới hoạt động của Sacombank Tây Ninh hiện có chi nhánh tỉnh cùng 5 phòng giao dịch tại các huyện Tân Châu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trãng Bàng và Tân Biên với tổng số 105 cán bộ nhân viên Hoạt động gần 8 năm trên địa bàn tỉnh, Sacombank tự hào là Ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tiên mang nguồn vốn tín dụng về cho bà con nông dân, đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp, hỗ trợ phát triển công nghiệp, dịch vụ ở những vùng xa Tổng số khách hàng vay vốn đạt 12.706 người, đây là hệ khách hàng hiện hữu luôn được chăm sóc chu đáo từ doanh nghiệp lớn đến từng cá nhân vay vốn vài triệu đồng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của bản thân Sacombank là Ngân hàng đứng thứ ba trên địa bàn Tây Ninh về huy động với 15% thị phần vốn

Với nhiều loại hình sản phẩm chuyển tiền nhanh, chất lượng dịch vụ đảm bảo, các điểm giao dịch của Sacombank Tây Ninh phục vụ bình quân 600 lượt khách/ngày với doanh số lưu thông đạt 40.000 triệu đồng Dịch vụ thanh toán, đáp ứng nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp trên địa bàn cũng như tư vấn tài chính du học, chuyển tiền ra nước ngoài là một trong những điểm mạnh của Sacombank Tây Ninh.

Chương trình phát triển hệ khách hàng giao dịch qua Campuchia luôn được Sacombank Tây Ninh quan tâm Với lợi thế địa hình sát biên giới với

Trang 40

nước bạn, có chi nhánh Campuchia trực thuộc trong hệ thống cũng như thị trường nông sản khá lớn, đầy tiềm năng, Sacombank đã và đang phục vụ các doanh nghiệp Việt Nam cũng như Campuchia giao thương ngày càng nhiều qua hệ thống Ngân hàng của mình.

Các thành tích và hoạt động xã hội

 Năm 2004 tới nay thực hiện chương trình “Sacombank ươm mầm cho những ước mơ” tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh với 40 suất học bổng/1 năm trị giá 1 triệu đồng/suất

 Năm 2009 tới nay, chi nhánh kết hợp với Sở VH-TT&DL tỉnh Tây Ninh tổ chức giải việt dã “Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng”

 Trong năm 2010, chi nhánh đã đóng góp 100 triệu đồng cho chương trình “Xây dựng nhà đại đoàn kết” do UBND và UBMTTQ tỉnh Tây Ninh phát động.

 Chi nhánh xuất sắc 2006, 2007, 2008 trong hệ thống 67 chi nhánh trên toàn quốc.

Giới thiệu về Sacombank – chi nhánh Tây Ninh

Tên gọi đầy đủ: NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI

NHÁNH TÂY NINH

Tên viết tắt: SACOMBANK – CHI NHÁNH TÂY NINH

Địa chỉ: 149 G đường 30/4, khu phố 1, phường I, Thị xã Tây Ninh

Ngày đăng: 17/09/2012, 16:45

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Vốn điều lệ của Sacombank qua các năm - Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh (2).doc

Bảng 2.1.

Vốn điều lệ của Sacombank qua các năm Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 2.2: Cơ cấu cổ đơng của Sacombank tính đến ngày 22/10/2010 - Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh (2).doc

Bảng 2.2.

Cơ cấu cổ đơng của Sacombank tính đến ngày 22/10/2010 Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 2.3: Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Tây Ninh năm 2008, 2009 và 2010 - Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh (2).doc

Bảng 2.3.

Tổng hợp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Tây Ninh năm 2008, 2009 và 2010 Xem tại trang 43 của tài liệu.
Theo bảng 2.3 thì kết quả kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm được biểu diễn theo sơ đồ 2.3 như sau: - Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh (2).doc

heo.

bảng 2.3 thì kết quả kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm được biểu diễn theo sơ đồ 2.3 như sau: Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của Sacombank Tây Ninh năm 2008, 2009 và 2010 - Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh (2).doc

Bảng 2.4.

Cơ cấu nguồn vốn của Sacombank Tây Ninh năm 2008, 2009 và 2010 Xem tại trang 52 của tài liệu.
2009/2008 2009/2010 Số tiền%Số tiền % - Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh (2).doc

2009.

2008 2009/2010 Số tiền%Số tiền % Xem tại trang 52 của tài liệu.
Qua bảng số liệu ta thấy vốn huy động rất ổn định qua các năm và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn - Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh (2).doc

ua.

bảng số liệu ta thấy vốn huy động rất ổn định qua các năm và chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn Xem tại trang 54 của tài liệu.
Để hiểu rõ hơn tình hình huy động vốn của Ngân hàng, chúng ta đi xem xét từng thành phần của vốn huy động - Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh (2).doc

hi.

ểu rõ hơn tình hình huy động vốn của Ngân hàng, chúng ta đi xem xét từng thành phần của vốn huy động Xem tại trang 59 của tài liệu.
nhu cầu đĩ. Do vậy, các Ngân hàng huy động vốn trung và dài hạn bằng hình thức phát hành giấy tờ cĩ giá - Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh (2).doc

nhu.

cầu đĩ. Do vậy, các Ngân hàng huy động vốn trung và dài hạn bằng hình thức phát hành giấy tờ cĩ giá Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng 2.6: Hoạt động huy động vốn theo thời gian huy động của Sacombank Tây Ninh năm 2008, 2009, 2010 - Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Tây Ninh (2).doc

Bảng 2.6.

Hoạt động huy động vốn theo thời gian huy động của Sacombank Tây Ninh năm 2008, 2009, 2010 Xem tại trang 67 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan