trình bày và phân tích những đặc điểm của triết học thực chứng

7 1.5K 13
trình bày và phân tích những đặc điểm của triết học thực chứng

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Website: http://www.kilobooks.com Email : care@kilobook.com Trình bày và phân tích những đặc điểm của triết học thực chứng Sự ra đời và phát triển của triết học thực chứng có mối liên hệ trực tiếp với hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa thực chứng. - Vào giữa thế kỷ XIX giai cấp tư sản Pháp và Anh đã chiến thắng thế lực muốn phục hồi chủ nghĩa phong kiến và đã xác lập được sự thống trị của mình. Họ dành sự quan tâm đặc biệt cho sự phát triển khoa học kỹ thuật để áp dụng những phát minh mới vào sản xuất nhằm hoàn thiện chế độ tư bản chủ nghĩa, đảm bảo quyền lợi kinh tế và bảo vệ vững chắc địa vị thống trị. - Khoảng cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX khoa học tự nhiên đã có những thành tựu mới, do vậy, quá trình phân tách khỏi triết học của các khoa học tự nhiên diễn ra rất mạnh mẽ. Tiếp theo cơ học, toán học là vật lý học, hóa học, sinh học, địa chất học v.v… đã dần tách khỏi triết học. Các khoa học mới hình thành này đã có nhiều phương pháp nghiên cứu mới, đặc biệt là phương pháp thực nghiệm, nhờ vậy chúng có sơ sở khá vững chắc. Để thoát khỏi sự ràng buộc của tôn giáo để phát triển và tự khẳng định mình, khoa học tự nhiên đã phải đấu tranh chống thần học, chống triết học tự nhiên tự biện. Các nguyên lý khoa học mới, các tài liệu mới của khoa học lúc đó đã mâu thuẫn gay gắt với những nguyên lý do triết học lý tính tự biện cung cấp. Do vậy nảy sinh sự phản ứng tự nhiên của nhiều nhà khoa học đối với những tư tưởng triết học, họ đồng nhất mọi thứ triết học và phủ nhận vai trò của triết học đối với khoa học tự nhiên. - Hơn nữa sự phát triển của các khoa hcọ chính xác, đặc biệt là toán học đã tạo nên sức hút lớn làm cho các khoa học xã hội hướng vào thành tựu của các khoa học chính xác. Nói cách khác, trong giới khoa học, người ta hướng tới những tri thức cụ thể, dựa trên kinh nghiệm và các phép tính, các tri thức có thể kiểm chứng được. Uy tín của khoa học chính xác như toán học, vật lý học v.v… được đề cao trong xã hội. Khuynh hướng thực chứng háo mọi tri thức của con người càng nổi lên, các nhà nghiên cứu xã hội cũng cố gắng biến các khoa học xã hội thành các khoa học thực chứng. Triết học cũng nằm trong sự vận động đó. Một số triết gia nhận thấy nguyên nhân chủ yếu làm cho triết học bị suy giảm uy tín cũng chỉ vì thiếu những cơ sở vững chắc, thiếu những căn cứ xác thực. Họ muốn có một sự thay đổi lớn tỏng triết học, họ đề xướng một thứ triết học mới, triết học thực chứng, với hy vọng có thể đưa ra sự luận chứng triết học, logic học - phương pháp luận cho các khoa học dựa trên nền tảng của tri thức cụ thể, căn cứ trên kinh nghiệm, kiểm tra được và có hiệu quả thực tiễn. Có thể nói, triết học thực chứng ra đời, ở mức độ nhất định đã thích ứng với trào lưu phát triển của khoa học Châu Âu. Chủ nghĩa thực chứng đòi hỏi nhà triết học phải từ bỏ việc tìm kiếm những thực thể nào đó đầu tiên từ bỏ những nguyên lý trừu tượng mang tính chất “siêu hình” vô bổ. Họ cho rằng, cần thiết phải xây dựng hệ thống tri thức đúng đắn, tức là những tri thức chính xác, dựa trên các sự kiện thực tế, đối lập với những tri thức tư biện. Chủ nghĩa thực chứng xác định phương pháp hành động của mình là: hướng đến tri thức có lợi trực tiếp để áp dụng nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa thực chứng là: chống khái niệm trừu tượng, xuất phát tư sự việc thực tế, làm cho khoa học thoát khỏi sự ràng buộc của thần học và siêu hình tư bện. Chủ nghĩa thực chứng, gọi theo tiếng Anh là: Positivism. Nó xuất phát từ từ gốc, theo tiếng Latinh là Positiv có nghĩa là rõ ràng, chính xác, tích cực, có thể chỉ ra được, có thể chứng minh được. Theo nghĩa đó, chủ nghĩa thực chứng - Positivism là học thuyết cho rằng, mọi tri thức của con người đều cần phải được chứng thực, được chứng minh, được kiẻm tra bằng kinh nghiệm. Nói cách khác theo học thuyết này mọi tri thức nếu được kiểm chứng thì nó mới có ý nghĩa. 2 Chủ nghĩa thực chứng phát triển qua rất nhiều giai đoạn. Đó là giai đoạn chủ nghĩa thực chứng sơ kì, chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm và chủ nghĩa thực chứng mới. Trong giai đoạn chủ nghĩa thực chứng sơ kỳ các nhà triết học thực chứng như August Comte (1798 - 1857) John Stuart Mill (1806 -1873) và Herbert Spencer (1820 - 1903) đều phủ nhận các giá trị của triết học truyền thống, coi đó là những tri thức không có ích cho sự phát triển của nhân loại. Họ đòi hỏi triết học phải từ bỏ việc tìm kiếm những thực thể triết học nào đó đầu tiên, những nguyên lý trừu tượng mang tính chất siêu hình, vô bổ. Comte có ý đồ xây dựng triết học thực chứng thành triết học hoàn thiện nhất của tinh thần khoa học hiện đại. Với khả năng luận chứng chặt chẽ, theo comte, triết học thực chứng sẽ đem lại phương tiện để tìm ra các quy luật logic của trí tuệ con người và sẽ cung cấp khả năng chỉ đạo các lĩnh vực cơ bản của hiện thực. Ông dùng nguyên tắc chủ nghĩa thực chứng xây dựng hệ thống thống nhất của khoa học để thay thế siêu hình tư biền, đặt khoa học dưới triết học. Mill là đại biểu đầu tiên của chủ nghĩa thực chứng ở Anh và cũng là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất của Anh thế kỉ XIX. Trong triết học Mill là người kế tục Beccơli, Comte. Mill đề cao chủ nghĩa thực chứng của Comte, tán thành với những quan điểm triết học cơ bản của Comte và đánh giá đó là “tài sản chung của thời đại”. Mill chú trọng xây dựng logic quy nạp. Giai đoạn chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm và các đại biểu như E.Makhơ (1838 - 1916), R. A vênarint (1843- 1896) khi đề xướng chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm Ma khơ có ý đồ vượt qua những vấn đề cơ bản của triết học truyền thống đã nghiên cứu tức là vượt ra ngoài phạm vi các vấn đề gọi là siêu hình học. Ông có tham vọng muốn xây dựng một loại nhận thức luận và phương pháp luận thống nhất các ngành khoa học 3 tự nhiên nhằm tìm nền tảng chung của khoa học khác nhau. Đó cũng là lý luận triết học của nhiều người theo chính trị đã nêu lên. Theo quan điểm của chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm, nhiệm vụ của khoa học và nhận thức con người không phải là phát hiện tính tất yếu khách quan và tính nhân quả, mà là căn cứ vào nguyên tắc hiệu quả tư duy để miêu tả hiện thực của phạm vi kinh nghiệm cảm giác và mối quan hệ qua lại giữa chúng. Nghĩa là, miêu tả mối quan hệ giữa các sự vật tự nhiên, liên hệ nhân quả mà triết học truyền thống và khoa học đã bàn đến như là mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của cảm giác (yếu tố). Makhơ gọi quan hệ phụ thuộc ấy là quan hệ hàm số về toán học. Ông không chỉ chủ trương dùng thuyết quan hệ hàm số thay thế thuyết quan hệ truyền thống mà còn chủ trương coi sự tồn tại của toán học thế giới là sự tồn tại của quan hệ hàm số. Theo Makhơ, cái ngoài kinh nghiệm đối với khoa học và tư duy lý luận hoàn toàn là cái dưa thừa, không phù hợp với nguyên tắc hiệu quả tư duy vì vậy chúng cần bị loại bỏ. Dựa trên quan điểm ấy, ông yêu cầu mọi cái như bản chất, thực thể, vật tự nó , v.v…. những cái không thể thực chứng bằng kinh nghiệm đều cần phải vứt bỏ vì không hiệu quả. Quan điểm trên của Makhơ đã ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của các triết gia thực chứng lôgic sau này. Như vậy, theo chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm, triết học là một phương thức lý giải những yếu tố của thế giới đã được chủ thể quan sát. Đối tượng của triết học là sản phẩm hoạt động của chủ thể. Đó là các nguyên tắc và các thủ thuật sắp xếp những yếu tố của thế giới theo nguyên tắc tiết kiệm tư duy. Theo họ, khi làm như vậy, nếu triết học không phải là khoa học theo nghĩa cơ bản của từ đó, thì dẫu sao nó cũng là tư duy khoa học. Theo các nhà triết học thực chứng mới, triết học không có đối tượng, triết học không phải là lý thuyết, không phải là hệ thống các tri thức mà là hệ thống các hoạt động phân tích - phân tích các ngôn ngữ tự 4 nhiên và ngôn ngữ nhân tạo. Theo họ, triết học là một bộ phận logic học, nên triết học chỉ có thể tồn tại với tư cáh là hoạt động phân tích về mặt logic và về mặt ngôn ngữ để tìm ý nghĩa những mệnh đề và của những khái niệm của những lý thuyết khoa học. Các nhà triết học của chủ nghĩa thực chứng mới chủ trương tìm sự chính xác từ logic hiện đại, tiếp thu phương pháp luận của khoa học hiện đại nhằm logic hóa khoa học hóa triết học. Nhiệm vụ mà Rátxen đặt ra là đem lại bộ máy logic hữu hiệu cho chủ nghĩa kinh nghiệm quá khứ. Do vậy, ông phân biệt rõ: “Chủ nghĩa kinh nghiệm phân tích hiện đại… khác với chủ nghĩa kinh nghiệm của Lôccơ, của Beccơli và của Hium ở việc áp dụng toán học và sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật logic”. Các triết gia của chủ nghĩa thực chứng mới tiếp tục tập trung phê phán triết học truyền thống, phê phán lối tư biện kiểu cũ và khẳng định sự thiếu vắng nội dung khoa học cùa toàn bộ triết học trước kia. Chủ nghĩa thực chứng mới hoàn toàn phủ nhận những giá trị của triết học truyền thống. Nhiệm vụ và mục đích của triết học, được họ xác định lại chỉ còn là “sự phân tích về mặt logic ngôn ngữ khoa học”, “là sự phân tích ký hiệu học”, là “sự phê phán ngôn ngữ”. Mặc dù họ thừa nhận triết học mới của họ “được thực hiện trong mối liên hệ chặt chẽ với các khoa học thực nghiệm”, nhưng vị trí của hoạt động triết học trong khoa học thự nghiệm chỉ là “giải nghĩa các mệnh đề của khoa học thực nghiệm thông qua sự phân tích logic”. Các nhà triết học của chủ nghĩa thực chứng ở các giai đoạn đều có mong muốn các khoa học xã hội nói chung và triết học nói riêng có được những căn cứ xác định, lập luận chặt chẽ và đạt được những thành tựu vẻ vang như các khoa học chính sách. Vì vậy, họ đã cố gắng đưa những phương pháp nghiên cứu của khoa học tự nhiên như phương pháp nghiên cứu của toán học, phương pháp của vật lý, logic học, v.v… vào nghiên cứu khoa học xã hội. 5 Ví dụ: Công tơ muốn nghiên cứu xã hội học bằng phương pháp của vật lý học, Minlơ đưa logic quy nạp làm công cụ nghiên cứu cho triết học, hay những nỗ lực áp dụng toán học và logic hiện đại để phân tích ngôn ngữ như việc làm của các nhà thực chứng mới. Nguyên tắc thực chứng mà các triết gia thực chứngnêu lên, ở chừng mực nhất định, là những tiêu chuẩn nhằm hiện thực hóa những tri thức của con người, làm cho con người tránh những lầm lạc vô ích, tránh sự viển vông, trừu tượng. Chính vì vậy, có thể nói những tưởng của chủ nghĩa thực chứng ít nhiều thể hiện tư duy khoa học, tác phong lối sống của xã hội công nghiệp. Đó là tư duy của thời hiện đại, tư duy hợp lý và thực tế theo khoa học chính xác, tiết kiệm công sức và thời gian, hướng đến hiệu quả và lợi ích thiết thực, ở khía cạnh khác, nguyên tắc thực chứng để xác minh tính đúng đắn của trí thức mà chủ nghĩa thực chứng nêu lên có vai trò nhất định trong việc loại bỏ những giả định mà những định kiến của con người, hoặc tôn giáo đặt ra như là những hạn chế đối với khoa học. Nó tránh những hậu quả do những quy ước tùy tiện có thể thay đổi vào bất cứ lúc nào khi mà đại đa số các nhà khoa học cho rằng sự thay đổi như vậy là cần thiết. Bởi trên thực tế, các tri thức gọi là khoa học không phải có sự thay đổi. Việc các nhà thực chứng bằng mọi cách loại bỏ các vấn đề triết học chân chính khỏi khoa học và tách khỏi nghiên cứu khoa học cụ thể khỏi những tiền đề có tính chất triết học không những dẫn đến chỗ xuyên tạc mối quan hệ qua lại, khách quan và hợp quy luật giữa triết học và khoa học tự nhiên mà còn dẫn đễn chỗ xuyên tạc bản chất chân chính của quá trình nhận thức. Bởi vì, tất cả mọi người đều biết rằng, các tiền đề triết học không những có vai trò đặc biệt quan trọng trong giai đoạn khủng hoảng của sự phát triển khoa học và giai đoạn đổ vỡ của các quan niệm khoa học cụ thể, mà ngay chương trình hoạt động khoa học cụ thể của bất cứ nhà khoa học nào cũng đều phải thông qua những quan niệm, những tiền đề, những lý thuyết triết học nhất định về thế giới và về quá trình 6 nhận thức các hiện tượng, các sự vật của thế giới ấy. Trong công tác nghiên cứu của các nhà khoa học, nếu xuất phát từ một tiền đề triết học sai lầm, nhà khoa học sẽ không thể có được kết quả nghiên cứu đúng đắn. Như vậy, có thể thấy, chủ nghĩa thực chứng nuôi hy vọng có thể vượt lên cả chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm và tuyên bố rằng, cả hai chủ nghĩa đó là không cần thiết đối với khoa học. Cho nên, ở các giai đoạn, các triết gia thực chứng đều muốn giải thích, muốn xác định lại nội dung và đối tượng của triết học cũng như xác định lại mối quan hệ của triết học đối với khoa học. Nhưng, do xuất phát từ lập trường của chủ nghĩa duy tâm và quá đề cao vai trò của kinh nghiệm cho nên kết quả mà các triết gia thực chứng ở cả ba giai đoạn thu được, tuy có những giá trị nhất định, song, cũng còn nhiều hạn chế. Từ hạn chế lớn nhất là phủ nhận hoàn toàn vai trò của triết học truyền thống đối với khoa học, họ đã xác định sai lầm đó đối tượng nghiên cứu của triết học và từ đó dẫn đến sai lầm trong quan niệm về mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên. 7 . care@kilobook.com Trình bày và phân tích những đặc điểm của triết học thực chứng Sự ra đời và phát triển của triết học thực chứng có mối liên hệ trực tiếp với hoàn cảnh ra đời của chủ nghĩa thực chứng. - Vào. nghiên cứu cho triết học, hay những nỗ lực áp dụng toán học và logic hiện đại để phân tích ngôn ngữ như việc làm của các nhà thực chứng mới. Nguyên tắc thực chứng mà các triết gia thực chứngnêu. nhận những giá trị của triết học truyền thống. Nhiệm vụ và mục đích của triết học, được họ xác định lại chỉ còn là “sự phân tích về mặt logic ngôn ngữ khoa học , “là sự phân tích ký hiệu học ,

Ngày đăng: 19/12/2014, 09:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan