tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã hà bắc huyện hà trung tỉnh thanh hóa

21 1.9K 21
tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã hà bắc huyện hà trung tỉnh thanh hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận: Trợ giúp xã hội Khoa Công tác xã hội Mục lục 1. Lời mở đầu 2. Cơ sở lý luận về tạo việc làm cho người khuyết tật 2.1. Khái niệm Việc làm 2.2. Khái niệm Tạo việc làm 2.3. Khái niệm Người khuyết tật 2.4. Khái niệm Tạo việc làm cho người khuyết tật 3. Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã Hà Bắc huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa 3.1. Thực trạng người khuyết tật hiện nay ở nước ta 3.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề người khuyết tật 3.3. Tổng quan về xã Hà Bắc huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa và tình hình người khuyết tật tại địa phương. 3.4. Thực trạng tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã Hà Bắc huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua 3.4.1. Nhu cầu về vấn đề việc làm của người khuyết tật tại xã Hà Bắc huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa. 3.4.2. Thực trạng tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã Hà Bắc trong những năm qua. 3.4.3. 85% người khuyết tật không có việc làm. Những lý do chủ yếu? 4. Kết luận và khuyến nghị 4.1. Kết luận 4.2. Khuyến nghị 1 Tiểu luận: Trợ giúp xã hội Khoa Công tác xã hội 1. Lời mở đầu Việt Nam là một quốc gia Phương Đông lại có một bề dày truyền thống “Tương thân tương ái”, con người Việt Nam sống giàu tình cảm, luôn quan tâm, đùm bọc những người kém may mắn trong cuộc sống. Đặc biệt là những Người khuyết tật (NKT) – những người “Tàn nhưng không phế” => Tạo việc làm cho người khuyết tật là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của dân tộc ta. Người khuyết tật là những người khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận hoặc chức năng của cơ thể làm giảm khả năng tham gia các hoạt động và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Họ thường tự ti, mặc cảm về bản thân nên ít giao tiếp, nói chuyện với người khác (ngoại trừ người thân trong gia đình). Vì vậy, họ khó hòa nhập với cộng đồng => Tạo việc làm cho người khuyết tật sẽ giúp cho họ có cơ hội tiếp xúc, giao lưu với mọi người => Dễ dàng hơn cho việc hoà nhập với cộng đồng xã hội. Tạo điều kiện để người khuyết tật phát triển một cách toàn diện và bình thường như những người khác trong xã hội. Theo Bộ Lao động thương binh và xã hội thống kê cho biết, hiện nay trên cả nước ta có khoảng 5,1 triệu người khuyết tật (chiếm 6% dân số). Đây là một tỉ lệ không nhỏ và trở thành mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước trong những năm qua. Trong xu thế chung đó, Người khuyết tật cũng là mối quan tâm hàng đầu của xã Hà Bắc huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa khi mà ở đây tỉ lệ người khuyết tật đang còn rất nhiều => Tạo việc làm cho người khuyết tật sẽ góp phần giúp cho họ đảm bảo cuộc sống => Góp phần thực hiện chính sách An sinh xã hội của địa phương, tận dụng được nguồn lực và cũng là thể hiện tinh thần nhân đạo. Đồng thời, bản thân người khuyết tật tại xã Hà Bắc lại có nhu cầu rất lớn về vấn đề việc làm. Theo điều tra cho thấy trên toàn bộ xã có 85% người khuyết tật chưa có việc làm. Họ muốn mình không phải là người thừa của xã hội, gánh nặng của gia đình. Nên có 1 công việc tạo ra nguồn thu nhập góp phần trang trải cuộc 2 Tiểu luận: Trợ giúp xã hội Khoa Công tác xã hội sống trở thành nhu cầu, tâm nguyện lớn của tất cả người khuyết tật. Họ muốn chứng minh họ không phải là “Người vô dụng” => Tạo việc làm cho người khuyết tật đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của họ. Trong những năm qua, Chính quyền xã Hà Bắc đã luôn quan tâm giúp đỡ người khuyết tật ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. Tuy vậy, kết quả đạt được chưa thực sự tích cực. Rất nhiều bất cập trong công tác chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật, mà vấn đề việc làm cho người khuyết tật được xem là một vấn đề nan giải. Không mong bài viết này có thể giải quyết được vấn đề ấy. Nhưng cũng hi vọng nó có thể góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả tạo việc làm cho người khuyết tật tại địa phương những năm tới. Với tất cả những lý do trên em đã lựa chọn đề tài: “Tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã Hà Bắc huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa”. Xét đến vấn đề tạo việc làm cho người khuyết tật có rất nhiều vấn đề liên quan. Tuy nhiên trong phạm vi bài tiểu luận này, em chỉ xin đề cập tới nhu cầu về việc làm và thực trạng tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã Hà Bắc, đánh giá trong năm 2009. Mặc dù có nhiều cố gắng, xong bài tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong sự góp ý của thầy và các bạn để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn giảng viên: TS. Nguyễn Trung Hải đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này. Sinh viên thực hiện: Mai Thị Thúy 3 Tiểu luận: Trợ giúp xã hội Khoa Công tác xã hội 2. Cơ sở lý luận về tạo việc làm cho người khuyết tật 2.1. Khái niệm Việc làm: Theo ý hiểu của bản thân mình, em đưa ra cách hiểu về khái niệm việc làm như sau: Việc làm là tất cả các hoạt động của con người tác động vào môi trường tự nhiên hoặc vật chất nhằm tạo ra thu nhập. Đồng thời nó cũng là nơi con người làm việc, nơi họ được lao động, cống hiến và thể hiện bản thân. 2.2. Khái niệm Tạo việc làm: Tạo việc làm ở đây nên hiểu là hoạt động tạo ra nơi làm việc mới, tạo ra những công việc mới. 2.3. Khái niệm Người khuyết tật: Theo DDA (Đạo luật chống phân biệt đối xử với người khuyết tật) thì: Người khuyết tật (tiếng Anh: People with disability) là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày. Theo Pháp lệnh về người tàn tật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam định nghĩa người tàn tật như sau: “Không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật, người tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tàn tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn”. => Dựa vào những khái niệm trên em đưa ra ý hiểu của mình về người khuyết tật: Đó là những người bị khiếm khuyết ít nhất là một bộ phận hoặc một chức năng bình thường của con người khiến người ấy suy giảm khả năng hoạt động và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. 4 Tiểu luận: Trợ giúp xã hội Khoa Công tác xã hội 2.4.Tạo việc làm cho người khuyết tật: Tạo việc làm cho người khuyết tật là hoạt động giúp đỡ những người khuyết tật có được những công việc phù hợp với khả năng của họ nhằm giúp những người kém may mắn trong cuộc sống ấy tăng nguồn thu nhập đồng thời giảm bớt những khó khăn về vật chất mà nhiều người trong số họ gặp phải. 3. Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã Hà Bắc huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa 3.1. Thực trạng người khuyết tật hiện nay ở nước ta: Bộ Lao động Thương binh Xã hội cho biết hiện nay ở Việt Nam có trên 5,1 triệu người khuyết tật, chiếm 6% dân số. Điều kiện địa lý tự nhiên khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra vả lại hậu quả mấy chục năm chiến tranh còn kéo dài nên số lượng người tàn tật ở Việt Nam là khá lớn. Trong những năm gần đây, với chức năng, nhiệm vụ được giao, nhiều tổ chức, cơ quan Việt Nam đã tiến hành một số cuộc điều tra, khảo sát về vấn đề người tàn tật. Song các cuộc điều tra này với quy mô hạn hẹp chỉ phục vụ cho mục đích thực hiện các nhiệm vụ hoặc yêu cầu cụ thể của ngành hay địa phương. Đó là chưa kể đến sự thiếu nhất quán, không rõ ràng ngay từ những khái niệm, định nghĩa, cho tới các tiêu chí phân loại, các chỉ tiêu đánh giá, nội dung và phương thức tiến hành của các cuộc khảo sát về vấn đề người tàn tật đã dẫn đến kết quả là nhiều số liệu còn thiếu, hoặc trùng lặp, các kết quả điều tra khảo sát chưa phản ánh đầy đủ về hiện trạng vấn đề người tàn tật Việt Nam, nhiều khi các số liệu khác biệt nhau quá lớn và không thể so sánh với nhau được… Tham khảo các báo cáo kết quả điều tra (1994 – 1995, 1998) của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; các tài liệu khảo sát của Bộ Giáo dục, Bộ Y tế, các số liệu báo cáo của mạng lưới chỉnh hình phục hồi chức năng; ý kiến của cộng đồng; các 5 Tiểu luận: Trợ giúp xã hội Khoa Công tác xã hội tài liệu nghiên cứu, khảo sát của một số tổ chức Quốc tế đã tiến hành tại Việt Nam, thực trạng về người tàn tật ở Việt Nam có thể được phản ánh theo các điểm sau đây: Các dạng tật chủ yếu và các nguyên nhân: Các dạng tật: Dạng tật Vận động Thị giác Thính giác Ngôn ngữ Trí tuệ Thần kinh Tỉ lệ % 35,46 15,70 9,21 7,92 9,11 13,93 Nguyên nhân của các dạng tật: Các bảng trên đây cho thấy người tàn tật cơ quan vận động chiếm tỉ lệ cao nhất: 35,46% sau đó là thị giác: 15,70% và thần kinh chiếm 13,93%. Nguyên nhân dẫn tới tàn tật là do: bẩm sinh chiếm 34,15%, bệnh tật chiếm 35,75% và tai nạn chiến tranh là 19,07%. Riêng nguyên nhân tai nạn chiến tranh tỉ lệ nam tàn tật cao Thứ tự Nguyên nhân Tỉ lệ % so với người tàn tật Tỉ lệ % Nam % Nữ % 1 Bẩm sinh 34,15 30,44 40,61 2 Bệnh tật 35,75 29,75 46,11 3 Tai nạn lao động 1,98 2,36 1,32 4 Tai nạn giao thông 5,52 6,75 3,38 5 Tai nạn chiến tranh 19,07 27,07 5,14 6 Nguyên nhân khác 3,55 3,63 3,44 100 100 100 6 Tiểu luận: Trợ giúp xã hội Khoa Công tác xã hội hơn nhiều so với tỉ lệ của nữ. Tỉ lệ người đa tật chiếm khá cao: 20,22% trong tổng số nguời tàn tật. Đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật còn nhiều khó khăn. Có tới 80% người khuyết tật ở thành thị và 70% người khuyết tật ở nông thôn sống dựa vào gia đình, người thân và trợ cấp xã hội; 32,5% thuộc diện nghèo (cao gấp hai lần so với tỷ lệ nghèo chung cùng thời điểm); 24% ở nhà tạm. Những khó khăn này cản trở người khuyết tật tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông, dẫn đến khó khăn trong cuộc sống và hoà nhập với cộng đồng. 3. 2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề người khuyết tật: Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến những người thiệt thòi trong xã hội nói chung và người khuyết tật nói riêng. Vì vậy, ngày 18/04 được chọn là Ngày người khuyết tật Việt Nam, Ngày quốc tế của người khuyết tật 03/12 hoặc ngày thương binh liệt sỹ 27/7 v.v Ngày 30 tháng 7 năm 1998, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh về người tàn tật. Pháp lệnh gồm 8 chương và 35 điều thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước trong việc khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định đời sống, hoà nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội. Ngoài Pháp lệnh về người tàn tật còn có 02 nghị quyết và 20 luật có quy định về các vấn đề liên quan đến người khuyết tật. Để triển triển khai thực hiện nghị quyết, các luật và pháp lệnh, Chính phủ, Bộ, ngành và các địa phương đã ban hành trên 200 văn bản. Đến nay hệ thống văn bản pháp luật về người khuyết tật tương đối đầy đủ và cơ bản đã thể chế hoá được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người khuyết tật; tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân tham gia tích cực vào việc chăm lo, trợ giúp người khuyết tật và 7 Tiểu luận: Trợ giúp xã hội Khoa Công tác xã hội tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để người khuyết tiếp khắc phục khó khăn hoà nhập cộng đồng xã hội. So sánh với Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật và pháp luật của một số nước cho thấy các quy định pháp luật về người khuyết tật của Việt Nam về cơ bản đã có sự tương đồng. Tuy nhiên, một số quy định còn có sự trùng lặp, chồng chéo và thiếu tính khả thi trong thực tiễn. Mặc dù vậy, trong báo cáo tổng kết tình hình thi hành pháp luật liên quan đến lĩnh vực người khuyết tật của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sau 10 năm thực hiện pháp lệnh đã đạt được những thành tựu không nhỏ góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người khuyết tật. Dự thảo Luật Người khuyết tật đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp ý kiến và hoàn thiện những khâu cuối cùng. Dự thảo Luật Người khuyết tật gồm có 9 chương và 36 điều, so với các quy định hiện hành đã thể hiện nhiều điểm mới. Luật đã thể chế hóa một cách có hệ thống đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về NKT. Luật đã xây dựng được cơ sở pháp lý đảm bảo cho các hoạt động của NKT, khuyến khích sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, cá nhân, nhất là NKT. Những nội dung trong Pháp lệnh về người tàn tật 10 năm qua được kiểm nghiệm phù hợp với thực tiễn đã được kế thừa và nâng lên thành các điều khoản cụ thể trong Luật. Đồng thời Luật đã bổ sung những quy định mới mà trước đó chưa được quy định trong Pháp lệnh và các Luật chuyên nghành. Luật đã thể hiện được sự cam kết của Việt Nam với quốc tế về NKT và đã có quy định chế tài đảm bảo thực hiện. 3.3. Tổng quan về xã Hà Bắc huyện Hà Trung tỉnh thanh Hóa và tình hình người khuyết tật tại địa phương. Là một xã vùng cao phía Bắc quê hương giàu truyền thống cách mạng, với diện tích 4000 ha, dân số khoảng 3000 người với gần 450 hộ gia đình, tập trung phần lớn các dân tộc thiểu số. 8 Tiểu luận: Trợ giúp xã hội Khoa Công tác xã hội Phía Đông và phía Bắc giáp thị xã Bỉm Sơn Phía Tây giáp xã Hà Long và xã Hà Giang Phía Nam giáp xã Hà Yên và xã Hà Tân. Những năm qua, song song với việc phát triển kinh tế, Chính quyền địa phương rất quan tâm tới việc chăm lo tới cuộc sống của nhân dân, của các dân tộc trong xã, đặc biệt là người khuyết tật. Khảo sát, đánh giá về người khuyết tật tại xã Hà Bắc phân bố theo các tiêu chí sau: Phân loại theo giới: Tại xã Hà Bắc, tỷ lệ người khuyết tật là nam giới cao hơn nữ giới. Trong tổng số 37 người, có 21 người là nam (chiếm 57.1%), nữ 16 người (chiếm 42.9 %). Có sự chênh lệch trên là do lệ nam giới bị khuyết tật do chiến tranh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động nhiều hơn nữ giới. Nguồn: Phòng Lao động thương binh xã hội huyện Hà trung Phân loại theo nhóm tuổi. Độ tuổi 0-18 18-40 40-60 Trên 60 Tổng số Số lượng 5 23 6 3 37 Tỷ lệ % 13.6 62.1 16.2 8.1 100 Nguồn: Phòng Lao động thương binh xã hội huyện Hà trung Số lượng Tỷ lệ Nam 21 57.1 Nữ 16 42,9 Tổng số 37 100 9 Tiểu luận: Trợ giúp xã hội Khoa Công tác xã hội Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng nhóm có tuổi từ 18-40 chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 61.2%) sẽ dễ hiểu nếu như chúng ta gắn với nguyên nhân gây ra khuyết tật. Tại Hà Bắc, nguyên nhân gây khuyết tật chủ yếu là do tai nạn, mà chủ yếu là tai nan giao thông do địa hình đồi núi nguy hiểm và tai nạn nghề nghiệp tập trung chủ yếu vào lứa tuổi từ 18-40, lứa tuổi lao động chính của xã. Từ lệ khuyết tật do bẩm sinh chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Phân loại theo mức độ khuyết tật. Nguồn: Số liệu điều tra giả định Qua bảng trên, ta thấy rằng tỷ lệ người khuyết tật mức độ 21-60% là cao nhất với 13 người (chiếm 35%) Những năm qua, công tác chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật luôn được chính quyền xã Hà Bắc quan tâm, người khuyét tật được khám sức khoẻ định kỳ, được trợ cấp hàng tháng, phục hồi chức năng và đặc biệt là giúp giải quyết vấn đề việc làm,…Trong năm 2009, xã đã giải quyết chính sách cho toàn bộ 37 người khuyết tật của xã (đạt tỷ lệ 100%). Số người được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng là 18 người (chiếm 48,6%). Ngoài ra, xã cũng đã giới thiệu 28 người trong độ tuổi từ 0-40 vào Trung tâm bảo trợ của tỉnh (Nguồn: Số liệu điều tra giả định). Bên cạnh những thành tích đã đạt được thì công tác chăm sóc người khuyết tật tại Hà Bắc còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm và qua nghiên cứu, vấn đề việc làm là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Mức độ Số người Tỷ lệ 0-21 11 29 21-60 13 35 60-85 8 22 85-100 5 14 Tổng số 37 100 10 [...]... giúp xã hội Khoa Công tác xã hội 3.4 Thực trạng tạo việc làm cho người khuyết tật tại Hà Bắc huyện Hà trung tỉnh thanh Hóa trong những năm qua 3.4.1 Nhu cầu về vấn đề việc làm của người khuyết tật tại xã Hà Bắc huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa Đa số người khuyết tật đều mong muốn có một việc làm ổn định để có thể tự nuôi sống bản thân, giảm nhẹ gánh nặng cho gia đình và xã hội Tuy vậy để có thể tạo việc làm. .. đặt ra là: Tại sao chỉ có 15% người khuyết tật tìm được việc làm, còn 85% người khuyết tật có khả năng lao động, có nhu cầu lao động lại không tìm được việc làm? 3.4.2 Tình hình tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã Hà Bắc trong những năm qua Thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước, sự kêu gọi của tỉnh, huyện, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã Hà Bắc đã tuyển dụng người khuyết tật theo đúng... (2% người lao động là người khuyết tật) Cụ thể: Công ty giấy Hà Ngọc đã tuyển 20 công nhân là người khuyết tật, Công ty may 10 cũng đã nhận 15 người khuyết tật vào làm, Cơ sở tăm tre Hương Đình nhận 5 người lao động là người khuyết tật vào làm Được biết trong việc triển khai các chương trình hỗ trợ tạo việc làm cho người khuyết tật Các cơ sở dạy nghề, các tổ chức đã tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết. .. thể tạo việc làm cho người khuyết tật có rất nhiều vấn đề cần lưu tâm, bởi vấn đề việc làm cho người khuyết tật có liên quan đến rất nhiều vấn đề khác, không chỉ là cơ chế chính sách mà còn là sức khỏe, việc đào tạo nghề cho người khuyết tật, và hơn hết là nhận thức của xã hội và ngay cả chính bản thân của người khuyết tật Theo thống kê của phòng Lao động xã hội huyện Hà Trung, xã Hà Bắc chỉ có khoảng... Lứa tuổi của người khuyết tật tại xã tập trung vào lứa tuổi 15-40, lứa tuổi đang học tập và lao động cống hiến cho xã hội Tổng hợp các tỷ lệ ở bảng số liệu trên ta thấy nhu cầu của người khuyết tật xã Hà Bắc về việc làm là rất lớn, trình độ của người khuyết tật lại khá cao, lứa tuổi chủ yếu lại trong độ tuổi lao động, trong khi xã mới giải quyết được việc làm cho 15% số lượng người khuyết tật Vậy một... tật tại địa 14 Tiểu luận: Trợ giúp xã hội Khoa Công tác xã hội bàn xã Có rất nhiều lý do khiến việc hỗ trợ, tạo việc làm cho người khuyết tật còn nhiều bất cập, mà nguyên nhân của vấn đề phải nhìn từ nhiều góc độ 3.4.3 85% người khuyết tật không có việc làm Những lý do chủ yếu? Ngoài các đối tượng được hỗ trợ tạo việc làm, 85% người khuyết tật của xã chưa tìm được việc làm, họ phải sống dựa vào gia đình,... các trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật Lấy ví dụ một người bình thường học may mất khoảng 6 tháng đã thành thạo, người khuyết tật cần 9 tháng, nhưng thực sự người khuyết tật cũng chỉ được học 6 tháng, thậm chí là không đảm bảo 6 tháng Tâm lý mọi người đều cho rằng dạy nghề cho người khuyết tật để họ có công việc cho đỡ buồn chứ không nghĩ rằng người khuyết tật thực sự có nhu cầu, có mong muốn việc. .. thân người khuyết tật Đa phần, thái độ của người dân với người khuyết tật còn mang “tính bảo trợ”, coi người khuyết tật là người bỏ đi, hoặc gia đình quá bao bọc, tâm lý thương cảm, sợ người khuyết tật bị tổn thương nên hạn chế người khuyết tật tham gia vào các hoạt động xã hội Bên cạnh đó do tỉ lệ người khuyết tật của nước ta đông (gần 5 triệu người) trong khi ngân sách hạn hẹp nên phần đầu tư cho người. .. hội huyện Hà Trung cho biết: “Hiện nay phòng mới chỉ hỗ trọ được người khuyết tật về đào tạo nghề, còn vấn đề cốt lõi là sau khi đào tạo nghề, người khuyết tật có được nhận vào làm tại các doanh nghiệp, các công ty hay không, điều này phải cần sự hỗ trợ của các công ty, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Người khuyết tật thực sự vẫn còn rất nhiều khả năng, nếu như chúng ta tạo được việc làm cho người. .. dưới con mắt của mọi người, người khuyết tật là những người không bình thường” Có thể nói rằng, sự phân biệt chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người khuyết tật không được tiếp cận được các cơ hội và việc làm Các doanh nghiệp ở Thanh Hóa có khuynh hướng muốn đóng góp từ thiện hơn là tạo công ăn việc làm cho 15 Tiểu luận: Trợ giúp xã hội Khoa Công tác xã hội người khuyết tật Vì vậy mà, nhiều . tật 2.4. Khái niệm Tạo việc làm cho người khuyết tật 3. Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã Hà Bắc huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa 3.1. Thực trạng người khuyết tật hiện nay ở nước. tại xã Hà Bắc huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua 3.4.1. Nhu cầu về vấn đề việc làm của người khuyết tật tại xã Hà Bắc huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa. 3.4.2. Thực trạng tạo việc làm. Nhà nước về vấn đề người khuyết tật 3.3. Tổng quan về xã Hà Bắc huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa và tình hình người khuyết tật tại địa phương. 3.4. Thực trạng tạo việc làm cho người khuyết tật tại

Ngày đăng: 19/12/2014, 09:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan