kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của các hộ gia đình - phường cao xanh - t.p hạ long - t.quảng ninh

58 1.7K 10
kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của các hộ gia đình - phường cao xanh - t.p hạ long - t.quảng ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Tiểu luận báo cáo kết quả nghiên cứu, thực tập được hoàn thành nhờ công lao truyền thụ kiến thức của các thầy cô giáo. Đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn và quá trình nỗ lực phấn đấu của bản thân, sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy phường, Uỷ ban nhân dân phường Cao xanh. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Xã hội học đã giúp đỡ em trong đợt thực tập này, đặc biệt là thầy giáo Hoàng Hinh người đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình em viết báo cáo thực tập này. Em xin cảm ơn chính quyền, các đoàn thể và nhân dân phường Cao Xanh đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tế tại địa phương. Em xin trân trọng cảm ơn cô giáo chủ nhiện Nguyễn Thị Hà, thầy Hoàng Hinh, Cô giáo Lê Thái Thị Băng Tâm, cô giáo Nguyễn Thị Kim Hoa, thầy giáo Nguyễn Tuấn Anh và tập thể lớp K52 Trường cán bộ phụ nữ trung ương đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này. Do còn nhiều hạn chế về thời gian cũng như kiến thức nên trong khuôn khổ báo cáo này còn có thiếu sót. Em kính mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, các bạn và những người quan tâm. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 3 năm 2011. Sinh viên Vũ Thị Mến MỤC LỤC Trang Phần : Mở đầu 3 1- Lý do chọn đề tài 3 2- Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài… 4 2.1.Ý nghĩa lý luận khoa học… 4 2.2. Ý nghĩa thực tiễn 5 3- Mục tiêu nghiên cứu 5 4- Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 5 4.1. Đối tượng nghiên cứu 5 4.2. Khách thể nghiên cứu 5 4.3. Phạm vi nghiên cứu 5 5- Phương pháp nghiên cứu 6 5.1. Phương pháp luận 6 5.2. Những phương pháp thu thập thông tin 6 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu 6 5.2.2. Phương pháp quan sát 7 5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 7 5.2.4. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi 7 6- Câu hỏi nghiên cứu 7 7- Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 7 7.1. Giả thuyết nghiên cứu 7 7.2. Khung lý thuyết 8 Phần : Nội dung chính……………… 9 Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chăm sóc sức khoẻ sinh sản.9 1-Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 9 2-Một số khái niệm công cụ 12 2.1. Khái niệm về sức khoẻ - sức khoẻ sinh sản 12 2.2. Khái niệm về chăm sóc sức khoẻ - chăm sóc sức khoẻ sinh sản.13 2.3. Khái niệm kiến thức 15 2.4. Khái niệm thái độ 15 2.5. Khái niệm hành vi xã hội 16 3- Một số lý thuyết xã hội học vận dụng vào đề tài 16 4- Thực tiễn tình hình chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở phường Cao Xanh 18 4.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - văn hoá - xã hội của phương Cao Xanh 18 4.2. Tình hình chăm sóc sức khoẻ sinh sản của phường Cao Xanh những năm trước đây 21 Chương II: Một số yếu tố tác động đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở phường Cao Xanh 23 I- Thực trạng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở phường Cao Xanh 23 1- Kiến thức về chăm sóc sức khỏe và chăm sóc sức khỏe sinh sản. 23 2- Kiến thức và sử dụng các biện pháp tránh thai 27 3- Tình hình chăm sóc thai nghén và sinh đẻ 28 3.1. Chăm sóc thai nghén 28 3.2. Sinh đẻ của phụ nữ 29 II- Những yếu tố tác động đến công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản. 1- Yếu tố nghề nghiệp 33 2- Điều kiện kinh - xã hội 34 3- Trình độ học vấn 35 4- Chất lượng dịch vụ y tế 37 5- Phong tục tập quán 38 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41 1. Kết luận 41 2. Giải pháp và kiến nghị 41 2.1. Giải pháp 41 2.2. Kiến nghị 42 * Phụ lục. 45 Biên bản phỏng vấn sâu 45 Tài liệu tham khảo 56 Phần : Mở đầu 1)Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, vai trò của nguồn nhân lực trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nguồn nhân lực là một nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Không có sự đầu tư nào mang lại nguồn lợi lớn như đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy phải nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao sức khoẻ của người dân để tạo ra một lực lượng khoẻ mạnh về thể chất, tinh thần được trang bị những tri thức phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, đây là mối quan tâm hàng đầu là phương tiện quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vậy, với thực trạng chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng biển luôn là vấn đề quan tâm của những nhà hoạch định chính sách, nhà xã hội học, nhà dân số học, nhà quản lý xã hội, y tế… Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đó có nhiều chính sách ưu tiên nhằm nâng cao đời sống, sức khoẻ cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng biển cũng như đẩy mạnh sự phát triển toàn diện của miền núi, miền biển. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự phát triển về kinh tế, văn hoá - xã hội tại khu vực này vẫn cũng thấp hơn so với các khu vực khác của cả nước. Mức sống thấp, trình độ dân trí chưa được nâng cao, giao thông đi lại khó khăn, điều kiện chăm sóc y tế và phúc lợi xã hội cũng thiếu thốn, là những vấn đề bức xúc đang đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa của chính phủ đối với người dân sống ở những vùng khó khăn này. Tăng cường chăm sóc sức khoẻ cho người dân cả nước nói chung, cho miền núi, miền biển, vùng sâu, vùng xa nói riêng đang là một vấn đề ưu tiên trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Những nỗ lực trong việc triển khai các chiến lược quốc gia cũng như các chương trình y tế đó đem lại những cơ hội khả quan cho việc chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Tuy nhiên, trong thực tế, không diễn ra một sự phát triển đồng đều giữa các vùng: miền xuôi và miền núi, nông thôn và thành thị, miền núi và miền biển. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản là một trong những mục tiêu và là nội dung công tác quan trọng của Uỷ ban Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế ). Đối với chiến lược Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản là một bộ phận tối quan trọng. Nó có vai trò quyết định tới sự thành công của chiến lược quốc gia này. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương, ở mỗi vùng và ở mỗi dân tộc khác nhau, công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình cũng khác nhau, vì thế kết quả thu được ở mỗi vùng, mỗi tộc người cũng khác nhau. Nhìn chung, ở các vùng đô thị, các tỉnh đồng bằng chăm sóc sức khoẻ sinh sản, dân số - kế hoạch hoá gia đình đạt kết quả cao hơn nhiều so với vùng núi, vùng biển, vùng sâu, vùng xa. Ở miền núi và miền biển do điều kiện tự nhiên và xã hội có nhiều khó khăn, như giao thông đi lại khó khăn, các dịch vụ sức khoẻ và thuốc men, trang thiết bị y tế cũng thiếu, do trình độ dân trí thấp (đặc biệt là phụ nữ) đó hạn chế những cơ hội chăm sóc sức khoẻ cho bà mẹ và trẻ em. Đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khoẻ sinh sản đối với các hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng biển, thực trạng mức sinh cao và phong tục tập quán lạc hậu là những nguyên nhân gây nên tình trạng tử vong của sản phụ và trẻ sơ sinh hoặc là ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em sau này. Mục tiêu giảm quy mô dân số của chương trình dân số thực hiện tại nơi này cũng gặp nhiều khó khăn, do vậy, những vấn đề liên quan đến nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản đang là vấn đề đòi hỏi phải giải quyết lâu dài. Thấy được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của vấn đề xã hội trên, tôi chọn đề tài “Kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của các hộ gia đình - phường Cao Xanh - T.P Hạ Long - T.Quảng Ninh” làm đề tài báo cáo thực tập của mình. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của các hộ gia đình vùng biển và các yếu tố tác động đến đời sống sức khoẻ sinh sản của các hộ gia đình ra sao, để đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp đề xuất và kiến nghị với chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ, cải thiện và nâng cao đời sống sức khoẻ nhân dân địa phương nói chung và chăm sóc sức khoẻ sinh sản của các hộ gia đình ngư nghiệp vùng biển nói riêng. 2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa lý luận khoa học. Nghiên cứu xã hội học về “Kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khỏe sinh sản của các hộ gia đình - phường Cao Xanh - TP Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh” nhằm tìm hiểu thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ vùng biển. Tìm hiểu xem mức độ kiến thức, thái độ và hành vi của họ với công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, yếu tố nào tác động đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của họ. Qua đó làm sáng tỏ hơn cho một số lý thuyết xã hội học như lý thuyết hành động xã hội của Max Weber, lý thuyết giới . Đồng thời từ nghiên cứu này có tác dụng đóng góp những tri thức, kinh nghiệm thực tiễn để kiểm nghiệm, minh họa tính tương thích của lý thuyết và thực tiễn xã hội, làm sáng tỏ, củng cố và hoàn thiện thêm một số lĩnh vực nghiên cứu xã hội học và sức khỏe sức khỏe sinh sản. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn. Nghiên cứu về sức khỏe sinh sản của các hộ gia đình vùng biển có một ý nghĩa hết sức thiết thực. Một mặt nó chỉ ra hiện trạng kiến thức của các hộ gia đình vùng biển về các vấn đề sức khỏe sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản đó đầy đủ, toàn diện chưa hay hiểu biết chưa đầy đủ, thậm chí cũng hiểu sai lệch. Mặt khác, nghiên cứu giúp chỉ ra các nguồn tiếp cận thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các hộ gia đình vùng biển thực tế như thế nào. Từ đó đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản của các hộ gia đình vùng biển, thay đổi thái độ, hành vi về chăm sóc sức khỏe sinh sản và nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của các hộ vùng biển. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3.1. Mô tả thực trạng mức độ kiến thức về sức khoẻ sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản của các hộ gia đình vùng biển hiện nay như thế nào và với kiến thức đó họ hành động ra sao, thực trạng hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của họ có liên quan như thế nào tới sức khỏe sinh sản của họ. 3.2. Phân tích các yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ vùng biển, nguyện vọng của các hộ gia đình vùng biển với công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản ở địa phương, nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. 3.3. Đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị phù hợp giúp nâng cao nhận thức, làm thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản theo hướng tích cực, tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ Y tế cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ vùng biển. 4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu. Kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của các hộ gia đình. 4.2. Khách thể nghiên cứu: Các hộ gia đình trong độ tuổi sinh đẻ. 4.3. Phạm vi nghiên cứu. 4.3.1. Phạm vi thời gian nghiên cứu: (Tháng 03 năm 2011). 4.3.2. Phạm vi thời gian diễn ra nghiên cứu: (Từ năm 2005 đến nay). 4.3.3. Phạm vi vấn đề nghiên cứu. Do hạn chế về thời gian và nhận thức cho nên trong khuôn khổ báo cáo thực tập chỉ đề cập nghiên cứu đến một số khía cạnh cơ bản của chăm sóc sức khoẻ sinh sản như: kiến thức về sức khoẻ sinh sản và chăm sóc sức khoẻ sinh sản; kiến thức và sử dụng các biện pháp tránh thai; chăm sóc thai nghén và sinh đẻ. 5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Phương pháp luận. * Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Theo phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng yêu cầu phải nhìn các sự vật hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng nghĩa là phải nhìn mọi sự vật, hiện tượng không tồn tại riêng biệt tách rời mà luôn luôn trong mối quan hệ tương tác quyết định lẫn nhau. Trong quá trình xem xét, đánh giá mọi hiện tượng, sự kiện xã hội phải đặt trong mối quan hệ toàn diện với điều kiện kinh tế - xã hội đang vận động, biến đổi trên địa bàn nghiên cứu. Trong đề tài nghiên cứu này, khi tìm hiểu về kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người dân chúng ta phải đặt trong bối cảnh kinh tế - xã hội nước ta ở thời điểm hiện tại. Các giá trị mới của xã hội hiện đại, sự hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, sự toàn cầu hoá đang tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có các hộ gia đình vùng biển. * Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử yêu cầu người nghiên cứu khi nghiên cứu các sự vật, hiện tượng xã hội cần phải đặt trong một giai đoạn lịch sử nhất định, trên quan điểm kế thừa và phát triển. Nghiên cứu này được xuất pháp từ thực tế lịch sử xã hội cụ thể ở trong mỗi giai đoạn trong sự phát triển của nó, và thực tế lịch sử này được xem xét như c sở mục tiêu, tiêu chuẩn của thông tin thực nghiệm. Nghiên cứu này đặt thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khoẻ sinh sản của các hộ gia đình vùng biển trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Nền kinh tế thị trường với tác động tích cực làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế nước ta cũng bộc lộ nhiều vấn đề xã hội ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đặt biệt là nhóm xã hội dễ bị tổn thương là phụ nữ và trẻ em. 5.2. Những phương pháp thu thập thông tin. 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu. Phân tích tài liệu là phương pháp thu thập thông tin có sẵn. Những nguồn tài liệu này đã có từ trước khi nghiên cứu. Để báo cáo thực tập được hoàn thiện đầy đủ nội dung và thông tin phong phú, cá nhân đã khai thác thu thập và xử lý thống kê được từ nhiều nguồn khác nhau. Tài liệu thu thập được từ báo cáo tổng kết năm của Uỷ ban nhân dân phường Cao Xanh phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của phường. Ngoài ra, còn sử dụng báo cáo của Trạm y tế phường, số liệu thống kê của Hội liên hiệp phụ nữ phường và sử dụng một số tài liệu liên quan tới sức khoẻ sinh sản của phụ nữ như: Tạp chí xã hội học, tài liệu chuyên nghành dân số, Y tế… Các thông tin trong các tài liệu này được sử lý, phân tích và nêu ra nhằm giải quyết các vấn đề trong giả thuyết ngiên cứu. 5.2.2. Phương pháp quan sát. Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu địa bàn thông qua tri giác trực tiếp về phường Cao Xanh, về các họ gia đình trong độ tuổi sinh đẻ để có những thông tin độ chính xác cao, bản thân quan sát ghi nhận đầy đủ qua quan sát thấy được. 5.2.3. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi Cuộc khảo sát xã hội học về chủ đề: “Sự thích ứng của cư dân ven biển trong nền kinh tế thị trường” tại phường Cao Xanh -TP.Hạ Long - T.Quảng Ninh từ năm 2005 trở lại đây do khoa xã hội học tiến hành vào tháng 3 năm 2011. Bằng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi với mẫu chọn ngẫu nhiên 250. 5.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu. Phương pháp này phục vụ cho việc khai thác sâu các thông tin định tính như kiến thức, và hành vi của các hộ gia đình về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, đánh giá của họ về những người xung quanh cũng như thái độ của họ khi nói đến chuyện chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Phỏng vấn sâu ở đây được tiến hành với 5 đối tượng, gồm: Chủ tịch Hội phụ nữ phường, Trạm trưởng Y tế và 3 gia đình trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn phường. 6. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU. 6.1 Kiến thức, thái độ và hành vi của các hộ gia đình vùng biển hiện nay về chăm sóc sức khỏe sinh sản như thế nào? 6.2 Mức độ kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khỏe sinh sản giữa các nhóm xã hội là như thế nào? 6.3 Yếu tố nào ảnh hưởng tới hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của các hộ gia đình vùng biển? 7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT . 7.1. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 7.1.1. Kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khỏe sinh sản của các hộ gia đình hiện nay tiến bộ hơn trước nhưng cũng sơ xài và chưa đầy đủ. 7.1.2. Có sự khác biệt về mức độ kiến thức và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản giữa các nhóm xã hội. 7.1.3. Các yếu tố nghề nghiệp, điều kiện tự nhiên, kinh tế, phong tục, tập quán có ảnh hưởng lớn đến hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của các hộ gia đình. 7.2. KHUNG LÝ THUYẾT Điều kiện tự nhiên - xã hội của phường cao Cao Xanh C á c h ộ g i a đ ì n h Kiến thức Chăm sóc sức khỏe sinh sản Thái độ Hành vi PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu về sức khoẻ sinh sản được tiến hành rất sớm trên thế giới, chủ yếu là ở các quốc gia phát triển như Mỹ, châu Âu. ở nước ta, do chịu ảnh hưởng của nền văn hoá phương Đông, đặc biệt là Nho giáo cho nên vấn đề về sinh sản là lĩnh vực mới được nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, thấy được tầm quan trọng của vấn đề dân số trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã luôn dành sự quan tâm thích đáng cho công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình. Đặc biệt từ khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV của Ban chấp hành TW Đảng khoá VII, trên cơ sở đặt “ Công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước ”. Vấn đề này được coi như một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu, một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình đã huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân và tranh thủ được sự giúp đỡ ngày càng tăng cường và có hiệu quả của cộng đồng quốc tế. Bằng những giải pháp hữu hiệu, các hoạt động tuyên truyền, giáo dục được mở rộng và từng bước nâng cao chất lượng các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, chú trọng đến các vùng miền núi, vùng biển đảo, vùng nghèo, do đó nhận thức của các tầng lớp nhân dân về kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ sinh sản ngày càng được nâng cao, tỷ lệ giảm sinh rất nhanh. Tuy nhiên, những mục tiêu của chương trình Dân số - Kế hoạch hoá gia đình mới chỉ chú trọng về số lượng như giảm tỷ lệ sinh, tăng tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai (chỉ tập trung vào phụ nữ và biện pháp đặt vòng) mà chưa chú trọng vào chất lượng dân số. Vấn đề giáo dục tình dục, tư vấn kế hoạch hoá gia đình chưa được tập trung và đầu tư đúng mức, kỹ năng tư vấn còn đơn giản. Vấn đề sinh sản vị thành niên chưa được chú ý quan tâm đúng mức. Do lối sống truyền thống của người Á Đông và do nhận thức chưa đầy đủ về quy mô gia đình nhỏ, đồng thời cũng do chưa tuyên truyền, phổ biến rộng khắp về tác dụng của các biện pháp tránh thai hiện đại như là một phương pháp kế hoạch hoá gia đình. Do đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ phụ nữ nạo phá thai cao nhất thế giới. Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nhiễm khuẩn HIV/AIDS còn nhiều tồn tại, ảnh hưởng trực tiếp tiới sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng nạo phá thai ở lức tuổi vị thành niên ngày một phổ biến, tình hình nhiễm khuẩn đường sinh sản và các [...]... thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của các hộ gia đình vùng biển - Quảng Ninh qua vi c phân tích kiến thức, thái độ và một số hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của các hộ gia đình nhằm giải thích và đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe của người các hộ gia đình Yếu tố nào là chủ yếu tác động, chi phối hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản, đó là các yếu tố quan niệm truyền thống trong xã hội; điều... kinh tế - xã hội và văn hoá nó tác động rất lớn tới mục tiêu của lĩnh vực sức khoẻ sinh sản mà trước hết tác động tới hành vi của khách hàng trong vi c tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho mình và cho cộng đồng Các hành vi chăm sóc sức khoẻ sinh sản của người dân phụ thuộc nhiều vào yếu tố tác động, có thể gộp thành các nhóm yếu tố chính: yếu tố về kinh tế - xã hội; các yếu tố thuộc về năng... này Vì thế, các số liệu thống kê về công tác kế hoạch háo gia đình ở Vi t Nam đã nảy sinh hàng loạt vấn đề liên quan tới sức khoẻ sinh sản của người dân, đặc biệt là phụ nữ Với những nội dung trên đã gợi mở hướng nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khỏe sinh sản của các hộ gia đình (đặc biệt là người phụ nữ) vùng biển phường Cao Xanh - TP Hạ Long - T Quảng Ninh, và các yếu tố ảnh... cấp các nghành quan tâm hơn Chương II: Một số yếu tố tác động đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở phường Cao Xanh I Thực trạng về chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở phường Cao Xanh 1 Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản Con người là vốn quí, sức khoẻ là cái quí nhất của con người Và nguyện vọng tha thiết của con người là được sống khoẻ mạnh, không bị ốm đau, sống thọ lâu để lao động có kết quả, có mái ấm gia. .. trên, vấn đề sức khoẻ sinh sản ở Vi t Nam còn phải đối mặt với vấn đề vô sinh, ung thư vú ung thư đường sinh sản Những vấn đề đó cần được các cơ sở y tế quan tâm tạo điều kiện chăm sóc tốt hơn nhằm nâng cao sức khoẻ cho phụ nữ Trong “Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản giai đoạn 2010 - 2020” đã đánh giá về tình hình sức khoẻ sinh sản, công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản và đưa ra quan... bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, tăng cường vai trò của nguời phụ nữ trong quá trình ra quyết định về các vấn đề có liên quan tái sức khỏe sinh sản, đề cao vai trò trách nhiệm của nam giới trong vi c chia sẻ với phụ nữ thực hiện kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản 4 Thực tiễn tình hình chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở phường Cao Xanh - TP Hạ Long - T Quảng Ninh 4.1 Tổng quan... pháp có lợi cho mình và gia đình Một số công trình nghiên cứu ở vùng sâu, vùng xa, vùng biển của nước ta cho thấy: Kiến thức về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ sinh sản nhìn chung còn hạn chế; với người dân vùng biển phường Cao Xanh kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn các hộ gia đình tuy đã được nâng cao về nhận thức về vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và gia đình song còn hạn chế Phỏng vấn sâu... quan tâm song chưa nhiều Vi c hiểu biết đầy đủ các kiến thức về chăm sóc sức khoẻ sinh sản là điều hết sức cần thiết và hữu ích với mọi người đặc biệt là người phụ nữ Vì phụ nữ luôn được coi là đối tượng chính trong công tác truyền thông vận động thay đổi hành vi chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình Khi nghiên cứu về các vấn đề cơ bản của chăm sóc sức khoẻ sinh sản thì phần lớn người dân... lên nhưng vẫn còn hạn chế, các điều kiện để hưởng thụ và tiếp cận về mặt văn hoá, xã hội còn có mặt hạn chế (Báo cáo của UBND phường Cao Xanh năm 2010) Phỏng vấn sâu bà L.T.S - Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ phường về tác động của điều kiện - kinh tế xã hội của phường tới công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản của các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình làm nghề ngư cho biết: “Nhiều chứ, đặc biệt là... sinh của phường mặc dù đã thu được kết quả , song vẫn còn hạn chế II- Những yếu tố tác động đến công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản 1.Yếu tố nghề nghiệp Nghề nghiệp là yếu tố tác động nhiều đến hành vi chăm sóc sức khoẻ sinh sản của các hộ gia đình, nghề nghiệp quyết định về thu nhập, cường độ lao động, ảnh hưởng của nhóm bạn và cơ hội thu nhập thông tin Phụ nữ làm nghề nông chiếm 83,3% trong số các . thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của các hộ gia đình - phường Cao Xanh - T. P Hạ Long - T. Quảng Ninh làm đề t i báo cáo thực t p của mình. Với mong muốn t m hiểu thực trạng kiến. thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khỏe sinh sản của các hộ gia đình - phường Cao Xanh - TP Hạ Long - t nh Quảng Ninh nhằm t m hiểu thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của người phụ nữ vùng. nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi về chăm sóc sức khỏe sinh sản của các hộ gia đình (đặc bi t là người phụ nữ) vùng biển phường Cao Xanh - TP. Hạ Long - T. Quảng Ninh, và các yếu t ảnh hưởng

Ngày đăng: 19/12/2014, 09:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan