báo cáo thực hành ctxh nhóm tại làng trẻ sos việt trì

36 2.5K 11
báo cáo thực hành ctxh nhóm tại làng trẻ sos việt trì

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

[Type text] MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG BÁO CÁO Phần I: Tổng quan về địa bàn thực tập I, Tổng quan về địa bàn thực tập 1, Cơ sở thực tập 2, Lịch sử hình thành và quá trình hoạt động của trung tâm 3, Quan điểm và mục tiêu của trung tâm 4, Các dịch vụ, chính sách và cơ cấu tổ chức của trung tâm 5, Nguồn ngân sách II, Lý thuyết áp dụng của dịch vụ, hệ thống phẩm chất/năng lực, kinh nghiệm mà nhân viên phải có khi làm dịch vụ này: 1, Lý thuyết áp dụng của dịch vụ 2,Hệ thống phẩm chất/năng lực, kinh nghiệm mà nhân viên phải có trong dịch vụ này. 3, Nguồn thông tin III, Đánh giá, kết luận Phần II. Các hoạt động thực hiện trong quá trình thực tập I.Giới thiệu khái quát về quá trình hoạt động : II.Chi tiết triển khai trong quá trình thực tập: 1, Các kiến thức sử dụng trong quá trình thực tập: 2,Lý do chọn nhóm 3,Thành phần nhóm 4, Tiến trình CTXH nhóm 1 [Type text] III, Lượng giá sơ bộ về quá trình làm việc với thân chủ Phần III: Kinh nghiệm cá nhân trong thực tập cho phát triển nghề nghiệp, chuyên môn 1, Lý do chọn trung tâm 2, Mục tiêu 3, Các phương pháp và kĩ năng vận dụng 4, Bài học kinh nghiệm. 2 [Type text] BÀI LÀM A. LỜI MỞ ĐẦU Chăm sóc và giáo dục trẻ em là một trong những yêu tiên, quan tâm hàng đầu của xã hội. Bởi vì trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước.Nếu được nuôi dưỡng và bồi đắp về tri thức, đạo đức tốt trẻ em sẽ là những người xây dựng một đất nước giàu đẹp trong tương lai. Chính vì vậy mà Đảng , nhà nước nói chung và các gia đình nói riêng cũng luôn tạo điều kiện để cho trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất và tâm lý. Nhưng không phải trẻ em nào sinh ra cũng có một điều kiện tốt nhất để phát triển, và hoàn thiện nhân cách. Bên cạnh những em được sinh ra trong điều kiện đầy đủ có sự chăm sóc của gia đình, bố mẹ, được đến trường và tham gia vào các hoạt động xã hội và kết nối với cộng đồng thì còn rất nhiều trẻ em đang gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Đặc biệt là trẻ em mồ côi, các em thuộc đối tượng không có nơi nương tựa. Đã có rất nhiều các tổ chức nước ngoài và các chính sách của Đảng và nhà nước ta quan tâm và trợ giúp các em. Trong đó có hệ thống làng trẻ SOS – nơi nuôi dưỡng trẻ em mồ côi. Ở các làng trẻ, các em có mái ấm gia đình, được chu cấp đầy đủ về ăn ở, và học tập. Nhưng bên cạnh đó các em vẫn còn thiếu rất nhiều kĩ năng sống và sự tư vấn tâm lý cần thiết để tự tin hơn trong giao tiếp và hòa nhập cộng đồng. Chính vì vậy chúng tôi đã chọn địa điểm làng trẻ SOS Việt Trì để thực hành nghề với đề tài : “Ứng dụng phương pháp Công tác xã hội nhóm nhằm tăng cường năng lực trợ giúp giữa các thành viên trong nhóm”. Đây cũng là báo cáo kết quả thực tập chuyên ngành I của cá nhân với nhóm trẻ tại làng trẻ em SOS Việt Trì – Phú Thọ. 3 [Type text] B. NỘI DUNG BÁO CÁO Phần I: Tổng quan về địa bàn thực tập: I, Tổng quan về địa bàn thực tập: 1, Cơ sở thực tập : - Tên cơ sở thực tập: Làng trẻ em SOS Việt Trì- Phú Thọ. - Địa chỉ: Phường Dữu Lâu- Thành phố Việt Trì- Phú Thọ. - Tel/fax: 02103 849 019 - Email: soscv.viettri@sosvietnam.org. 2, Lịch sử hình thành và quá trình hoạt động của trung tâm: a, Lịch sử hình thành : - Ngày 22/12/1987, Chính phủ Việt Nam đã ký Hiệp định với Làng trẻ em SOS Quốc tế về việc thành lập Làng trẻ em SOS Việt Nam. Đến nay đã có 14 Làng trẻ em SOS được xây dựng từ Bắc vào Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Bến Tre, Cà Mau, Điện Biên và TP. Hồ Chí Minh. - Làng trẻ em SOS Việt Trì thuộc dự án của Bộ Lao Động thương binh và xã hội. Cho đến nay, có khoảng 15 dự án trực thuộc 15 tỉnh, thành phố đã được đưa vào hoạt động. b, Quá trình hoạt động: - Làng đón trẻ đầu tiên vào cuối năm 1998. - Hiện nay, tổng số trẻ trong Làng là 230em - Từ đầu năm 2011 cho tới nay, Làng đã khảo sát và đón 6 trẻ vào Làng, tổng số trẻ Lưu xá là 43, trong đó có 05 trẻ tự lập không qua bán tự lập, 01 trẻ bán tự lập, 09 trẻ học đại học, 04 trẻ học cao đẳng, 03 trẻ đang học nghề, còn lại học phổ thông. - Trường mầm non: Trường vẫn duy trì 6 lớp học tổng số : 22 học sinh • Công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe của trẻ: Các mẹ, dì đều hết sức lo lắng và quan tâm cho sức khỏe của các con, sắp xếp cho các con thời gian học tập, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học, đảm bảo ăn uống đầy đủ để các con phát triển tốt nhất về mặt thể chất . - Bên cạnh đó các con làng tham gia chơi các môn thể thao tự rèn luyên sức khỏe cho mình: bóng đá, cầu lông, bong bàn… 4 [Type text] - Tính đến thời điểm này các con trong làng đều có sức khỏe tốt. Tuy nhiên một số các con Làng mắc các bệnh thông thường do sự chuyển đổi thời tiết giữa các mùa như viêm họng, cúm, viêm phế quản. Làng đã chỉ đạo nhân viên y tế cùng các Mẹ, dì chăm sóc và điều trị bệnh cho các con kịp thời và có những biện pháp phòng ngừa bệnh: tiêm phòng viêm gan A, B, quai bị. - Trong những năm qua Làng phân công 1 Dì nấu ăn cho các con Lưu xá. Từ đó tạo điều kiện tốt để Cán bộ giáo dục phối hợp quản lý các con và hướng dẫn các con trồng và chăm sóc rau xanh. • Tình hình học tập và kết quả học tập của trẻ: Các con làng luôn có ý thức quyết tâm cao trong học tập, tự giác chăm chỉ học tập nên kết quả học tập tổng kết năm sau cao hơn các năm trước: Năm học Tổng số Học lực Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 10-11 136 32 23,5 56 41,2 48 35,3 0 0 (Theo :Báo Cáo công tác quý II năm 2011 của làng trẻ SOS Việt Trì ) Nhiều con Làng đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố như: - Phạm Thị Nhung đạt giải nhì môn lịch sử lớp 12 - Nguyễn Thị Loan đạt giải nhì môn lịch sử lớp 12 - Trần Thị Hằng đạt giải ba môn lịch sử lớp 9 - Nguyễn Mạnh Toàn đạt giải khuyến khích môn sinh học lớp 8 • Các mặt công tác hoạt động khác: a, Về đạo đức: - Các con Làng đã có nhiều tiến bộ trong rèn luyện đạo đức. Hầu hết các con vẫn giữ được thói quen chào hỏi, lễ phép khi gặp khách hoặc người lớn tuổi hơn vào làng. Các con mới được đón vào làng đã nhanh chóng ổn định nề nếp và hào nhập với cộng đồng Làng. - Nhiều con tự giác trong học tập và trong lao động nhất là những công việc như dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc vườn rau, cây xanh… - Không có con Làng bị xếp loại hạnh kiểm trung bình và yếu. 5 [Type text] * Kết quả rèn luyện đạo đức: Năm học Tổng số Hạnh kiểm Tốt Khá CCg SL % SL % SL % 10-11 136 122 89,7 13 9,6 1 0,7 (Theo :Báo Cáo công tác quý II năm 2011 của làng trẻ SOS Việt Trì ) b, Các hoạt động khác: - Các con trong làng SOS Việt Trì tích cực tham gia vào các hoạt động khác như tham gia vào lao động sản xuất cùng mẹ: tu sửa vườn rau, trồng thêm nhiều rau xanh và cây ăn quả trong vườn . Từ đó tạo môi trường cảnh quan của Làng xanh- sạch – đẹp. - Các con trong Làng cũng tham gia các hoạt động thể dục thể thao: bóng đá, bóng bàn, cầu lông, cờ vua, vẽ tranh… - Câu lạc bộ Mẹ - Dì được duy trì đều đặn. Ba tháng câu lạc bộ Mẹ- Dì sinh hoạt một lần. Các giảng viên trình độ chuyên môn cao được Làng mời tới sinh hoạt câu lạc bộ Mẹ- Dì để nói chuyện và truyền đạt một số kiến thức về quản lý gia đình, chăm sóc trẻ nhỏ và giáo dục con gái lớn, tư vấn giúp đỡ các mẹ về sức khỏe sinh sản.Câu lạc bộ Mẹ- Dì vẫn tiếp tục luyện tập môn Dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe. - CLB chị gái lớn hoạt động có hiệu quả. Làng đã mời các giảng viên vào giảng bài, nói chuyện về tâm lý cho tuổi mới lớn, giúp con Làng tự tin hơn khi sắp bước vào tuổi trưởng thành. - Làng kết hợp với trung tâm phòng chống bệnh xã hội tổ chức các lớp học về cách phòng chống HIV/ AIDS cho nhân viên và các con gái lớn của Làng. - Làng tổ chức tốt các ngày kỉ niệm của dân tộc cũng như của tổ chức SOS. Tết Nguyên Đán, ngày thành lập Đảng 3/2, ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Các hoạt động thiết thục như tổ chức thi đấu thể thao, tham gia thi đấu thể thao do sở lao động tổ chức. Đặc biệt nhân ngày quốc tế phụ nữ 8/3; - Nhân dịp đầu xuân Làng đã tổ chức các chuyến du xuân, lễ chùa cho các bà mẹ, Dì, giáo viên và nhân viên. - Làng cử 2 đồng chí cán bộ giáo dục nam để quản lý các con tại lưu xá. Các nhân viên đều tích cực, có tinh thần trách nhiệm cao. 6 [Type text] • Công tác hướng nghiệp và chuẩn bị cho trẻ hòa nhập cộng đồng: - Cán bộ Lưu xá của Làng SOS Việt Trì luôn học hỏi đồng nghiệp của các Làng bạn để định hướng và hường nghiệp cho trẻ. - Tổ chức các buổi thảo luận nhóm để trẻ tự nói lên ý thích và hướng phấn đấu về nghề nghiệp mình muốn lựa chọn. - Tổ chức các buổi giao lưu với các anh chị sinh viên Quốc tế để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ cho trẻ. - Công tác hướng nghiệp, lựa chọn ngành nghề được làm thường xuyên, chu đáo. Làng cho họp các con học lớp 9 và lớp 12 để trao đổi, định hướng cho các con chọn khối thi, trường thi sao cho phù hợp với khả năng của các con. Để từ đó, các con chọn khối thi, trường thi phù hợp theo nguyện vọng để đạt kết quả cao nhất. Việc hướng nghiệp thường xuyên và kịp thời đã giúp trẻ tự tin, cố gắng hơn trong học tập. • Đối với trẻ mẫu giáo: - Trường thực hiện đúng nội dung chương trình học tập giáo dục mần non mơi của Bộ giáo dục và đào tạo. Luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp trẻ nhanh chóng tiếp thu được nội dung chương trình, đảm bào sự phát triển toàn diện cho trẻ. - Dinh dưỡng và sức khỏe: Trường đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ qua khẩu phần ăn hàng ngày kết hợp sự theo dõi định kì phát triển của trẻ. Kết quả đạt hơn 90% trẻ phát triển tốt. - Trường đã tổ chức họp phụ huynh học sinh sau học kì I, từ đó phụ huynh thống nhất cao với trường mẫu giáo trong mọi chủ trương và phối hợp giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao. - Trường thực hiện khoản chi theo đúng hướng dẫn của Làng SOS Việt Nam. Việc chi tiêu tài chính của trường được thực hiện theo đúng dự toán được duyệt dưới sự giám sát của kể toán và chủ tài khoản, đảm bảo chi đúng, hiệu quả và chính xác. - Trường hiện có 15 giáo viên, nhân viên cơ hữu. Trong đó có 1 hiệu trưởng, 12 giáo viên đứng lớp và 2 nhân viên cấp dưỡng. Đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường đã tập trung thời gian, công sức để đảm bảo chất lượng dạy và học của nhà trường và giữ gin uy tín với phụ huynh học sinh. • Công tác đỡ đầu: - Đăng kí đỡ đầu cho trẻ mới vào Làng. - Thực hiện thường xuyên, kịp thời công tác liên lạc giữa người đỡ đầu và trẻ. 7 [Type text] - Làm tốt công tác liên lạc giữa Làng với người đỡ đầu của Làng. - Thực hiện báo cáo về sự phát triển của trẻ và dự án Làng với người đỡ đầu của Làng. • Kết quả đạt được: - Luôn luôn duy trì đủ số lượng trẻ trong Làng, duy trì và quản lý tốt hoạt động của Làng. - Con Làng có đạo đức tốt, đạt kết quả cao trong học tập. - Đội ngũ cán bộ, bà mẹ, bà di làm việc nghiêm túc, tinh thần trách nhiệm. - Sử dụng tài chính đúng nguyên tắc và có hiệu quả. - Bảo quản tốt cơ sở vật chất và giữ đẹp cảnh quan Làng 3, Quan điểm và mục tiêu của trung tâm: Mục đích của Làng trẻ em SOS Việ Trì nhằm mang lại "sự quan tâm chăm sóc như trong một gia đình" cho trẻ nghèo đói, lang thang và trẻ mồ côi. Hàng triệu trẻ em đang sống mà không có một mái ấm gia đình với muôn vàn lý do như: • Bố mẹ ly hôn. • Bạo lực gia đình. • Sự thiếu quan tâm của bố mẹ. • Không còn bố mẹ do chiến tranh hoặc thiên tai. • Bệnh tật - bao gồm cả sự tăng lên của AIDS. 4, Các dịch vụ, chính sách và cơ cấu tổ chức của trung tâm - Làng trẻ em SOS Việt Trì bao gồm 3 bộ phận: Trường mẫu giáo( trẻ mồ côi hòa nhập với cộng đồng và trẻ ngoài), bộ phận giáo dục: từ 4 đến 5 người, bộ phận phụ. - Bộ phận chính của trung tâm bao gồm 15 gia đình , ở trong 15 khu căn hộ khác nhau, mỗi căn hộ có một mẹ nuôi trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc suốt cuộc đời, tình nguyện không xây dựng gia đình. Trẻ được đưa đến trung tâm không phân biệt tuổi tác, được trung tâm nuôi đến khi nào tự hòa nhập được với cộng đông, tự đi làm và được trung tâm hỗ trợ luong trong vòng 3 năm đầu tiên ( bán tự lập-tự lâp). - Cuộc sống sinh hoạt hằng ngày diễn ra như các gia đình bình thường. (Các mẹ từ 7hđến 8h sáng đi chợ, 10h cơm nước…. - Làng trẻ SOS Việt Trì hoạt động theo 4 chủ thể: “Bà mẹ, các anh chị em, ngôi nhà gia đình và cộng đồng làng”. Trong đó, nhân tố chính là các 8 [Type text] “bà mẹ” - là những phụ nữ từ 25 đến 40 tuổi, không có ý định lấy chồng, không có con riêng, cũng không nặng gánh gia đình, tình nguyện đảm nhận thiên chức làm mẹ, nuôi dưỡng những trẻ mồ côi (có hoàn cảnh đặc biệt) như những đứa con riêng của mình theo đúng nghĩa xã hội học. Mỗi “bà mẹ” làm chủ một “ngôi nhà gia đình”, có toàn quyền định đoạt trong việc nuôi dưỡng từ 8 đến 10 “đứa con” (từ sơ sinh đến 18 tuổi) như những người mẹ khác trong xã hội. Có 15 ngôi nhà hợp thành một "làng" SOS. Phương pháp tối ưu được áp dụng là tình cảm và trái tim của người mẹ, chú trọng gia đình, lấy nền tảng tri thức, nghề nghiệp làm bước đệm cho trẻ hòa nhập cộng đồng. - Thiết kế: giữa ba ngôi nhà thì có một khu vườn riêng, tạo thành một xóm nhỏ. Đây cũng chính là đặc thù cộng đồng dân cư của người Châu Á. - Mối liên kết giữa các gia đình tạo thành cộng đồng làng, các gia đình trong Làng cũng giống như những gia đình tự nhiên khác ( tôn trọng, thân thiết, mâu thuẫn…) - Hôn nhân gia đình: Làng có 5em gái đã lập gia đình, 4em đã sinh con. Khi các con em trong Làng lập gia đình đều có sự hỗ trợ của Làng, con em trong Làng làm việc có dự án khả thi thì sẽ được hỗ trợ vốn để lập nghiệp. - Làng trẻ em SOS Việt Trì đón trẻ ở 4 tỉnh lân cận: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Yên Bái, thông thường ở tỉnh Phú Thọ (khoảng hơn 100em, ba tỉnh khác thì dưới 100 em. - Tiêu chí đón trẻ: + Không giới hạn tuổi( tối đa 6 tuổi nam,4 tuổi nữ, còn có thể điều chỉnh độ tuổi ) + Trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, mất nguồn nuôi dưỡng ( tổng số nữ khoảng 60%, nam 40 %) + Trẻ đi học ở trường ngoài xung quanh Làng. Trường PTTH Hermann có ba cấp thuộc Làng SOS, trẻ có thể đến học, không bắt buộc. + Trường PT Hermann Gmeiner Việt Trì được thành lập năm 2000, là một trong 10 trường trên toàn quốc do tổ chức làng trẻ em SOS Quốc tế tài trợ và bảo trợ 100% nguồn vốn đầu tư và hoạt động. Trường có đủ 03 cấp học phổ thông gồm 24 lớp (từ lớp 01 - lớp 12) với tổng số 812 học sinh. 9 [Type text] + Trẻ nam từ 14 tuổi trở lên phải tách ra ở riêng tại khu Lưu xá sinh viên để sinh hoạt và học tập. + Trẻ đi xa, ngày lễ, Tết được về thăm Làng, thăm Mẹ. Trẻ trong Làng được nghỉ ngày lễ, Tết được về thăm gia đình, thăm quê. - Tiêu chí chọn mẹ: + Không ràng buộc + Không có gia đình riêng + Có khu nghỉ hưu dành cho các bà mẹ nghỉ hưu suốt đời. + Được hưởng hai chế độ: tiền lương và tiền ăn. - Các cán bộ giáo dục, nhân viên điện nước, lái xe… trong Làng có nhiệm vụ hỗ trợ các mẹ nuôi trong việc sinh hoạt cũng như chăm sóc, nuôi dưỡng các con Làng. - Nhân viên giáo dục : Làng tuyển các thầy cô giáo để tư vấn, theo dõi quá trình học tập của trẻ, yêu trẻ, tham vấn cho các bà mẹ. Mảng hoạt động nuôi dưỡng, giáo dục có trách nhiệm thăm nom, tư vấn, tham mưu , đây cũng chính là nhiệm vụ chuyên môn trọng yếu. - Tổ chức ba kì sơ kết, đợt một( tháng 5, 6), hè ( tổ chức vui chơi giải trí, khen thưởng cho các em có thành tích), tháng 11( có các hoạt động tham quan, du lịch, tổ chức cá giải thi đấu thể thao ). tuy nhiên những hoạt động này không nhiều bởi nguồn tài chính và nhân lực của Làng còn hạn chế. 5, Nguồn ngân sách: - Làng trẻ SOS Việt Trì thuộc dự án của Bộ Lao động thương binh và xã hội, được các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ, đàu tư xây dựng : Áo, Ấn Độ, Đức… - Làng được hỗ trợ kinh phí từ tổ chức Làng trẻ em SOS Việt Nam, được cung cấp tài liệu, kinh nghiệm tìm hiểu trẻ thiếu và cần gì… - Ngoài ra, Làng con nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức ban ngành, đoàn thể, trường học, các cá nhân trong nước và nước ngoài có tấm lòng hảo tâm… II, Lý thuyết áp dụng của dịch vụ, hệ thống phẩm chất/năng lực, kinh nghiệm mà nhân viên phải có khi làm dịch vụ này: 1, Lý thuyết áp dụng của dịch vụ: a, Lý thuyết hệ thống: Thuyết Hệ thống là một trong những lí thuyết quan trọng được vận dụng trong công tác xã hội nhằm chỉ cho thân chủ những gì họ thiếu và những hệ thống 10 [...]... 1, Lý do chọn trung tâm: Hệ thống làng trẻ SOS nuôi dưỡng trẻ em mồ côi đang ngày càng được mở rộng trên đất nước ta .Làng trẻ em SOS Việt Trì cũng là nơi nuôi dưỡng những trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa Cũng như bao làng trẻ SOS khác ở Việt Nam, đây là một trong những mô hinh hỗ trợ các trẻ em đã được vận hành và thu được những kết quả tốt Đây chính là một mô hình CTXH có hệ thống, chính vì vậy mà... nguồn sau : + Theo :Báo Cáo công tác quý II năm 2011 của làng trẻ SOS Việt Trì + Dựa trên quá trình thực tập tại trung tâm : Tôi được cung cấp thông tin qua các buổi giới thiệu tổng kết của trung tâm + Những thông tin trên còn dựa trên quá trình tiếp xúc và phỏng vấn cán bộ trung tâm, các mẹ nuôi và các em III, Đánh giá, kết luận: a, Đánh giá: Khi đến trung tâm “ Làng SOS Việt Trì “,tôi nhận thấy rằng... từng thành viên: Các thành viên trong nhóm được phân chia các nhiệm vụ cụ thể theo kế hoạch được đặt ra trong suốt quá trình và theo từng ngày sau khi đã họp nhóm vào mỗi buổi + .Nhóm trưởng: Nhóm trưởng là bạn Phùng thị Yến, chịu trách nhiệm phân công các nhiệm vụ Nắm bắt quá trình hoạt động chung của cả nhóm để báo cáo với các thầy cô và phổ biến cho các thành viên trong nhóm. Ngoài ra các thành viên... tâm và giúp đỡ của các nhân viên CTXH b, Kết luận: Qua tìm hiểu về các thông tin trên các báo, internet và được trao đổi trực tiếp với ban giám đốc trung tâm làng trẻ SOS Việt Trì : Tôi nhận thấy rằng hệ thống làng trẻ ở nước ta còn chưa đc phân bố đều ở các tỉnh và thành phố, hiện nay mới chỉ có 14 tỉnh có làng trẻ SOS, vì thế vẫn chưa thể giải quyết đc nhu cầu từ thực tiễn Đây là một hạn chế, hy... của mỗi thành viên - Trong các hoạt động lồng ghép để các thành viên nhóm thực hiện theo đứng nội quy=> nhắc lại nội quy - Thành viên trong nhóm hiểu rõ về sự trợ giúp lẫn nhau và hình thành đựợc ý thức tự tương trợ giữa các thành viên nhóm - Thấy được ý nghĩa của sự tương tác giữa các thàn viên trong nhóm 17 [Type text] 25/8 - Các thành viên nhóm cung trợ giúp nhau làm nên bức tranh chung của nhóm =>nâng... tác xã hội nhóm sử dụng mối quan hệ của nhóm mồ côi sử dụng chương trình sinh hoạt nhóm, bầu không khí nhóm như là công cụ để tác động vào từng đứa trẻ và mang lại tăng trưởng tâm lý xã hội cho các em Trong 3 mô hình nhóm, chúng tôi chọn mô hình nhóm tự giúp nhằm nâng cao sự tự tin và khả năng cố kết, sự tương trợ giữa các thành viên trong nhóm 2,Lý do chọn nhóm: Khi bắt đầu đến thực tập tại trung tâm,... giá sơ bộ về những trẻ em trong trung tâm => thống nhất nhóm đồi tượng là các em nhỏ 6-13tuổi và sống trong một nhà 15 [Type text] 23/8 -Gặp gỡ cán bộ giáo dục trong trung tâm để có được những tài liệu cụ thể về làng trẻ - Thành lập nhóm - Gặp gỡ nhóm trẻ đói tượng trong trung tâm, chọn - Đưa ra quy chế và nhóm trẻ nhà A1 để mục tiêu nhóm thành lập nhóm, tiếp - Tìm hiểu nhu cầu xúc đối tượng để tìm thân... địa bàn thực tập nhằm trau rồi các kĩ năng và áp dụng lý thuyết học tập vào trong thực tế 31 [Type text] 2, Mục tiêu: Qua quá trình can thiệp với nhóm trẻ em mồ côi giúp nhóm sinh viên CTXH sẽ được rèn luyện được kỹ năng nghề nghiệp, trang bị thêm những kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân - Ứng dụng thành công phương pháp và tiến trình công tác xã hội nhóm trong quá trình can thiệp, giúp đỡ nhóm đối... xúc, hành vi 4, Bài học kinh nghiệm: - Sau khi kết thúc đợt thực tập, qua quá trình tiếp xúc, thực hiện tiến trình công tác xã hội nhóm với nhóm trẻ em mồ côi, những hạn chế còn tồn tại, bản thân cá nhân tôi đã rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm như sau: + Luôn trau rồi những kiến thức và những kĩ năng mình đã được học vào thực tiễn + Nắm được những kĩ năng cơ bản và tiến trình làm việc nhóm, ... trong nhóm nhiệm vụ thay nhau làm chủ trì và thư kí của các buổi họp nhóm nhằm phát huy được tính tự giác và hiểu vấn đề của các thành viên c Quá trình thực hiện: Sau khi đề ra kế hoạch, chúng tôi đã đến được 5 buổi theo đúng lịch trình 27 [Type text] • Buổi đầu tiên (22/8 ): Là giai đoạn hình thành nhóm của chúng tôi Chúng tôi mất nửa đầu thời gian để ổn định nhóm vì các em còn e dè trong sinh hoạt nhóm . quả thực tập chuyên ngành I của cá nhân với nhóm trẻ tại làng trẻ em SOS Việt Trì – Phú Thọ. 3 [Type text] B. NỘI DUNG BÁO CÁO Phần I: Tổng quan về địa bàn thực tập: I, Tổng quan về địa bàn thực. địa điểm làng trẻ SOS Việt Trì để thực hành nghề với đề tài : “Ứng dụng phương pháp Công tác xã hội nhóm nhằm tăng cường năng lực trợ giúp giữa các thành viên trong nhóm . Đây cũng là báo cáo kết. tập: 1, Cơ sở thực tập : - Tên cơ sở thực tập: Làng trẻ em SOS Việt Trì- Phú Thọ. - Địa chỉ: Phường Dữu Lâu- Thành phố Việt Trì- Phú Thọ. - Tel/fax: 02103 849 019 - Email: soscv.viettri@sosvietnam.org. 2,

Ngày đăng: 19/12/2014, 09:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan