nhân sinh quan phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần người việt nam

67 1.2K 23
nhân sinh quan phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần người việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN MỘT SỐ LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM 1 PHẦN A: MỞ ĐẦU PHẦN B: NỘI DUNG. CHƯƠNG 1. NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO 1.1. Cơ sở hình thành nhân sinh quan Phật giáo 1.2. Nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo. Chương 2: Ảnh hưởng của Nhân sinh quan Phật giáo đến một số lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam. 2.1. Khái quát vài nét về đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam. 2.2. Sự tác động của nhân sinh quan Phật giáo với một số lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam. 2 A.MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phật giáo được truyền bá vào Việt Nam tính đến nay đã trên hai nghìn năm lịch sử, với số lượng kinh điển đồ sộ chứa đựng nhiều tư tưởng nhân văn, triết học… có giá trị thiết thực đem lại hạnh phúc cho nhân loại. vì vậy tư tưởng Phật giáo đã nhanh chóng trở thành chất liệu quan trọng tạo nên đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Nếu đặc trưng của văn hóa làng xã là cây đa, bến nước, sân đình, thì hình ảnh mái chùa rêu phong trầm mặc dưới lũy tre làng, cũng là biểu tượng thân thương, thấm sâu vào tiềm thức và trở thành một trong những giá trị văn hóa của con người Việt Nam. Đó là hình ảnh chung nhất minh chứng sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với dân tộc Việt Nam. Khi chọn đề tài này chúng tôi xuất phát từ những lý do sau: Nội dung và mục đích của nhân sinh quan Phật giáo luôn được nhiều người quan tâm và nó cũng có tác động không nhỏ đến bản sắc văn hóa tinh thần người Việt Nam. Phật giáo hội nhập lâu đời vào nền văn hóa Việt Nam, gắn bó với xã hội Việt Nam và dân tộc Việt Nam trong mọi bước đi thăng trầm của lịch sử nhưng tuyệt đối không đánh mất những giá trị tâm linh siêu việt, toàn cầu, có tính vũ trụ của nó. Mặt khác khi đề cập đến văn hóa dân tộc chúng ta không thể không nói đến bộ phận cấu thành văn hóa dân tộc đó là triết học Phật giáo. Vì vậy khi xây dựng một nền văn hóa hiện đại, chúng ta cần phải nghiên cứu giá trị triết học Phật giáo. . Ở góc độ tôn giáo học mà xét thì tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bởi vì ngoài việc thăng hoa cuộc sống đời thường thì mục tiêu đi đến hạnh phúc tột cùng của nó không phải ở trần thế. Trong lịch sử loài người đã có những thời kỳ lịch sử tôn giáo đóng vai trò quan trọng, thậm chí chỉ đạo cả thể chế chính trị xã hội và hiện nay ảnh hưởng của nó vẫn sâu đậm trong nhân 3 dân, nhất là vấn đề niềm tin của họ. Lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của Việt Nam, tôn giáo, nhất là phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, vì vậy việc tìm hiểu tôn giáo, đặc biệt là triết học Phật giáo là điều cần thiết. Những năm gần đây, do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, đã để lại không ít hậu họa cho xã hội, như nạn thất nghiệp, các bệnh nghề nghiệp, bệnh quan liêu cửa quyền, đạo đức xuống cấp…với tinh thần Từ - Bi - Hỷ - Xả, đạo đức Phật giáo đã góp phần không nhỏ vào việc ngăn chặn, hạn chế những mặt trái đó. Với tất cả những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài “ Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần người Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp đại học triết học chuyên ngành tôn giáo. 2. Tình hình nghiên cứu Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài là hết sức phong phú, có thể khái lược một số công trình đặc sắc: Mấy vấn đề Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam của Viện Triết học, Hà Nội, 1986; Lịch sử Phật giáo Việt Nam của PGS Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Viện Triết học, Hà Nội, 1991; Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập I của Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, 1993; Thiền học Trần Thái Tông của Nguyễn Đăng Thục, Nxb Văn hóa Thông tin, 1996; Tôn giáo tín ngưỡng hiện nay, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết, Trung tâm Thông tin tư liệu - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1996; Văn hóa Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ của Nguyễn Thị Bảy, Nxb Văn hóa thông tin 1997; Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay của Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội 1997; Tư tưởng triết của học Thiền phái Trúc Lâm đời Trần của Trương Văn Chung, Nxb Chính trị quốc gia, 1998; Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam của Lê Hữu Tuấn, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1998; Tư tưởng Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1999 ; 4 Phật Giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy, Nxb Hà Nội, 1999; Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam, tập I của Nguyễn Hùng Hậu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002 .( Phần này nên bổ sung một số tài liệu cập nhật vì hiện tại đang là năm 2012). Có thể nhận xét một cách khái quát rằng: những công trình nghiên cứu trên đều thống nhất ở một số điểm: Phật giáo có ảnh hưởng nhất định trong đời sống xã hội Việt Nam, đặc biệt là đời sống tinh thần. Những triết lý đầy tính nhân sinh của Phật giáo kết hợp với văn hóa truyền thống đã tạo nên sự phong phú của đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Những công trình nghiên cứu nói trên, trực tiếp hoặc gián tiếp, ở các mức độ và khía cạnh khác nhau, đã thể hiện tư tưởng triết học Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội Việt Nam. Do đó, việc đánh giá những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của Phật giáo, mà trước hết là nhân sinh quan Phật giáo, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng triết học này trong đời sống xã hội Việt Nam lâu nay, là việc làm hết sức có ý nghĩa. Đề tài: “Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần người Việt Nam” là sự kế thừa một số thành tựu nghiên cứu của những người đi trước đồng thời với thời gian và khả năng hiện có, khóa luận chỉ bước đầu tìm hiểu một số lĩnh vực văn hóa tinh thần của người Việt Nam dưới ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo chứ chưa thể nào đi tìm hiểu sâu hơn, cụ thể hơn tất cả các lĩnh vực của đời sống văn hóa tinh thần được. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến một số lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, đề tài triển khai thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như sau: 5 Thứ nhất: Tìm hiểu Nhân sinh quan Phật giáo Thứ hai: Chỉ ra và phân tích ảnh hưởng của Nhân sinh quan Phật giáo đến một số lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu: Nhân sinh quan Phật giáo • Phạm vi nghiên cứu: Tác động của nhân sinh quan Phật giáo đến một số lĩnh vực văn hóa tinh thần của người Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của đề tài là: Chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng; đồng thời đứng trên quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước về tôn giáo, tự do tín ngưỡng tôn giáo làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Phương pháp logic và lịch sử; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp so sánh, đối chiếu; Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 6.Ý nghĩa của đề tài Đề tài góp phần làm sáng tỏ các vấn đề liên quan nhân sinh quan Phật giáo, những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến văn hóa tinh thần của người Việt Nam, lý giải về sức sống, xu thế phát triển của Phật giáo, từ đó đem đến cái nhìn khách quan và chính xác hơn cho những người quan tâm. Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy và quản lý ở các lĩnh vực liên quan. 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm 2 chương và 4 tiết. 6 PHẦN B: NỘI DUNG CHƯƠNG 1. NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO 1.1. Cơ sở hình thành nhân sinh quan Phật giáo 1.1.1. Cơ sở kinh tế - xã hội cho sự hình thành nhân sinh quan Phật Giáo Phật giáo là một trong 3 tôn giáo thế giới, được hình thành vào khoảng thế kỷ V (BC) ở Ấn Độ cổ đại. Trong thời cổ đại, diện tích ấn Độ chủ yếu bao gồm các nước: Ấn Độ, Pakistan, Băng-la- đét, Nêpan ngày nay. Ấn Độ có 2 con sông lớn chảy qua là sông Hằng và sông Ấn. Trong tâm thức của người Ấn Độ, dãy núi Hymalaya là dãy núi hết sức linh thiêng, họ cho rằng đó chính là trụ trời, đã nâng cao vòm trời lên cho nhân gian sinh sống. Hymalaya có nghĩa là “nơi cư trú của tuyết” hay “xứ sở của tuyết”. Trong trí tưởng tưởng của người ấn thì Hymalaya là nơi tiếp giáp giữa cõi trời và cõi trần, là nơi cư ngụ của các vị thần, là nơi các vị thần sinh sống và đi về. Sông Hằng bắt nguồn từ núi Hymalaya- xứ sở của các vị thần, chảy xuống đồng bằng – nơi loài người trú ngụ và sinh sống và chảy ra Ấn Độ dương. Vì thế họ cho rằng sông Hằng là dòng sông chảy qua 3 thế giới (thế giới các vị thần, thế giới loài người và âm phủ), là dòng sông ở trên trời theo thỉnh nguyện của con người nó chảy xuống tưới mát cả trần gian rồi tiếp tục chảy xuống âm phủ. Mặt khác, với lượng phù sa màu mỡ của mình, Sông Hằng là cái nôi phát triển nền nông nghiệp lúa nước cổ xưa, là nơi cung cấp nguồn nước và nguồn đất cho nền sản xuất nông nghiệp của cư dân Ấn Độ cổ đại. Vì vậy, sông Hằng là một dòng sông có ý nghĩa hết sức thiêng liêng trong đời sống tâm linh của cư dân Ấn Độ cả trong quá khứ cũng như hiện tại. Hiện nay, hàng năm có hàng triệu tín đồ Đạo Hinđu, già, trẻ, gái trai từ khắp nơi hành hương về tắm mát trên dòng sông Hằng để được rửa sạch mọi lỗi lầm, 7 được tĩnh tâm, được an ủi. Và khi chết, nếu được nhỏ vài giọt nước vào miệng thì đó cũng là một diểm phúc của cuộc đời. Chúng ta biết răng, lịch sử ấn Độ cổ đại được chia thành hai thời kỳ: - Thời kỳ văn hoá Harapa (2800-1800 TCN), còn gọi là nền văn minh sông Ấn với chủ nhân của nền văn minh này là người Đra-vi-a. Trong thời kỳ này, xã hội Ấn Độ đã bắt đầu xuất hiện nhà nước, giai cấp, đã có chữ tượng hình và số đếm đến 10…. - Thời kỳ văn hoá Vê-đa (1500 – 500 TCN), còn gọi là nền văn minh sông Hằng, với sự hình thành đạo Bàlamôn và Đạo Phật. Chủ nhân của nền văn minh này là người Arian. Người Arian không phải là cư dân cổ của vùng Ấn Độ, người Arian nguyên là những bộ lạc du mục sống bằng nghề chăn thả gia súc. Vào thế kỷ XV-XIII (TCN), một số bộ tộc người Arian từ miền núi Hindukush tràn xuống cao nguyên Pamir và sau đó xâm nhập mìên Tây Bắc ấn. Sau đó họ dần tiến xuống vùng Đông Nam sông Ấn và làm chủ lưu vực sông Hằng xuống phía Nam cao nguyên Decca, đẩy lùi các bộ tộc người Đra- vi-a vào những khu vực hẻo lánh hoặc bắt họ làm tù binh và biến người Đra- vi-an thành kẻ tôi tớ. Sau một thời gian chung sống thì hai tộc người này đã đồng hoá lẫn nhau. Người Arian đã tiếp thu kỹ thuật sản xuất của người Đra- vi-an, mặt khác, do chiếm được những vùng đất màu mỡ thuận tiện cho việc canh tác nông nghiệp nên người Arian đã chuyển từ chăn nuôi du mục sang đời sống nông nghiệp định cư. Họ học của người Đra-vi-an không chỉ tín ngưỡng tôn giáo, văn minh kỹ thuật mà còn học cả việc tổ chức quản lý cộng đồng làng xã. Có thể nói rằng với sự xuất hiện của nền văn minh sông Hằng, xã hội Ấn Độ đã có một sự thay đổi sâu sắc. Thời kỳ này, mặc dù nền kinh tế tự nhiên chiếm ưu thế nhưng do sự phát triển của sản xuất, của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã dẫn đến sự phân hoá và mâu thuẫn giai cấp hết sức sâu sắc. Do đặc điểm về kết cấu xã hội mà sự phân hoá này gắn chặt chẽ với sự phân 8 hoá đẳng cấp, làm cho sự phân hoá đẳng cấp, giai cấp thêm sâu sắc và khắc nghiệt. Về cơ bản, thời kỳ này có các đẳng cấp sau: + Đẳng cấp Brahmana: là những tăng lữ, tu sĩ Bàlamôn - Đẳng cấp được coi là có vị trí cao nhất trong xã hội + Đẳng cấp quý tộc, chiến binh: đây là đẳng cấp có nhiệm vụ quản lý và duy trì trật tự xã hội, mặc dù vậy vẫn chịu sự chi phối của tầng lớp tăng lữ + Đẳng cấp dân tự do. Dân tự do ở Ấn Độ cũng như ở các nước trong khu vực châu Á khác với dân tự do ở các nước phương Tây vì ở các nước này, dân tự do là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội chứ không phải là tầng lớp nô lệ. Đẳng cấp dân tự do có nhiệm vụ lao động sản xuất ra của cải vật chất để cung cấp vật phẩm cho xã hội, ngoài ra, họ còn có nghĩa vụ nộp sưu thuế và đi lính cho nhà nước. + Đẳng cấp nô lệ: Đây là đẳng cấp thấp nhất, nô lệ ở phương Đông nói chung, ở Ấn Độ nói riêng, không phải là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội mà chỉ đóng vai trò giúp việc trong gia đình, làm các công việc hầu hạ, phục dịch cho các đẳng cấp trên. Họ bị coi là loại “tài sản hai chân” thuộc quyền sở hữu của chủ nô như những thứ tài sản khác. Do vậy, chủ nô có thể đem bán hoặc trao đổi như một loại gia súc ở trong nhà. Họ phải phục vụ cho đẳng cấp trên một cách vô điều kiện, không được kêu ca, oán thán, họ cũng không được tham gia vào các nghi lễ tôn giáo ngoài những khu vực thờ riêng cho đẳng cấp của họ. Ngoài ra, còn đẳng cấp Paria là con cháu của những người có đẳng cấp khác nhau mà vấn lấy nhau. Người thuộc đẳng cấp Paria bị coi là hạng người cùng đinh, hạ đẳng, đáng nguyền rủa nhất của xã hội. Họ là những người làm những nghề bị coi là thấp hèn, không trong sạch và ô uế như: đồ tể, thợ thuộc da, phu đòn đám ma… Luật Manu nói rằng họ phải sống ở rìa làng và ở cuối 9 hướng gió để các đẳng cấp khác khỏi nhiễm sự xú uế do họ mang lại. Họ phải ăn bằng những bát mẻ và dùng những thứ giống như chó và lừa… Để bảo vệ cho sự phân chia đẳng cấp khắc nghiệt trong xã hội, Kinh Veda cho rằng: loài người được chia làm hai loại: Arya: cao quý, thiện; Dasya: thấp hèn, ác. Hay lý giải rằng: “Thần sáng tạo Brahman đã tự phân thân thành 4 đẳng cấp: miệng thần là đẳng cấp tăng lữ, hai vai thần là đẳng cấp quý tộc; hai bắp đùi thần là đẳng cấp dân tự do; hai bàn chân thần là đẳng cấp nô lệ”. Còn bộ luật Manu thì viết: “Ưu tú nhất trong mọi sinh vật là loài động vật, ưu tú nhất trong loài động vật là giống vật có lý tính, ưu tú nhất trong giống vật có lý tính là loài người, ưu tú nhất trong loài người là người Bàlamôn.” Luật Manu cũng quy định rằng tất cả mọi thứ tồn tại trong vũ trụ này đều là sở hữu của người Bàlamôn, dân chúng phải nuôi họ hoặc riêng từng người hoặc chung sức nhau cùng nuôi họ. Sự phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt ở Ấn Độ còn thể hiện ở những quy định về quan hệ hôn nhân hết sức khắt khe. Pháp luật nghiêm cấm người ở các đẳng cấp khác nhau kết hôn với nhau, nếu cố tình vi phạm thì con cái do họ sinh ra sẽ bị đẩy xuống đẳng cấp Paria. Trong sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày, các đẳng cấp thấp thường bị phân biệt đối sử rất nặng nề như: Nếu người Bàlamôn không may bị một người thuộc tầng lớp thấp hèn giẫm lên cái bóng của mình thì người Bàlamôn phải thanh tẩy mình bằng cách nhịn ăn và tắm nước thánh suốt cả ngày hôm đó. Còn đẳng cấp nô lệ thì không được tham gia các cuộc hội họp, không được tham gia và hưởng lễ vật của các buổi tế lễ, thậm chí họ không được khiêng, không được sờ vào người Bàlamôn đã chết. Họ cũng không được mặc quần áo kiểu dáng đẹp mà phải mặc kiểu dáng tối và màu sắc xỉn tối. Họ cũng không được đặt những tên biểu hiện sự cao quý, hùng tráng hay thanh lịch, mà phải đặt những tên thể hiện sự thấp hèn, ngu dốt. 10 [...]... gian 31 CHƯƠNG 2 ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI VIỆT 2.1 Khái quát về đời sống văn hóa tinh thần của người Việt 2.1.1 Khái niệm đời sống văn hóa tinh thần Văn hóa là một hiện tượng xã hội xuyên thấm mọi mặt của đời sống, hoạt động xã hội và quan hệ con người Sự đa dạng của đời sống xã hội được phản ánh trong sự phong phú của khái niệm “văn... lành mạnh, có đời sống tinh thần của nhóm xã hội, cộng đồng xã hội thấp kém Đời sống tinh thần là khái niệm chỉ tất cả các bộ phận, các lĩnh vực hoạt động tinh thần, còn đời sống văn hoá tinh thần là khái niệm nói lên mặt chất lượng của đời sống văn hoá tinh thần, của các hoạt động tinh thần Đời sống văn hoá tinh thần là bộ mặt tinh thần của xã hội, nói lên trình độ đạt được của một cá nhân, cộng đồng,... nhau Đời sống văn hoá tinh thần là biểu hiện và là một bộ phận của đời sống tinh thần nhưng không đồng nhất với đời sống tinh thần Bởi vì, nói đến văn hoá là nói đến những giá trị cao đẹp mà sự hưởng thụ nó giúp con người phát triển, hoàn thiện theo hướng chân – thiện – mỹ Mọi con người, mọi cộng đồng xã hội đều có đời sống tinh thần Nhưng trên thực tế, có đời sống tinh thần của nhóm xã hội, cộng đồng... giá trị văn hoá tinh thần; trao đổi (giao tiếp) chuyển giao các giá trị văn hoá tinh thần; tiêu dùng các giá trị tinh thần Nhu cầu văn hoá tinh thần bao gồm nhu cầu hưởng thụ và nhu cầu sáng tạo các giá trị văn hoá tinh thần nảy sinh ở con người, cộng đồng người do tác động của hoàn cảnh sinh sống Nhu cầu văn hoá tinh thần khác với nhu cầu tinh thần nói chung Chỉ những nhu cầu tinh thần nào hướng tới... văn hoá Đời sống văn hoá tinh thần của một dân tộc được sàng lọc, kết tinh thành hệ giá trị văn hoá tinh thần, nói lên trình độ, đặc điểm, phẩm chất, bản sắc của dân tộc đó 2.1.2 Nội dung của đời sống văn hoá tinh thần Xét dưới góc độ vận động và phát triển, đời sống văn hoá tinh thần là một quá trình vận động qua năm khâu: nhu cầu văn hóa tinh thần; sản xuất (sáng tạo) giá trị văn hoá tinh thần; bảo... 1.2.1 .Quan niệm của Phật giáo về con người Phật giáo cho rằng con người không do Thượng đế sinh ra, cũng không do một đấng thiêng liêng nào tạo ra cả Quan niệm của Phật giáo về con người chủ yếu tập trung ở học thuyết cấu tạo con người, học thuyết về sự xuất hiện và tái nghiệp - Quan niệm của Phật giáo về cấu tạo con người Về cấu tạo con người hay các yếu tố hình thành nên con người, nhà Phật có mấy thuyết... nhu cầu văn hoá tinh thần của con người Đời sống văn hoá tinh thần là tổng hoà sống động các hoạt động sản xuất, trao đổi, tiêu dùng các giá trị văn hoá tinh thần, làm cho các giá trị đó thấm sâu vào từng con người, từng cộng đồng người, trở thành yếu tố khăng khít của toàn bộ cuộc sống, hoạt động và quan hệ con người đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần đa dạng và không ngừng tăng lên của mọi thành viên... mà là vấn đề của con người, về con người – nhân sinh quan 11 1.1.2 Nhân tố chủ quan trong cuộc đời Đức Phật (theo truyền thuyết) ảnh hưởng đến sự hình thành nhân sinh quan Phật giáo Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thời thơ ấu là một thái tử tên Siddhatta (Tất Đạt Đa), Ngài giáng sinh vào ngày 15-4 năm 623 BC tại vườn Lumbini (Lâm tỳ ni) cách thành Kapilavastu (Ca tỳ la vệ) khoảng 15 km Song thân của Ngài là... hoá tinh thần là hoạt động giao lưu văn hoá, trao đổi qua lại những sản phẩm văn hoá tinh thần giữa người với người, giữa các thế hệ, giữa các cộng đồng người Sự trao đổi văn hoá tinh thần còn là sự thâm nhập và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn hoá Tiêu dùng văn hoá tinh thần là quá trình con người, cộng đồng người lựa chọn, tiếp nhận và hưởng thụ các giá trị văn hoá tinh thần của quá khứ để lại và. .. trụ dị - diệt hay sinh – lão - bệnh - tử) Đối với con người có thân thì có nghiệp, có nghiệp thì bị nghiệp dẫn vào luân hôi để trả nghiệp báo 1.2.2 .Quan niệm của Phật giáo về cuộc đời con người Quan niệm về cuộc đời con người trong đạo phật được tập trung nhất ở Tứ diệu đế - Tứ diệu đế như là bài pháp cơ bản nhất trong toàn bộ giáo lý của Đức Phật và cũng là mục tiêu duy nhất của Phật giáo khi hiện hữu . thành nhân sinh quan Phật giáo 1.2. Nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo. Chương 2: Ảnh hưởng của Nhân sinh quan Phật giáo đến một số lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam. 2.1 liên quan nhân sinh quan Phật giáo, những ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến văn hóa tinh thần của người Việt Nam, lý giải về sức sống, xu thế phát triển của Phật giáo, từ đó đem đến cái. Tìm hiểu Nhân sinh quan Phật giáo Thứ hai: Chỉ ra và phân tích ảnh hưởng của Nhân sinh quan Phật giáo đến một số lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam 4. Đối tượng và phạm vi

Ngày đăng: 19/12/2014, 08:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan