Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương

92 375 0
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở  Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương

PHẦN MỞ ĐẦU Hải Dươngmột tỉnh nằm trung tâm của đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh là 3 trung tâm kinh tế trọng điểm của đất nước. Là một tỉnh nông nghiệp nhưng Hải Dương trong những năm gần đây, nền kinh tế tỉnh đã có sự chuyển dịch rõ rệt, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao, nhu cầu cuộc sống ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Uống không chỉ đơn thuần là nhu cầu sinh lý giải quyết cơn khát của con người mà nó còn là nhu cầu gắn liền với đời sống tình cảm của con ngưới. Một trong những nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống của người dân đó là bia, nước giải khát, nơi đây hứa hẹn một thị trường tiêu thụ lớn và hấp dẫn. Công ty Bianước giải khát Hải Dương ngày nay nguyên là nhà máy mỳ sợi trước đây ra đời, sản phẩm của công ty đã đáp ứng được nhu cầu đó của người tiêu dùng thành phố Hải Dương nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung, hướng tới nâng cao chất lượng sản phẩm tạo lên một sản phẩm riêng biệt của Hải Dương để tiêu thụ trên toàn quốc và bước tiếp theo có thể xuất khẩu .Bia, Vang vải thiều, sâm panh vải thiều đã trở thành một thứ đồ uống quan trọng của người dân trong tỉnh. Nó có mặt mọi nơi, mọi chỗ, trong quán bình dân ven đường, nhà hàng, khách sạn, trong nhà ăn của các doanh nghiệp, cơ quan, trong từng hộ gia đình, đặc biệt là sản phẩm bia hơi trong suốt quá trình hình thành và phát triển, mục tiêu cơ bản của công ty là không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế, tối đa hoá lợi nhuận, đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước, tích luỹ tái đầu tư mở rộng sản xuất cho đơn vị mình và tăng thu nhập cho người lao động. Trong nền kinh tế thị trường, sản phảm của công ty luôn phải đối mặt sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại và những biến động không ngừng trong môi trường khinh doanh. Để đạt được các mục tiêu trong môi trường kinh doanh luôn biến động này các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực như: nguồn lực về vốn, về con người, không ngừng tổ chức cơ cấu lại bộ máy hoạt động .Thực chất những việc này là doanh nghiệp thực hiện hiệu quả kinh doanhnâng cao hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là thước đo tổng hợp, phản ánh năng lực sản xuất và trình độ kinh doanh của một doanh nghiệp, là điều kiện quyết định sự thành bại của tất cả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất Bia, Nước giải khát như Công ty Bia - Nước giải khát Hải Dương nói riêng. Để khai thác triệt để các nguồn lực khan hiếm nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, các Công ty, các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiến hành đánh giá các kết quả đã thực hiện và đưa ra các giải pháp, biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả. Vấn đề hiệu quả kinh doanh luôn được ban lãnh đạo Công ty Bia - Nước giả khát Hải Dương quan tâm xem đây là thước đo và công cụ thực hiện mục tiêu kinh doanh tại Công ty. Với những kiến thực thu được trong quá trình học tập và xuất phát từ thực tế của Công ty em nhận thấy vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh thực sự giữ vai trò quan trọng. Theo đó: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương'' được chọn làm đề tài nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp này. Bài Luận văn tốt nghiệp gồm ba phần chính sau đây: Chương 1: Hiệu quả kinh doanh và vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp Chương 2: Phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh Công ty Bia - Nước giải khát Hải Dương Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty Bia - nước giải khát Hải Dương Đề tài này được hoàn thành là nhờ vào sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Đàm Văn Nhuệ cũng như tập thể cán bộ trong Công ty Bia - Nước giải khát Hải Dương. Do thời gian thực tập và trình độ có hạn, nên trong bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy, các cô và bạn đọc để em có thể bổ sung, thêm những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế. Em xin chân thành cảm ơn ! CHƯƠNG I HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH DOANH NGHIỆP I BẢN CHẤT HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm và bản chất 1.1. Khái niệm Mặc dù còn nhiều quan điểm khác nhau song có thể khẳng định trong cơ chế kinh tế thị trường nước ta hiện nay mọi doanh nghiệp kinh doanh đều có mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này doanh nghiẹp phải xác định chiến lược kinh doanh trong mọi giai đoạn phát triển phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh; phải phân bổ và quản trị có hiệu quả các nguồn lực và luôn kiểm tra quá trình đang diễn ra là có hiệu quả? muốn kiểm tra tính hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh phải đánh giá được hiệu quả kinh doanh phạm vi doanh nghiệp cũng như từng bộ phận của nó. Có thể nói rằng mặc dù có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệu quả kinh doanh phản ảnh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp song lại khó tìm thấy sự thống nhất trong quan niệm về hiệu quả kinh doanh. Chúng ta hãy bắt đầu bằng các khái niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Có quan điểm cho rằng " hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hoá khác. Một nền khinh tế hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản suất của nó ". thực chất quan điểm này đã dề cập đến khía cạnh phân bổ hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Trên giác độ này rõ ràng phân bổ các nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả rõ ràng xét trên phương diện lý thuyết thì đây là mức hiệu quả cao nhất mà mỗi nền kinh tế có thể đạt được. Xét trên giác độ lý thuyết, hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được trên đường giới hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được mức hiểu quả kinh doanh này sẽ cần rất nhiều điều kiện, trong đó đòi hỏi phải dự báo và quyết định đầu tư sản xuất theo quy mô phù hợp với cầu thị trường. Thế mà không phải lúc nào điều này cũng trở thành hiện thực . Nhiều nhà quản trị học quan niệm hiệu quả kinh daonh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạ được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Manfred Kuhn cho rằng :"tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh ". Từ các quan điểm trên có thể hiểu một cách khái quát hgiệu quả kinh doanh phạm trù phản ảnh trình dộ lợi dụng các nguồn lợc (nhân, tài, vật lực, tiền vốn ) để đạt được mục tiêu xác định. Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét xem vói mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả mức độ nào. Vì vậy, có thể mô tả hiệu quả kinh doanh bằng công thức chung nhất như sau : K=H/C Trong đó : H- Hệu quả kinh doanh K- Kết quả đạt được C- hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó Như thế, hiệu quẩ kinh doanh phản ảnh mặt chất lượng cá hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình kinh đoanh của doanh nghiệp trong sự vần động không ngừng của các quá trình sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động của từng nhân tố . 1.2. Bản chất Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ảnh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ảnh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất ( lao động, máy móc thiết bị, nguyên liệu tiền vốn ) trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Để hiểu rõ bản chất của phạm trù hiệu quả kinh doanh cần phân biệt rõ ranh giới giữa hai phạm trù hiệu quả và kết quả. kết quả là phạm trù phản ảnh những cái thu được sau một quá trình kinh doanh hay một khoảng thời gian kinh doanh nào đó. Kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp có thể được biểu hiện bằng đơn vị hiện vật hoăch đơn vị giá trị. Các đơn vị hiện vật cụ thể được sử dụng tuỳ thuộc vào đặc trưng của sản phẩm mà quá trình kinh doanh tạo ra, nó có thể là tấn, tạ, kg, m, m 3 , lít, . Các đơn vị có thể là đồng, triệu đồng , ngoại tệ , .Kết quả cũng có thể phản ảnh mặt chất lượng của sản xuất kinh doanh hoàn tòan định tính như uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, .Cần chú ý rằng không phải chỉ kết quả định tính mà kết quả đinh lượng của một thời kỳ kinh doanh nào đó thường là rất khó xác định bởi nhiều lý do như kết quả không chỉ là sản phẩm hoàn chỉnh mà còn là sản phẩm dở dang, bán thanh phẩm Hơn nữa, hầu như quá trình sản xuất lại tách rời quá trình tiêu thụ nên ngay cả sản phẩm sản suất xong một thời kỳ nào đó cũng chưa thể khẳng định được liệu sản phẩm đó có tiêu thụ được không và bao giờ thì tiêu thụ được và thu được tiền về , . Trong khi đó hiệu quả là phạm trù phản ảnh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất. Trình độ lợi dụng các nguồn lực không thể đo bằng các đơn vị hiện vật hay giá trị mà là một phạm trù tương đối. Cần chú ý rằng trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được phản ảnh bằng tỷ số tương đối: tỷ số giữa kết quả và hao phí nguồn lực. Tránh nhầm lẫn giữa phạm trù hiệu quả kinh doanh với phạm trù mô tả sự chênh lệch giữa kết quả và hao phí nguồn lực. Chênh lệch giữa kết quả và chi phí luôn là số tuyệt đối, phạm trù này chỉ phản ánh mức độ đạt được về một mặt nào đó nên cũng mang bản chất là kết quả của quá trình kinh doanh và không bao giờ phản ảnh được trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất. Nếu kết quả là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh thì hỉệu quả là phương tiện để có thể đạt được mục tiêu đó . Hao phí nguồn lực của một thời kỳ trước hết là hao phí về mặt hiện vật , cũng có thể được xác định bởi đơn vị hiện vật và đơn vị giá trị .Tuy nhiên , thông thường người ta hay sử dụng đơn vị giá trị vì nó mang tính so sánh cao .Rõ ràng ,việc xác định hao phí nguồn lực của một thời kỳ nhất định cũng là vấn đề không đơn giản .Không đơn giản ngay sự nhận thức về phạm trù này:hao phí nguồn lực được đánh giá thông qua phạm trù chi phí , chi phí kế toán hay chi phí kinh doanh ? Cần chú ý rằng , trong các phạm trù trên chỉ phạm trù chi phí kinh doanh là phản ảnh tương đối chính xác hao phí nguồn lực thực thế .Mặt khác , việc có tính toán được chi phí kinh doanh trong từng thời kỳ kinh doanh ngắn hay khôngcũng như có tính toán được chi phí kinh daonh đến từng bộ phận doanh nghiệp hay không còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của khoa học quản trị chi phí kinh doanh . Cũng cần chú ý rằng hiệu quả kinh doanh phản ảnh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong một thời kỳ kinh doanh nào đó hoàn toàn khác với việc so sánh sự tăng lên của kết quả với sợ tăng lên của sự tham gia các yếu tố đầu vào . Vậy hiệu quả kinh doanhmột phạm trù phản ảnh trình độ lợi dụng các nguồn lực, phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh ,phức tạp và khó tính toán bởi cả phạm trù kết quả và hao phí nguồn lực gắn với một thời kỳ cụ thể nào đó đều khó xác định một cách chính xác. 2. Phân loại hiệu quả kinh doanh Phân loại hiệu quả kinh doanhmột việc làm hết sức thiết thực, nó là phương cách để các doanh nghiệp xem xét đánh giá những kết quả mình đạt được và là cơ sở để thành lập các chính sách, chiến lược, kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp. Trong công tác quản lý, phạm trù hiệu quả được biểu hiện nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng thể hiện những đặc trưng và ý nghĩa cụ thể của nó. Việc phân loại hiệu quả kinh doanh theo những tiêu thức khác nhau có tác dụng thiết thực trong việc điều hành tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp. 2.1. Hiệu qủa cá biệt và hiệu quả kinh tế quôc dân Hiệu quả cá biệt là hiệu quả thu được từ hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp, với biểu hiện trực tiếp là lợi nhuận kinh doanh chất lượng thực hiện những yêu cầu xã hội đặt ra cho nó. Hiệu quả kinh tế quốc dân được tính cho toàn bộ nền kinh tế, về cơ bản nó là sản phẩm thăng dư, thu nhập quốc dân hay tổng sản phẩm xã hội mà đất nước thu được trong mỗi thời kỳ so với lượng vốn sản xuất, lao động xã hội và tài nguyên đã hao phí. Trong việc thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, không những cần tính toán và đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, mà còn cần phải đạt được hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân; mức hiệu quả kinh tế quốc dân lại phụ thuộc vào mức hiệu quả cá biệt. Nghĩa là phụ thuộc vào sự cố gắng của mỗi người lao động và mỗi doanh nghiệp. Đồng thời xã hội thông qua hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước cũng có tác động trực tiếp đến hiệu quả cá biệt. Một cơ chế quản lý đúng tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả cá biệt, ngược lại một chính sách lạc hậu, sai lầm lại trở thành lực cản kìm hãm nâng cao hiệu quả cá biệt. 2.2. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận Thứ nhất , hiệu quả kinh doanh tổng hợp . Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả kinh doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (hay một đơn vị bộ phận của doanh nghiệp ) trong một thời kỳ xác định Thứ hai , hiệu quả kinh doanh bộ phận .Hiệu quả kinh doanh bộ phận là hiệu quả kinh doanh chỉ xét từng lĩnh vực hoạt động ( sử dụng vốn , lao động, máy móc thiết bị ,nguyên vật liệu , .) cụ thể của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh bộ phận chỉ phản ảnh hiệu quả từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp chứ không phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp . Giữa hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận có mối quan hệ biện chứng với nhau. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp cấp doanh nghiệp phản ánh hiệu quả hoạt động của tất cả các lĩnh vực hoạt động cụ thể của doanh nghiệp.Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp có thể xuất hiện mâu thuẫn giữa hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận, khi đó chỉ có hiệu quả kinh doanh tổng hợp là phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận chỉ có thể phản ánh hiệu quả từng lĩnh vực hoạt động, từng bộ phận của doanh nghiệp mà thôi 2.3. Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn Thứ nhất , hiệu quả kinh daonh ngắn hạn, là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh giá từng khoảng thời gian. Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn chỉ đề cập đến từng khoảng thời gian ngắn như tuần, tháng, quý, năm, vài năm, . Thứ hai, hiệu quả kinh doanh dài hạn, là hiệu quả kinh doanh được xem xét ,đánh giá trong thời gian dài gắn với các chiến lược, các kế hoạch dài hạn hoặc thậm chí, nói dến hiệu quả kinh doanh dài hạn người ta hay nhắc đến hiệu quả lâu dài, gắn với quãng đời tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cần chú ý rằng, giữa hiệu quả kinh doanh dài hạn và hiệu quả kinh doanh ngắn hạn vừa có mối quan hệ biện chứng với nhau và trong nhiều trường hợp có thể mâu thuẫn nhau.Về nguyên tắc, chỉ có thể xem xét và đánh giá hiệu quả kinh doanh ngắn hạn trên cơ sở vẫn đảm bảo đạt được hiệu quả kinh doanh dài hạn trong tương lai. Trong thực tế, nếu mâu thuẫn giữa hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, chỉ có thể lấy hiệu quả kinh doanh dài hạn làm thước đo chất lượng hoat động kinh doanh của doanh nghiệp vì nó phản ánh xuyên suốt quá trình lợi dụng các nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp. II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG. Các nguồn lực sản xuất xã hội là một phạp trù khan hiếm: càng ngày người ta càng sử dụng nhiều các nguồn lực sản xuất vào các hoạt động sản xuất phục vụ các nhu cầu khác nhau của con người. Trong khi các nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng giảm thì nhu cầu của con người lại ngày càng đa dạng và tăng không có giới hạn. Điều này phản ảnh quy luật khan hiếm. Quy luận khan hiếm bắt buộc mọi doanh nghiệp phải lựa chọn vầ trả lời chính xác ba câu hỏi :sản xuất cái gì ? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? vì thị trường chỉ chấp nhận các doanh nghiệp nào quyết định sản xuất đúng loại sản phẩm (dich vụ ) với số lượng và chất lượng phù hợp. Mọi doanh nghiệp trả lời không đúng ba vấn đề trên sẽ sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội để sản xuất sản phẩm không tiêu thụ được trên thi trường - tức kinh doanh không có hiệu quả, lãnh phí nguồn lực xã hội - sẽ không có khả năng tồn tại. Mặt khác, mọi doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường mở cửa và ngày càng hội nhập phải chấp nhận và đứng vững trong cạnh tranh .muốn chiến thắng trong cạnh tranh doanh nghiệp phải luôn tạo và duy trì các lợi thế cạnh tranh :chất lượng và sự khác biệt hoá, giá cả và tốc độ cung ứng .Để duy trì lợi thế về giá cả doanh nghiệp phải sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất hơn so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Chỉ trên cơ sở sản xuất kinh doanh với hiệu quả kinh tế cao, doanh nghiệp mới có khả năng đạt được điều này . Mục tiêu bao trùm, lâu dài của mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận. Để thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp phải tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm (dịch vụ )cung cấp cho thị trường. Muốn vậy, doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhất định. Doanh nghiệp càng sử dụng tiết kiêm các nguồn lực này bao nhiêu sẽ càng có cơ hội để thu được lợi nhuận bấy nhiêu. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất xã hội nên là điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh càng cao càng phản ánh doanh nghiệp dã sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất.Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận . III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH Hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, nó liên quan tới tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó nó chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Muốn đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh thì trước hết doanh nghiệp phải xác định được nhân tố nào tác động đến kinh doanh và tác động đến hiệu quả kinh doanh, nếu không làm được điều này thì doanh nghiệp không thể biết được hiệu quả hình thành từ đâu và cái gì sẽ quyết định nó. Xác định nhân tố ảnh hưởng, ảnh hưởng như thế nào và mức độ, xu hướng tác động là nhiệm vụ của bất cứ nhà kinh doanh nào. Nói đến nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh có rất nhiều, nhưng chúng ta có thể chia làm hai nhóm chính: nhân tố thuộc về doanh nghiệp và nhân tố ngoài doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải có biện pháp tác động lên các yếu tố một cách hợp lý, có hiệu quả, làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển tốt hơn, phát huy tốt hơn các nhân tố tích cực và nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1. Nhân tố thuộc về doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn hoạt động được thì nó phải có một hệ thống cơ sở vật chất, con người, đây chính là nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp. Trong guồng máy hoạt động chung của doanh nghiệp, mỗi nhân tố đóng một vai trò nhất định, mà thiếu nó thì toàn bộ hệ thống sẽ hoạt động kém hiệu quả hay ngừng hoạt động. Dưới đây xin đưa ra một số nhân tố ảnh hưởng chính đến hiệu quả kinh doanh. 1.1. Nhân tố quản trị doanh nghiệp và lực lượng lao động Con người là khởi nguồn của mọi hoạt động có ý thức. Hoạt động kinh doanh được bắt đầu là do con người, tổ chức thực hiện nó cũng chính do con người. Một đội ngũ công nhân viên tốt là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện kinh doanhhiệu quả. Với khả năng lao động và sáng tạo thì nhân tố con người được đánh giá là nhân tố nòng cốt cho sự phát triển. Kết hợp với hệ thống tư liệu sản xuất con người đã hình thành lên quá trình sản xuất. Sự hoàn thiện của nhân tố con người sẽ từng bước hoàn thiện quá trình sản xuất và xác lập hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Tuy vậy mỗi cá nhân đặt ngoài sự phân công lao động sẽ lại là một nhân tố làm giảm hiệu quả kinh doanh, khắc phục điều này chính là nguyên nhân ra đời của bộ máy tổ chức, quản lý Bộ máy tổ chức, quản lý là sự tác động trực tiếp của của các cấp lãnh đạo xuống các cá nhân, công nhân viên nhằm mục đích buộc phải thực hiện một hành động hay một công việc nào đó. Bộ máy tổ chức, quản hiệu quả yếu tố quyết định sự thành công của doanh [...]... một tất yếu Đứng trên giác độ mặt hiện vật nó cho biết khả năng cung cấp và thoả mãn nhu cầu thị trường của doanh nghiệp, đứng trên giác độ mặt giá trị nó cho biết hiệu quả đích thực của kinh doanh CHƯƠNG II PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CÔNG TY BIANƯỚC GIẢI KHÁT HẢI DƯƠNG I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY BIA - NƯỚC GIẢI KHÁT HẢI DƯƠNG 1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty Bia Nước. .. phận quản lý, gồm: - Quản đốc phân xưởng - Phó quản đốc - Các tổ trưởng: Đặc diểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Bia- Nước giải khát Hải Dương 4.1 Đặc điểm quy trình công nghệ tại công ty Tại công ty Bia Nước giải khát Hải Dương hiện nay tiến hành sản xuất với quy trình qua các công đoạn, các bước chuyển biến khác nhau Nguyên liệu chính được dùng là: Malt (mầm đại mạch, gạo, hoa bia (hoa... hưởng đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh Nhân tố vị trí địa lý: đây là nhân tố không chỉ tác động đến lợi thế của doanh nghiệp mà còn tác động đến các mặt khác trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: Giao dịch vận chuyển, sản xuất các mặt này cũng tác động đến hiệu quả kinh doanh bởi sự tác động lên các chi phí tương ứng VI PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH 1 Tiêu chuẩn hiệu quả kinh. .. mạnh thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trở lên khó khăn Vì giờ đây doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm giảm giá thành, tổ chức lại bộ máy kinh doanh phù hợp để bù đằp những mất mát cho công ty về giá cả, chiến lược, mẫu mã 2.2 Tập quán dân cư và mức độ thu nhập bình quân Đây là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh Nó quyết định mức độ chất lượng, số lượng, chủng... đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và các cơ quan chủ quản - Cung cấp dịch vụ cho các nhà hàng, khách sạn, đại lý - Liên doanh, liên kết nhằm mở rộng sản xuất 3 Cơ cấu tổ chức của công ty Bộ máy quản lý Công ty Bia - Nước giải khát Hải Dương tổ chức theo mô hình trực tuyến, phân thành 4 phòng ban với chế độ một thủ trưởng Đứng đầu là ban giám đốc lãnh đạo chung toàn công ty, ban giám đốc gồm 1 giám... doanh nghiệp Nhà nước thì có mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh với việc thực hiện các nhiệm vụ khác ngoài kinh tế Như vậy, với nỗ lực được tính từ giải pháp kinh tế - tổ chức - kỹ thuật nào đó dự định áp dụng vào thực tiễn đều phải được đặt vào xem xét toàn diện Khi hiệu quả ấy không làm ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả chung thì nó mới được coi là thực sự có hiệu quả 3.3 Về mặt định lượng Hiệu quả. .. trình sản xuất và tiêu thụ bia 4.3 Đặc điểm về tiêu thụ sản phẩm Công ty Bia Nước giải khát Hải Dương có sản phẩm chính là bia hơi Hiện nay sản phẩm bia trên thị trường được chia làm ba loại: bia cao cấp, bia bình dân, bia có chất lượng kém sản phẩm bia hơi của công ty là loại sản phẩm tươi và mát có giá trị dinh dưỡng cao, thời gian bảo quản tốt nhất là 24h Sản phẩm của Công ty thuộc loại chất lượng... lít bia/ năm Giai đoạn 2( năm 1997 -1 998): Đưa công suất lên 10 triệu lít Tổng vốn đầu tư là 6 tỷ đồng Phương án đã được UBND tỉnh phê duyệt Việc phân giai đoạn nhằm đầu tư nhanh, phát huy công suất để mùa hè không để trống thị trường nhằm đạt hiệu quả 2 Chức năng nhiệm vụ của công ty Công ty Bia Nước giải khát Hải Dương được thành lập theo quyết định số 354 QĐUB của UBND tỉnh Hải Dương ngày 5 -3 -1 991... xuất không phải là tự phát như quá trình tự nhiên mà là kết quả của hoạt động có tổ chức, có kế hoạch, có điều khiển của con người, vì vậy hình thành bộ máy tổ chức có hiệu quả một đòi hỏi để nâng cao hiệu quả kinh doanh Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tạo ra một cơ cấu sản xuất phù hợp và thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả Một cơ cấu hợp hợp lý còn góp phần xác định chiến lược kinh doanh thông... không phải ai cũng hiểu biết và quan niệm giống nhau về hiệu quả kinh doanh và chính những điều này làm triệt tiêu những cố gắng, nỗ lực của họ mặc dù ai cũng muốn làm tăng hiệu quả Như vậy khi dề cập đến hiệu quả kinh doanh chúng ta phải xem xét một cách toàn diện cả về mặt thời gian và không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả đó bao gồm hiệu quả kinh . chi phí Π -- -- - -- - -- TC Doanh nghiệp bỏ ra một đồng chi phí thì lãi mấy đồng 5. Doanh lợi theo vốn sản xuất Π -- -- - -- - -- M Đầu tư một đồng vốn. ty Bia - Nước giải khát Hải Dương Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bia - nước giải khát Hải Dương Đề tài này được

Ngày đăng: 28/03/2013, 09:51

Hình ảnh liên quan

BẢNG 2: HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở  Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương

BẢNG 2.

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH Xem tại trang 19 của tài liệu.
V. Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính 1. Chỉ số mắc nợ - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở  Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương

h.

óm chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính 1. Chỉ số mắc nợ Xem tại trang 20 của tài liệu.
hình thu chi, lỗ lãi, bảo quản vốn và nộp ngân sách. Bên cạnh đó có bộ phận có nhiệm vụ tiếp nhận, thanh toán các chế độ lương thưởng, bảo hiểm xã  hội, trợ cấp cho người lao động. - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở  Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương

hình thu.

chi, lỗ lãi, bảo quản vốn và nộp ngân sách. Bên cạnh đó có bộ phận có nhiệm vụ tiếp nhận, thanh toán các chế độ lương thưởng, bảo hiểm xã hội, trợ cấp cho người lao động Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 7 :Tiêu chuẩn của bia hơi của công ty. - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở  Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương

Bảng 7.

Tiêu chuẩn của bia hơi của công ty Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 8 :Tình hình tiêu thụ của công ty. - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở  Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương

Bảng 8.

Tình hình tiêu thụ của công ty Xem tại trang 35 của tài liệu.
Căn cứ vào nội dung, số liệu ghi trên chứng từ gốc, kế toán lập bảng kê tổng hợp chứng từ gốc, từ các bảng kê vào chứng từ nghi sổ - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở  Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương

n.

cứ vào nội dung, số liệu ghi trên chứng từ gốc, kế toán lập bảng kê tổng hợp chứng từ gốc, từ các bảng kê vào chứng từ nghi sổ Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 10:Tình hình tăng giảm tài sản cố định năm 2002 - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở  Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương

Bảng 10.

Tình hình tăng giảm tài sản cố định năm 2002 Xem tại trang 40 của tài liệu.
Trong tình hình khoa học kỹ thuật phát triển như ngày nay thì một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải luôn chú trọng đến công nghệ  sản xuất, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phải luôn  đổi mới, mua sắm thêm hoặc nâng cấp m - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở  Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương

rong.

tình hình khoa học kỹ thuật phát triển như ngày nay thì một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải luôn chú trọng đến công nghệ sản xuất, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phải luôn đổi mới, mua sắm thêm hoặc nâng cấp m Xem tại trang 40 của tài liệu.
Ngoài ra để đánh giá tình hình tài chính của công ty chúng ta cần phải xem xét cơ cấu về nguồn vốn. - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở  Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương

go.

ài ra để đánh giá tình hình tài chính của công ty chúng ta cần phải xem xét cơ cấu về nguồn vốn Xem tại trang 41 của tài liệu.
Để đánh giá tình hình tài chính của công ty chúng ta cần phải xem xét cơ cấu về nguồn vốn. - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở  Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương

nh.

giá tình hình tài chính của công ty chúng ta cần phải xem xét cơ cấu về nguồn vốn Xem tại trang 41 của tài liệu.
bảng 13: Thuế nộp ngân sách Nhà nước và tiền lương bình quân  của công nhân - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở  Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương

bảng 13.

Thuế nộp ngân sách Nhà nước và tiền lương bình quân của công nhân Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 14: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY BIA -NƯỚC GIẢI KHÁT HẢI DƯƠNG - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở  Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương

Bảng 14.

KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY BIA -NƯỚC GIẢI KHÁT HẢI DƯƠNG Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 15 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tông hợp - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở  Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương

Bảng 15.

Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tông hợp Xem tại trang 47 của tài liệu.
Với các chỉ tiêu nêu trong bảng ta nhận định: - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở  Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương

i.

các chỉ tiêu nêu trong bảng ta nhận định: Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 20 :Tình hình tài chính của công ty - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở  Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương

Bảng 20.

Tình hình tài chính của công ty Xem tại trang 54 của tài liệu.
BẢNG 21:TỶ LỆ SAI HỎNG TRONG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở  Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương

BẢNG 21.

TỶ LỆ SAI HỎNG TRONG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 22: Chi phí quảng cáo cho công ty Bia- Nước giải khát Hải Dương - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở  Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương

Bảng 22.

Chi phí quảng cáo cho công ty Bia- Nước giải khát Hải Dương Xem tại trang 59 của tài liệu.
Theo bảng 23 ta có nhận xét sau: - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở  Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương

heo.

bảng 23 ta có nhận xét sau: Xem tại trang 60 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan